Siêu phẩm CBS thứ 2 đây: Quý 3 lãi đột biến hơn 150 tỷ đồng, gấp 20 lần cùng kỳ?

Hàng này lịch sử trong phiên nhảy múa sàn trần liên tục. Ae lên tàu nhớ thắt dây an toàn nhé…kk

NSH Petro được chấp thuận đầu tư nhà máy xăng sinh học tại Hậu Giang

Trung Chánh

Chia sẻ:

20/10/2021 19:58

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư dầu khí Nam sông Hậu (NSH Petro) vừa được UBND tỉnh Hậu Giang chấp thuận điều chỉnh và đầu tư dự án cảng chuyên dùng, kho chứa xăng dầu, nhà máy sản xuất dầu nhờn, nhà máy khí hoá lỏng, nhà máy hoá dầu condensate và xăng sinh học tại địa phương này.

NSH Petro được chấp thuận đầu tư nhà máy xăng sinh học tại Hậu Giang. Ảnh: Đầu tư Chứng khoán.

Ông Nguyễn Văn Hoà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, đồng thời, chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án nêu trên cho NSH Petro. Dự án sẽ được đầu tư tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành.

Theo quyết định nêu trên, quy mô diện tích của dự án sau khi được điều chỉnh là khoảng 13,27 héc ta và được chia làm bốn giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1, sẽ đầu tư cảng chuyên dùng phía ngoài tiếp nhận tàu 15.000 DWT phục vụ nhập xăng dầu, phía trong tiếp nhận tàu 2.000 DWT phục vụ xuất xăng dầu và kho chứa xăng dầu 27.000 m3; giai đoạn 2, sẽ đầu tư kho chứa xăng dầu 43.000 m3 và nhà máy pha chế xăng dầu sinh học 100.000 tấn/năm.

Giai đoạn 3, sẽ đầu tư nhà máy hóa dầu condensate 300.000 tấn/năm và giai đoạn 4 sẽ đầu tư nhà máy sản xuất dầu nhờn 4.900 tấn/năm và nhà máy khí hóa lỏng 4.900 tấn/năm.

Giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt động vào tháng 12-2021; giai đoạn 2 vào tháng 6-2022; giai đoạn 3 là tháng 12-2022 và giai đoạn 4 vào tháng 6-2023.

Vào năm ngoái, trao đổi với KTSG Online nhân buổi gặp các cơ quan báo chí, ông Trần Quốc Đời, Giám đốc Công ty cổ phần lọc hóa dầu Cần Thơ- đơn vị thuộc NSH Petro cho biết, NSH Petro đang lên kế hoạch xây dựng thêm nhà máy lọc hóa dầu thứ hai tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. “Đây là kế hoạch nhằm gia tăng năng lực sản xuất, cung cấp xăng dầu của chúng tôi tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, ông Đời nói.

Thông tin từ NSH Petro lúc bấy giờ cũng xác nhận, để đạt mục tiêu sản xuất đạt 1 triệu tấn xăng dầu trong tương lai, đơn vị này có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy lọc hóa dầu thứ hai nhằm gia tăng năng lực sản xuất, giảm nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, tiến tới nhập khẩu dầu thô về sản xuất.

Để bảo vệ môi trường và đầu ra cho cây mía của ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng, NSH Petro cho biết, đơn vị này cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng một số nhà máy xăng sinh học tại ĐBSCL nhằm vừa chủ động chủ động nguồn cung, vừa tăng tỷ trọng sản xuất xăng E5 của đơn vị này.

Được thành lập vào năm 2012 với số vốn đăng ký ban đầu chỉ 60 tỉ đồng, đến năm 2020, NSH Petro đã có 11 công ty thành viên với vốn đăng ký đã lên đến gần 1.262 tỉ đồng.

Vào ngày 24-6-2020, NSH Petro cũng đã niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HOSE) với mã chứng khoán là PSH.

Theo tìm hiểu của KTSG Online, NSH Petro hiện đang sở hữu nhiều hệ thống cầu cảng và kho chứa chuyên dùng như kho cảng Cái Răng (TP Cần Thơ) có khả năng tiếp nhận tàu 3.000 DWT, có kho chứa 38.000 m3 để phục vụ lưu trữ, xuất nhập và pha chế xăng E5, A95 và dầu DO; kho Trà Nóc (TP Cần Thơ) có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 DWT và kho chứa 5.000 tấn. Đơn vị này có kho ngoại quan kinh doanh xăng dầu trong nước và quốc tế với sức chứa 85.000 m3 và hệ thống cầu cảng khép kín có thể tiếp nhận tàu 35.000 DWT.

