nếu có nút haha em đã thả haha cho bức hình này rồi…
Lâu lắm rồi e còn chả để ý bank lãi suất bn, vì tiền ném vào chứng hết rồi =))
Mai nó lại về đón thì giận tím mặt = ))
Em nói rồi, tuần sau lại líu lo tổng múc
Lại quên cmn hết ảo mí bong bóng mí qua vừa p.tích khủng hoảng xong…
Sao rút sớm thế ạ? Cố thêm phát nữa chứ
Em ko.em mua gom dần từ giá 47.vì em xác định cầm lâu dài.nên biến động 1 vài line e ko quan trọng lắm.
Rút xong đã phải đút lại chưa ạ :)))
Cần lắm một bài đính chính để mai em tự in all in :))
xã hết hàng, ỉu xìu rồi thì rút ra chứ sao em êy. để cho úng hửm
View của Tặc vẫn giữ nguyên không thay đổi, Vùng 1350 này Tặc không mua mới , Hôm nay margin bắt đầu đạt Max.
Vẫn chiến được Tặc ạ, Tiền giờ làm gì được ngoài chơi CK. Nên loanh quanh vẫn chiến được chứ tiền nó có rút ra đâu nên túc tắc nhặt mã có tăng trưởng KQKD dự báo là ổn thôi. Tranh xa hàng lởm
Bắt đầu siết tiền lại rồi này
Thống đốc NHNN: Đã chỉ đạo các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào chứng khoán
THỨ 5, 09/09/2021, 10:29
Thời gian qua, nhiều người dân, doanh nghiệp đã gia tăng đầu tư chứng khoán, bất động sản. NHNN cho rằng, việc giám sát rủi ro các thị trường này thuộc phạm vi quản lý của nhiều bộ, ngành. Với riêng ngành ngân hàng, NHNN đã chỉ đạo kiểm soát chặt tín dụng đối với các lĩnh vực này.
Vô hạn hoàn tiền 1% cho mọi giao dịch qua thẻ thanh toán Techcombank Tài trợ
Thống đốc NHNN: Đã chỉ đạo các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã có văn bản giải trình ý kiến của Đại biểu quốc hội Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV.
admicro.vn
Xem thêm
Cụ thể, tại phiên thảo luận tại ngày 25/7/2021, ĐBQH Hà Sỹ Đồng đã có ý kiến về hoạt động của ngành ngân hàng: “Về chính sách tiền tệ, việc dòng vốn đang bị phân tán mạnh vào những kênh thu hút vốn khác ngoài ngân hàng là chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, các sản phẩm liên kết, bảo hiểm, đầu tư, quỹ hưu trí của các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư đang gây ra những méo mó, sai lệch, mất cân bằng tài chính, đã có những cảnh báo từ các cơ quan nhà nước phụ trách. Tuy nhiên, vai trò, trách nhiệm của NHNN trong việc hóa giải rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ là rất lớn”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong chỉ đạo, điều hành CSTT, tín dụng, NHNN thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản (BĐS), chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông.
Nhờ đó tín dụng tăng trưởng hợp lý, hiệu quả, chất lượng tín dụng và an toàn hệ thống được nâng cao; tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro giảm dần qua các năm. Trong đó, tỷ trọng tín dụng đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ (0,5%) trong tổng dư nợ nền kinh tế; tăng trưởng tín dụng BĐS giảm dần và tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng là nhu cầu thiết yếu của người dân và nền kinh tế (chiếm hơn 60% dư nợ BĐS). Bên cạnh đó, NHNN thường xuyên tăng cường thanh tra, giám sát, chỉ đạo các TCTD tăng cường kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động và kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Những tháng đầu năm 2021 vừa qua, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh , giá BĐS tăng cao nhất là giá đất nền ở địa phương có thông tin quy hoạch đô thị, giao thông, hạ tầng hoặc điều chỉnh tăng giá đất… Diễn biến này có nhiều nguyên nhân, một phần do đại dịch Covid-19 khiến triển vọng kinh tế khó khăn, mặt bằng lãi suất huy động ngân hàng giảm, nhiều doanh nghiệp, người dân có nguồn tiền nhưng thiếu cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh nên gia tăng đầu tư chứng khoán, BĐS.
Xu hướng này tương đồng với diễn biến chung trên thế giới một năm qua, trước bối cảnh triển vọng kinh tế khó lường, lãi suất ngân hàng giảm mạnh (nhiều nước áp dụng lãi suất âm), thị trường chứng khoán, BĐS đã tăng mạnh tại nhiều nước (Mỹ, Anh, Úc, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc)…
Việc giám sát rủi ro các thị trường này thuộc phạm vi quản lý của nhiều bộ, ngành. Thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành liên quan (Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên, môi trường) phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường giám sát, quản lý và cảnh báo rủi ro, thông báo công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất; phát hiện, ngăn chặn, răn đe, xử phạt nghiêm các hành vi thao túng, đầu cơ tăng giá; đẩy mạnh nguồn cung BĐS…
Về phía ngành ngân hàng, từ đầu năm 2021, NHNN đã chỉ đạo các TCTD kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đề cập trên đây; do đó, tín dụng các lĩnh vực này trong tầm kiểm soát.
Với vai trò cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thời gian tới NHNN tiếp tục điều hành hoạt động tín dụng an toàn, lành mạnh, hướng dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, tăng cường giám sát hoạt động cấp tín dụng của TCTD, chỉ đạo TCTD mở rộng quy mô tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu, kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Đỉnh đồi gió hú vào khéo lạnh lẽo.
Từ 25/7 mà bây giờ mới đăng. Năm ngoái cũng hô hào siết :))) cafef hnay toàn bài chim lợn bđs. Khả năng mai bốc đầu mạnh kkk
CPI tăng vọt là cú sốc đánh vào tâm lý nhà đầu tư. Khi khả năng phục hồi của thị trường là mờ mịt, số đông sẽ giảm tỉ trọng chứng khoán trong danh mục trong khi người mua cũng chỉ đứng ngoài quan sát. Trong bối cảnh dòng tiền yếu, thị trường lại chịu tác động bởi tin quá tiêu cực thì mất cân bằng cung cầu càng lớn.
Thường trong dòng suy luận của nhà đầu tư, CPI tăng cao sẽ dẫn đến hiệu ứng lãi suất khó giảm và rộng hơn là thắt chặt tiền tệ. Việc tăng lãi suất nhằm mục đích kiềm chế CPI và từ đó thị trường có thể suy luận khả năng tăng cao của giá tiêu dùng hai tháng cuối năm là lớn. Ngược lại, CPI tăng cao không có nghĩa là thắt chặt tiền tệ sẽ căng thẳng hơn vì hiệu ứng của việc thắt chặt này sẽ ảnh hưởng hơn là hai tháng tới. Có chăng việc CPI cao sẽ dẫn tới suy luận rằng tình trạng thắt chặt tiền tệ sẽ còn kéo dài.
Nói chung hướng suy luận nào cũng dẫn đến một thực tế là khó có thể sớm nới lỏng tiền tệ - một trong những cái “phao” chủ yếu cho chứng khoán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tin CPI cũng không gây ra những hiệu ứng quá bất ngờ vì về cơ bản các chính sách đã được thực thi từ trước.
Cung tiền M2 sẽ dẫn đến lạm phát (CPI)
DN giờ đang thở oxy rồi bác còn đòi tăng lãi suất =)))