SÓNGTHỦYĐIỆN; SỞHỮU 03THỦYĐIỆN; 01D.A BĐS; V100tỷ Lãi chưachia252tỷ;Giá hiện 15 Sẽ ko dưới 6x

E nào thế các cụ chia sẽ cho anh e nghiên cưu với…

2 Likes
3 Likes

Thủy điện vào mùa chạy hết công suất…

3 Likes

T2 xem the nào…vao thêm bình quân giá

3 Likes

SIG đó cụ SP2 thj chi giao dịch t6 đang bị hạn chế…

3 Likes

T2 nghỉ bù giỗ tổ… Cụ mua ai bán :slight_smile:

2 Likes

SP2 đã khơi đầu cho con sóng dài SIG …

2 Likes

Mình mua con GEG mà thấy lỗ quá. Liệu khi nào vào sóng thuỷ điện

3 Likes

GeG vốn hơi lơn … Các thủy điện chạy trc …các cty đâu tư chạy sau…

3 Likes

E múc bác trao quà ah…vao bác up e thi căng…

2 Likes

Báo giá cho bác 2x luôn…

2 Likes

VTV1 21h ngày 10.4 hủy bỏ quy hoạch điện than; triển khai dự ăn năng lượng Mặt trời, Gió, Thủy Điện

2 Likes

Lại có sóng Cp điện năng lượng… Mấy ông than lại xịt chăng…

3 Likes

Hihi quên mất nghỉ bù t2 …T3 vậy…

3 Likes

Bác chủ… Tin tay qua nhi… Bác là là lái hay sao ma bao giá luôn thế…?

2 Likes

SIG có vẻ nhiều cụ xem xét… Ko biết sang tuần lên cơm cháo gi ko…

3 Likes

Ko có cơm thì ăn cháo…ko chết đói đi lau sàn như FLC la dc bác ơi…

2 Likes

Đào tạoĐào tạo đại học

Nhu cầu nguồn nhân lực cho lĩnh vực Thủy điện

Việt Nam có nguồn tài nguyên thủy năng tương đối lớn do có vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, cộng với bờ biển kéo dài hơn 3400 km cùng với sự thay đổi cao độ từ hơn 3100 m cho đến độ cao mặt biển đã tạo ra nguồn thế năng to lớn do chênh lệch địa hình. Theo đánh giá về tiềm năng thủy điện, công suất thủy điện có thể khai thác được vào khoảng từ 25.000 MW đến 26.000 MW, tương ứng với khoảng từ 90 tỷ kWh đến 100 tỷ kWh điện năng. Trên thực tế, tiềm năng về công suất thủy điện có thể khai thác còn nhiều hơn. Theo kinh nghiệm khai thác thủy điện trên thế giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong tương lai có thể bằng từ 30.000 MW đến 38.000 MW và điện năng có thể khai thác được từ 100 tỷ kWh đến 110 tỷ kWh.

Công trình thủy điện Hòa Bình

Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện, nhất là giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 và sau đó. Theo tính toán từ Bộ Công Thương, lượng điện thiếu hụt ước tính 3,7 tỷ kWh vào năm 2021, khoảng 10 tỷ kWh vào năm 2022. Đặc biệt, dự báo đến năm 2023, hệ thống sẽ thiếu hụt khoảng 15 tỷ kWh. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, phát triển nguồn thủy điện và năng lượng tái tạo là mục tiêu được ưu tiên. Theo đó, công suất lắp đặt nguồn thủy điện đến năm 2025 sẽ đạt 24.600 MW và đến năm 2030 đạt 27.800 MW. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến 2018, cả nước có 818 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 23.182 MW. Trong đó, đã đưa vào khai thác sử dụng 385 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 18.564 MW, đang xây dựng 143 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 1.848 MW và đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 2.770 MW.

Ngoài ra, trên nhiều địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tài liệu cơ bản để lập quy hoạch còn hạn chế, điều kiện khảo sát thực địa không thuận lợi… Hơn nữa, cơ quan xây dựng quy hoạch các tỉnh có dự án còn thiếu hoặc chưa có cán bộ chuyên môn; sự phối hợp giữa các Sở, Ngành của địa phương trong quá trình lập quy hoạch cũng chưa thực sự chặt chẽ, chất lượng quy hoạch thủy điện nhỏ bộc lộ khá nhiều bất cập. Mặt khác, do tình hình phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết như giao thông, lưới điện… tại các khu vực này còn chậm do đó nhiều lưu vực sông có tiềm năng thủy điện vẫn chưa được khai thác hoặc chưa khai thác hết. Nhiều vị trí có thể xây dựng dự án thủy điện chưa được xem xét bổ sung vào quy hoạch. Hoặc nhiều dự án thủy điện cũng do những vấn đề nêu trên mà đã bị loại khỏi quy hoạch.

