TẠI SAO 95% thất bại trong đầu tư chứng khoán. Những ai THUA LỖ cần phải biết những kiến thức này

Anh @NDX_VIETNAM cho xin một chút trải nghiệm để ôm cp dài hạn được ko nhỉ

2 Likes

image

2 Likes

3 Likes

Cố giữ đc tiền nhé. Đừng để đến lúc có cơ hội lại hết tiền. Uptrend thì mua hàng nào cũng thắng. Giờ thì dao cùn cứa cổ

Hết jean giờ sang đây quạo nhau à ae = ))))

chứng khoán thế giới tắm máu, Fed tăng lãi suất kỷ lục mà chứng vịt ngan vẫn giữ được như quả bom nổ chậm

Trong nguy có cơ. Fed tăng lãi suất cũng chả ảnh hưởng gì VN. VN vẫn giảm bình thường. Ví dụ như Nhật vẫn lãi suất âm. Chả sao cả. VN hay theo TQ thôi chứ chả theo chính sách Mỹ đâu

2 Likes

Nó tuổi gì mà lùa đc gà mày :rofl:

Kệ họ thôi. Mình chả quan tâm đến những người đã thua tha nhìn ngắn còn ngang bướng vô sỉ

3 Likes

2 Likes

Mày thấy pao của tao đâu ko? Mới ôn kỉ niệm đẹp cái mà trốn rồi :face_vomiting:

1 Likes


Các quỹ cũng phải công nhận đầu tư dài hạn luôn thắng ngắn hạn

2 Likes

1. Vài nét về Nhà đầu tư huyền thoại Joel Greenblatt

Joel Greenblatt (13/12/1957) sinh ra tại Great Neck – New York, là người có ba mẹ thuộc gốc Do Thái. Tuổi thơ của ông cứ thế qua đi trong bình lặng và êm đềm. Năm 1979, ông tốt nghiệp học viện kinh tế Wharton trực thuộc tại Đại học Pennsylvania , nhận bằng Cử nhân và một năm sau ông tiếp tục nhận được tấm bằng MBA.

Tại Wharton, bài viết của ông “Làm thế nào nhà đầu tư nhỏ có thể đánh bại thị trường” ngày còn là sinh viên đã được xuất bản trên Tạp chí Quản lý danh mục đầu tư và trở thành một trong những bài báo nổi tiếng nhất trong giới đầu tư.

Ông là sáng lập viên của New York Securities Auction Corporation và Chủ tịch hội đồng quản trị của Alliant Techsystems.

Sự nghiệp đầu tư của Greenblatt gắn liền với thành công của Gotham Capital khi mang về tỷ suất lợi nhuận đạt 40%/năm trong giai đoạn từ 1985 đến 2006. Trong đó, riêng trong 10 năm đầu tỷ suất sinh lời bình quân lên đến 50%/năm (trước phí) và năm “thất bát” nhất quỹ này vẫn có lợi nhuận 28,5%.

Sau này, ông đã quyết định viết cuốn sách đúc kết kinh nghiệm hàng chục năm chinh chiến trên thị trường và trở thành best – selling trên giá sách mọi nhà đầu tư nước Mỹ “You can be a stock market genius” nổi tiếng trong suốt nhiều năm qua.

2. Bí quyết làm giàu từ chứng khoán của Joel Greenblatt – Kiếm tiền bằng sự kiên trì

Trong một chương trình truyền hình phỏng vấn trực tuyến ông của đài CNN, có rất nhiều nhà đầu tư khi ấy đã hỏi ông “Chứng khoán có giàu được không?”. Joel Greenblatt đã không đi khẳng định điều đó, nhưng ông đã chỉ ra rằng có rất nhiều người đầu tư chứng khoán thành công và có rất nhiều tiền: Warren Buffett, George Soros, Jesse Livermore, Baruch,…

Họ không phải giàu lên từ một, hai lần mua bán, mà là nghề của họ, là đam mê tâm huyết cũng như chính sự nghiệp của họ. Theo quan điểm của ông, các nhà đầu tư trên thị trường, dù mới hay lâu năm thì trước khi đến với sự nghiệp đầu tư, chúng ta hãy nghiêm túc dành thời gian và công sức nỗ lực cho việc tìm hiểu – định hướng kĩ càng và đừng bao giờ coi nhẹ chúng chỉ như “một trò đỏ đen”.

