Siêu phẩm penny: thị giá 5K, bookvalue 13K, trả cổ tức 20% và phát hành tăng vốn

Hôm nay đường ống Nord Stream 1 tạm ngưng hoạt động để bảo trì, khủng hoảng khí đốt châu Âu leo thang

An Huy -

Đường ống này dự kiến sẽ bảo trì trong 10 ngày kể từ ngày 11/7, nhưng châu Âu lo ngại Nga sẽ tìm cách làm cho cuộc bảo trì sẽ kéo dài hơn kế hoạch…

Một đoạn đường ống Nord Stream 1 ở Đức - Ảnh: Reuters.

Tuyến đường ống lớn nhất dẫn khí đốt Nga tới Đức Nord Stream 1 sẽ bắt đầu cuộc bảo trì hàng năm vào ngày thứ Hai (11/7) và theo dự kiến, dòng chảy năng lượng qua đường ống này sẽ tạm ngưng trong 10 ngày. Tuy vậy, các chính phủ, thị trường và doanh nghiệp ở châu Âu đang trong tâm trạng bất an cao độ vì lo rằng sự gián đoạn này sẽ kéo dài do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Hãng tin Reuters cho biết Nord Stream 1 vận chuyển 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga sang Đức. Đường ống dẫn khí chạy ngầm qua biển Baltic này sẽ được bảo trì trong thời gian từ ngày 11-21/7.

CUỘC BẢO DƯỠNG CÓ THỂ KÉO DÀI HƠN DỰ KIẾN

Tháng trước, Nga giảm cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1, khiến đường ống chỉ còn vận hành ở mức 40% so với tổng công suất. Lý do được phía Nga đưa ra là chi nhánh Canada của công ty Đức Siemens Energy chậm trả lại các turbine khí của Nord Stream 1 mà phía Nga gửi đi để bảo dưỡng, và nguyên nhân của sự chậm trễ đó là các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến chiến tranh ở Ukraine. Về phần mình, Đức gọi việc Nga “siết van” khí đốt qua Nord Stream 1 là một “cuộc tấn công kinh tế”.

Vào cuối tuần vừa rồi, phía Canada cho biết sẽ trả lại một turbine khí đã bảo dưỡng xong, nhưng tuyên bố sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng Nga.

Nếu Nord Stream 1 ngừng dẫn khí, hoặc nếu Đức mất toàn bộ khí đốt từ Nga, việc đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Tây Bắc châu Âu.

Châu Âu lo sợ rằng Nga có thể kéo dài cuộc bảo trì định kỳ nhằm khiến tình hình nguồn cung khí đốt ở châu Âu càng căng thẳng hơn. Một khi dòng chảy khí đốt Nga tiếp tục giảm, kế hoạch làm đầy dự trữ khí đốt cho mùa đông năm nay của các quốc gia trong khu vực sẽ bị đảo lộn và cuộc khủng hoảng khí đốt sẽ leo thang lên một ngưỡng mới. Ở thời điểm hiện tại, cuộc khủng hoảng này đã khiến nhiều nước châu Âu kích hoạt các biện pháp khẩn cấp, trong khi người tiêu dùng phải nhận những hoá đơn khí đốt “chát” chưa từng thấy.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck nói rằng nước này cần đối mặt với khả năng Nga cắt cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1 dài hơn thời gian bảo trì đường ống theo kế hoạch. “Dựa trên những gì chúng ta đã chứng kiến, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu thêm một số chi tiết kỹ thuật nhỏ bị phát hiện có vấn đề và họ nói rằng ‘bây giờ chúng tôi không thể vận hành đường ống được”, ông Habeck phát biểu tại một sự kiện hồi cuối tháng 6.

Người phát ngôn Dmitry Peskov của điện Kremlin bác bỏ những cáo buộc cho rằng Nga đang sử dụng dầu thô và khí đốt để gây sức ép chính trị. Ông nói việc đóng cửa đường ống Nord Stream 1 để bảo dưỡng lần này là một nhiệm vụ định kỳ, đã được lên kế hoạch từ trước và sẽ không có ai “phát minh” ra bất kỳ hỏng hóc nào.

Ngoài Nord Stream 1, còn có các đường ống dẫn khí khác từ Nga sang châu Âu, nhưng dòng chảy qua các đường ống này đều đang giảm dần, nhất là sau khi Ukraine tạm ngưng một tuyến trung chuyển khí đốt từ Nga qua nước này sang châu Âu với lý do quân Nga can thiệp. Nga hiện đã cắt hoàn toàn khí đốt đối với một số nước châu Âu không chấp nhận yêu cầu mà Moscow đưa ra là thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng Rúp.

