tất cả chúng ta bị lừa
bcg thua cả hàng của a Lăng apec IDJ
bcg tính riêng Ẽximbank giá tầm 8x
BCG Land và dấu ấn khai mở phong cách sống cho bất động sản
[](javascript:
[Thông tin dịch vụ](javascript:
29/07/2022 09:14 GMT+7
Tại lễ trao giải bất động sản Dot Property Vietnam Awards 2022 tổ chức ngày 28.7 tại TP.HCM, BCG Land vinh dự được xướng tên tại hạng mục “Best Lifestyle Developer Vietnam 2022 (Nhà phát triển BĐS kiến tạo phong cách sống tốt nhất Việt Nam 2022”.
Thêm khẳng định trên hành trình kiến tạo “điểm sống” phong cách
BCG Land với uy tín, tiềm lực tài chính hùng mạnh, năng lực quản trị vượt trội thừa hưởng từ Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) cùng sứ mệnh kiến tạo bất động sản “điểm sống biểu tượng” đã xuất sắc được vinh danh với danh hiệu “Best Lifestyle Developer Vietnam 2022” (Nhà phát triển BĐS kiến tạo phong cách sống tốt nhất Việt Nam 2022) tại Lễ trao giải thưởng Dot Property Vietnam 2022.
Dot Property Vietnam Awards là giải thưởng bất động sản (BĐS) quốc tế danh giá hàng đầu Đông Nam Á. Giải thưởng là sự công nhận chất lượng của các dự án và định vị uy tín cùng các hoạt động nổi bật của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong nước cũng như khu vực.
Tiếp nối chủ đề “Phát triển bền vững” của năm 2021, Dot Property Vietnam Awards 2022 tiếp tục khai thác các vấn đề về phát triển bền vững đúng đắn, tiệm cận với với xu hướng bền vững hóa của thế giới để “đánh thức hành trình đầy triển vọng của BĐS Việt Nam”.
Để có được thành công này, BCG Land đã vượt qua nhiều tên tuổi trong ngành, đồng thời đáp ứng các tiêu chí đánh giá khắt khe của Dot Property Vietnam Awards về hình ảnh, danh tiếng và thương hiệu trên thị trường, chất lượng dự án, hồ sơ năng lực phát triển dự án, sự đổi mới cũng như các tiêu chí phát triển bền vững mà dự án đang triển khai.
“Best Lifestyle Developer Vietnam 2022” là sự khẳng định lối đi riêng của BCG Land đối với sự phát triển bền vững của BĐS Việt Nam
Dấu ấn thương hiệu BCG Land với lối đi riêng bền vững
Trên hành trình “Kiến tạo những điểm sống biểu tượng”, BCG Land đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt cho thị trường BĐS Việt Nam với những bước phát triển thần tốc về quy mô và số lượng dự án. Thông qua các hoạt động M&A và mở rộng quỹ đất, hiện nay BCG Land đang triển khai phát triển thêm hàng chục dự án khác trên cả nước.
Hoian d’Or - nét chấm phá độc đáo trên miền di sản được phát triển bởi BCG Land
Với tầm nhìn kiến tạo nên những dự án được kỳ vọng trở thành “điểm sống biểu tượng” có phong cách sống tốt nhất, trở thành niềm tự hào trên từng vùng đất cho thế hệ tương lai, BCG Land không chỉ “hồi sinh” nhiều dự án, mà còn mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho thị trường bất động sản Việt Nam. Thương hiệu BCG Land nhanh chóng gắn liền với “bộ sưu tập” các dự án bất động sản quy mô hàng ngàn tỉ đồng như dự án phức hợp biệt thự căn hộ cao cấp King Crown Village tại Thảo Điền, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp King Crown Infinity tại TP.Thủ Đức, dự án nghỉ dưỡng 5 sao Malibu Hội An, dự án Hoian d’Or (Hội An), Casa Marina Resort & Casa Marina Premium (Quy Nhơn, Bình Định), Casa Marina Mũi Né (Phan Thiết), …
Năm 2022, BCG Land cũng công bố kế hoạch IPO. Đây là một trong những bước đi quan trọng đầu tiên trong hành trình chinh phục các mục tiêu lớn sắp tới của BCG Land. Dự kiến đây sẽ là một cổ phiếu tiềm năng khi mà các con số tài chính minh bạch về lợi nhuận tăng đột biến qua các năm, đạt lợi nhuận hơn 800 tỷ đồng trong năm 2021 dù dịch bệnh khó khăn, đồng thời nâng tổng mức tài sản BCG Land sở hữu lên xấp xỉ 13.000 tỉ đồng, cùng với danh mục dự án triển khai tiềm năng sắp tới, các nhà đầu tư chứng khoán sẽ cân nhắc lựa chọn cổ phiếu BCG Land cho danh mục đầu tư của mình.
