Năm trước có 1 đợt PC1 cũng tăng từ 27 lên 45, cái đợt có tin đang xây dựng nhà máy chế biến sâu Niken vốn đầu tư 1500 tỷ. Giờ nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động và có sản phẩm xuất khẩu nên giá bắt đầu có vẻ nhúc nhích lại.
Cuộc chơi PC1 như cuộc chơi DGC, vì 2 mỏ Photpho và Niken đều cho tỷ suất lợi nhuận gộp rất cao. Nếu giá hàng hóa biến động mạnh thì lợi nhuận sẽ phình lên rất nhanh
Có KQKD của PC1 chưa Minh Phương ơi
PC1 đúng là quá ngon, không tệ hại như TV2. Bán TV2 mua PC1 là quyết định quá hay! Tớ bán bỏ TV2 và đã all in PC1.
Game nó bán cho NN thì quan tâm gì đến bctc.
Bọn Tây nó bỏ hơn 180 tỷ ra cho vui sao. Nó dư biết kết quả bctc trước
PC1 ăn sóng đầu tư công hệ thống truyền tải điện và các trạm biến áp. Tuy nhiên, cổ đông quá cô đặc và thiếu sự minh bạch
Bị nhầm bác ơi
Cơ cấu sở hữu cổ đông của DGC và PC1 giống nhau với tỷ lệ floating. Thiếu minh bạch gì bác
Minh bạch là sự công bố thông tin đầy đủ và kịp thời hay không. Đừng nhầm lẫn.
Nhà máy Niken đã hoạt động và ra sản phẩm thì PC1 sẽ thành cổ phiếu đặc biệt . Vì nó liên quan đến ngành hóa chất và khai khoáng rồi .
*1 là: PC1 đã đầu tư 1.110 tỷ đồng vào Cty Logistic Western Pacific nhưng trong tất cả các BCTC đều không có thêm thông tin nào về doanh thu, chi phí của khoản đầu tư này.
*2 là: PC1 đang đầu tư khai thác mỏ Niken thông qua công ty con, nhưng trong BCTC hợp nhất cũng không báo cáo đầy đủ về khoản thu này mà gộp chung vào mục doanh thu khác.
- Nhưng dù sao thì PC1 vẫn là 1 mã khỏe trong mảng đầu tư công do hưởng lợi từ quy hoạch điện 8
Vay ngân hàng hơn 1.000 tỷ đồng làm dự án, mới xuất khẩu 2 lô quặng Niken, PC1 đã thu về gần 600 tỷ đồng trong 3 tháng
12/12/2023 15:42 PM | KINH DOANH
Nghe đọc bài
3:40
1x
Ngày nay, Niken được ví như loại khoáng sản “quý hơn vàng” và được cả thế giới săn đón, nhất là từ khi nó được sử dụng nhiều trong pin xe điện. Sau khi xuất khẩu lô hàng tinh quặng Niken thứ 2, PC1 Group đã ghi nhận doanh thu từ bán khoáng sản đạt hơn 598 tỷ đồng, thông tin từ báo cáo của công ty cho biết.
Khoáng sản Niken của nước ta không nhiều, tổng trữ lượng và tài nguyên ước khoảng 3,6 triệu tấn niken kim loại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Cao Bằng, theo nghiên cứu công bố trên Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (Bộ Công thương).
Trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn, hiện nay, chỉ có Công ty cổ phần tập đoàn PC1 (tên viết tắt là PC1 Group, mã chứng khoán PC1 - sàn HOSE) sở hữu gián tiếp quyền khai thác một mỏ Niken - Đồng qua công ty con.
Trong năm 2021, PC1 Group đã mua lại 57,27% cổ phần của Công ty cổ phần khoáng sản Tấn Phát - chủ sở hữu mỏ Niken - Đồng tại khu vực xã Quang Trung và xã Hà Trì, tỉnh Cao Bằng. Theo thống kê, tổng trữ lượng của mỏ này khoảng hơn 52.000 tấn kim loại Niken.