“Mấy tháng vừa rồi đã cho thấy một điều: Nga chẳng coi điều gì là cấm kỵ cả. Bởi vậy, việc dừng hoàn toàn cung cấp khí đốt qua Nord Stream là một khả năng không thể loại trừ”, ông Tim Kehler – Giám đốc điều hành hiệp hội ngành khí đốt Đức Zukunft Gas – phát biểu.

Vào cuối tuần vừa rồi, Đức hoan nghênh việc Canada cấp một “giấy phép có hạn chế thời gian và có thể thu hồi” nhằm cho phép chuyển giao lại thiết bị bảo trì của đường ống Nord Stream 1. Tuy nhiên, Bộ Năng lượng và Bộ Ngoại giao Ukraine ra một tuyên bố bày tỏ “vô cùng thất vọng” và kêu gọi Canada đảo ngược quyết định này. Phía Ukraine nói rằng động thái này của Canada chẳng khác gì điều chỉnh các biện pháp trừng phạt đã áp lên Moscow “chỉ vì Nga muốn thế”.

THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÁC BÊN NẾU NGA CẮT KHÍ ĐỐT

Siemens Energy cho biết vẫn đang tiến hành các thủ tục và biện pháp hậu cần để đưa trang thiết bị của Nord Stream 2 trở lại sớm nhất có thể.

Nhà phân tích Zongqiang Luo thuộc công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy nói rằng hãng khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga hoàn toàn có thể dùng bất kỳ sự trì hoãn nào như một cái cớ để kéo dài thời gian bảo trì Nord Stream 1.

“Dựa trên những gì chúng ta đã chứng kiến, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu thêm một số chi tiết kỹ thuật nhỏ bị phát hiện có vấn đề và họ nói rằng ‘bây giờ chúng tôi không thể vận hành đường ống được”

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck

Trong những năm trước, việc bảo dưỡng thường niên đường ống này thường kéo dài 10-12 ngày và kết thúc đúng thời hạn. Tuy nhiên, việc phát hiện thêm hỏng hóc trong các đợt bảo trì đường ống dẫn khí hoặc hạ tầng khí đốt là chuyện khá phổ biến và các nhà vận hành có thể kéo dài việc bảo trì trong trường hợp cần thiết.

Hiện tại, Đức đã chuyển sang giai đoạn 2 của một kế hoạch khẩn cấp về khí đốt gồm 3 giai đoạn. Đây là bước cuối cùng trước khi Chính phủ nước này có thể phải áp dụng chia khẩu phần khí đốt.

Berlin cũng đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế nếu Đức bị Nga cắt khí đốt. Trong trường hợp như vậy, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể thiệt hại 193 tỷ Euro, tương đương 195 tỷ USD, trong nửa sau của năm nay – theo dữ liệu từ hiệp hội công nghiệp Vbw của bang Bavaria.

“Nếu khí đốt từ Nga đột ngột bị cắt, ảnh hưởng lên lực lượng lao động ở Đức là rất lớn. Khoảng 5,6 triệu việc làm sẽ bị ảnh hưởng”, Giám đốc điều hành Bertram Brossardt của Vwb phát biểu.

Ngoài ra, giá khí đốt ở châu Âu sẽ bị đẩy lên mức cao hơn trong thời gian lâu hơn. Hiện nay, giá bán buôn khí đốt ở Hà Lan – giá tham chiếu của thị trường khí đốt châu Âu – đã tăng hơn 400% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Nếu Nord Stream 1 ngừng dẫn khí, hoặc nếu Đức mất toàn bộ khí đốt từ Nga, việc đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Tây Bắc châu Âu”, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hà Lan Rob Jetten nói. Trả lời phỏng vấn Reuters vào hôm thứ Năm vừa rồi, ông Jetten nói rằng mỏ khí đốt Groningen của Hà Lan có thể tăng sản lượng để hỗ trợ các nước láng giềng trong trường hợp Nga cắt khí đốt, nhưng việc tăng cường khai thác ở mỏ này có thể dẫn tới động đất.

Đối với Nga, việc dừng cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1 cũng sẽ gây ra tổn thất lớn về nguồn thu. Bộ Tài chính Nga dự báo thu từ xuất khẩu dầu thô và khí đốt trong tháng 6 có thể tăng thêm 393 tỷ Rúp, tương đương 6,4 tỷ USD, so với mức dự kiến trong kế hoạch ngân sách. Đối với tháng 7, mức tăng thu từ xuất khẩu dầu khí so với kế hoạch ngân sách có thể đạt 259 tỷ Rúp.