Nổi bật trong số các dự án BCG Land đang phát triển là Khu phức hợp thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp King Crown Infinity, sở hữu lợi thế nổi bật về vị trí, chất lượng lẫn chính sách mở bán được kỳ vọng trở thành công trình biểu tượng mới tại TP sáng tạo Thủ Đức (TP.HCM); mang theo mục tiêu tái định nghĩa chuẩn sống căn hộ mới cho người Việt Nam với hệ thống tiện ích đặc quyền dành cho cư dân.
King Crown Infinity đặt mục tiêu trở thành biểu tượng phồn hoa của TP.Thủ Đức
“Để hoàn thành sứ mệnh tái định nghĩa chuẩn sống, mang đến những dự án có phong cách sống tốt nhất, BCG Land đã xây dựng các dự án đi đôi với bảo tồn tự nhiên, phát triển đi cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường và gìn giữ cho thế hệ tương lai. Đó là tôn chỉ của chúng tôi khi thực hiện bất kỳ dự án nào, làm sao để mỗi bước đi của doanh nghiệp đều để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng cộng đồng, đóng góp tích cực vào việc thay đổi diện mạo quốc gia”, ông Võ Mạnh Tín - CEO BCG Land chia sẻ tại giải thưởng Dot Property Awards 2022.
Vừa tạo dựng vị thế, vừa nhạy bén đón đầu xu hướng, BCG Land không ngừng gia tăng giá trị, hàng loạt sản phẩm đã thiết lập nên các chuẩn mực phong cách sống mới trên thị trường bất động sản cao cấp, và tới đây là nhiều dự án quy mô, concept khác biệt trên khắp các vùng đất BCG Land đặt chân tới.
BCG Land hứa hẹn là lựa chọn hàng đầu mỗi khi xuất hiện tại bất cứ địa phương nào, bởi sự thấu hiểu và bền bỉ đồng hành phát triển những giá trị sống “chất lượng, khác biệt, đẳng cấp” mang lợi ích và gia tăng giá trị đến cho các nhà đầu tư trong tương lai.
THÔNG TIN GIAO DỊCH
CTD
Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HOSE)
Cổ phiếu được giao dịch ký quỹ theo Thông báo 662/TB-SGDHCM ngày 04/04/2023 của HSX
Trong những năm qua Coteccons luôn được đánh giá là một trong những Đơn vị xây dựng hàng đầu tại Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn trong cả nước với vai trò tổng thầu, thiết kế và thi công,… “Thương hiệu Coteccons giờ đây đã trở thành bảo chứng chất lượng cho những công trình mang đẳng cấp quốc tế”. Xây dựng hình ảnh chính mình dựa trên giá trị thực từ các Công trình Khách hàng là phương châm hoạt động của Coteccons.