Do nhu cầu năng lượng điện ngày tăng cao, trong những năm vừa qua nguồn nhiệt điện, nhất là nhiệt điện than đã phát triển rất nhanh. Điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy về môi trường và an ninh năng lượng trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu khai thác và tận dụng tối đa nguồn năng lượng sạch và rẻ như thủy điện cần được quan tâm và tạo điều kiện, cơ chế chính sách cho phát triển. Điều này đồng thời cũng yêu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo về lĩnh vực thủy điện.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy là một trong những chương trình đào tạo có truyền thống thuộc khoa Công trình của Trường Đại học Thủy lợi. Mục tiêu của chương trình là đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe, có năng lực thiết kế, xây dựng và khai thác vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện, năng lượng tái tạo, cảng, đường thủy và phòng chống thiên tai. Chuyên ngành Thủy điện và công trình năng lượng là một trong ba chuyên ngành của ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy. Đây là nơi đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao về công trình thủy điện nói riêng và công trình thủy nói chung.

2 Likes

Ngành điện sẽ sáng hơn trong năm 2022

17:35 07/01/2022

(ĐTCK) Nền kinh tế dần mở cửa trở lại kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, các doanh nghiệp ngành điện dự báo sẽ có một năm kinh doanh tích cực hơn.

Ảnh InternetẢnh Internet

Thủy điện thuận lợi

2021 có thể xem là năm thuận lợi với các doanh nghiệp thủy điện. Tại Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn (mã SJD), doanh thu 9 tháng tăng trưởng 18,4%, còn lợi nhuận sau thuế tăng 48,4%.

Tăng trưởng lợi nhuận cũng là câu chuyện ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp khác như Thủy điện Thác Mơ (mã TMP), Thủy điện Miền Nam (mã SHP), Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã VSH), Thủy điện Thác Bà (mã TBC)…

Doanh nghiệp thủy điện có lợi thế giá thành sản xuất thấp hơn hẳn so với điện than và điện khí, nên luôn được ưu tiên huy động.

Bất chấp ảnh hưởng bởi sức cầu yếu, kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp thủy điện vẫn tăng trưởng do đây là nhóm có lợi thế giá thành sản xuất thấp hơn hẳn so với điện than và điện khí, do đó luôn được ưu tiên huy động. Giá than và khí tự nhiên tăng mạnh trong năm 2021 đã làm tăng chi phí sản xuất của các nhà máy nhiệt điện, từ đó tăng giá bán trên thị trường điện càng giúp nhóm doanh nghiệp thủy điện hưởng lợi.

Điều kiện thủy văn tại nhiều khu vực cũng thuận lợi trong năm 2021 với lượng mưa dồi dào giúp các nhà máy tăng công suất phát. Với kết quả kinh doanh tăng trưởng, đa số vượt kế hoạch, tỷ lệ chi trả cổ tức được đề xuất trong mùa đại hội cổ đông thường niên năm 2022 tới đây được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể so với mức chi trả của năm vừa qua.

Bước sang năm 2022, điều kiện thủy văn tại nhiều khu vực được dự báo thuận lợi cho doanh nghiệp thủy điện. Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, trạng thái La Nina có thể sẽ kéo dài đến hết tháng 2/2022 với xác suất khoảng 90%; từ tháng 3 đến tháng 5/2022, hiện tượng ENSO vẫn ở trạng thái La Nina yếu với xác suất 50%.

Tuy vậy, với địa hình trải dài, khí hậu 3 miền phân hóa rõ rệt, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy điện được dự báo sẽ tiếp tục phân hóa mạnh và phụ thuộc vào tình hình thủy văn ở từng khu vực.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước tại các hồ chứa lớn trên thượng lưu lưu vực sông Hồng sẽ tiếp tục xảy ra từ tháng 1 - 6/2022. Trong khi đó, ở Trung Bộ và Tây Nguyên, vào cuối tháng 12/2021 có thể xuất hiện đợt lũ giúp các hồ chứa tăng tích nước.

Nhiệt điện bớt khó khăn

Không giống như các doanh nghiệp thủy điện, nhóm doanh nghiệp nhiệt điện vừa trải qua một năm kinh doanh nhiều khó khăn.

Theo số liệu cập nhật từ Bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), trong 9 tháng đầu năm 2021, giá khí tự nhiên tăng 103% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi giá than tăng tới 226%. Dù giá bán điện hợp đồng (Pc) được điều chỉnh theo giá nhiên liệu đầu vào, nhưng lợi nhuận bị ảnh hưởng do bất lợi về sản lượng huy động.

Ở đầu ra, số liệu của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia cho biết, tiêu thụ điện trung bình ngày trên toàn quốc của quý III/2021 giảm 10,53% so với quý II/2021 và giảm 4,14% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 11 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tăng 3,92% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả này thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân 8,59%/năm của giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 (trong đó, năm 2020 có mức tăng trưởng thấp là 3,42%). Là nhóm có chi phí sản xuất cao nhất trong các nguồn cung cấp điện, sản lượng điện được huy động của nhiều nhà máy nhiệt điện giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), tổng sản lượng điện sản xuất lũy kế 11 tháng đầu năm 2021 giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2020; tương tự, tỷ lệ giảm của Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP là 9,27%.

Sản lượng giảm, doanh thu từ sản xuất điện thấp là một trong những nguyên nhân khiến Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) báo lỗ trong quý III/2021.

Năm 2022, tiêu thụ điện được nhận định sẽ phục hồi tốc độ tăng trưởng, qua đó phần nào giảm bớt khó khăn cho các nhà máy nhiệt điện. Trong báo cáo ngành điện mới đây, Bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán SSI kỳ vọng, sản lượng tiêu thụ điện năm nay sẽ tăng trưởng 9% so với năm 2021 dựa trên kịch bản tăng trưởng GDP là 6,5%.

Thực tế, sản lượng sản xuất và tiêu thụ điện đã tăng trở lại trong tháng 10 và tháng 11/2021 sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại nhiều địa phương được nối lại.

Tuy vậy, ngành năng lượng thế giới đang đứng trước nhiều kịch bản khác nhau dựa trên những dự báo về dịch bệnh khác nhau.

Bên cạnh đó là tiến độ phục hồi chuỗi cung ứng sau khi gián đoạn, đẩy giá các loại hàng hóa tăng cao trong năm 2021. Sự bất ổn, khó lường trong diễn biến giá các nguyên liệu chính cho sản xuất điện sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của các nhà máy nhiệt điện.

Một khó khăn riêng mà các nhà máy nhiệt điện phải đối mặt là tuổi đời tăng lên làm tăng chi phí bảo trì, bảo dưỡng, cũng như suất tiêu hao nhiên liệu.

Bên cạnh đó là rủi ro sự cố trong quá trình vận hành, chẳng hạn tại Nhiệt điện Phả Lại, sự cố kỹ thuật của Nhà máy Phả Lại 2 xảy ra từ tháng 3/2021 với quá trình sửa chữa, khắc phục kéo dài đã ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng năm 2021 của Công ty và có thể còn ảnh hưởng đến sản lượng điện hợp đồng mà EVN huy động từ PPC trong năm 2022.

Tại PV Power, việc tuabin của tổ máy số 1 nhà máy Vũng Áng - nhà máy đóng góp doanh thu lớn nhất, hư hỏng từ 19/9/2021 đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty trong quý IV/2021.

Năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thời gian qua, các dự án năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện mặt trời và điện gió, phát triển mạnh, đặc biệt là ở khu vực miền Trung và miền Nam nhờ nhận được nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư.

Theo Bộ Công Thương, công suất lắp đặt của toàn hệ thống điện Việt Nam tăng 19% trong năm 2020, chủ yếu đến từ điện mặt trời. Đến cuối năm 2020, điện mặt trời chiếm 25% trong tổng công suất lắp đặt điện nhờ vào các chính sách khuyến khích của Chính phủ. Tuy vậy, trong báo cáo tháng 11/2021, EVN cho biết, sản lượng điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt 26,88 tỷ kWh, chiếm 11,5% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ đóng góp vào tổng sản lượng sản xuất thấp hơn nhiều so với tỷ lệ công suất lắp đặt là do hệ thống truyền dẫn chưa đủ tương thích để khai thác tối đa hiệu quả. Tuy vậy, việc đóng góp từ nguồn năng lượng tái tạo dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới khi các hệ thống lưới điện dần hoàn thiện.

Với tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ, mảng năng lượng này có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với các nhà máy điện có chi phí sản xuất cao, đặc biệt là nhóm nhiệt điện.

Khắc Lâm

[TIN LIÊN QUAN](javascript:void(0):wink:

Cổ phiếu ngành điện nhấp nháy

06:59 16/04/2021

“Nóng, lạnh” ngành nhiệt điện và thủy điện

12:59 21/10/2019

Đối lập bức tranh ngành điện nửa đầu năm

06:50 20/07/2019

Từ khóa

ngành điện thủy điện tiêu thụ năng lượng [doanh nghiệp ngành

1 Likes

Hqua mình cung xem nhưng lướt qua…thây nói điện năng lượng … Quy hoặch chỉnh sửa giảm thiêu Than …Sang Điện MT- Gió - Thủy Điện

3 Likes