Sóng BDS KCN theo bác trump là con sóng khỏi cần bàn cãi,

, , , ,

Trong nhiều thập kỷ qua, đất nước hình chữ S đã mở cửa đón nhận các tập đoàn lớn như Apple, Samsung và Intel. Giờ đây, Việt Nam đang sẵn sàng nắm bắt cơ hội còn lớn hơn thế.

Tân Tổng thống Mỹ đắc cử, Donald Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế nặng với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ nhằm giảm thâm hụt liên bang, hạ giá thực phẩm và tạo thêm việc làm trong nước. Trong chiến dịch tranh cử tại Savannah, Georgia, ông tuyên bố: “Các bạn sẽ thấy làn sóng di cư sản xuất ồ ạt từ Trung Quốc về Pennsylvania, từ Hàn Quốc về Bắc Carolina, từ Đức về ngay tại Georgia này”.

Tuy nhiên, việc đưa sản xuất về nước khó có thể xảy ra, chắc chắn không ở quy mô và tốc độ mà Trump mong muốn. Thay vào đó, một quốc gia được kỳ vọng sẽ là người hưởng lợi chính từ các chính sách của Trump: Việt Nam.

“Nếu trước đây sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, thì giờ sẽ được sản xuất tại Việt Nam”, Jason Miller, giáo sư quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Michigan State, nói với Forbes. “Sản xuất sẽ không quay trở lại Mỹ”.

Trong nhiệm kỳ Trump trước, các tập đoàn nước ngoài lớn như Apple, Foxconn và Intel đã bắt đầu chuyển hướng sang Việt Nam để đa dạng hóa danh mục sản xuất. Mới đây, SpaceX cũng công bố khoản đầu tư 1.5 tỷ USD vào Việt Nam. Ngay cả The Trump Organization của ông Trump cũng đang đầu tư vào Việt Nam, với thương vụ bất động sản cao cấp trị giá 1.5 tỷ USD vừa được công bố trong vài tháng gần đây.

Và giờ đây, Việt Nam có nhiều lợi thế vượt trội so với các đối thủ trong khu vực như Ấn Độ. Thứ nhất là khả năng linh hoạt và nhanh chóng đề ra chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đất nước này có vị trí địa lý thuận lợi với 3 cảng biển nằm trong top 50 cảng bận rộn nhất thế giới và nằm sát Trung Quốc, giúp việc thương mại và hậu cần giữa hai nước dễ dàng hơn. Đặc biệt quan trọng, Việt Nam cũng là nước duy nhất trong khu vực ngoài Singapore có hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU).

Việt Nam đang nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các dự án lớn. Điển hình là nghị định mới cho phép các công ty mua năng lượng xanh trực tiếp từ các nhà sản xuất điện mặt trời, thay vì phải thông qua công ty điện lực Nhà nước. Động thái này đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ Apple, Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam - và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

Trong những tháng gần đây, ông Trump nhiều lần nhấn mạnh mong muốn thúc đẩy sản xuất của Mỹ và tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Ông đã chỉ đích danh Mexico và Trung Quốc, tuyên bố sẽ áp thuế từ 25% đến 100% đối với các sản phẩm được sản xuất ở phía nam biên giới. Trước đó, ông công bố hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc sẽ bị đánh thuế 60%, trong khi bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất ở nước ngoài - bao gồm cả Việt Nam - sẽ chịu thuế chung tới 20%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có cơ hội lớn.

“Việt Nam có thể thành công vừa phải hoặc thành công rực rỡ tùy thuộc vào cách nước này tạo điều kiện cho làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)”, Trần Anh Ngọc, Giáo sư quản trị tại Đại học Indiana và cựu cố vấn cho Thủ tướng Việt Nam, nói với Forbes.

Ông Ngọc hiện đang soạn thảo một bản đề xuất về cách Việt Nam có thể tận dụng những quy định thương mại mới nghiêm ngặt này. Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 nhờ dòng vốn nước ngoài khổng lồ. Ưu tiên hàng đầu của ông Ngọc là thu hút các tập đoàn đa quốc gia - những doanh nghiệp sẽ mang theo cả hệ sinh thái các nhà cung cấp của họ vào Việt Nam, đồng thời tập trung phát triển các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.