Cập nhật:
15:15 Thứ 3, 18/04/2023
51.3
3.3 (6.88%)
Khối lượng
897,300
Đóng cửa
- Giá tham chiếu
48
- Giá trần
51.3
- Giá sàn
44.65
- Giá mở cửa
48.7
- Giá cao nhất
51.3
- Giá thấp nhất
48.1
-
Đơn vị giá: 1000 VNĐ
-
Giao dịch NĐTNN
-
KLGD ròng
0
- GT Mua
0 (Tỷ)
- GT Bán
0 (Tỷ)
- Room còn lại
0.00 (%)
1 ngày 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm 3 năm Tất cả [image]
11 '2212 '2201 '2302 '2303 '2304 '232030405002.5M
Đồ thị vẽ theo giá điều chỉnh
đv KLg: 10,000cp
Xem đồ thị kỹ thuật
Ngày giao dịch đầu tiên: 20/01/2010
Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên(nghìn đồng): 114.0
Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 18,450,000
Lịch sử trả cổ tức chia thưởng và tăng vốn ≫
- (*) EPS cơ bản (nghìn đồng):
0.28
- EPS pha loãng (nghìn đồng):
0.26
- P/E :
185.14
- Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):
109.62
- () Hệ số beta:**
0.00
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:
611,850
- KLCP đang niê
CTD giá 51 thầu làm thuê eps 280 đồng
BCG M&A EXIMBANK VÃI
BCG dấu vết người khổng lồ về game tài chính
Hệ sinh thái của Hồ Nam cựa mình thức giấc khi các nút thắt về trái phiếu dần được tháo gỡ cũng là lúc người khổng lồ bắt đầu cựa mình tỉnh giấc với P/B =0.3 định giá không thể nát hơn xếp ngang với mấy cổ rác trên sàn doanh thu lọi nhuận ảo và không có. Bản chất nếu TT thăng hoa thì game tài chính BCG dễ dàng bàng trướng và việc BCG rơi từ 27k về giá này không bằng cốc trà đá đang được xem là cổ phiếu rẻ nhất trên sàn
Nhưng mọi thứ đã khác hoàn cảnh khách quan mở ra cơ hội hồi sinh cho BCG. Khung giá điện đã được điều chỉnh và dự kiến tăng 2 đợt trong năm nay Đồ thị BCG có dòng tiền khét nẹt tìm đến đẩy vượt trend MA 20 và MA50 hướng tới MA200 và vượt 10 rồi tiến xa hơn nữa thời gian tới
Hai dự án bất động sản vừa được công ty con của Bamboo Capital rót 1.140 tỷ đồng
22-09-2022 - 15:51 PM | Bất động sản
[Chia sẻ1](javascript:
Nghe đọc bài
3:27
1x
Phối cảnh dự án King Crown Infinity ở TP.HCM.
Công ty con của Bamboo Capital đã dùng 1.140 tỷ đồng từ đợt phát hành 57 triệu cổ phiếu riêng lẻ để rót vào dự án King Crown Infinity ở TP.HCM và dự án Điểm du lịch 2A Quy Nhơn Sông Cầu ở Bình Định.
- 22-09-2022Dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ tại Ninh Bình tìm chủ đầu tư
- 21-09-2022Bắc Ninh bổ sung KCN của VSIP, Idico, Viglacera vào kế hoạch sử dụng đất 2022
- 20-09-2022Một công ty thành viên của Kinh Bắc công bố dự án nhà ở xã hội tại Đà Nẵng
BCG: Công ty cổ phần Bamboo Capital
Giá hiện tại
8.0
Thay đổi
0.3 (3.9%)
Cập nhật lúc 11:00 Thứ 3, 18/04/2023, 14:45
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Sai phạm dự án Linh Đàm: Công ty Coma 18 nói gì việc cựu tổng giám đốc bị khởi tố?
CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán: BCG) vừa công bố báo cáo kết quả việc sử dụng vốn từ đợt phát hành 57 triệu cổ phiếu riêng lẻ ra công chúng.
Theo đó, công ty đã thu được gần 1.140 tỷ đồng từ đợt chào bán và tính đến ngày 28/4 đã hoàn tất giải ngân số tiền này để góp vốn cho công ty con là CTCP BCG Land.
Số tiền góp vốn này thấp hơn so với con số 1.200 tỷ đồng như kế hoạch ban đầu do Bamboo Capital không chào bán hết 60 triệu cổ phiếu như dự kiến.
Bamboo Capital cho biết, công ty con BCG Land đã dùng toàn bộ số tiền này để thực hiện các giao dịch liên quan đến dự án bất động sản.
Cụ thể, đơn vị này đã dùng 593,55 tỷ đồng để mua 39,57 triệu cổ phần CTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Gia Khang, chủ đầu tư dự án King Crown Infinity và là công ty liên doanh, liên kết của Bamboo Capital.
546,45 tỷ đồng còn lại được BCG Land sử dụng để hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Phoenix Mountain, chủ đầu tư dự án Điểm du lịch 2A Quy Nhơn Sông Cầu và là công ty con của Bamboo Capital. Trong đó, phần thiếu 60 tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu do không bán hết cổ phiếu đã được công ty sử dụng từ nguồn vốn khác.