Lợi nhuận tăng 1900% giá cp ở đáy huỏng lợi từ giá oil tăng gấp 2

Công ty vốn 1200 tỷ mà doanh thu năm toàn trên 10.000 tỷ
Lợi nhuận năm tới ước tính cũng 600 700 tỷ

1 Likes

Chart đẹp mê ly

Đại gia xăng dầu Miền Tây đầu tư lớn tại Hậu Giang

AN HÒA

21, Tháng 10, 2021 | 15:01

Nhàđầutư

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa vừa có ý kiến cho phép Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư dầu khí Nam sông Hậu (NSH Petro) đầu tư dự án cảng chuyên dùng, kho chứa xăng dầu và các nhà máy sản xuất dầu nhờn, khí hoá lỏng, hoá dầu condensate và xăng sinh học tại địa phương.

kho xang dau

NSH Petro đầu tư lớn tại tỉnh Hậu Giang. Ảnh: NSH Petro.

NSH Petro trở thành nhà đầu tư lớn tại tỉnh Hậu Giang

Theo quyết định chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh Hậu Giang, quy mô diện tích sau khi được điều chỉnh của dự án là 13,27 ha và được phân kỳ thành 4 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1, NSH Petro sẽ đầu tư cảng chuyên dùng tiếp nhận tàu đến 15.000DWT phục vụ xuất, nhập xăng dầu; kho chứa xăng dầu 27.000 m3; giai đoạn 2, đầu tư tiếp kho chứa xăng dầu 43.000 m3 và nhà máy pha chế xăng dầu sinh học 100.000 tấn/năm.

Trong giai đoạn tiếp theo, NSH Petro sẽ đầu tư nhà máy hóa dầu condensate 300.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất dầu nhờn 4.900 tấn/năm, nhà máy khí hóa lỏng 4.900 tấn/năm.

Theo quyết định nêu trên, giai đoạn 1 của dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2021. Các giai đoạn tiếp theo lần lượt đi vào hoạt động trong năm 2022 và 2023.

Được thành lập vào năm 2012 với số vốn đăng ký ban đầu chỉ 60 tỷ đồng, đến nay, NSH Petro đã có 11 công ty thành viên với vốn đăng ký đã lên đến gần 1.262 tỷ đồng. Ngày 24/6/2020, NSH Petro cũng đã chính thức niêm yết hơn 126 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSe) với mã chứng khoán là PSH.

Chia sẻ với các cơ quan truyền thông, ông Mai Văn Huy, Chủ tịch HĐQT NSH Petro - một đại gia nổi tiếng trên lĩnh vực kinh doanh ngành xăng dầu ở miền Tây cho biết: Để góp phần bảo vệ môi trường và “giải cứu” cây mía của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng, NSH Petro đã quyết định đầu tư nhà máy xăng sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nhằm vừa chủ động nguồn cung vừa tăng tỷ trọng sản xuất xăng E5 của đơn vị. Bên cạnh đó, NSH Petro còn “lấn sân” sang lĩnh vực nông nghiệp với dự án đầu tư 100 ha lúa hữu cơ tại tỉnh An Giang, 80ha nuôi tôm công nghệ cao tại tỉnh Sóc Trăng.

Ông Huy cũng cho biết, Công ty cổ phần lọc hóa dầu Cần Thơ - đơn vị thuộc NSH Petro đang vận hành nhà máy lọc hóa dầu Cần Thơ với công suất 250.000 tấn/năm. Để đạt mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn xăng dầu vào năm 2023, NSH Petro đang lên kế hoạch xây dựng thêm nhà máy lọc hóa dầu thứ hai tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Năm 2020, NSH Petro đóng góp cho ngân sách nhà nước 1.744 tỷ đồng, trong đó thuế nhập khẩu 404 tỷ đồng, thuế nội địa đóng góp ngân sách cho các tỉnh thành: Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang là 1.340 tỷ đồng. Khi các dự án sắp triển khai tại tỉnh Hậu Giang đi vào hoạt động thì NSH Petro sẽ trở thành nhà đầu tư có mức đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh Hậu Giang.

