Tạm đóng - 👉 ANV - Cơ hội nào cho cổ phiếu thủy sản trong 6 tháng cuối năm 2023- Hẹn tháng 10 quay lại

, , , , ,

Một khi kéo lên 38 rồi mà lùi về 35 thì TA cực xấu. Dám mua không?

3 Likes

Mua chớ, em mua vì tin chia thưởng cơ mà chứ có phải vì TA đâu, timeline của em đến tháng 9-10 :smiley:

3 Likes

Rồi tự lo đi.
Còn lâu mà.

4 Likes

:smiling_face_with_tear: :smiling_face_with_tear: :smiling_face_with_tear: câu “tự lo đi” nghe buồn nhở

2 Likes

OK em. Vậy anh đổi câu khác.
Vậy thân ai nấy lo nha.

1 Likes

Buồn hơn nữa :sob: :sob: :sob:

2 Likes

Cũng chưa chịu nữa sao? Khó tính quá.
Thôi có gì em ráng lo cho anh nữa nha.

3 Likes

Em chịu…thua =)))

2 Likes

Thôi bỏ đi.
Chuyện đó còn dài.

5 Likes

Thôi xong. Lên báo rồi mai…có cơ hội hốt giá đẹp nữa.

Tăng liên tiếp 3 tuần, ANV có thể nối dài chuỗi tăng giá?

[MAI HƯƠNG]

Cổ phiếu ANV của CTCP Nam Việt đã có 3 tuần tăng liên tiếp. Liệu đà tăng của ANV có thể giúp đuổi kịp một số cổ phiếu có chuỗi tuần tăng ấn tượng như PGD, CNG, HPG trên HOSE?

ANV lấy lại xu hướng tăng dài hạn khi vượt qua đường MA200

Trong số những cổ phiếu có mức tăng vượt trội so với VN-Index, ANV cũng góp mặt với thành tích tăng 4,32%. Mức tăng không lớn nhưng đây lại là tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp của ANV. Tính chung trong 3 tuần, cổ phiếu ANV đã tăng gần 11% lên 37.400 đồng/cổ phiếu.

Xét về trạng thái kỹ thuật, khởi đầu chuỗi tuần tăng giá trên, ANV hiện đã lấy lại xu hướng tăng dài hạn khi vượt qua được đường MA200 sau khoảng 15 tháng đánh mất xu hướng.

Trước mắt, sẽ có những trở ngại xuất hiện tại vùng giá 37.500 đồng/cổ phiếu sau khi cổ phiếu đã có 3 tuần tăng liên tiếp. Điều chỉnh có thể xuất hiện với ANV nhưng chuỗi vận động trong các phiên điều chỉnh sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá về khả năng đi tiếp của cổ phiếu này. Đây có thể là bài test nhẹ nhưng lại rất cần thiết với những nhà đầu tư đang nắm giữ ANV.
Tất nhiên, cũng không thể loại trừ kịch bản ANV sẽ nối dài đà tăng như một số cổ phiếu HPG, PGD, CNG. Theo thống kê, HPG, PGD đã có tới 6 tuần tăng liên tiếp trong khi CNG đã có tới 9 tuần tăng giá liên tiếp. Để làm được điều này, dòng tiền tại ANV sẽ cần phải chứng minh một cách mạnh mẽ.

Ngành Thủy sản có thể đã chạm đáy lợi nhuận giai đoạn đầu năm

Trong tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước đạt 800 triệu USD (-21%), trong đó xuất khẩu tôm và cá tra lần lượt đạt 341 triệu USD (-18% so với cùng kỳ nhưng tăng +3% so với tháng trước) và 156 triệu USD (giảm 26% và giảm 2% so với tháng trước).

Xuất khẩu tôm và cá tra trong nửa đầu năm 2023 lần lượt đạt 1,6 tỷ USD (-31%) và 885 triệu USD (-38%). CTCK SSI chưa nhận thấy dấu hiệu phục hồi nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc do tình trạng lạm phát kéo dài và xử lý hàng tồn kho chậm.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, SSI ước tính giá bán trung bình của tôm và cá tra sang Mỹ lần lượt đạt 10,6 USD/kg (-12%) và 3,5 USD/kg (-26%). Theo Agromonitor, sản lượng tiêu thụ cá tra sang Mỹ và Trung Quốc lần lượt giảm -50% và -31% trong nửa đầu năm 2023.

Về nguyên liệu đầu vào, SSI quan sát thấy sự sụt giảm giá tôm và cá nguyên liệu (20% giá vốn hàng bán) lần lượt là -9% và - 4%, trong khi giá thức ăn thủy sản vẫn ở mức cao.

Giá thức ăn thủy sản bình quân đạt đỉnh vào tháng 5/2023 là 14.900 đồng/kg và các công ty thức ăn chỉ bắt đầu giảm giá thức ăn thủy sản từ tháng 6/2023 (khoảng 300 đồng/kg).