Về hai dự án nói trên, theo tìm hiểu, dự án King Crown Infinity nằm tại TP Thủ Đức, TP.HCM, do BCG Land là đơn vị phát triển. Dự án có tổng diện tích 1,26 ha, nằm tại 218 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, TP.HCM với 739 căn hộ, 91 căn hộ dịch vụ, 25 shophouse và khu vực thương mại. Dự án có tổng mức đầu tư 4.717 tỷ đồng. Quý II vừa qua, công ty đã mở bán 200 căn hộ tại dự án. Dự án đã nghiệm thu thi công phần móng và sàn tầng trệt, đang tiếp tục thi công phần hầm, dự kiến sẽ mở bán đợt 3 vào cuối năm nay.
Về dự án Điểm du lịch 2A Quy Nhơn Sông Cầu tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, dự án có diện tích 33,5 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 1.030 tỷ đồng. Theo UBND tỉnh Bình Định, mục tiêu dự án nhằm triển khai, thực hiện đồ án quy hoạch điều chỉnh 1/2.000 Các điểm du lịch - dịch vụ dọc tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu, TP Quy Nhơn.
BCG Land đang triển khai loạt dự dự án bất động sản tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Đăk Nông và TP Hồ Chí Minh.
Hiện tại, BCG Land đang tập trung đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, tiêu biểu như Casa Marina Resort (Quy Nhơn, Bình Định) (quy mô 18,3 ha, vốn 160 tỷ đồng), Casa Marina Premium (Quy Nhơn, Bình Định) (quy mô 12 ha, vốn 1.000 tỷ đồng), Malibu Hội An (quy mô 10,3 ha, vốn 2.000 tỷ đồng), Hội An D’or (hay dự án Khu du lịch Cồn Bắp) (quy mô 24,8 ha, vốn 4.000 tỷ đồng),…
Ngoài ra, doanh nghiệp còn đầu tư vào các dự án nhà ở gồm King Crown Infinity; King Crown Village Thảo Điền với tổng mức đầu tư 1.987 tỷ đồng… dự án thương mại Tòa tháp phức hợp Pegas Nha Trang hay dự án Khu công nghiệp Việt Hàn gồm KCN I và đường tỉnh 816A (quy mô 394 ha KCN và 100 ha KĐT) và KCN II (quy mô 338 ha KCN và 100 ha KĐT)…
cá mập mua giá 2x
dự án bcg kể cả ngày không hết
đè nén cho mạnh rồi bung xoã lên lên3x
đây là nhân tố chính chứ đầu tư công khó lắm
vốn ngoại đổ xô về
GDP có thêm 110-130 tỷ USD từ đầu tư vào năng lượng tái tạo và hydrogen
Anh Nhi -
Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Boston Consulting Group cho thấy tiềm năng chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời có thể đóng góp vào GDP lên tới 70-80 tỷ USD và hệ sinh thái hydro đóng góp khoảng 40-45 tỷ USD…
Nhiều quốc gia đẩy mạnh tăng trưởng xanh.
Chia sẻ tại Hội nghị “Thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Lộ trình đến thành công” ngày 18/4, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng kinh tế thế giới 2023 đang đối diện với tình trạng “đa khủng hoảng”, từ gia tăng nợ công, lạm phát giá năng lượng và thực phẩm, đến ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine và diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu.
“Tình trạng “đa khủng hoảng” hiện nay đòi hỏi tất cả các quốc gia phải đổi mới mô hình tăng trưởng để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm, trong đó tăng trưởng xanh đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của các nền kinh tế trước những biến động phức tạp, khó lường và nhiều thách thức đan xen”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
CÁC QUỐC GIA THAM GIA “LIÊN MINH XANH”
Trên thực tế, ngày càng nhiều quốc gia đã, đang và sẽ tham gia vào các “liên minh xanh” nhằm chuyển dịch sang nền kinh tế xanh thông qua các cam kết khu vực và toàn cầu.
Điển hình là Liên minh châu Âu với Thỏa thuận Xanh 2030 tập trung vào việc giảm thiểu khí thải carbon, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường vận chuyển xanh và khuyến khích các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các chính phủ và doanh nghiệp khác trên thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, cũng đang đầu tư vào các dự án phát triển xanh để đạt được các mục tiêu tương tự.
Theo đánh giá gần đây của Ủy ban châu Âu , quy mô thị trường toàn cầu hiện nay cho các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt trên 5 nghìn tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống. Dự báo đến năm 2030, nền kinh tế xanh sẽ tạo ra khoảng 24 triệu việc làm mới trên toàn cầu.
