Tập đoàn PC1 ---- ( DGC có PHOTPHO - PC1 lại sở hữu NIKEN )

Hôm nay nước ngoài cũng thích niken rồi các anh ạ.

2 Likes

Hàng c MP mạnh quá. Chúc mừng C và mọi người.

2 Likes

Âm thầm bên em hả chị :blush:

1 Likes

êm ái nhỉ

1 Likes

Mua 20% thị trường

1 Likes

Lâu lắm rồi mới xuất hiện sóng ngành anh chuối ạ, Lâu lắm mới quay lại F để cùng chia sẻ với các anh. :smiling_face_with_three_hearts:

4 Likes

Hay quá, chờ chiều nhưng những con sóng ngành làm phiên chợ bớt nhàm chán

Nhìn cái cách nước ngoài mua PC1 và thèm muốn nó làm nhớ lại cái ngày DGC còn 3x

Không ngờ là chung tàu PC1 cùng anh, có duyên quá anh ạ

1 Likes

Thắt seat bell vào nào :wink:

2 Likes

Nay lại sát Trần. Hay quá MP. Đọc xong bài này mới thấy PC1 thực sự quá ngon

1 Likes

Việt Nam nắm thứ ‘nóng hơn vàng và dầu mỏ’, toàn cầu khát: Tiềm năng khiến Úc trầm trồ, thách thức vị thế độc tôn

Chỉ sau 1 đêm, mức giá của thứ này đã tăng tới mức khiến giới đầu tư hoảng loạn. Vượt mặt cả vàng và dầu, sức nóng của nó làm dấy lên cơn sốt toàn cầu.

0:00/ 0:00

Nam miền Bắc

Quy trình sản xuất Niken tại một nhà máy ở Nam Sulawesi, Indonesia

Trữ lượng niken ở Việt Nam

Năm 2021, Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã thêm niken vào danh sách đề xuất “50 khoáng sản quan trọng”, được xác định dựa trên tiêu chí là khoáng chất thiết yếu đối với nền kinh tế hoặc an ninh quốc gia, và có chuỗi cung ứng dễ bị gián đoạn.

Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), 60% niken trên thế giới tồn tại ở dạng laterit, 40% ở dạng sunfua với hàm lượng trung bình khoảng 1% Ni. Tùy thuộc vào quá trình thành tạo mà các quặng sunfua niken lại được chia ra làm các loại như quặng xâm tán, quặng hình dăm và quặng đặc sít.

USGS cho biết, trữ lượng niken trên toàn thế giới hiện nay ước tính vào khoảng 89 triệu tấn, trong đó 3 nước có trữ lượng lớn nhất là Indonesia (21 triệu tấn), Australia (20 triệu tấn) và Brazil (11 triệu tấn).

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu công bố trên Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (Bộ Công thương), tổng trữ lượng và tài nguyên niken ước tính vào khoảng 3,6 triệu tấn niken kim loại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa (hơn 3 triệu tấn), Sơn La (420.523 tấn), Cao Bằng (133.677 tấn…).

Dây chuyền chế biến Niken tại mỏ Bản Phúc (Sơn La). Ảnh: Báo Công Thương

Ngoài ra, báo cáo công bố ngày 2/6/2022 của dự án khảo sát địa chất do công ty Blackstone Minerals tiến hành đã xác định được thêm các khu vực có quặng sunfua đặc sít, quặng hình dăm và quặng xâm tán tại khu vực xã Tạ Khoa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Việt Nam).

Đây là công ty thăm dò và khai thác mỏ của Australia đang phát triển 3 dự án có chu trình liên quan chặt chẽ tại phía bắc Việt Nam.

Sau lần thăm dò tại Tạ Khoa, công ty của Australia đã đánh giá rất cao tiềm năng khổng lồ của Việt Nam.

" Đây là một giai đoạn khám phá thú vị khi chúng tôi bắt đầu tìm thấy dấu hiệu về các khu vực có quặng sunfua đặc sít bên cạnh các nguồn tài nguyên đã được phát triển của chúng tôi tại Bản Chanh và King Snake.