Như vậy, giá thức ăn thủy sản vẫn cao hơn 8% trong 6 tháng đầu năm 2023. Do giá thức ăn chăn nuôi chiếm 60% giá vốn hàng bán, cùng với giá bán bình quân của ngành giảm trong nửa đầu năm 2023, SSI tin rằng hầu hết các công ty sản xuất trong ngành đều có tỷ suất lợi nhuận thu hẹp, nhưng lợi nhuận có thể đã chạm đáy trong nửa đầu năm 2023 (lợi nhuận giảm sâu so với cùng kỳ, nhưng khó có thể lặp lại trong quý tới), đặc biệt khi quý 2/2022 ghi nhận mức nền lợi nhuận cao nhất.

Mặc dù triển vọng các đơn đặt hàng sang Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn do nền kinh tế phục hồi chậm và mức tồn kho tăng cao, SSI tin rằng các công ty kinh doanh xuất khẩu cá tra sẽ bắt đầu thấy ghi nhận mức lợi nhuận cải thiện trong nửa cuối năm 2023, nhờ chi phí giảm bao gồm: (i) giá đầu vào giảm (tôm, cá nguyên liệu và thức ăn thủy sản); (ii) chi phí vận chuyển giảm.

SSI ước tính ANV có thể đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2023 lần lượt là 4,9 nghìn tỷ đồng (+1%) và 465 tỷ đồng (-31%).

Trong năm 2024, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (+8%) và 611 tỷ đồng (+32%), với kỳ vọng xuất khẩu sẽ bắt đầu phục hồi vào cuối quý 4/2023 hoặc đầu năm 2024.

7 Likes

E dành thời gian đọc lại 1 lần nữa ôke rồi ạ.

4 Likes

Cá ơi là cá cá bơi nhanh nhé. :tropical_fish::tropical_fish::tropical_fish::tropical_fish:

4 Likes

Vượt 38 rồi cá ơi :grinning::grinning::grinning:

4 Likes

Ngày đó sẽ không xa xôi…

5 Likes

Xuất khẩu cá tra sang Đức tăng trưởng 2 con số

Tính đến 15/6, xuất khẩu cá tra sang Đức đạt hơn 17 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 2,1% giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đi các thị trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến nửa đầu tháng 6/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức tiếp tục ghi nhận tăng trưởng dương trong khi hầu hết các thị trường chính đều sụt giảm từ 3% - 61%.

Xuất khẩu cá tra sang Đức tăng trưởng 2 con số
Xuất khẩu cá tra sang Đức tăng trưởng 2 con số

Đức là một trong số ít các thị trường giữ được đà tăng trưởng dương 2 con số về nhập khẩu cá tra Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023.

Đức là một trong số ít các thị trường giữ được đà tăng trưởng dương 2 con số về nhập khẩu cá tra Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023.

Từ đầu năm đến ngày 15/6/2023 giá trị xuất khẩu cá tra sang Đức đạt hơn 17 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 2,1% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đi các thị trường.

Năm 2022, Đức nằm trong Top 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam trong khối EU sau Hà Lan, chiếm 14% tỷ trọng trong khối thị trường EU với gần 30 triệu USD, tăng 169% so với năm 2021.

Tháng 6/2023, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã giảm xuống còn 6,4%. So với tháng 5/2023, con số này có tăng nhẹ do những biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ Đức thực hiện như giảm thuế nhiên liệu để bù đắp chi phí năng lượng tăng cao sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, hay tung ra vé đi lại các phương tiện công cộng đã kết thúc.

Lạm phát cũng làm thay đổi xu hướng tiêu thụ thủy sản của đất nước nằm trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này. Những thách thức từ cuộc chiến Nga - Ukraine, hậu quả về kinh tế đi kèm, sức khỏe kinh tế toàn cầu yếu kém, giá năng lượng và tiêu dùng ở mức cao cũng như vấn đề an ninh nguồn cung năng lượng chính là những nguyên do chính khiến người dân Đức thay đổi thói quen tiêu dùng. Thay vì tiêu thụ nhiều thủy sản tươi/ướp lạnh, người dân Đức gia tăng tiêu thụ thủy sản đông lạnh để tiết kiệm chi phí.

Đức là một trong những thị trường nổi bật trong khối EU giữ được “phong độ” ổn định về nhập khẩu cá tra Việt Nam. Kỳ vọng lạm phát và tồn kho tại Đức giảm dần để cá tra Việt Nam có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng dương khi được xuất bán sang thị trường này trong những tháng cuối năm.

Nguyễn Hạnh

9 Likes

cá hơi yếu ha anh, nhưng thế càng tốt với em :smiley:

3 Likes

Anh gom đủ rồi.
Chiều nhắn lái oánh lên.

6 Likes

@@ anh khớp được giá thấp nhất phiên luôn

3 Likes

Lâu lâu mới được 1 lần em ơi.
Mà cũng chưa chắc đâu.

3 Likes

Ngày nào anh cũng “lâu lâu mới được 1 lần” :))))

Em kê tận 37 lận đó :joy:

4 Likes