Tại Mỹ, kinh tế xanh tạo việc làm cho khoảng 9,5 triệu lao động, đóng góp tương đương 1.300 tỷ USD/năm; với các nước OECD con số này là 17,5 triệu lao động, tương đương 2.900 tỷ USD/năm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng kinh tế xanh đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
Kinh tế xanh còn tạo cơ hội thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị - công trình xanh, tài chính xanh…
Còn theo đại diện của Boston Consulting Group (BCG), xu hướng xanh cũng đang diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc - nền kinh tế có lượng phát thải cao nhất thế giới hiện nay, với sự chuyển đổi mạnh mẽ sang sử dụng các phương tiện giao thông xanh.
Để đạt được kế hoạch đề ra, Trung Quốc đã tập trung áp dụng chính sách tăng trưởng xanh; trong đó tập trung vào ban hành các tiêu chuẩn quy định cho hàng hóa tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ phát triển các dự án công nghệ cao, công nghệ xanh thông qua loạt giải pháp như miễn giảm thuế, hỗ trợ hạ tầng, thủ tục…
“Việc các quốc gia chủ động trong việc hướng tới nền kinh tế carbon thấp là một hướng đi mang tính đón đầu, góp phần giảm thiểu các nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra cũng như đem đến những lợi ích kinh tế trong tương lai”, đại diện BCG khẳng định.
TẬP TRUNG VÀO NGÀNH, LĨNH VỰC KÍCH HOẠT LỢI THẾ TỰ NHIÊN
Với Việt Nam, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tăng trưởng xanh hướng tới sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới, hướng tới mục tiêu hiện thực hóa cam kết lịch sử mang tính bước ngoặt của Việt Nam về đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
Theo ông Nguyễn Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chiến lược đã xác định rõ tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa các-bon trong dài hạn.
Theo đó, chiến lược tăng trưởng xanh tập trung vào 10 chủ đề ngành ưu tiên và 8 chủ đề tổng thể như dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững…
“Với ý nghĩa đó, Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn để đảm bảo cân đối, hài hòa mục tiêu giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính với sự phát triển và quy mô ngày càng tăng của nền kinh tế”, Bộ trưởng cho biết.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ của BCG với sự hỗ trợ của Tập đoàn SK cho thấy sự chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời có tiềm năng đóng góp vào GDP lên tới 70-80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90-105 nghìn việc làm trực tiếp. Ngoài ra, hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40-45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40-50 nghìn việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.
Toàn cảnh hội nghị.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu như đặt ra tại Chiến lược, Việt Nam cần có những bước đi đột phá, quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD đóng góp mỗi năm vào tổng GDP quốc gia vào năm 2050.
“Trong đó, Việt Nam cần tập trung vào các ngành, lĩnh vực thiết yếu nhất giúp Việt Nam kích hoạt các lợi thế tự nhiên và vươn lên trở thành nước phát triển trên cả ba yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội vào năm 2045”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Bamboo Capital đặt mục tiêu đạt 1,5 GW đến 2 GW công suất năng lượng tái tạo vào 2023
Bamboo Capital và BCG Energy liên tục hợp tác với nhiều đối tác để thực hiện mục tiêu đạt từ 1,5 GW đến 2 GW công suất năng lượng tái tạo vào 2023. Sembcorp và BCG Energy cùng nhau phát triển và khai thác các dự án điện gió và năng lượng mặt trời lên đến 1,5 GW tại Việt Nam.
thật không thể tin nổi BCG đang có giá bằng 1/3 con CEO cùi bắp
thâu tóm eximbank định giá BCG 200k???
Ai mới thực sự là cổ đông quyền lực trong các liên minh cổ đông tại Eximbank?
LÊ MỸ | 18/02/2022, 05:20:21
DIENDANDOANHNGHIEP.VN 2 nhân vật trọng yếu vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT và Trưởng Ban Kiểm soát tại Eximbank nhiệm kỳ mới, đều là đại diện và được sự ủng hộ từ 2 nhóm cổ đông có mối quan hệ với nhau.
>>> Eximbank: Nỗi niềm của ngân hàng có HĐQT phải “làm thêm” nguyên năm
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HoSE: EIB) vừa có bước ngoặt thực sự khi đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) năm 2021 lần 2 thành công.
Sau nhiều kỳ ĐHCĐ bất thành và dời hoãn do dịch, Eximbank đã có kỳ ĐHCĐ thành công và bầu được HĐQT nhiệm kỳ mới
Tín hiệu mới từ Tân Chủ tịch đạt 7/7 phiếu bầu?
Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, Eximbank mới có được một kỳ đại hội cổ đông thành công và “trả nợ” đầy đủ cổ đông các báo cáo kinh doanh theo niên độ từ 2018-2020. Kỳ ĐHCĐ này khởi đầu từ việc có đủ túc số cổ đông tham dự đến nhiều nội dung đại hội được thông qua vì vậy có tên gọi là “thành công”, mặc dù bên cạnh đó vẫn có nhiều nội dung đã bị phủ quyết.
Quan trọng hơn hết, Eximbank đã bầu được Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ mới 2020-2025, đi cùng là Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới, chấm dứt một giai đoạn mà Hội đồng Quản trị cũ, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ cũ tuy đã hết nhiệm kỳ nhưng do không tổ chức được ĐHCĐ để bầu mới, nên phải vẫn “ráng hơi ráng sức” hoạt động tiếp ngoài khoảng thời gian chính danh được ĐHCĐ bầu/ giao trọng trách.
Trong Nghị quyết số 68/2022/EIB/NQ-HĐQT của Eximbank ngày 17/2, theo đúng thời hạn trong vòng 7 ngày kể từ khi ĐHĐCĐ diễn ra (15/2), Eximbank phải bầu Chủ tịch HĐQT, ngân hàng này đã chính thức có tân Chủ tịch mới là bà Lương Thị Cẩm Tú. Bà Tú sẽ giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) thay cho ông Yasuhiro Saitoh.
Theo Eximbank, để đi đến quyết định bổ nhiệm nhân sự quan trọng này, Hội đồng Quản trị Eximbank đã tổ chức họp theo đúng quy định, theo đó, bà Lương Thị Cẩm Tú nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của toàn thể thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) với 7/7 phiếu bầu. Qua đó, Hội đồng Quản trị Eximbank đã thể hiện sự thống nhất, đồng lòng và đoàn kết cao trong việc hoàn chỉnh bộ máy lãnh đạo vì sự phát triển của ngân hàng, lợi ích của khách hàng và cổ đông cùng toàn thể cán bộ nhân viên.
>>> Eximbank: Giấc mơ một Đại hội cổ đông thường niên thành công quá xa
Đây là điểm hết sức quan trọng mà thị trường, cổ đông và cán bộ nhân viên đang chờ đợi ở Eximbank và theo dõi những tín hiệu quyết định “cục diện” theo hướng phân định vị thế, mức độ chi phối của các nhóm cổ đông qua các đại diện có tên trong HĐQT. Bởi trong quá khứ có thể dắt dây đến hiện tại, nỗi lo về việc các nhóm cổ đông vẫn có thể bất đồng tiếng nói về các quyết định lớn tại Eximbank, vẫn còn hiện hữu.
Nhóm cổ đông nổi trội “thắng thế”?
Trong số các nhóm cổ đông đang tham gia kiểm soát tại Eximbank, liên minh nhóm cổ đông “mới nổi” đến từ Bamboo Capital (HoSE: BCG) đang thu hút sự chú ý.
Bamboo Capital là Tập đoàn do ông Nguyễn Hồ Nam làm Chủ tịch. Tại ĐHCĐ Eximbank, nhóm cổ đông này gồm ông Nguyễn Hồ Nam, và đại diện những cá nhân đến từ tổ chức có liên quan là bà Lê Thị Mai Loan, Công ty Cổ phần Thắng Phương, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios, đã đề cử ông Nguyễn Thanh Hùng (sinh năm 1978), Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Bamboo Capital vào ứng cử TV HĐQT Eximbank. Ông Hùng đã trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu 61,5%.
Cả ông Nguyễn Hồ Nam lẫn ông Nguyễn Thanh Hùng từng kinh qua các vị trí quản lý tại nhiều tổ chức, định chế tài chính trước đây và khá gắn bó với nhau cho đến khi cùng xây dựng Bamboo Capital hôm nay.