Khám phá tại Suối Chanh là một ví dụ chứng minh năng lực của đội địa vật lý thuộc công ty chúng tôi. Với thành công đạt được từ lỗ khoan thứ hai, chúng tôi mong muốn tiếp tục đánh giá một cách có hệ thống về tiềm năng sunfua khổng lồ của khu vực này" - Giám đốc điều hành của Blackstone Minerals Scott Williamson nói.

Cơn khát niken toàn cầu

Trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, niken trở thành một trong nhiều tài nguyên được săn đón hàng đầu thế giới.

Khoảng 70% lượng niken được dùng để sản xuất thép không gỉ, 17% được dùng làm “siêu hợp kim”, 7% được dùng trong công nghiệp mạ, còn lại được ứng dụng trong các lĩnh vực khác.

Đặc biệt, niken đang ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành công nghệ tương lai như pin xe điện. Tỷ lệ kim loại niken dùng trong sản xuất pin hiện chiếm khoảng 4% tổng sản lượng niken thế giới.

Dự báo trong thời gian tới, do lượng niken dùng trong sản xuất pin xe điện tăng lên và quy mô sản xuất pin được mở rộng, nhu cầu về niken sẽ tăng lên đáng kể.

Lượng tiêu thụ niken dự kiến sẽ tăng từ 2,4 triệu tấn năm 2019 lên 2,8 triệu tấn năm 2025 với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ khoảng 2,2% một năm.

Sức nóng của niken thậm chí vượt cả vàng và dầu mỏ. Ảnh: Energy News Network

Đáng nói, trong tháng 3/2022, khi tình hình Nga - Ukraine bắt đầu “nóng” lên thì Nga - nước cung cấp niken lớn thứ hai thế giới - đã bị Mỹ cùng đồng minh cấm vận. Thị trường lo đứt gãy nguồn cung khiến giá niken ồ ạt tăng cao.

Nếu như trong giai đoạn 2018 - 2020, giá niken chỉ loanh quanh ở mức 11.000 - 16.000 USD/tấn thì sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ trên toàn cầu, giá niken bắt đầu tăng từ mức 16.000 USD/tấn vào đầu năm 2021 lên 25.000 USD/tấn vào đầu năm 2022.

Đặc biệt, trong phiên giao dịch ngày 8/3/2022, mức giá của niken đã tăng tới mức “không tưởng”…, đạt mốc 101.365 USD mỗi tấn, tăng gấp gần 4 lần so với mức giá của cuối tuần trước đó. Mức tăng này khiến cho giới đầu tư hoảng loạn.

Sức nóng của niken thậm chí vượt cả vàng và dầu mỏ, gây nên “cơn khát toàn cầu”.

1 Likes

Mình cũng hơi tiếc khi chưa vào dc KL như dự định

3 cổ này, hôm nay tăng rất mạnh

Con đường đi lên của 1 cổ phiếu có tố chất đặc biệt mới chỉ bắt đầu hành trình mà anh

2 Likes

Niken đang là vật liệu tương lai tất cả thế giới đều cần, và người ta so sánh nó như vàng mới

Xe điện bùng nổ khiến thứ kim loại này thành cơn sốt, người ta cầm cả mã tấu để “nói chuyện” với nhau

Kinh doanh

Cô Royani, một dân làng 42 tuổi, cho biết, họ sẽ bảo vệ vùng đất của mình đến chết, bởi đất nhà cô nằm gần khu mỏ khai thác niken - kim loại đang gây sốt ở Indonesia.

Với tư cách là quốc gia sản xuất niken lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp trong và ngoài Indonesia đang đổ xô về đây để khai thác thành phần quan trọng được sử dụng trong pin xe điện.

Người dân chiến đấu bảo vệ đất

Tuy nhiên, theo AFP, cơn sốt niken có thể đe dọa quyền sử dụng đất của nông dân và gây hại cho môi trường thiên nhiên ở Wawonii.

Đối mặt với viễn cảnh mất đất và kế sinh nhai, khoảng chục dân làng Wawonii thay phiên nhau canh gác trong một túp lều được bao quanh bởi những cây đinh hương trên đỉnh đổi. Phía dưới là máy móc gầm rú.

Royani nỗ lực bảo vệ vùng đất sau khi một công ty khai thác khoáng sản chặt bỏ hàng trăm cây trồng của gia đình cô hồi đầu năm.

Khi chúng tôi phát hiện ra thì không còn gì nữa, chúng đã bị phá hủy”, cô nói.

Nhu cầu toàn cầu tăng vọt đối với kim loại sản xuất pin lithium-ion và thép không gỉ đã đẩy các công ty tới Indonesia. Hàng chục nhà máy chế biến niken hiện đang xây dựng Sulawesi - một trong những hòn đảo lớn nhất thế giới và nhiều dự án khác đã được công bố.

Xe điện bùng nổ khiến thứ kim loại này thành cơn sốt, người ta cầm cả mã tấu để "nói chuyện" với nhau

Ngay cả với giá 1 tỷ rupiah (65.537 USD), tôi cũng không muốn bán [đất]”, nông dân trồng điều Hastati, 42 tuổi, cho biết về các kế hoạch đàm phán liên quan.

Nhiều vùng nước bị ô nhiễm

Theo AFP, bờ biển phía đông nam đảo Sulawesi hiện đang bị tác động môi trường nghiêm trọng do các mỏ khai thác khoảng sản gây ra.

Tại một ngôi làng trên đảo, những ngôi nhà nằm trên lớp bùn đỏ, trẻ em thì bơi lội trong làn nước đục ngầu.

Người dân địa phương cho biết, những trận mưa cuốn đất ô nhiễm từ các mỏ niken từ các ngọn đồi rồi đổ vào vùng nước ven biển Thái Bình Dương, nhuộm đỏ vùng nước.

Khi chưa có mỏ, nước không như thế này. Nó rất sạch”, Guntur, 33 tuổi, cho biết.

Antam là một trong những công ty được nhượng quyền khai thác trong khu vực nhưng đại diện công ty nói với AFP rằng “không có hoạt động khai thác nào” ở đó.

Ngư dân cũng phải chịu tác động của ô nhiễm niken. Asep Solihin cho biết, ông phải đi xa hơn nhiều so với trước đây để đánh bắt. “Trên là mỏ, dưới là bùn. Thế hệ sau sẽ ra sao?”, ông đặt câu hỏi.

Tuy nhiên, không phải tất cả người dân địa phương đều phản đối các dự án. Nhiều người kiếm được công việc ổn định từ khu mỏ.

Sasto Utomo, 56 tuổi, dựng một quán cơm gần nhà máy luyện kim ở Morosi.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ các nhà máy. Trước đây chúng tôi không bán được gì nhưng giờ đây thu nhập của tôi đã tăng lên”, ông cho biết, ông đã mua thêm một ngôi nhà và đất nông nghiệp bằng số tiền kiếm được.

Lợi nhuận thảm mà cổ tăng mạnh nhỉ

1 Likes

Nhiều người chưa nhìn ra và chưa đánh giá hết được chu kỳ hàng hóa, đặc biệt là vật liệu khai khoáng . Nếu nhìn lịch sử tăng giá của Photpho mới thấy gần như toàn bộ lợi nhuận của DGC bắt đầu tăng mạnh chủ yếu đến từ giá của photpho tăng mạnh.

Và sau khi đoạt đỉnh lịch sử 120k, giờ đây DGC vẫn giữ được giá 9x vì photpho giá không bị xuống

Chờ cú hích tăng giá của niken thôi :trophy:

3 Likes

Quá hay @MinhPhuong ah!

Theo giá Niken hiện tại, 1 năm PC1 xuất khoảng 3000 tỷ doanh thu Niken, với giá 18000 US lợi nhuận gộp tầm 1100 tỷ. Tức cost tầm 1900 tỷ

Giả sử Niken lên tầm 36 000 US (Lúc đỉnh điểm là 100 000 US ) thì doanh thu lên 6000 tỷ, Cost giữ nguyên 1900 tỷ → lợi nhuận gộp là 4100 tỷ

Vốn điều lệ của PC1 hiện nay mới 3000 tỷ.

Quá khủng khiếp

2 Likes