Ngày 03/07/2021, Công ty Cổ phần Khoáng sản Tấn Phát đã tổ chức buổi lễ khởi công dự án “Khai thác lộ thiên khoáng sản Niken – Đồng” thuộc hai xã Quang Trung & xã Hà Trì, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Theo thông tin trên báo cáo thường niên 2022 của PC1, dự án Khai thác lộ thiên khoáng sản Niken – Đồng tại xã Quang Trung huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng; quy mô công suất thiết kế là 600.000 tấn/năm.
Về nguồn vốn chính tài trợ cho dự án, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng. Cụ thể, trên BCTC gần nhất, quý III/2023, thể hiện khoản vay đầu tư xây dựng nhà máy tuyển quặng Niken - Đồng với tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ dự án, dư nợ đến cuối tháng 9/2023 là 1.023,9 tỷ đồng.
Ngân hàng tài trợ là Vietinbank, năm đáo hạn là 2032, lãi suất khoản vay bằng lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng (VNĐ) cộng biên độ.
Ảnh: PC1
Dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng lắp đặt, chạy thử và đi vào sản xuất chính thức từ tháng 2/2023, chính thức xuất khẩu sản phẩm từ quý III/2023 và ghi nhận doanh thu.
Cụ thể, sau khi xuất khẩu lô hàng tinh quặng niken thứ 2, PC1 đã ghi nhận doanh thu 9 tháng đầu năm từ bán khoáng sản đạt hơn 598 tỷ đồng (toàn bộ doanh thu đến vào quý III/2023).
Doanh thu từ bán khoáng sản đã đóng góp vào tổng doanh thu thuần 2.220 tỷ đồng trong Quý 3/2023 của PC1. Tuy vậy, do sự suy giảm đến từ hoạt động xây lắp, doanh thu hợp nhất vẫn giảm 26% so với cùng kỳ.
Nguyên liệu của tương lai
Các hợp kim niken được sử dụng trong nhiều môi trường nhiệt độ cao, như trong máy bay và tuabin phát điện… Khoảng 70% lượng niken được dùng để sản xuất thép không gỉ, 17% được dùng để làm “siêu hợp kim” và 7% được dùng trong công nghiệp mạ, còn lại được ứng dụng trong các lĩnh vực khác, như: Pin sạc, chất xúc tác và các hóa chất khác, đúc tiền, sản phẩm đúc và đồng bảng kim loại.
Niken là một trong số các tài nguyên đang được săn đón hàng đầu trên thế giới, nhất là khi tài nguyên này được sử dụng nhiều trong ngành công nghệ như pin xe điện.
Bí mật về niken, thứ vượt dầu mỏ, vàng và đang gây nên “cơn khát” toàn cầu
Có thứ hàng hóa nào mà hôm nay chỉ 50.000 USD/tấn nhưng chỉ sau một đêm đã tăng vọt lên vượt 101.000 USD/tấn? Có thứ hàng hóa gì mà còn vượt cả vàng, dầu mỏ - 2 thứ đang “nóng” nhất khi chiến sự tại Ukraine vẫn đang diễn ra? Có thứ hàng hóa gì đang gây nên “cơn khát” toàn cầu? Đó là niken. Vậy niken là gì? Vì sao mà kim loại này lại vượt mặt cả vàng, dầu mỏ để trở thành mặt hàng tạo nên “cơn khát” như thế?
THỨ 3 ĐEN TỐI
Khi tình hình Nga - Ukraine bắt đầu “nóng” lên thì Nga - nước cung cấp niken lớn thứ hai thế giới - bị Mỹ cùng đồng minh cấm vận. Thị trường lo đứt gãy nguồn cung, giá niken ồ ạt tăng “bốc”.
Thực tế thì bao nhiêu năm nay, thị trường hiếm khi chứng kiến một hợp đồng tăng gấp đôi giá trị chỉ trong khoảng thời gian một ngày, nhưng đó là điều đã xảy ra với niken khi mà kim loại này được giao dịch trên Sàn Giao dịch kim loại London - LME (The London Metal Exchange) vào ngày 7/3 với mức tăng 90% lên tới 55.000 USD/tấn. Mức giá đóng cửa cũng là trên 48.000 USD/tấn.