Gần đây, Bamboo Capital cũng có nhiều động thái gây chú ý như đầu tư sở hữu kiểm soát hơn 80% Công ty Bamboo Financial Corp (BFC, công ty chuyên về lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính, trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội), cụ thể là hoạt động mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ, môi giới mua bán nợ; rồi qua công ty này mà hoàn tất giao dịch đầu tư vào Công ty Chứng khoán Thủ Đô (CASC) với tỷ lệ sở hữu là 20%, mua lại và kiểm soát chi phối hơn 80% tại Công ty Bảo hiểm AAA… Theo đó, Bamboo Capital không giấu tham vọng hướng đến bổ sung mảnh ghép cuối trong hệ sinh thái 5 lĩnh vực năng lượng tái tạo, bất động sản, sản xuất, xây dựng và tài chính.
Một điểm khá thú vị trong cuộc “nổi lên” của các nhóm cổ đông mới, là nhân sự vừa được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank sau đại hội, bà Lương Thị Cẩm Tú, từng là nhân sự của Tập đoàn Tài chính tư nhân Sacombank dưới thời nhà sáng lập, cựu Chủ tịch HĐQT Sacombank Đặng Văn Thành. Còn ông Nguyễn Hồ Nam cũng từng là nhân sự cũ, một trong những mắt xích then chốt của Tập đoàn tài chính tư nhân Sacombank. Dưới thời ông Thành, ông Nam đã có 4 năm giữ ghế Tổng Giám đốc, 2 năm ngồi ghế Chủ tịch HĐQT của Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS).
Ở phía nhóm khác và đại diện khác, trong kỳ ĐHCĐ 2021 lần 2 của Eximbank, tân Chủ tịch bà Lương Thị Cẩm Tú nhận được sự ủng hộ của CTCP Chứng khoán Bảo Minh và 5 cổ đông cá nhân và nhận được tỷ lệ phiếu bầu trúng cử 62,2%.
Cùng với đó, một nhân sự đại diện nhóm cổ đông vừa trúng cử thành viên HĐQT Eximbank, bà Đỗ Hà Phương (tỷ lệ 61,3%), được đề cử bởi CTCP Rồng Ngọc, CTCP Hoàng Gia ĐL, CTCP Hoàn Vũ Sài Gòn, Công ty TNHH M8 và 7 cổ đông cá nhân khác.
Như vậy, cả ông Hùng, bà Tú, bà Phương có nhóm đầu phiếu bầu khá tương đương nhau và cả 3 đại diện cho các nhóm cổ đông lại có những mối liên quan với nhau thông qua Chứng khoán Bảo Minh.
Cụ thể, phía Tập đoàn Hoàn Cầu qua thành viên CTCP Rồng Ngọc, nắm giữ 24% cổ phần Chứng khoán Bảo Minh. Công ty này từng thu xếp phát hành trái phiếu nhiều đợt cho Helios.
Mối quan hệ giữa bà Tú, bà Phương, cũng thể hiện qua mối liên quan sở hữu của bà Dương Trương Thiên Lý, con dâu cố doanh nhân Trần Thị Hường (Bà Tư Hường), nhà sáng lập Tập đoàn Hoàn Cầu và ngân hàng Nam Á. Hiện bà Thiên Lý nắm giữ 85% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Hoàn Vũ Sài Gòn và 78% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL - những doanh nghiệp thuộc nhóm cổ đông ủng hộ bà Đỗ Hà Phương.
Với mối quan hệ của 3 nhóm cổ đông này và sự nhất trí vị trí Chủ tịch HĐQT (bà Tú), Trưởng Ban Kiểm soát (ông Ngô Tony, đến từ nhóm Bamboo Capital) – những phác thảo về tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhóm có quan hệ đã dần hé lộ. Eximbank dường như đổi chủ sẽ khó ra ngoài tầm ảnh hưởng chi phối của đại diện các nhóm cổ đông đặc biệt trên.
ĐHCĐ 2021 lần 2 của Eximbank có những khoảnh khắc căng thẳng khi chờ cập nhật đủ túc số cổ đông tham dự Eximbank là ngân hàng đầu tiên, duy nhất đến hiện tại có nhiều kỳ ĐHCĐ bất thành nhất, cũng như có 2 ĐHCĐ diễn ra xuyên suốt từ sáng đến chiều.
Thành Công Group và câu hỏi còn lại
Ngoài ra, cũng phải lưu ý đến nhóm liên minh của Tập đoàn Thành Công (Thành Công Group) hiện đang sở hữu khoảng 30% cổ phần của Eximbank. Tập đoàn này có 2 thành viên HĐQT là đại diện chính thức, đó là bà Lê Hồng Anh (vợ của ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch của Thành Công Group và đang là chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH TCG Land (công ty con của Thành Công Group); và ông Đào Phong Trúc Đại.