Một phần lý do thành công là ông đã xuất sắc những chọn được những cổ phiếu tốt, có suất sinh lợi cao hơn thị trường. Một lý do khác, quan trọng hơn, Joel Greenblatt biết kiên trì ôm tiền mặt khi thị trường đi xuống chứ không vì sốt ruột mà lao vào mua. Chính chiến lược này đã giúp ông tránh được thua lỗ trong hai lần thị trường suy thoái.

Ông cũng ví von nhà đầu tư chứng khoán cũng phải giống như con báo: “Tuy con báo là loài vật chạy nhanh nhất thế giới và nhưng chỉ khi nào chắc chắn 100% có thể bắt được mồi, con báo mới tấn công. Nó có thể ẩn náu trong bụi rậm cả tuần liền chỉ để chờ một cơ hội thích hợp. Nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng nên như vậy, chỉ khi nào cảm thấy thực sự chắc chắn mới nên giao dịch”. Ông luôn đầu tư và sống theo đúng phương châm “Kiên trì rồi điều gì cũng đạt được”.

Nhà đầu tư không những phải kiên nhẫn khi đang cầm tiền mà còn phải kiên nhẫn khi đang “ôm hàng” để tránh rơi mất hàng khi thị trường rung lắc.

Những nhà đầu tư mới vào thường thất bại vì thua lỗ lớn, còn dân chuyên nghiệp lại thất bại vì ham lợi nhỏ. Bản năng của con người khiến nhiều nhà đầu tư muốn tối đa hóa xác suất có lợi nhuận thay vì tối đa hóa lợi nhuận, tài khoản của mình chỉ có một màu xanh, muốn khoản đầu tư nào của mình có có lãi dù chỉ là chút đỉnh.

Chính tâm lý này khiến nhiều nhà đầu tư “ăn non”, bán mất hàng khi thị trường rung lắc để rồi sau đó phải nuối tiếc khi nhìn cổ phiếu mình vừa bán tiếp tục bay cao, bay xa. Nếu không giữ lấy những cổ phiếu tốt thì lấy gì để bù vào khoản lỗ của các cổ phiếu kém?

Trong giai đoạn sau đó năm 1999-2010, khi chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã hai lần mất gần 50% giá trị thế nhưng lần thiệt hại lớn nhất của ông chỉ mất chưa tới 10%. Phải là người hết sức kiên nhẫn mới có thể đứng ngoài thị trường trong những khoảng thời gian dài như đợt suy thoái 2000-2002 hay đợt khủng hoảng 2007-2009.

3. Những kinh nghiệm đầu tư từ Joel Greenblatt

Để đạt được thành công đó, các kinh nghiệm mà ông đưa ra được đúc kết đến hiện tại như sau:

  1. Khi toàn bộ thị trường đang trong uptrend, xác suất lúc này sẽ có tới 70% các mã cổ phiếu sẽ đi lên theo thị trường, hãy mua khi thị trường đang trên đường đi lên chứ đừng mua khi thị trường đang cố đi xuống, xác suất để chiến thắng là rất thấp.

  2. Cổ phiếu của doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt thì khi thị trường đi lên cổ phiếu chắc chắn sẽ đi lên, vì đa phần cổ phiếu đều đi theo xu hướng của thị trường. Ví dụ thực tế là hãy nhìn vào VNM để thấy cổ phiếu không chỉ đi lên trong một hay vài tháng mà bản chất cổ phiếu đã đi lên mạnh mẽ trong nhiều năm trước khi nó nổi tiếng và được nhiều người biết tới hơn.

  3. Đừng tin vào bánh vẽ tương lai của công ty, hãy nhìn vào quá khứ, và đặc biệt hiện tại, hãy nhìn vào các báo cáo tài chính trong 3-5 năm gần đây nó tăng trưởng thế nào, quý vừa rồi ra sao, chúng ta cần những cổ phiếu đã qua sàng lọc tự nhiên.

  4. Nhà đầu tư nào không làm chủ được cảm xúc của mình thì không thể kiếm tiền từ hoạt động đầu tư.

  5. Để giảm thiểu tỉ lệ rủi ro phá sản của các công ty, nhà đầu tư hãy tiến hành đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán để tránh tình trạng “bỏ trứng vào chung một giỏ”. Đối với ông, điều tối kị là dồn hết vốn liếng vào một cổ phiếu duy nhất mà chưa thực sự biết rõ thông tin hay tìm hiểu cặn kẽ về chúng.

  6. Đừng tin ai chỉ điểm, đừng tin vào bất cứ doanh nghiệp nào được “nghe hay”, nhưng cũng đừng ác cảm với bất cứ công ty nào chỉ vì “lời đồn thổi”, nếu quan tâm hãy trực tiếp bỏ thời gian nghiên cứu thật sự để đưa ra quan điểm của chính bản thân mình cũng như có được quyết định đầu tư đúng đắn.

Nguồn: Tri thức trẻ

2 Likes

Các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán

Nếu có một tâm lý “sai lệch” thì các nhà đầu tư thường gặp rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán rất cao. Vậy trong chứng khoán, nhà đầu tư thường có các dạng tâm lý nào?

Tâm lý đám đông

Dù ở bất kỳ thời điểm nào thì thị trường tài chính luôn bị tác động bởi lòng tham và sự sợ hãi. Tâm lý đám đông thường để chỉ một nhóm các nhà đầu tư, hay những nhà đầu tư riêng lẻ dựa vào đám đông để hành động. Tâm lý này thường chạy theo một hướng, xuất hiện trong 2 trường hợp: Một là, nhà đầu tư quá hưng phấn; hai là họ quá sợ hãi. Dù là trường hợp nào cũng đều nguy hiểm như nhau.

Một khi nhà đầu tư mang tâm lý quá hưng phấn dễ tạo ra giá ảo còn nếu còn quá sợ hãi thì thường bán tháo cổ phiếu để “cắt lỗ”. Hiệu ứng bầy đàn là một trong các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán quan trọng, chi phối đến sự tăng giảm giá của cổ phiếu. Khi đám đông thị trường đua nhau mua một cổ phiếu thì giá mã cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại.

Nguyên nhân của tâm lý đám đông là do nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, không nắm bắt chính xác, đầy đủ thông tin, không có sự phân tích và nghiên cứu. Để hạn chế tình trạng này, nhà đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, không ngừng cập nhật thông tin chính thống để tránh bị chi phối từ đám đông.

Tâm lý tự tin

Tâm lý tự tin quá là hành vi tâm lý phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Tâm lý này có thể che khuất lý trí của các nhà đầu tư khi dự đoán kết quả của mình. Khi nhà đầu tư quá tự tin thường sẽ dễ dàng bị tác động bởi các biến động của định giá cổ phiếu cũng như thị trường chứng khoán.

Trên thị trường chứng khoán chứa nhiều rủi ro bất ngờ mà mọi nhà đầu tư đều có thể gặp trong quá trình giao dịch. Vì thế, bạn cần cập nhật liên tục thị trường, theo dõi các tin tức, sự kiện quan trọng cũng như biết cách phân tích, nhận định cổ phiếu. Bạn cũng có thể tham gia trao đổi với các chuyên gia hoặc những nhà đầu tư chuyên nghiệp để có góc nhìn đa chiều về thị trường này để có được tỷ suất sinh lời cao nhất.

Tâm lý lạc quan quá mức

Lạc quan là một tâm lý tích cực giúp cho con người vượt qua hoàn cảnh bất lợi. Từ đó giúp chúng ta vượt qua khó khăn thách thức. Đối với tâm lý lạc quan quá mức thì xuất phát từ sự quá tự tin. Nhà đầu tư thường tự tin với những quyết định của mình. Họ tin tưởng vào thị trường trong tương lai sẽ tốt hơn thực tế đang diễn ra.

tam-ly-lac-quan-qua-muc..

Lạc quan là bậc đầu tiên trong tâm lý hành vi trong đầu tư chứng khoán của một số nhà đầu tư. Với triển vọng tích cực trong tương lai làm tâm lý nhà đầu tư trở nên phấn chấn. Điều này sẽ dẫn đến hành động mua cổ phiếu của nhà đầu tư.

Điểm tích cực trong cung bậc tâm lý này chính là khả năng kích thích đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan quá mức sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro, không biết điểm dừng mặc dù đang thua lỗ. Điều này thường dẫn đến tâm lý bi quan cho nhà đầu tư.

Tâm lý sợ thua lỗ

Với các nhà đầu tư, tài khoản chắc chắn là “vật bất ly thân” với họ. Vì vậy, không một ai thích cảm giác thua lỗ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng chính ác cảm với cảm giác thua lỗ lại khiến bạn tổn thất thậm chí nặng nề hơn. Khi tham gia đầu tư chắc hẳn bạn đã từng sợ hãi khi cổ phiếu liên tục giảm 5 đến 10%. Bạn đã không quyết định bán ra mà ôm hy vọng chúng sẽ tăng giá trở lại. Thế những cổ phiếu của bạn tiếp tục giảm sâu hơn khiến bạn thua lỗ 20% và sẽ còn nhiều hơn nữa.

Sợ rủi ro thuộc tâm lý học trong đầu tư chứng khoán, được hình thành từ các xung đột trong tâm lý của nhà đầu tư, giữa sự kỳ vọng vào các khoản lời và các khoản lỗ. Trong đó, trạng thái thua lỗ mang đến tư tâm lý nặng nề hơn so với lợi nhuận. Yếu tố tâm lý sợ thua lỗ xuất phát từ việc thiếu tự tin, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán. Tâm lý này thường khiến nhà đầu tư lưỡng lự và bỏ qua các cơ hội tốt để hành động.

Làm sao để quản trị tâm lý giao dịch chứng khoán?

Thị trường chứng khoán biến động không ngừng, có lúc lên và cũng có thế bất ngờ xuống. Vì thế, mỗi nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý và giữ được sự bình tĩnh. Là một nhà đầu tư, chúng ta cần học cách tránh xa tham lam và sự sợ hãi – hai tâm lý đầu tư phổ biến nhất trên thị trường. Vậy làm sao để đưa ra quyết định đắn dựa trên các phân tích chứ không phải phụ thuộc vào cảm xúc.

lam-the-nao-de-quan-tri-tam-ly-trong-giao-dich-chung-khoan-

Không đặt mục tiêu quá cao về lợi nhuận

Khi đặt kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì bạn phải chọn mua các mã cổ phiếu càng rủi ro trong những giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán. Khi đó, cổ phiếu sẽ biến động nhiều hơn dẫn đến tổn thất mà nhà đầu tư có thể gánh cũng lớn hơn. Kết quả là tâm lý của nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái bất ổn.

Vì vậy, bạn hãy kỳ vọng hợp lý về mức lợi nhuận trong khả năng có thể đạt được. Thông thường mục tiêu về lợi nhuận trong đầu tư chứng khoán hợp lý trong khoảng 15 đến 20%/năm. Việc hạ kỳ vọng như vậy sẽ giúp bạn lựa chọn các mã cổ phiếu an toàn và ổn định hơn. Như vậy, tâm lý của bạn cũng sẽ càng thêm vững chắc hơn.

Bám sát mục tiêu, tuân thủ kế hoạch

Trong đầu tư để hạn chế rủi ro, bạn cần có các nguyên tắc riêng cho bản thân mình. Khi đã thiết lập bộ nguyên tắc cho bản thân, bạn cũng cần phải nghiêm khắc thực hiện chúng. Nguyên tắc giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt những cơ hội tốt, cũng như không FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội) theo đám đông.

bam-sat-muc-tieu-trong-dau-tu-chung-khoan--

Bạn cần nhớ rằng đám đông quyết định như thế nào đó là việc của họ, còn mình vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra. Không để cảm xúc chi phối mà cần tuân theo chiến lược đầu tư của đã phân tích trước đó của bản thân. Bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách liệt kê ra các mục tiêu, cách phân bổ tài sản cho hiện tại và tương lai.

Trong quá trình đầu tư, hãy dựa vào quy trình và chiến lược bạn đã đề ra để ra quyết định, bất kể thị trường có như thế nào. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư quản trị cảm xúc tốt hơn trong đầu tư chứng khoán chứ không đưa ra quyết định nhất thời dựa vào cảm xúc.

Đưa ra ít quyết định hơn

Bí quyết dễ nhất để kiểm soát tâm lý trong đầu tư chính là đưa ra ít quyết định hơn. Cách này thường sẽ phù hợp với những ai đầu tư chứng khoán dài hạn. Bạn có thể tận dụng phương pháp này bằng cách chọn ra các mã cổ phiếu phù hợp với chiến lược đầu tư của mình. Sau đó đầu tư một khoản cố định vào những cổ phiếu này và giữ chúng trong dài hạn với lợi nhuận mục tiêu hợp lý.

Với phương pháp này, bạn nên tái cân bằng lại danh mục đầu tư 1 – 2 lần hàng năm nhằm kiểm soát phân bổ tài sản. Như vậy, bạn có thể vượt qua mọi sự biến động của thị trường chứng khoán và không bị cảm xúc chi phối trong hoạt động giao dịch của mình trước sự thay đổi về giá.

Hiểu rõ doanh nghiệp mà bạn đầu tư

Yếu tố quan trọng đầu tiên để quyết định đến sự thành bại trong đầu tư nằm ở cách mà bạn nhìn nhận và hiểu rõ về doanh nghiệp mà mình muốn đầu tư vào. Một điều chắc chắn là bạn không thể mua một mã cổ phiếu mà không biết gì về nó. Việc nắm bắt rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà mình đang đầu tư sẽ giúp bạn có tâm lý vững vàng hơn.

Bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số phương pháp định giá cổ phiếu để vững vàng tâm lý hơn khi thị trường biến động. Một số phương pháp cơ bản kể đến như P/B, P/E, EV/EBITDA…

Trên đây là tất các cả các dạng tâm lý học trong đầu tư chứng khoán phổ biến nhất. Để thành công trên thị trường này, nhà đầu tư không chỉ cần hiểu biết về tài chính, kinh tế mà còn phải biết cách kiểm soát tâm lý. Quá tự tin, quá lạc quan, sợ thua lỗ và tâm lý đám đông là những tâm lý có thể tồn tại ở mỗi người. Các yếu tố tâm lý này ảnh hưởng đến quyết định hành vi đầu tư của mỗi người. Để đầu tư hiệu quả thì bạn không được để các yếu tố tâm lý làm ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của mình.

2 Likes

16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán

Hiểu được các cung bậc cảm xúc trong đầu tư chứng khoán có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt, thành công hơn trong dài hạn.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường dựa vào tâm lý chung thị trường để ra quyết định bán ra và mua vào hợp lý, tối ưu hóa lợi nhuận. Dưới đây là 16 cung bậc cảm xúc nhà đầu tư chứng khoán thường trải qua:

16 cung bậc cảm xúc thường có trong đầu tư chứng khoán.

16 cung bậc cảm xúc thường có trong đầu tư chứng khoán.

1. Nghi ngờ

Đây là giai đoạn cổ phiếu bắt đầu tăng nhẹ sau thời gian dài tích lũy. Nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu ở vùng giá này tuy nhiên còn nghi ngờ, không biết mã cổ phiếu có thực sự tăng giá hay chỉ là nhịp hồi ngắn hạn. Do đó, nhiều nhà đầu tư chần chừ chưa mua cổ phiếu ở giai đoạn này mà tiếp tục quan sát xu hướng.

2. Hi vọng

Một vài nhà đầu có kinh nghiệm sẽ nhận ra xu hướng tăng của thị trường theo chu kỳ, đặc biệt những mã cổ phiếu theo dõi trước đó. Lúc này, nhà đầu tư bắt đầu mua vào các cổ phiếu có tiềm năng và hy vọng nó sẽ tăng giá trong tương lai gần.

3. Lạc quan

Thanh khoản thị trường tăng được xác minh bởi khối lượng giao dịch lớn trong ngày. Lực mua áp đảo. Giá cổ phiếu tăng nhanh. Điều này càng thu hút dòng tiền. Nhà đầu tư vô cùng lạc quan với các triển vọng sắp tới của doanh nghiệp. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt hấp dẫn nhà đầu tư mới (F0) tham gia thị trường

4. Niềm tin

Lúc này, những người mua cổ phiếu trước đó đã có lợi nhuận, nhưng họ tiếp tục kỳ vọng vào sự tiềm năng của doanh nghiệp cũng như cổ phiếu doanh nghiệp đó trong tương lai. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ thêm tiền vào danh mục của mình, mua thêm cổ phiếu.

5. Cảm xúc

Thông thường trong giai đoạn này, nhiều tin tức hỗ trợ được đưa ra, mang lại cảm xúc tích cực cho nhà đầu tư. Thực tế, chứng khoán là phản ánh tương lai. Những tin tích cực này chính xác đã được phản ánh vào giai đoạn lạc quan từ trước đó. Giai đoạn này tiếp tục thu hút dòng tiền và gia tăng số lượng nhà đầu tư mới.

6. Hưng phấn

Từ cảm xúc chuyển sang hưng phấn là rất nhanh. Khi đạt được mức lợi nhuận vượt cả kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của mình. Không ít nhà đầu tư dồn toàn bộ số tiền có được và dùng đòn bẩy (ký quỹ hay còn gọi margin) để đầu tư nhiều hơn.

Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ nhận ra đây là đỉnh sóng và thực hiện chốt lãi.

7. Thỏa mãn

Thị trường bắt đầu có dấu hiệu đi ngang, nhưng đa số nhà đầu tư F0 không nhận ra được vì đang thỏa mãn với lợi nhuận có được một cách nhanh chóng. Tin tức hỗ trợ vẫn còn, do đó dòng tiền tiếp tục chảy vào chứng khoán. Nhà đầu tư mua cổ phiếu ở giai đoạn này thường rơi vào tình trạng “đu đỉnh”.

8. Lo ngại

Thị trường bắt đầu xu hướng giảm, tài khoản của nhiều nhà đầu tư cũng giảm theo. Tâm lý lo lắng dần xuất hiện, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa dám đưa ra quyết định với danh mục của mình.

9. Từ chối

Tài khoản âm, mức lỗ ngày một tăng, nhưng nhà đầu tư không muốn cắt lỗ vì họ không tin thị trường đang bước vào giai đoạn phân phối. Nhà đầu tư vẫn tin vào khả năng hồi của thị trường sau vài nhịp điều chỉnh.

10. Sợ hãi

Giá cổ phiếu rơi vào đà giảm nhiều phiên liên tiếp, nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ một phiên rồi lại quay đầu giảm sâu tiếp. Nhà đầu tư bắt đầu lo sợ khi số vốn bỏ ra bị hao hụt từng ngày.

11. Tuyệt vọng

Tài khoản âm thậm chí quá nửa, lỗ hơn 50%. Lúc này cắt lỗ cũng không còn ý nghĩa, nhà đầu tư rơi vào tuyệt vọng, chỉ mong mỏi được hòa vốn (về bờ).

12. Hoảng loạn

Thị trường bước vào giai đoạn xuống giá (thị trường con gấu). Nhiều tài khoản bị gọi ký quỹ (call margin) rồi bán giải chấp dẫn đến tâm lý hoảng loạn đối với nhiều nhà đầu tư.

13. Bán tháo

Vì hoảng loạn, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu bất chấp mức giá thấp. Chính điều này càng khiến cho thị trường xuống giá hơn.

14. Thất vọng

Thị trường tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm. Nhà đầu tư cảm thấy không còn hi vọng về bờ. Tâm trạng trở nên tiêu cực. Nhiều người bất mãn có thái độ và lời lẽ không hay về doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp và thị trường. Họ cho rằng thị trường chứng khoán là canh bạc, không phải kênh đầu tư.

15. Rời bỏ thị trường

Mất niềm tin vào thị trường, nhà đầu tư có tâm lý ân hận, hối tiếc và tự hứa sẽ không bao giờ “chơi” chứng khoán nữa. Thanh khoản thị trường lúc này gần như cạn kiệt vì không còn ai mua và nhà đầu tư cũng không còn bán ở giá thấp nữa.

16. Mất niềm tin

Thị trường chứng khoán không còn là một kênh đầu tư yêu thích. Dòng tiền dần chuyển sang các kênh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư mất niềm tin hoàn toàn vào chứng khoán.

Nếu là nhà đầu chuyên nghiệp, giai đoạn 15 và 16 sẽ là thời điểm lý tưởng để “bắt đáy”, khởi đầu cho giai đoạn nghi ngờ.

3 Likes

Em đưa view ptkt VNI cho mn nhé. VNI Khung Ngày

2 Likes


Về view các đường trung bình động
Đều đã đóng trên MA10 Ma20 Ma55 Ma100
nên xu hướng lên đang rất rõ ràng

2 Likes


View theo trendline và mô hình thì VNI đang ở xu hướng đi ngang trong mô hình nêm giảm. Nhưng nêm giảm này lại là nêm giảm trong xu hướng tăng đã xác nhận theo Lý thuyết Dow. Và tỉ lệ nêm giảm trong xu hướng tăng đi lên là 80%

2 Likes

Về view các chỉ báo như MACD và RSI thì


MACD đang cắt lên history program đang dương mạnh mẽ. RSI lại vẫn ở vùng lưng chừng nên xu hướng tăng còn rất nhiều dư địa trước khi chạm vùng quá mua

2 Likes


View khung tuần thì đã đóng trên Ma20. MACD history program đang dương. RSI vẫn đang ở vùng lưng chừng. Còn nhiều dư địa tăng

2 Likes