Song chỉ một ngày sau, trong phiên giao dịch 8/3, mức giá của niken đã trở lên “không tưởng”…, đạt mốc 101.365 USD mỗi tấn, tăng gấp gần 4 lần so với mức giá của cuối tuần trước đó. Mức tăng này khiến cho giới đầu tư hoảng loạn. Lãnh đạo LME thì lo lắng, đứng ngồi không yên. LME đã quyết định tạm ngừng giao dịch niken, hủy bỏ những giao dịch đã được thực hiện với kim loại này vào ngày hôm đó.
Bí mật về niken, thứ vượt dầu mỏ, vàng và đang gây nên cơn khát toàn cầu - 1
(Ảnh: Thinkstock).
Chính LME, trong một thông báo phát cho các thành viên, cũng cho biết các sự kiện hiện tại là chưa từng có. “Việc thị trường niken bị đình chỉ đã tạo ra một số vấn đề cho những người tham gia thị trường cần được giải quyết. LME sẽ tích cực lên kế hoạch cho việc mở cửa trở lại thị trường niken và sẽ công bố cơ chế của việc này ra thị trường càng sớm càng tốt”, trích thông báo.
Phía LME đưa ra các cam kết sẽ mở cửa ngày thứ 6 (11/3), nhưng thực tế đã lỡ hẹn.
Vào cuối thứ hai (14/3), LME cho hay sẽ tiếp tục giao dịch niken trở lại từ 8h sáng theo giờ London vào thứ tư (26/3).
Trong giai đoạn 2018 - 2020, giá niken loanh quanh ở 11.000 - 16.000 USD/tấn. Tuy nhiên, sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu thì cùng với cùng nguyên vật liệu khác, giá kim loại trên bắt đầu tăng từ mức 16.000 USD/tấn vào đầu năm 2021 lên 25.000 USD/tấn vào đầu năm 2022.
Năm 2021, Nga “chịu trách nhiệm” về 9,3% sản lượng khai thác niken toàn cầu. Do đó, không khó hiểu khi mà tình hình chiến sự trở nên “căng” hơn thì giá kim loại này cũng phi mã vì nỗi lo đứt mất nguồn cung. Thậm chí, một số tổ chức còn đánh giá giá niken còn tăng cao trong suốt năm 2022 này.
“Chúng tôi tin rằng giá có thể vẫn giữ ở mức rất cao trong ngắn và trung hạn, vượt qua mức cao lịch sử trước đó do triển vọng của các biện pháp trừng phạt lớn hơn từ phương Tây, các công ty tự xử phạt trước và các hạn chế xuất khẩu từ Nga”, một tuyên bố từ Fitch Solutions cho biết. “Ngay cả khi chiến tranh ở Ukraine chấm dứt và các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ, trong trung hạn, giá niken vẫn có thể cao hơn kỳ vọng trước đây của chúng tôi”.
VÌ SAO NIKEN TĂNG NÓNG?
Diễn biến của niken trong phiên “thứ 3 đen tối” 8/3 gợi lại ký ức về giai đoạn đen tối nhất của LME là khủng hoảng thiếc năm 1985. Cuộc khủng hoảng này từng khiến cho LME dừng giao dịch thiếc suốt 4 năm và nhiều bên môi giới ngừng hoạt động.
Sàn Giao dịch Kim loại London - LME (Ảnh: LME).
“Tình trạng hiện tại chỉ xếp sau khủng hoảng thiếc”, Malcolm Freeman, nhà môi giới tại Kingdom Futures, bắt đầu làm việc tại LME năm 1974, chia sẻ trên Bloomberg. “Đó là điều nên làm và tôi cảm thấy họ cũng có thể cân nhắc hủy giao dịch”.
Doanh nhân Xiang Guangda của Trung Quốc suốt nhiều tháng qua nắm giữ một vị thế bán lớn trên LME thông qua công ty của ông là Tsingshan Holding Group, nhà sản xuất niken và thép không gỉ lớn nhất thế giới, theo các nguồn thạo tin. Trong vài ngày qua, Tsingshan chịu áp lực lớn từ các bên môi giới, yêu cầu bổ sung ký quỹ cho các vị thế đó, khiến giá niken càng tăng.
Việc tăng giá diễn ra khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đe dọa nguồn cung từ nhà sản xuất lớn là Nga, Reuters đưa tin.
Đây là một động thái hiếm hoi, cho thấy rõ sự hoảng loạn của thị trường sau khi Nga vào Ukraine.
Sau khi Mỹ và các nước phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Nga, người mua đang tranh giành niken - kim loại quan trọng để sản xuất thép không gỉ và pin xe điện.
Các thị trường hàng hóa khác cũng trở nên náo động bởi các vấn đề trong logistics đã ngăn chặn dòng chảy của ngũ cốc và kim loại từ Nga. Giá dầu và khí đốt đã tăng vọt vì sự không chắc chắn do xung đột.
Theo Bloomberg, lý do của sự gia tăng nhanh chóng là do các nhà đầu tư và người sử dụng công nghiệp mua lại các hợp đồng sau khi giá tăng. Những lo ngại về nguồn cung cấp niken của Nga đã khiến giá trị của kim loại vốn được sử dụng trong các sản phẩm thép không gỉ và pin xe điện này tăng lên.
Nga cung cấp 9% nguồn cung niken trên thế giới. Khi giá nhiên liệu tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, các nhà sản xuất và nhà đầu tư đều mong đợi lượng mua xe điện tăng lên.
Các nhà sản xuất xe điện đang phải chuẩn bị cho tình trạng thiếu niken, với một nghiên cứu từ Rystad Energy dự đoán kim loại này sẽ thiếu hụt vào năm 2026, EENews.net đưa tin. Đến năm 2024, nghiên cứu của Rystad cho thấy nhu cầu niken toàn cầu sẽ tăng từ 2,5 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn.
Ngành xe điện phụ thuộc lớn vào niken (Ảnh: Bestinau.net).
Ngay cả khi ngành công nghiệp xe điện phụ thuộc vào niken để làm pin, liệu sự tăng giá đột biến và việc dừng giao dịch sau đó có phải là nguyên nhân khiến hầu hết người Mỹ lo ngại? Nhà phân tích David Fickling, người phụ trách chuyên mục ý kiến của Bloomberg, không nghĩ như vậy. Ông viết: “Điều này sẽ không gây tác động nào lên nền kinh tế lớn trong năm tới và giá cả có xu hướng sẽ giảm nhanh chóng”.
DỰ TRỮ NIKEN TRÊN THẾ GIỚI RA SAO?
Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn thế giới gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với khí hậu và mục tiêu của Thỏa thuận Paris là đạt được thế giới trung hòa về khí hậu vào năm 2050. Chống lại biến đổi khí hậu, thế giới chuyển sang các nguồn năng lượng carbon thấp. Để đạt được mục tiêu trung hòa với khí hậu, các công ty đang giảm lượng khí thải hoạt động, giảm sản lượng than, tăng cường đầu tư vào các kim loại carbon thấp như đồng, coban, niken và liti. Niken chủ yếu được sử dụng để sản xuất không gỉ, được sử dụng trong các ngành xây dựng, ô tô và hàng tiêu dùng.
Niken được phân bổ khá tốt trên toàn cầu với nguồn tài nguyên ước tính khoảng 300 triệu tấn.
Dự trữ niken ước tính là 94 triệu tấn và chủ yếu nằm ở Indonesia (22,4%), Australia (21,3%), Brazil (17%), Nga (7,3%), Cuba (5,9%) và Philippines (5,1%).
Trên thực tế, trong suốt 3 thập kỷ qua, gần 80% mỏ niken đã được khai thác. Tuy nhiên, trữ lượng và tài nguyên niken đã biết vẫn tăng trưởng đều đặn. Nhiều người tin rằng có những mỏ niken lớn ở biển sâu. Bằng chứng là các “nốt mangan”, được tìm thấy dưới đáy biển sâu, chứa một lượng đáng kể kim loại này. Các ước tính gần đây cho thấy có hơn 290 triệu tấn niken chứa trong các mỏ ấy. Sự phát triển của các công nghệ khai thác dưới đáy biển sâu được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn tài nguyên này trong tương lai.
(Nguồn: Global Data).
Sản lượng khai thác niken toàn cầu đạt gần 2,5 triệu tấn vào năm 2021, tăng 6,8% so với năm 2020, sau khi ghi nhận mức giảm ước tính 4,2% trong năm đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Năm 2021, 5 nơi sản xuất niken hàng đầu là Indonesia, Philippines, New Caledonia, Nga và Australia.
Indonesia là nước đóng góp hàng đầu vào nguồn cung toàn cầu vào năm 2021, chủ yếu do sự mở rộng của ngành công nghiệp niken và sự phát triển của các dự án rửa trôi axit áp suất cao (HPAL) trong nước.
Tiếp theo là Philippines, nước đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với các thỏa thuận khoáng sản mới vào tháng 4/2021. Điều này dự kiến sẽ mở đường cho các dự án khai thác mới và khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào ngành khai thác.
Sản lượng của Australia tăng 4,8%, do mỏ niken Raventhorpe của công ty First Quantum Minerals được đưa vào vận hành và khai thác lại vào quý đầu tiên của năm 2020 trong bối cảnh giá niken vẫn còn thấp.
Tuy nhiên, tại Nga, sản lượng sụt giảm vào năm 2021, có thể là do sản lượng của MMC Norilsk Nickel - nhà sản xuất niken lớn nhất nước này - giảm.
Trong tương lai, sản lượng niken dự báo dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3%, đạt hơn 2,7 triệu tấn vào năm 2025. Indonesia, Nga, Canada và Philippines sẽ là những nước đóng góp chính cho sự tăng trưởng này. Tổng sản lượng niken của các quốc gia này dự kiến sẽ tăng từ 1,6 triệu tấn vào năm 2021 lên 1,8 triệu tấn vào năm 2025.
VÌ SAO NIKEN LẠI QUAN TRỌNG, QUA MẶT CẢ VÀNG, DẦU?
Vậy niken là gì và có tầm quan trọng thế nào mà lại có thể gây ra một cuộc “phong ba” trên một trong những sàn giao dịch hợp đồng quyền chọn và tương lai lớn nhất thế giới?
Niken là một nguyên tố kim loại tự nhiên có màu trắng bạc, sáng bóng. Nó là nguyên tố phổ biến thứ 5 trên trái đất và tìm thấy nhiều trong vỏ và lõi của trái đất. Niken, cùng với sắt, cũng là một nguyên tố phổ biến trong thiên thạch và thậm chí có thể được tìm thấy một lượng nhỏ niken trong thực vật, động vật và nước biển.
Theo Hội Hóa học Hoàng gia (RSC), niken được phát hiện vào năm 1751 bởi nhà khoáng vật học và nhà hóa học người Thụy Điển, Axel Fredrik Cronstedt.
Niken được ứng dụng nhiều trong cuộc sống (Ảnh: Getty).
Tên quốc tế của niken “nickel” là dạng rút gọn của tiếng Đức “kupfernickel” có nghĩa là “kim loại của quỷ”.
Theo RSC, niken có khả năng chống lại sự ăn mòn. Nó được sử dụng trong pin, bao gồm pin nickel-cadmium có thể sạc lại và pin nickel-hydride kim loại được sử dụng trong xe hybrid.
Thép niken được sử dụng để mạ áo giáp và hợp kim của niken được sử dụng trong trục chân vịt thuyền và cánh tua bin. Nó cũng được sử dụng trên bề mặt của các hợp kim khác để làm chậm quá trình ăn mòn. Một lượng nhỏ niken có thể được sử dụng để biến thủy tinh đặc biệt thành màu xanh lục.
Đồng 5 xu của Mỹ là một sản phẩm lai của niken (25%) và đồng (75%).
Dây đàn guitar điện cũng được làm từ niken.
Đặc biệt, một lượng lớn niken cũng có trong thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm, bao gồm trà đen, các loại hạt, sữa đậu nành, bột ca cao, một số loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn, bao gồm thịt và cá và một số loại ngũ cốc như yến mạch, kiều mạch, lúa mì nguyên cám và mầm lúa mì.
Niken cũng là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể con người, vì nó làm tăng hoạt động của nội tiết tố và tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid. Kim loại này thâm nhập cơ thể con người qua đường hô hấp, hệ tiêu hóa và da.
Theo nghiên cứu của Nickel Institute, niken có tầm ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội với các chỉ số quan trọng như việc làm hoặc giá trị gia tăng. Một đánh giá kinh tế xã hội đã được thực hiện đối với 12 nền kinh tế châu Âu sản xuất hoặc sử dụng số lượng niken đáng kể. Ở những nước này, tổng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp niken và chuỗi giá trị của nó ước tính là 43 tỷ euro. Ngoài ra, sản lượng tạo ra từ niken và các ngành công nghiệp liên quan là khoảng 130 tỷ euro, tạo ra khoảng 750.000 việc làm phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp (tham chiếu năm 2017).
Trên toàn cầu, chuỗi giá trị niken hỗ trợ một số lượng lớn việc làm, nhiều trong số đó là các nghề sản xuất có kỹ năng cao.
bác có biết bên nào nhận chuyển nhượng 73tr cp của cổ đông lớn bán ra ko nhỉ
Đúng là DGC đâu chỉ có mỗi photpho, nhưng không có mảng thì có mà ăn cám, Lợi nhuận đột biến của DGC lên vài ngàn tỷ vì giá Photpho tăng mạnh đấy. Đọc mà không hiểu thì hỏng hết. Phải xem kỹ.
Cũng như PC1 ngoài niken nó còn có truyền tải điện và BDS. Nhưng niken mới là cái làm cho PC1 lãi đột biến được thôi
Response stopped
Hóa chất Đức Giang (mã DGC) báo lãi kỷ lục trong quý II/2022, đạt gần 1.900 tỷ đồng1. Lợi nhuận của DGC được duy trì nhờ những lợi thế so sánh đáng kể trong ngành và giá phốt-pho không ngừng tăng trong thời gian qua1. Phốt-pho được gọi là “nguyên tố của sự sống”, là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của ngành xây dựng, phân bón, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, luyện kim, sản xuất chất bán dẫn…1. Tại Việt Nam, Hóa chất Đức Giang là doanh nghiệp đứng đầu trong việc sản xuất Phốt-pho và các hợp chất/hỗn hợp của phốt-pho như Axit phosphoric, các loại phân bón gốc phốt-pho, phốt pho vàng (là phốt pho lẫn tạp chất, có màu vàng)… với nguyên liệu chính là quặng Apatit1. Công nghệ của Đức Giang cho phép có thể dùng quặng Apatit cả loại 1 (hàm lượng P2O5 - một loại hợp chất của phốt-pho - trên 30%) và loại 2 (hàm lượng P2O5 chỉ từ 18-25%), cả than cốc tinh khiết hoặc than antraxit (hàm lượng Các-bon thấp hơn) để sản xuất phốt-pho vàng1. Đây là sản phẩm chiếm 40% tổng doanh thu của Đức Giang bên cạnh các axit phosphoric (bao gồm loại trích ly và loại nhiệt, chiếm 30%), phân bón gốc phốt-pho (chiếm 20%)1. Công nghệ này tạo ra lợi thế về giá thành, khi mà quặng loại 2 và than antraxit có giá thấp hơn hẳn quặng loại 1 và than cốc mà các công nghệ cũ buộc phải sử dụng1.
Thêm DN lãi lớn nhờ phốt pho vàng: 9 tháng lãi đột biến gấp 13 lần lên 778,5 tỷ, EPS đạt đến 30.000 đồng
Tri Túc | 21:11 22/10/2022
Phốt pho Apatit Việt Nam chính thức lên sàn UpCOM với giá khởi điểm lên đến 120.000 đồng/cp. Đây là công con do CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC) nắm hơn 51% vốn
CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (mã chứng khoán: PAT) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022, ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 3 lần lên 741 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tương ứng đạt 226 tỷ đồng - đột biến so với con số 33 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021. Hoạt động tài chính cũng cải thiện với doanh thu tăng đáng kể. Khấu trừ các chi phí, PAT thu về 203,6 tỷ LNST - gấp gần 10 lần con số 21 tỷ hồi quý 3 năm ngoái.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, PAT ghi nhận doanh thu 2.438 tỷ đồng - gấp 2 lần và LNST 778,5 tỷ đồng - gấp 13 lần cùng kỳ năm 2022. EPS theo đó lên đến 30.000 đồng – thuộc top thị trường hiện nay.