“Việt Nam nên ưu tiên các công ty sẽ mang các công ty khác đến Việt Nam”, ông nói. “Nếu bạn mang Apple đến, sẽ có rất nhiều nhà cung cấp khác muốn ở gần Apple - những công ty cho phép Việt Nam chuyển sang lĩnh vực công nghệ cao hơn. Thay vì làm giày dép và dệt may, Việt Nam nên nhắm đến công nghệ sinh học, AI và bán dẫn”.

Đây sẽ là một bước chuyển với Việt Nam. Đất nước hình chữ S đã gầy dựng danh tiếng là một cường quốc sản xuất ở Đông Nam Á từ những năm 1990 với ngành giày dép và dệt may cho các tập đoàn đa quốc gia như Nike và Adidas.

Đến những năm 2000, các công ty điện tử lớn bắt đầu chuyển ra khỏi Trung Quốc để tận dụng chi phí lao động thấp hơn và các thỏa thuận thương mại thuận lợi ở Việt Nam. Samsung mở nhà máy sản xuất đầu tiên tại đây vào năm 2008, và các công ty đa quốc gia lớn khác như LG và Intel nhanh chóng nối gót. Làn sóng thương vụ hàng tỷ USD này đã thúc đẩy các nhà cung cấp nhỏ hơn thiết lập cơ sở sản xuất tại quốc gia này.

Kết quả là thâm hụt thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2004. Theo Cục Thống kê Mỹ, Việt Nam hiện có thâm hụt thương mại lớn thứ tư với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc, Mexico và Liên minh châu Âu (EU).

Khi chính quyền Trump đầu tiên áp thuế đối với các mặt hàng cụ thể được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2018 (như tấm pin mặt trời và máy giặt), họ đã không khuyến khích các công ty đưa sản xuất về nước. Thay vào đó, sản xuất chỉ chuyển sang Việt Nam và các quốc gia châu Á khác như Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ. Tuy nhiên, GDP của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nước láng giềng châu Á nào trừ Trung Quốc, đạt trung bình 6.2% mỗi năm.

Đến tháng 5/2020, Apple bắt đầu chuyển sản xuất AirPods từ Trung Quốc sang Việt Nam. Vài tháng sau, Foxconn được cho là đã bắt đầu chuyển một số hoạt động lắp ráp iPad và MacBook sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple. Apple cũng đã chuyển một số sản xuất sang Ấn Độ.

Thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho thấy trong giai đoạn năm 2018-2019, nhập khẩu điện tử từ Việt Nam đã tăng gần gấp đôi. Một báo cáo năm 2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng trong giai đoạn 2017-2022, số lượng các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc từ máy khâu đến máy in laser nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống, trong khi tỷ trọng các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam tăng lên ở mức tương ứng.

“Đó là một trong những quốc gia đã thành công trong việc tận dụng thuế quan Mỹ-Trung, về khả năng thâm nhập vào Mỹ, ít nhất là trong những năm đầu của cuộc chiến thương mại”, Pablo Fajgelbaum, Giáo sư kinh tế tại Đại học California, Los Angeles, nói với Forbes. “Việt Nam cũng tăng xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới”, Fajgelbaum nói thêm. Ông dự đoán rằng nếu có khoảng cách thuế quan giữa Việt Nam và Trung Quốc, các công ty sẽ tiếp tục chuyển nhà máy đến đó.

Mới đây, Maersk đã thông báo mở kho ngoại quan đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam - một cơ sở nơi hàng hóa có thể được lưu trữ trước khi nộp thuế quan - tại khu vực cảng Hải Phòng, với Amazon Vietnam là khách hàng đầu tiên. Lego, nhà sản xuất đồ chơi biểu tượng của Đan Mạch, cũng cho biết nhà máy trị giá 1 tỷ USD mới của họ ở Bình Dương gần như hoàn thành và sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm sau.

Việt Nam cũng thân thiết với chính Trump. Vào đầu tháng 10, Eric Trump, con trai của Tổng thống đắc cử và Phó chủ tịch điều hành của The Trump Organization, đã công bố việc phát triển dự án trị giá 1.5 tỷ USD bao gồm khách sạn 5 sao và sân golf tại một tỉnh ngoài Hà Nội.

“Việt Nam có tiềm năng to lớn về khách sạn và giải trí cao cấp, và chúng tôi vô cùng phấn khích được làm việc với gia đình tuyệt vời này để định nghĩa lại sự xa xỉ trong khu vực”, Eric Trump cho biết khi đó, đề cập đến đối tác Việt Nam của công ty.

Các nhà đầu tư trong nước cũng thấy những cơ hội tuyệt vời. Michael Kokalari, Chuyên gia kinh tế trưởng của Vina Capital - một trong những công ty đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 3.7 tỷ USD tài sản quản lý, nói với Forbes rằng ông tin tất cả những xu hướng này sẽ tạo ra nhu cầu về các công ty logistics và năng lượng sạch, đồng thời giúp phát triển tầng lớp trung lưu tại Việt Nam.

Giống như cách các công ty từng chuyển sản xuất sang Trung Quốc, thuế quan của Trump sẽ chỉ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang Việt Nam. Dù thế nào đi nữa, con tàu đã rời bến.

2 Likes

bài viết này chuẩn, nếu ae có ai làm trong lĩnh vực bds kcn thì biết rõ tình hình sốt bds kcn trong tháng qua như thế nào,

1 Likes

Bác cũng rất giỏi

1 Likes

ở vn mình nhiều khi đánh chơi ck phải chờ ae nữa, có những cái mình nhìn ra đc, nhưng phải nói mãi thì mới thấy sự đồng thuận, như vụ bds kcn cũng vậy, giờ chưa ai tin, nhưng vài tháng nữa lại có biết, có biết thì!!!

1 Likes

Bất động sản khu công nghiệp tiếp tục là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư trong bối cảnh các phân khúc khác phục hồi chậm. TIN MỚI Hà Nội: Dẹp quán trà đá sau khi Sơn Tùng MTP đến ngồi uống nước gây xôn xao Hà Nội: Dẹp quán trà đá sau khi Sơn Tùng MTP đến ngồi uống nước gây xôn xao Nóng: Bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Phượng Nóng: Bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Phượng Người phụ nữ 36 tuổi mắc ung thư dạ dày, bác sĩ trách đừng để lâu 3 thực phẩm này kẻo thành thuốc độc Người phụ nữ 36 tuổi mắc ung thư dạ dày, bác sĩ trách đừng để lâu 3 thực phẩm này kẻo thành thuốc độc Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối quý III/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt gần 25 tỉ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tháng 9, vốn FDI đạt mức cao nhất từ đầu năm với gần 4,3 tỉ USD. Trong đó, bất động sản (BĐS), bao gồm cả BĐS công nghiệp, là lĩnh vực đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 4,4 tỉ USD, chiếm 17,7% tổng vốn đăng ký, tăng gấp 2,2 lần cùng kỳ năm ngoái. Lực đẩy nhờ vốn ngoại Theo Viện Nghiên cứu BĐS Đất Xanh (DSX-FERI), trong quý III/2024, thị trường BĐS công nghiệp ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Ở miền Bắc, tỉ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp (KCN) đạt tới 83%, trong khi ở miền Nam con số này là 92%. Đáng chú ý là xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) và chuyển dòng vốn từ BĐS nhà ở sang BĐS công nghiệp tăng mạnh. Một số dự án nổi bật như KCN của Vinhomes IZ tại Vũng Áng với quy mô 965 ha, hay Capitaland lên kế hoạch mua lại các nhà máy và hạ tầng công nghiệp với vốn đầu tư lên đến 110 triệu USD. Đại diện DXS-FERI nhận định thị trường BĐS KCN Việt Nam trong quý III đã có những bước tiến đáng kể. Nguồn cung ổn định, giá thuê tăng nhẹ, cùng với tỉ lệ lấp đầy cao phản ánh sự phát triển bền vững. Bất động sản công nghiệp vẫn nóng- Ảnh 1. Một khu công nghiệp của Tập đoàn Thành Thành Công. Ảnh: THANH NHÂN Theo ghi nhận của Knight Frank Việt Nam, năm nay, do các yếu tố bên ngoài nên các nhà đầu tư tiếp cận thị trường một cách thận trọng nhưng vẫn có một số dấu hiệu phục hồi. Tại khu vực phía Nam, nguồn cung nhà xưởng và kho bãi tiếp tục tăng; trong đó, diện tích nhà xưởng xây sẵn tăng thêm 2% (khoảng 92.000 m2) và nhà kho xây sẵn tăng thêm 3% (khoảng 174.400 m2) so với quý trước. Việc nguồn cung cải thiện, cùng với sự tăng nhẹ của giá chào thuê cho thấy niềm tin ngày càng lớn của doanh nghiệp vào triển vọng dài hạn của thị trường. Phân khúc BĐS KCN cũng có dấu hiệu tăng trưởng, đạt tỉ lệ hấp thụ thuần 83 ha trong quý III tăng 14,7% so với quý II nhưng giảm 36,6% so với cùng kỳ năm 2023. Các tỉnh Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang nổi lên như điểm sáng đầu tư, thu hút nhiều doanh nghiệp, ngành nghề đa dạng. Việc phát triển KCN mới như KCN Nam Tân Tập ở tỉnh Long An dự kiến sẽ tăng sức hấp dẫn của khu vực miền Nam. Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), cho biết tập đoàn đang chuẩn bị cho chiến lược phát triển giai đoạn 2026-2030, với tầm nhìn đến năm 2035. Trong đó, mảng BĐS công nghiệp được đặc biệt chú trọng nhằm đón đầu xu thế phát triển và thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất, kho bãi. Ông Thành nhấn mạnh rằng các nhà máy và kho xưởng của Singapore và Trung Quốc đang dần dịch chuyển sang Việt Nam, biến Việt Nam trở thành một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư. Theo ông Thành, TTC đang hoàn tất các thủ tục cho giai đoạn 2 của KCN Thành Thành Công tại Tây Ninh, với quy mô khoảng 500 ha, thu hút các ngành nghề thân thiện với môi trường. Giai đoạn 1 của dự án, với hơn 1.000 ha, đã đạt tỉ lệ lấp đầy trên 90%, giải quyết việc làm cho khoảng 40.000 lao động. Ngoài KCN Thành Thành Công tại Tây Ninh, TTC còn sở hữu KCN Tân Kim mở rộng tại Long An và Cụm Công nghiệp Tân Hội tại Tây Ninh, đều nằm ở vị trí chiến lược, tạo lợi thế cạnh tranh cho tập đoàn. Sẽ tăng nguồn cung trong dài hạn Theo Công ty Avison Young Việt Nam, giá thuê đất công nghiệp quý III/2024 tại TP HCM đã tăng 5% so với quý trước, đạt 240 USD/m²/kỳ hạn. Nguyên nhân chủ yếu do quỹ đất khan hiếm. TP HCM đang thực hiện kế hoạch chuyển đổi 5 KCN và khu chế xuất (KCX) hiện hữu, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Các địa phương khác cũng ghi nhận những chuyển động đáng chú ý trong quý III, bao gồm KCN Cây Trường (700 ha) tại Bình Dương, KCN Bàu Cạn - Tân Hiệp (giai đoạn 1) với 1.000 ha tại Đồng Nai và KCN Mỹ Xuân B1-Conac (110 ha) tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, Long An cũng thu hút đầu tư đáng kể, tiêu biểu là Tập đoàn CW Wind của Hàn Quốc đầu tư vào nhà máy sản xuất thiết bị điện gió tại KCN Đông Nam Á Long An. Ở miền Bắc, Hà Nội đang tích cực mở rộng nguồn cung đất công nghiệp với hai cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ và Long Xuyên khởi công trong quý III. Các tỉnh như Hưng Yên, Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa cũng đẩy mạnh phê duyệt và cấp phép các KCN mới, góp phần tăng nguồn cung trong dài hạn. Theo cập nhật của DXS-FERI, kế hoạch từ 2024 đến 2026, cả nước sẽ có thêm khoảng 15.000 ha đất từ 23 KCN mới, bao gồm 7 KCN ở miền Bắc, 6 KCN ở miền Trung và 10 KCN ở miền Nam. Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là động lực phát triển của thế giới và là điểm đến đầu tư an toàn, đặc biệt trong các phân khúc BĐS công nghiệp, nhà ở, văn phòng và khách sạn. “Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ dòng vốn FDI, nhất là khi các quy định pháp lý mới được thông qua và niềm tin của nhà đầu tư ngày càng được củng cố” - chuyên gia này nhận định. Ông Vũ Minh Chí, Quản lý cấp cao của Avison Young Việt Nam, cho rằng trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, khả năng tiêu thụ năng lượng hiệu quả và cam kết bảo vệ môi trường sẽ là những yếu tố quyết định để các nhà đầu tư công nghệ cao cân nhắc khi thuê đất. Do đó, các chủ đầu tư cần nâng cao chất lượng hạ tầng và đa dạng hóa dịch vụ để tăng tính cạnh tranh. Ông Alex Crane, Giám đốc Điều hành Knight Frank Việt Nam, chỉ ra rằng mặc dù thị trường kho bãi gặp một số khó khăn do nguồn cung tăng và tỉ lệ hấp thụ giảm nhưng triển vọng từ trung đến dài hạn của BĐS công nghiệp vẫn rất tích cực, đặc biệt ở khu vực miền Nam, với nhiều dự án chất lượng cao và giá thuê hợp lý. Chuyên gia này dự báo thị trường BĐS công nghiệp sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2025 khi một số dự án bị trì hoãn được hoàn thành và niềm tin từ các nhà đầu tư được củng cố.