NSH Petro có đội tàu, xà lan trên 40.000 tấn, phát huy vận tải bằng đường thủy tiết giảm được chi phí vận chuyển rất lớn. Ảnh NSH Petro.

NSH Petro đang làm ăn ra sao?

Hiện, NSH Petro đang sở hữu hơn 120 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và hơn 600 đại lý nhượng quyền bán lẻ ở khu vực, chỉ đứng sau Petrolimex và PV Oil. Mục tiêu đến năm 2022, đơn vị này sẽ mở rộng hệ thống phân phối lên 1.000 cửa hàng tại khu vực ĐBSCL.

NSH Petro cũng đang sở hữu nhiều hệ thống cầu cảng và kho chứa chuyên dùng tại Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang. Đặc biệt, NSH Petro có kho ngoại quan kinh doanh xăng dầu trong nước và quốc tế với sức chứa 85.000 m3 và hệ thống cầu cảng khép kín có thể tiếp nhận tàu 35.000 DWT. Với mục tiêu khép kín hệ thống logistics NSH Petro đã sở hữu đội tàu, xà lan sông với tổng trọng tải hơn 40.000DWT, và hàng trục xe bồn vận chuyển xăng, dầu.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 được ĐHĐCĐ NSH Petro đề ra trước khi bùng phát đợt dịch COVID-19 lần thứ tư là phấn đấu hoàn thành những mực tiêu nhập khẩu 380.000m3, sản xuất 740.000m3, phân phối hơn 1 triệu m3 xăng dầu, doanh thu trên 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 160 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2.500 tỷ đồng,

“Để đạt mục tiêu này, NSH Petro đang triển khai kế hoạch mở rộng lĩnh vực lọc hóa dầu, đầu tư mở rộng hệ thống phân phối, nâng cao hệ thống logistics…Về định hướng phát triển NSH Petro sẽ mở rộng lĩnh vực hóa dầu; phủ sóng hệ thống phấn phối; nâng cấp hệ thống logistics và phát triển nông nghiệp hữu cơ”, ông Huy Chủ tịch HĐQT NSH Petro cho biết.

Được biết, NSH Petro đã thông qua Nghị quyết phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư sau khi lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản với tổng số cổ phiếu chào bán là 75,72 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ phát hành là 60% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành với giá 14.000 đồng/cổ phiếu.

Dự kiến đợt phát hành cổ phiếu này NSH Petro sẽ huy động trên 1.000 tỷ đồng. Trong đó, 600 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc dự án tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; 350 tỷ đồng đầu tư vào dự án Soài Rạp tại xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; và hơn 110 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021, NSH Petro ghi nhận doanh thu đạt gần 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 97 tỷ đồng, đạt khoảng 60% so với kế hoạch.

1 Likes

Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022

23-10-2021 - 06:53 AM | Tài chính quốc tế

[Chia sẻ](javascript::wink:

BÁO NÓI - 5:30

Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022

Nhiều nước châu Âu đang gặp phải thách thức lớn từ nguồn cung khí đốt cho mùa Đông. Ảnh: EPA

Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đang gây ra những chấn động trên thị trường năng lượng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều ngành kinh tế, từ sản xuất tại các nhà máy cho tới các công ty cung ứng điện năng.

Giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong năm tới. Sự hội tụ của một loạt nhân tố chưa có tiện lệ đang gợi lại những ký ức của khủng hoảng năng lượng trong thập kỉ 1970, làm trầm trọng thêm triển vọng bất chắc về lạm phát và kinh tế toàn cầu. Đó là nhận định của ba chuyên gia Andrea Pescatori, Martin Stuermer và Nico Valckx đến từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong bài phân tích đăng trên mạng tin Giftedanalysts ngày 22/10.

Giá khí đốt giao ngay tại châu Âu và châu Á đã tăng gấp bốn lần. Mức độ tăng giá trong thời gian dài và ở quy mô toàn cầu là điều chưa có tiền lệ. Thông thường, biến động giá xảy ra theo chu kỳ mùa vụ và mang tính địa phương hóa. Đơn cử, hồi năm 2020, giá khí đốt tăng ở châu Á nhưng lại không diễn ra ở châu Âu.

Giá mặt hàng năng lượng được dự báo sẽ dần trở lại mức bình thường vào nửa đầu năm tới, khi nhu cầu sưởi ẩm giảm và nguồn cung có sự điều chỉnh. Nhưng nếu giá vẫn đứng ở mức cao như hiện nay, đó có thể sẽ là khởi đầu của quá trình kéo lùi tăng trưởng toàn cầu.

Giá khí đốt tăng cùng lúc tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên thị trường than đá và dầu mỏ. Giá dầu Brent biển Bắc gần đây đã lên mức cao nhất trong vòng 7 năm, đạt trên 85 USD/thùng, khi nhiều nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung thay thế để sưởi ấm và phát điện trong bối cảnh nguồn cung dầu mỏ vốn đã khan hiếm. Than đá, mặt hàng thay thế nhanh nhất, đang có nhu cầu nhập khẩu rất cao. Giá than đã vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2001.

Chu kỳ bùng nổ-suy thoái và yếu tố khan hiếm nguồn cung

Để hiểu rõ thực trạng hiện nay cần quay ngược thời gian, trở lại thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện. Đi kèm đó là các biện pháp hạn chế, đóng cửa, dẫn đến nhiều hoạt động của kinh tế toàn cầu bị đóng băng. Điều này đã đưa tới sự sụp đổ của tiêu thụ năng lượng, đẩy các công ty năng lượng cắt giảm các khoản đầu tư. Tuy nhiên, tiêu thụ khí đốt hồi phục mạnh trở lại, chủ yếu là do sản xuất công nghiệp, vốn chiếm 20% tiêu thụ khí đốt cuối nguồn. Nhu cầu khí đốt bùng nổ ở thời điểm chuỗi cung toàn cầu vẫn đứng ở mức thấp.

Nguồn cung năng lượng trên thực tế phản ứng khá chậm đối với tín hiệu tăng giá khí đốt, do thiếu hụt lao động, tắc nghẽn trong khâu bảo dưỡng hệ thống, nhà đầu tư không mặn mà với các công ty năng lượng hóa thạch, trong khi thời gian triển khai các dự án mới bị kéo dài. Đơn cử, sản xuất khí đốt tại Mỹ vẫn đứng dưới mức trước khủng hoảng COVID-19. Sản xuất khí đốt tại Hà Lan, Na Uy cũng suy giảm. Nga – nhà cung cấp lớn nhất cho châu Âu, gần đây cũng hạn chế lượng khí đốt xuất sang khu vực này.

Thời tiết cũng khiến mất cân bằng thị trường trầm trọng thêm. Mùa Đông, mùa Hè khắc nghiệt ở Tây bán cầu khiến nhu cầu sưởi ấm và làm mát tăng vọt. Cùng lúc, sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo ở Mỹ và Brazil suy giảm do nạn hạn hán trầm trọng, khiến mực nước tại nhiều hồ thủy điện xuống mức thấp kỉ lục. Tình cảnh này cũng diễn ra ở Bắc Âu với nguồn năng lượng điện gió trong mùa hè và mùa thu vừa qua xuống thấp.

Than đá có thể giúp bù đắp thiếu hụt khí đốt. Nhưng một số nguồn cung cũng rơi vào tình trạng đứt gãy. Những nhân tố về hậu cần và thời tiết đã kìm hãm hoạt động khai thác than ở các nước xuất khẩu lớn, từ Australia tới Nam Phi. Sản lượng than tại Trung Quốc cũng suy giảm do chính phủ theo đuổi mục tiêu cắt giảm khí thải, không ưu tiên phát triển năng lượng từ nguồn than đá.

Trên thực tế, dự trữ than đá của Trung Quốc rơi xuống mức thấp kỉ lục, làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguồn cung năng lượng đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy than. Còn tại châu Âu, dự trữ khí đốt cũng thấp hơn mức trung bình trước thời điểm mùa đông, đặt ra thách thức về tăng giá khí đốt khi các công ty điện lực cạnh tranh tìm kiếm nguồn cung khi thời tiết chuyển lạnh.

Xu hướng trong năm tới và lựa chọn chính sách

/2021/10/22/photo-1-1634894404689292040803.jpg)

Thiếu điện tại Trung Quốc sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực đối với sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Bloomberg

Đứt gãy nguồn cung cùng với sức ép về giá đã tạo ra thách thức chưa có tiền lệ đối với kinh tế toàn cầu vốn đang phải đối mặt với phục hồi không đồng đều từ đại dịch. Tuy nhiên, giới hoạch định chính sách cũng có thể an tâm phần nào, khi tình cảnh hiện nay khác với cú sốc khủng hoảng năng lượng trong thập kỉ 1970.