Một thành viên HĐQT khác là ông Nguyễn Hiếu (SN 1973), hiện nay đang là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của CTCP Chứng khoán Rồng Việt. cũng được đề cử bởi liên minh này.
Liên minh này có có một người là thành viên trúng cử Ban kiểm soát Eximbank nhiệm kỳ 2020 – 2025, đó là bà Nguyễn Thị Hiền Ngọc.
Thành Công Group được biết đến là một trong những nhà kinh doanh phân phối xe hơi “máu mặt” trên thị trường. Từ lĩnh vực lõi, Thành Công Group đã vươn tay đầu tư bất động sản và tham vọng bước sang lĩnh vực tài chính.
Thành Công Group không phải là nhân tố mới, những cũng phải là nhóm cổ đông “cũ” nhất trong “game” tranh quyền tại Eximbank vốn nổi lên từ năm 2015. Vào tháng 4/2019, Thành Công Group được thị trường biết đến với tham vọng tiến vào Eximbank khi xuất hiện trong vai trò cổ đông lớn thông qua văn bản gửi HĐQT Eximbank (khi đó ông Lê Minh Quốc là Chủ tịch HĐQT), thông báo nười đại diện/được uỷ quyền bởi một nhóm cổ đông mới đầu tư vào Eximbank, nắm giữ 12,97% vốn điều lệ của nhà băng này. Đi cùng là các lo ngại về sự phát triển Eximbank kèm theo kiến nghị. Vừa xuất hiện, Thành Công Group đã được xem là một ứng viên nhóm cổ đông sáng giá “có cơ” thay đổi “game” đổi chủ triền miên không kết thúc được tại Eximbank. Và liên minh nhóm này hiện diện tại ngân hàng cho đến hôm nay.
Năm 2020, Thành Công Group đã mua lại Chứng khoán HVS, xác thực tham vọng của mình trong lĩnh vực tài chính và cùng với đó, có thông tin cho biết nhóm này đã “miệt mài” mua gom cổ phiếu EIB để tích lũy và thực hiện giấc mơ “làm chủ nhà băng”. Chứng khoán DSC cũng được cho có mối liên hệ tới nhóm cổ đông của đại gia Tuấn “Thành Công”, ông chủ hãng phân phối xe ăn nên làm ra và kín tiếng.
Ngoài cục diện 2 nhóm cổ đông nổi trội trên, trong HĐQT của Eximbank hiện tại còn có 2 thành viên đến từ 2 nhóm cổ đông “kỳ cựu”:
Ông Nguyễn Hiếu (sinh năm 1973) được đề cử bởi nhóm cổ đông Lafelle Limited, Education Management Holdings Limited. Ngoài ra ông Hiếu còn nhận được đề cử của bà Ngô Thu Thuý - Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc.
Ông Võ Quang Hiển (1969) được Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đề cử. SMBC đang sở hữu 15% vốn Eximbank. Nhóm cổ đông này trước đại hội đã chấm dứt vai trò đối tác chiến lược cùng Eximbank và cựu Chủ tịch vừa rời ghế gần nhất của Eximbank cũng có giai đoạn là người đại diện của SMBC.
Với tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông tổ chức lớn nhất, liệu SMBC có thoái vốn và tìm được đối tác thoái vốn phù hợp? Cũng như liệu trong nhóm liên minh cổ đông trên, có nhóm nào đã hoặc sẽ đặt được kết nối liên minh, hay nhận sang tay được cổ phần của SMBC, được cho là chìa khóa quan trọng quyết định cục diện mới tại Eximbank.
Ngoài các nhóm cổ đông trên, còn có các cổ đông Vietcombank nắm giữ 4,5% cổ phần tại Eximbank, VOF Investment Limited sở hữu 4,97%.
Vậy, ai mới là chủ sở hữu cổ đông lớn nhất tại Eximbank? Và “nhân vật” lợi hại của “game” thâu tóm ngân hàng đặc biệt này liệu đã thực sự lộ diện, sau bước ngoặt mới của Eximbank? - Điều đó vẫn còn là một câu hỏi.
quất mạnh cho bọn đu bám out hết đi rồi phi lên 3x bơm tin
ngày nào cũng gom 7-8 triệu cổ rồi quất lên 3x
đè mút gom