1 Likes

trước lúc bác trump đắc cử đã nóng, sau khi bác trump đắc cử thì nóng càng thêm nóng với bds kcn

nay gvr khả năng dẫn binh đoàn kcn nhé ae

sip vững tay chèo nhỉ

SZE quản lý khai thác nghĩa trang nhân dân Tp. Biên Hòa là 1 nghĩa trang rất lớn ở Đồng Nai
SZE có dịch vụ vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, hỏa táng, mai táng, xây mộ; Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác nghĩa trang

1 Likes

Vẫn còn vài em bòn rút được chút ít thì bòn thôi, thị trường khó khăn chung

2 Likes

CIG dự án kim thành gấp 10 lần vôn hóa doanh nghiệp. + 400 ha khu CN kim bản hải phòng - dư án bds cô bi gia lâm giá bán 150-200 triệu m/2 - CIG siêu cổ bds khu CN 2X-3X

1 Likes

KBC bao h qua được 3x vậy ạ

1 Likes

Theo đề xuất về điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh Đồng Nai có 4 khu công nghiệp được đề xuất tăng giá thuê đất từ 17 đến 43%. Theo báo cáo của các sở, ban ngành trình UBND tỉnh Đồng Nai về các nội dung điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất giai đoạn 2020-2025, có 4 khu công nghiệp được đề xuất điều chỉnh tăng từ 17- 43%. Chi tiết đề xuất tăng giá thuê đất tại 4 khu công nghiệp ở Đồng Nai- Ảnh 1. Một khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai Cụ thể, Khu công nghiệp Hố Nai tăng từ mức 1,7 lên 2 triệu đồng/m 2 , Khu công nghiệp Thạnh Phú tăng từ 2,1 lên 2,7 triệu đồng/m 2 ; Khu công nghiệp Ông Kèo tăng từ hơn 1,5 lên hơn 2 triệu đồng/m 2 ; Khu công nghiệp Dầu Giây tăng từ hơn 1,2 lên 1,8 triệu đồng/m 2 . Bổ sung mới bảng giá đất của Khu công nghiệp công nghệ cao Amata Long Thành là 2,8 triệu đồng/m 2 , tăng gần 22% so với đề xuất trước đó. ADVERTISING iTVC from Admicro Theo đơn vị tư vấn, việc điều chỉnh là cơ sở để xây dựng bảng giá đất hàng năm áp dụng từ năm 2026. Đối với đề xuất điều chỉnh giá đất khu công nghiệp, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường tiếp tục nghiên cứu, cùng đơn vị tư vấn tính toán mức giá điều chỉnh phù hợp. Quan điểm của tỉnh Đồng Nai là điều chỉnh tăng đảm bảo là thu đúng, thu đủ nguồn thu từ đất, tạo sự phát triển ổn định cho các doanh nghiệp.

ngọt ngào

1 Likes

Quá xuất sắc.

1 Likes

Lại tìm đc hàng mới chuẩn bị tăng mà nhiều ae ghen ghét quá nên a ko post nữa

2 Likes

Thui kệ anh. Phước phần của ai nấy hưởng.
Quán triệt pvn thơm trong nhiệm kỳ Trump.

1 Likes

Bia thôi anh :smiley:

1 Likes

nay xuống tàu vận tải biển hết nhé e

1 Likes

Oki a

1 Likes