Ở thời điểm đó, giá dầu tăng gấp 4 lần, đánh trực tiếp vào khả năng chi tiêu của doanh nghiệp và hộ gia đình và cuối cùng là gây ra suy thoái toàn cầu. Gần một nửa thế kỉ sau đó, xét đến vai trò không ở mức thống trị của than đá và khí đốt đối với kinh tế thế giới, giá năng lượng có thể tăng, nhưng chưa thể đến biên độ có thể tạo ra một cú sốc cực lớn.

Hơn thế, thị trường có thể kỳ vọng vào việc giá khí đốt sẽ trở lại bình thường vào quý 2 năm 2022, khi châu Âu bước qua mùa Đông, còn châu Á cũng giảm được sức ép vì yếu tố thời vụ - một thực tế cũng dần lộ diện trong các giao dịch, hợp đồng kỳ hạn tương lai trên thị trường hàng hóa. Than đá và dầu mỏ cũng đi theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, bất ổn vẫn còn ở mức cao và một cú sốc nhỏ về nguồn cầu có thể sẽ đẩy giá năng lượng tăng vọt.

Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương cần phải lượng định sức ép về lạm phát do tác động lan tỏa từ cú sốc năng lượng. Nhưng họ cũng sẽ phải sẵn sàng hành động sớm hơn nếu nguy cơ về kỳ vọng lạm phát thành hiện thực.
Các chính phủ cần thực hiện giải pháp tránh ngăn chặn tình trạng mất điện trong trường hợp các công ty công ty điện giảm sản lượng khi nhận thấy càng sản xuất càng lỗ. Mất điện, thiếu điện – nhất là tại Trung Quốc, có thể sẽ làm suy yếu hoạt động của ngành sản xuất hóa chất, sắt thép và chế tạo, tạp thêm sức ép làm đứt gãy chuỗi cung. Nhà điều hành cũng cần triển khai gói hỗ trợ với các hộ gia đình có thu nhập thấp, để trung hòa tác động từ cú sốc năng lượng đối với nhóm cư dân dễ bị tổn thương nhất.

1 Likes

Ông Huy cũng cho biết, Công ty cổ phần lọc hóa dầu Cần Thơ - đơn vị thuộc NSH Petro đang vận hành nhà máy lọc hóa dầu Cần Thơ với công suất 250.000 tấn/năm. Để đạt mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn xăng dầu vào năm 2023, NSH Petro đang lên kế hoạch xây dựng thêm nhà máy lọc hóa dầu thứ hai tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Năm 2020, NSH Petro đóng góp cho ngân sách nhà nước 1.744 tỷ đồng, trong đó thuế nhập khẩu 404 tỷ đồng, thuế nội địa đóng góp ngân sách cho các tỉnh thành: Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang là 1.340 tỷ đồng. Khi các dự án sắp triển khai tại tỉnh Hậu Giang đi vào hoạt động thì NSH Petro sẽ trở thành nhà đầu tư có mức đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh Hậu Giang.

Ông trùm dầu khí vùng đbscl

Con này sao nợ thuế phí nhà nước nhiều nhỉ, 1,5k tỉ tiền thuế phí

Thuế nhập khẩu xăng vẫn 20% mà. Người tiêu dùng cuối cùng chịu
Cái chính là tồn kho 5900 tỷ nhập lúc giá rẻ giờ bán lãi to vì giá Dầu từ đầu năm đã tăng gần 100% từ 40 usd lên 82 usd

Bây giờ đang điều tra đường dây xăng giả có ảnh hưởng gì không anh

Chart dẹp + báo cáo lãi. Kỹ thuật và cơ bản đều tốt. Thứ 2 múc luôn.

cổ tốt dưới giá trị khá xa
Dư trần mạnh

Con này mạnh vãi…3 phiên trần thị trường điều chỉnh mà không chỉnh nỗi…Phải canh chỉnh đây…

Sắp tới xăng lại lên thì target giá nào đây.kk

Xăng tăng thêm 1500d mỗi l nhé các cụ chú ý. Đống tồn kho ý giờ ko còn 6k tỷ đâu.

Con PSH này đầu cơ xăng dầu hay sao mà tồn kho lắm thế.

Con này nay chỉnh có vẻ ổn rồi. Mai vào Ok không cụ chủ pic.

Đợi PSH chỉnh mà thấy lâu quá…chắc múc con khác quá các Bác ơi…Nhóm BĐS đang ngon…