Trung tuần tháng 6 vừa qua, Phốt pho Apatit Việt Nam chính thức lên sàn UpCOM với giá khởi điểm lên đến 120.000 đồng/cp. Thành lập năm 2014 và là công con do CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC) nắm hơn 51% vốn, PAT nhanh chóng thu hút sự chú ý của thị trường trong bối cảnh giá phốt pho vàng trải qua 1 năm tăng giá phi mã. Công ty chuyên sản xuất phốt pho vàng tại Khu công nghiệp Tằng Loòng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Vốn điều lệ là 250 tỷ đồng.
Hiện, công suất của PAT vào mức 20.000 tấn/năm tại, chuyên khai thác và cung cấp hầu hết quặng apatit tại Việt Nam đóng góp 70% cổ phần nên PAT có lợi thế là nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định. Về đầu ra, sản phẩm chính của Phốt pho Apatit Việt Nam là phốt pho vàng, chiếm hơn 98% trong cơ cấu doanh thu. Sản lượng phốt pho vàng năm 2020 và 2021 là 19.769 tấn và 21.782 tấn.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của giá phốt pho vàng đưa chỉ số kinh doanh PAT đột biến, tương tự công ty mẹ DGC năm ngoái.
Thực tế, chỉ số kinh doanh hàng năm của PAT 5 năm trở lại đây cũng tăng trưởng đều đặn bằng lần về lợi nhuận. Trong đó, nếu doanh thu năm 2018 chỉ vào mức 240 tỷ đồng thì đến năm 2021 đã vượt mốc 1.500 tỷ đồng; lợi nhuận tương ứng tăng theo cấp số nhân từ mức 1,6 tỷ (năm 2018) lên hơn 256 tỷ đồng (năm 2021).
Về công ty mẹ, DCG được biết đến là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về phốt pho vàng, axit photphoric, phân lân tại Việt Nam. Trong đó, phốt pho vàng và axit photphoric điện tử - sản phẩm từ phốt pho vàng hiện cũng là nguyên liệu thô quan trọng trong quá trình sản xuất chất bán dẫn (phục vụ cho thiết bị 5G) và xu hướng sản xuất xe điện (phục vụ cho pin).
Công ty tư vấn Wood Mackenzie dự báo sản lượng lithium iron phosphate toàn cầu có thể tăng gấp 5 lần lên 750.000 tấn vào năm 2030 đến từ ngành sản xuất pin xe điện, trong đó ước tính có 150.000 tấn phốt pho vàng, tương đương 13% sản lượng toàn cầu năm 2020.
Nắm bắt nhu cầu này, DGC đã phát triển một số hóa chất phốt pho mới phục vụ cho ngành công nghiệp pin lithium đang bùng nổ. Một số sản phẩm mẫu đã được gửi cho mảng xe điện VinFast và các khách hàng tiềm năng ở Trung Quốc. Ngoài ra, DGC cũng đang gửi các mẫu axit photphoric nhiệt (TPA) cao cấp cho các khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc để phục vụ các ứng dụng điện tử như màn hình LCD.
Năm 2021, khi Trung Quốc tiếp tục cắt giảm sản xuất phốt pho vàng, giá phốt pho vàng trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh, kéo giá phốt pho vàng tại Việt Nam tăng theo. Với tỷ trọng đóng góp của phốt pho vàng hơn 40% doanh số, DGC theo đó cũng trở thành “ngôi sao sáng” không chỉ về kinh doanh mà cả sự tăng trưởng thị giá trên sàn chứng khoán.
Xuất phát điểm, vốn hóa thị trường DGC trong nhóm hoá chất – phân bón xếp sau Đạm Cà Mau (DCM), song chỉ 1 năm đại dịch (năm 2021) vốn hóa DGC tăng hơn 15 lần (DCM cũng tăng mạnh nhưng chỉ đạt 8 lần) và chính thức trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất ngành.
Tại mức đỉnh 230.000 đồng/cp thiết lập cuối quý 1/2022, vốn hoá DGC ghi nhận tăng đến 1,25 tỷ USD để đạt mốc 1,7 tỷ USD lúc bấy giờ. Hiện, thị giá DGC sau đợt điều chỉnh mạnh đang tạm dừng tại mốc 73.000 đồng/cp.