“Những sự bất ổn trong vận chuyển đã khiến giá thuê tàu chở dầu thực sự tăng mạnh. Giá thuê các tàu chở dầu Aframax cỡ nhỏ thực tế đã tăng từ 8.000 USD lên tới 100.000 USD/ngày, một con số rất đắt đỏ”, ông Yan Hai, chuyên gia về hậu cần vận tải, công ty Shenwan Hongyuan Securities, cho hay.

sóng penny

Giá khí đang tăng mạnh

Giá khí hiện đang tăng hơn 7%:

Mỏ ở Na Uy gặp sự cố, giá khí đốt tại Anh tăng 24% trong một ngày

Giá khí đốt tại Anh ngày 12/7 là 276 xu Anh/therm (3,3 USD/therm), tăng 24,4% so với ngày trước đó.Giá khí đốt tại châu Âu là 174 euro/mwh (174 USD/mwh), tăng 5,8% so với ngày trước đó.

Đỗ Lan (Theo Trading Economics) Thứ ba, 12/7/2022, 20:38 (GMT+7)

new-project-2777-6594-1657622746.jpg
Diễn biến giá khí đốt tại Anh. Nguồn: Trading Economics

Theo Trading Economics, giá khí đốt tại Anh ngày 12/7 là 276 xu Anh/therm (3,3 USD/therm), tăng 24,4% so với ngày trước đó. Giá mặt hàng này tại Anh tăng liên tục từ cuối tháng 6 đến ngày 7/7 thì quay đầu giảm và phục hồi như hôm nay.

Giá khí đốt tại châu Âu là 174 euro/mwh (174 USD/mwh), tăng 5,8% so với ngày trước đó. Giá khí đốt tại châu Âu tăng liên tục từ ngày 8/6 sau vụ nổ trạm khí xuất khẩu Freeport ở Texas, Mỹ đến ngày 7/7 thì giảm và tăng lại như hiện nay.

Giá khí đốt tại Anh và châu Âu tăng vì Na Uy, quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn thứ ba thế giới, cắt giảm công suất đưa khí đốt đến châu Âu và Anh. Các lô hàng qua Liên minh châu Âu, Anh được cho là sẽ giảm vào ngày 12/7. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do sự cố tại mỏ Sleipner của Na Uy. Sự cố này có thể kéo dài đến ngày 13/7, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Sự việc tại Na Uy cùng thời điểm Nga đang bảo trì đường ống Nord Stream 1, khiến nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang gấp rút lấp đầy kho dự trữ khí đốt vào mùa đông.

Trong một diễn biến khác liên quan đến khí đốt, Tập đoàn Eni của Italia cho biết Gazprom của Nga đã cắt cắt giảm 1/3 nguồn cung cấp khí đốt cho nước này.

Eni cho hay lý do Gazprom đưa ra là đường ống Nord Stream 1 đang được bảo trì thường niên trong 10 ngày, bắt đầu từ 11/7 tới 21/7. Gazprom tháng trước giảm nguồn cung khí đốt tới Italia khoảng 15%.

Hôm nay, giá khí đốt tại Mỹ là 6,5 USD/MMBtu, cũng tăng 1,7% so với ngày trước đó. Giá than tương lai tại Newcastle, Australia là 419 USD/tấn, tăng 1,7% so với ngày trước đó. Giá mặt hàng này hiện thấp hơn đỉnh đầu tháng là 3 khoảng 3%.

PCT họp bất thường thay giám đốc và trưởng ban kiểm soát:
http://www.pct.com.vn/Data/Sites/1/media/co-dong/6-dai-hoi-dong-co-dong/13072022-cbtt-chot-danh-sach-co-dong-dhdcd-bat-thuong-2022.pdf

tái cơ cấu và sang trang mới cho PCT

giá khí thế giới tiếp tục tăng 1,34%:

1 Likes

BLD chịu chơi lắm bán xe cũ 600 mua xe đi giao dịch gấp 7 lần. Toyota Alphard lăn bánh 4 tỷ 3. Hy vọng BLD mới nghĩ về cổ đông nhiều hơn

1 Likes

thay ban lãnh đạo mới và game tăng vốn sẽ giúp PCT lột xác hoàn toàn, thành bluechip ko xa

dòng tiền đã chú ý PCT.
thay đổi lãnh đạo và game tăng vốn sẽ giúp PCT bay cao

Đức cảnh báo giá khí đốt có thể tăng gấp 3 lần trong năm tới

Theo TTXVN

56 phút trước

Theo ước tính của Bundesnetzagentur, 1 kilowatt điện thu được từ khí đốt tại Đức có giá khoảng 22 euro, mức cao gấp 4 lần so với năm 2021 và có thể tăng ít nhất gấp 3 lần trong năm tới.

Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức, ngày 8/3/2022. (Ảnh: Reuters/TTXVN).

Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức, ngày 8/3/2022. (Ảnh: Reuters/TTXVN).

