BCM mẹ và IJC con cùng phát triển mạnh mẽ vì bcm mẹ nắm 49.7% cổ phần ở cty con IJC.
cả 2 cùng tiến giá cp của cty con phải 30-40xxxx bằng 1/2 giá cp của mẹ chứ !?
https://nguoiquansat.vn/review-ong-…mo-khu-cong-nghiep-thoi-kinh-te-so-78201.html
Review “ông vua” phát triển hạ tầng Becamex (BCM): Doanh nghiệp kiến tạo hàng triệu việc làm và giấc mơ Khu công nghiệp thời kinh tế số
01-05-2023 10:26|Hồ Nga
Becamex (BCM) đang ấp ủ kế hoạch xây dựng một hệ sinh thái kiểu mới nhằm tạo ra động lực mới cho phát triển trong thời kỳ kinh tế số và kinh tế tri thức.
Becamex: Ấp ủ kế hoạch lớn, lợi nhuận quý 1 giảm sâu
Báo cáo thường niên của Becamex (mã chứng khoán BCM) – nhà phát triển hạ tầng lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp kiến tạo ra hơn 1 triệu việc làm mỗi năm đang ấp ủ kế hoạch mới: Xây dựng một hệ sinh thái kiểu mới nhằm tạo ra động lực mới cho phát triển trong thời kỳ kinh tế số và kinh tế tri thức.
Kế hoạch mới là vậy, nhưng, Becamex vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 với mức lãi hợp nhất chỉ còn 74,4 tỷ đồng, giảm sâu so với con số 391 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này – theo giải trình của Becamex - là bởi quý 1/2023 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty và phần lãi trong công ty liên kết giảm so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó Becamex cũng đã công bố kết quả kinh doanh cả năm 2022 với số liệu doanh thu giảm sâu gần 580 tỷ đồng so với 2021, còn 6.506 tỷ đồng. Tuy lợi nhuận cả năm 2022 vẫn đạt tăng trưởng hơn 210 tỷ đồng so với năm 2021 lên 1.714 tỷ nhưng sự sụt giảm sâu đã hình thành từ quý 4/2022.
Sự sụt giảm của Becamex liệu có kéo dài? Đâu là động lực tăng trưởng của BCM khi những con số dường như không hậu thuẫn? Bài viết này chúng tôi nhìn lại hành trình cũ của Becamex và những hoạch định tương lai để nhà đầu tư nắm rõ.
Becamex 30 năm tuổi và hành trình kiến tạo lợi thế cho tỉnh Bình Dương bằng mô hình phát triển Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ
Cho đến thời điểm hiện tại, Becamex đã hơn 30 năm tuổi. Hành trình 30 năm mang lại cho Becamex nhiều điều. Kiến tạo ra hơn 1 triệu việc làm mỗi năm giúp Becamex không chỉ là cái tên có ý nghĩa với những bên liên quan trực tiếp mà còn là cái tên được cộng đồng, xã hội quan tâm vì miếng cơm, manh áo của nhiều người phụ thuộc vào sự phồn vinh của doanh nghiệp. Tínhh từ 2018-2021 Becamex cho biết đã đầu tư hơn 9.000 căn nhà ở xã hội.
Trong suốt hành trình của mình, Becamex không chỉ đóng vai trò phát triển chính mình mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với đặc thù kinh doanh phát triển hạ tầng và tỷ lệ sở hữu chi phối của UBND Tỉnh Bình Dương, Becamex đã đóng góp phát triển toàn diện hạ tầng xã hội trên diện rộng trong toàn tỉnh, tạo nên diện mạo mới cho tỉnh Bình Dương. Bình Dương – nhờ sự đóng góp lớn của Becamex - trở thành tâm điểm phát triển kinh tế mạnh mẽ trong tứ giác kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
Mô hình phát triển của Becamex học hỏi kinh nghiệm từ Singapore. Để tạo động lực phát triển công nghiệp về phía bắc, Bình Dương quyết xây dựng mô hình Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị Bình Dương (Khu liên hợp) có sự tinh chỉnh cho phù hợp với đặc thù địa phương, từ đó định hình mô hình phát triển tích hợp, bao gồm khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ giải trí chất lượng cao, khu dân cư, tái định cư cho người dân…
Mô hình này đã tạo ra môi trường sống hiện đại, hài hòa, cung cấp các loại hình công việc đa dạng phục vụ phát triển công nghiệp, vì vậy, Becamex đã tạo nền tảng giúp Bình Dương thu hút được hàng triệu người lao động về đây sinh sống từ đó, phát triển mạnh mẽ hơn các nhà máy, xí nghiệp, các ngành hỗ trợ như dịch vụ, thương mại, hậu cần. Tổng hòa lại, Becamex đã tạo ra cấu trúc phát triển cho tỉnh Bình Dương có tính tương hỗ, logic và bền vững.
Điểm đặc sắc của mô hình mà Becamex đã ứng dụng cho tỉnh Bình Dương nằm ở chỗ, tất cả các khu vực đất đai trước khi được phát triển đều là những khu vực hoang hóa hoặc nông nghiệp kém hiệu quả, nằm ở vị trí không thuận lợi so với các đô thị hiện hữu. Sau khi được phát triển và mở rộng sử dụng mô hình Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ, vùng đất hoang hóa được chuyển đổi thành đô thị công nghiệp bài bản, hiện đại và đáng sống.
Tại trung tâm của Khu liên hợp là khu đô thị Thành phố Mới Bình Dương, Bình Dương xây dựng Trung tâm hành chính tập trung, Khu Triển lãm Hội nghị tỉnh Bình Dương, ngoài ra còn đầu tư hệ thống trường các cấp đạt chuẩn quốc tế, từ mẫu giáo cho đến đại học, như ĐH Quốc tế Miền đông… điều này góp phần định hình một mô hình mới, trái tim mới của đô thị Bình Dương theo mô hình TOD, mang đến một vai trò mới của mô hình Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ đó là định nghĩa một đô thị mới, quay lại cải tạo các đô thị hiện hữu nhưng không đánh mất giá trị truyền thống của các đô thị hiện hữu.
Mặt khác, báo cáo thường niên của Becamex tự hào viết rằng một khu Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ sẽ không phát huy và phát triển mạnh mẽ nếu như các tuyến đường kết nối nội tỉnh, liên vùng không được mở rộng và kết nối về. Vì vậy, dự án Khu Công nghiệp – Độ thị - Dịch vụ Bình Dương không chỉ phát triển nội khu mà còn phát triển các tuyến đường tạo lực xung quanh, để thúc đẩy và gắn kết hệ thống các khu công nghiệp với nhau và với cảng biển sân bay quốc tế… tạo thành một quần thể hoàn chỉnh phát triển nội khu, liên khu và liên vùng, tạo sự lan tỏa và phát triển cộng hưởng chủ động.
Có thể thấy, mô hình Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ không chỉ là các dự án đầu tư bất động sản về công nghiệp hay đô thị, mà mô hình này biến các dự án trở thành các dự án động lực chiến lược, nhằm nâng cấp hệ thống quy hoạch đô thị và hệ thống công nghiệp hiện hữu, cải tạo các đô thị hiện hữu, cải tạo toàn diện hệ thống giao thông, tạo ra một môi trường sống chạm tới mọi tầng lớp xã hội. Trong đó nhà đầu tư tìm được người lao động, người lao động tìm được việc làm, người dân địa phương được ở lại trên mảnh đất quê hương và được chuyển đổi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp sang hoạt động thương mại và dịch vụ. Tất cả đều bình đẳng thụ hưởng thành quả phát triển chung.
Becamex: Lợi thế từ sự “hậu thuẫn” của tỉnh Bình Dương
Tại thời điểm kết thúc năm 2022 tổng tài sản Becamex đạt 48.290 tỷ đồng, giảm 600 tỷ đóngo với thời điểm đầu năm, tuy vậy tổng nợ phải trả còn giảm được sâu hơn, đến gần 1.600 tỷ đồng, xuống còn 30.344 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản duy trì ổn định qua các năm.
Becamex cũng được biết đến là doanh nghiệp không chạy theo phong trào tăng vốn điều lệ. Từ 2017 đến nay vốn điều lệ Beacmex duy trì trên 10.000 tỷ đồng, trong đó các năm từ 2019 đến nay đều giữ nguyên mức vốn điều lệ 10.350 tỷ đồng.
Tổng tài sản không có nhiều biến động, vốn điều lệ cũng không biến động nhiều trong khi lợi nhuận sau thuế từ 2017 đến nay đều duy trì trên 1.000 tỷ đồng, đạt cao nhất năm 2019 với trên 2.600 tỷ đồng. Năm 2019 cũng là năm Becamex đạt kỷ lục cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trước khi bước vào chu kỳ giảm sút.
Trong giai đoạn 13 năm trước cổ phần hóa từ năm 2018, quy mô vốn điều lệ của Becamex tăng 47 lần từ 213 tỷ lên 10.125 tỷ đồng thông qua quá trình tích lũy từ hoạt động sản xuất kinh doanh tự thân của doanh nghiệp qua đó đưa công ty trở thành một trong những doanh nghiệp vốn hóa lớn của HoSE. Tuy vậy sau cổ phần hóa, Becamex giữ ổn định về vốn.
Điều đáng nói là các khu công nghiệp do Becamex phát triển đạt tỷ lệ lấp đầy khá cao. Cụ thể:
Khu công nghiệp Mỹ Phước 1 do Becamex sở hữu 100%: Diện tích kinh doanh 2,73 triệu m2, tỷ lệ lấp đầy 88%.
- Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 do Becamex sở hữu 100%: Diện tích kinh doanh 3,43 triệu m2, tỷ lệ lấp đầy 96%.
- Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 do Becamex sở hữu 100%: Diện tích kinh doanh 6,7 triệu m2, tỷ lệ lấp đầy 90%.
- Khu công nghiệp Bàu Bàng do Becamex sở hữu 100%: Diện tích kinh doanh 7,37 triệu m2, tỷ lệ lấp đầy 90%.
- Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng do Becamex sở hữu 100%: Diện tích kinh doanh 7,55 triệu m2, tỷ lệ lấp đầy 68%.
- Khu công nghiệp Thới Hòa do Becamex sở hữu 100%: Diện tích kinh doanh 1,53 triệu m2, tỷ lệ lấp đầy 85%.
Một trong những lợi thế của Beacmex là cổ đông lớn UBND tỉnh Bình Dương. Nắm đa số cổ phần, UBND tỉnh Bình Dương và Becamex “tuy 2 mà một”: Becamex là đơn vị phát triển cơ sở hạ tầng, còn tỉnh Bình Dương vừa là bên hưởng lợi từ hạ tầng phát triển, vừa lại là bên “hậu thuẫn” cho chính Becamex phát triển. Đây chính là đặc thù lớn nhất của Becamex trong số những doanh nghiệp Bất động sản Khu công nghiệp khác.
Thông minh: Giấc mơ của “ông vua” phát triển hạ tầng thời kinh tế số
Bước sang năm 2023, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nhìn thấy động lực phát triển chung của nền kinh tế khi rất nhiều thách thức vẫn đang hiện hữu tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, Becamex đã nhìn ra bước ngoặt mới để thay đổi.
Theo định hướng mới của Becamex, tổng công ty sẽ thay đổi mô hình, kiến tạo hệ sinh thái kiểu mới, nhằm tạo ra đòn bẩy và tìm kiếm động lực mới cho việc phát triển trong thời kỳ kinh tế số và kinh tế tri thức. Tổng công ty cho rằng, xây dựng một nền tảng công nghiệp thông minh, nhằm phát triển các phương tiện sản xuất mới, thông qua đầu tư thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, công nghiệp 4.0.
Chính bởi góc nhìn đó, trong bức tranh 2023, Becamex đã mạnh dạn thêm 2 chữ “Thông minh” vào mô hình cũ Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ. Becamex cho biết, việc sử dụng nguồn lực thặng dư từ mô hình phát triển đã thành công để nâng cấp và xây dựng một mô hình phát triển mới đón đầu những yêu cầu mới của thời đại là rất quan trọng, đưa lĩnh vực phát triển KCN của Tổng Công ty đi lên phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, từng bước xây dựng động lực phát triển kinh tế mới thay thế cho thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai, cụ thể như sau:
Giai đoạn một: Xây dựng mới và nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở thành các khu công nghiệp xanh, thông minh, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 như IoT , Big Data, AI… để giúp nhà đầu tư dễ dàng triển khai mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh nhanh chóng và hiệu quả.
Giai đoạn hai: Phát triển các Khu công nghiệp gắn liền với khoa học và công nghệ để thu hút các viện trường, các hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo, các ngành dịch vụ, dịch vụ số.
Bên cạnh việc đẩy mạnh các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt như Khu công nghiệp, bất động sản dân dụng, Tổng công ty đã hoàn thiện các chính sách giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực.
Năm 2023 Becamex đặt mục tiêu tổng doanh thu tăng 19% lên 9.460 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 2.263 tỷ đồng, ước tính tăng 32% so với lợi nhuận đạt được năm 2022.