Theo thông báo ngày 14/7 của Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang Đức (Bundesnetzagentur), sau khi việc cung cấp khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) bị ngừng lại, mức độ lấp đầy của các cơ sở tích trữ khí đốt ở Đức đang giảm đi phần nào, trong đó khí đốt tại một số cơ sở tích trữ đang được lấy ra “vì lý do thị trường.”

Trong khi đó, Bundesnetzagentur cảnh báo giá khí đốt có thể tăng ít nhất gấp 3 lần trong năm tới.

Thông báo của Bundesnetzagentur cho biết nhìn chung một lượng nhỏ khí đốt được lấy ra nhiều hơn so với lượng được chuyển vào tích trữ.

Điều này khiến cho việc đạt được mức dự trữ cần thiết cho mùa Đông trở nên khó khăn hơn và làm giảm lượng khí đốt tích trữ trong trường hợp thiếu khí đốt. Mức độ lấp đầy các bể chứa ở Đức hiện là 64,5%.

Nord Stream 1 hiện đang được bảo trì và công việc dự kiến hoàn thành vào ngày 21/7. Trong thời gian này, không có một lượng khí đốt tự nhiên nào được vận chuyển tới Đức qua tuyến Nord Stream 1.

Tuy có những tuyến vận chuyển khác có thể được dùng thay thế như đường ống Yamal hoặc tuyến qua Ukraine, song chúng lại không được sử dụng để bù đắp lượng thiếu hụt trong thời gian bảo trì Nord Stream 1.

Mặc dù vậy, Bundesnetzagentur cho biết nguồn cung khí đốt tại Đức nhìn chung hiện vẫn “ổn định” và an ninh nguồn cung vẫn được đảm bảo.

Bundesnetzagentur cũng cảnh báo tình hình đang căng thẳng và không thể loại trừ sẽ xấu đi.

Theo cơ quan trên, giá bán buôn tăng đáng kể do nguồn cung giảm và các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng tư nhân phải tự điều chỉnh với việc tăng giá khí đốt như vậy.

Kể từ năm 2021, giá năng lượng ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, đã tăng cao, một phần do cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, tiếp đến là việc Moskva chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, tình hình năng lượng trở nên tồi tệ hơn đáng kể.

Hiện 1 kilowatt điện thu được từ khí đốt có giá khoảng 22 euro, mức cao gấp 4 lần so với năm 2021.

Theo ước tính của Bundesnetzagentur, các khoản thanh toán trước hằng tháng của người tiêu dùng khí đốt sẽ tăng ít nhất gấp 3 lần trong năm tới.

Chủ tịch Bundesnetzagentur, ông Klaus Müller, cho biết những khách hàng hiện đang trả 1.500 euro/năm cho khí đốt sẽ trả 4.500 euro hoặc hơn mức này là “hoàn toàn thực tế.”

Ông cho rằng người tiêu dùng có thể không phải trả đủ và ngay lập tức, song ở một số thời điểm, người tiêu dùng vẫn phải trả tiền. Ông kêu gọi người tiêu dùng tăng cường tiết kiệm để giảm thiểu chi phí phải chi trả.

Trong bối cảnh có những lo ngại về việc nguồn cung tới Đức qua đường Nord Stream 1 bị ngừng lại sau thời gian bảo trì, ông Müller cho rằng ngay cả trong trường hợp xấu nhất, Đức sẽ tiếp tục nhập khí đốt từ Na Uy và các trạm khí đốt từ Bỉ hoặc Hà Lan, kể cả trực tiếp từ các trạm tiếp nhận trên bờ biển của Đức.

Ông loại bỏ nguy cơ Đức sẽ không còn khí đốt cung cấp cho nhà dân, hoặc cung cấp ít hơn trong trường hợp thiếu khí đốt, khẳng định rằng luật pháp của Đức và châu Âu quy định phải bảo đảm tới cùng cho các hộ gia đình.

giá khí tăng 7,8%:

PCT siêu phẩm tam sàn

mở bát giá khí tiếp tục tăng:

Giờ vào mới có bị úp bô lên đầu không bác. Đầu còn đang sưng mấy cục chưa lành, sợ quá . :roll_eyes:

À mà thôi ko vào đâu, mỗi phiên giao dịch có 10k cổ thì không có phần tui rồi. Bye bye :rofl::rofl::rofl:

bác cứ tìm hiểu kỹ doanh nghiệp rồi ra quyết định, đừng nghe ai xúi bậy.

giờ điểm yếu là thanh khoản kém, bao giờ lên mệnh thanh khoản sẽ tốt hơn

giá đáy, tiền có dấu hiệu vào

giá khí tiếp tục tăng mạnh: