The Economy Is Looking Pre-Recessionary

Nói thật mình không tin ai trong nước nói về suy thoái. Tạm dịch 1 bài viết đáng chú ý hơn 1 tháng trước Paul Krugman - Nobel kinh tế 2008, người đã tiên đoán đúng về khủng hoảng tài chính 2007-2008, nói về suy thoái, ACE cùng tham khảo.

Nền kinh tế có vẻ đang trong tiền suy thoái (The Economy Is Looking Pre-Recessionary)

Là một người Mỹ ở một độ tuổi nhất định, tôi biết khá nhiều người đã được bác sĩ cảnh báo rằng họ bị tiền tiểu đường. Đó là lượng đường trong máu của họ đủ cao để khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Loại 2, mặc dù họ chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Tin tốt là họ có thể giảm đáng kể nguy cơ đó bằng cách giảm cân, cải thiện chế độ ăn uống và tập thể dục nhiều hơn. Nhưng họ cần phải hành động nhanh chóng để tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Không, đây không phải là chuyên mục tư vấn y tế. Nhưng tôi thấy mình đang suy nghĩ về các phép loại suy y tế khi nhìn vào dữ liệu kinh tế gần đây. Hoa Kỳ có lẽ (có lẽ) vẫn chưa bước vào suy thoái. Nhưng nền kinh tế chắc chắn đang có vẻ đứng trước suy thoái. Và các nhà hoạch định chính sách - hiện tại về cơ bản có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang - cần phải hành động nhanh chóng để tránh nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Rõ ràng là Fed đã phạm sai lầm khi không cắt giảm lãi suất vào tuần trước; thực sự, có lẽ nó nên bắt đầu cắt giảm từ nhiều tháng trước. Thật không may, chúng tôi không thể quay ngược thời gian. Nhưng ủy ban thị trường mở của Fed, nơi đặt ra lãi suất ngắn hạn, có thể và nên cắt giảm đáng kể - có thể là nửa điểm phần trăm, thay vì điểm quý thông thường - tại cuộc họp tiếp theo, dự kiến vào giữa tháng Chín.

Và chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng sự sụt giảm lãi suất dài hạn gần đây, phản ánh kỳ vọng về việc cắt giảm của Fed trong tương lai, sẽ đủ để ngăn chặn sự sụt giảm kinh tế vô cớ.

Tại sao tôi lại nói rằng nền kinh tế có vẻ trước suy thoái? Yếu tố quan trọng nhất là tỷ lệ thất nghiệp, vốn đã có xu hướng tăng dần trong vài tháng qua. Báo cáo việc làm hôm thứ Sáu đã kích hoạt quy tắc Sahm, trong đó nói rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng đủ lớn là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy một cuộc suy thoái đã bắt đầu. Nhiều nhà kinh tế, bao gồm Claudia Sahm, người đã nghĩ ra quy tắc này, tin rằng vì nhiều lý do kỹ thuật, mọi thứ có thể không thảm khốc như vẻ ngoài của chúng. Nhưng ngay cả như vậy, tình hình vẫn đáng lo ngại.

Nó không chỉ là dữ liệu chính thức. Các cuộc khảo sát riêng và những con số tổng quan cũng chỉ ra một nền kinh tế yếu ớt. Sự đánh giá thị trường lao động của người tiêu dùng được khảo sát bởi Hội đồng Hội nghị đã xấu đi, Amazon đã cảnh báo rằng người tiêu dùng có vẻ thận trọng, v.v. Không điều gì trong số này hét lên suy thoái, nhưng nó chỉ ra nguy cơ gia tăng của một cuộc suy thoái trong tương lai gần.

Tôi có chắc chắn 100% rằng chúng ta sẽ có suy thoái trừ khi Fed nhanh chóng cắt giảm lãi suất không? Tất nhiên là không - không có gì là chắc chắn trong kinh tế, hoặc trong cuộc sống nói chung. Nhưng các nhà hoạch định chính sách chờ đợi sự chắc chắn hoàn hảo trước khi hành động sẽ luôn đi quá muộn.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể đạt được điều này? Fed đã tăng lãi suất rất nhiều để đối phó với sự gia tăng lạm phát năm 2021-22. Tôi không phản đối động thái đó; Tôi không nghĩ Fed có lựa chọn nào khác, do nhận thức được rủi ro rằng lạm phát có thể trở nên cố hữu trong nền kinh tế như những năm 1970.

Tuy nhiên, vào nửa cuối năm 2023, rõ ràng là nỗi sợ hãi về sự trở lại của những năm 70 đã bị đặt sai chỗ; lạm phát đang giảm đều đặn mà không có những năm thất nghiệp cao mà một số nhà kinh tế cho rằng sẽ cần thiết.

Nhưng Fed đã không phản ứng với lạm phát giảm bằng cách cắt giảm lãi suất, dường như không muốn hành động cho đến khi chắc chắn rằng lạm phát đã trở lại mục tiêu. (Một ví dụ khác về việc chờ đợi sự chắc chắn, hoàn hảo đảm bảo rằng bạn sẽ hành động quá muộn.) Ở một mức độ nào đó, Fed có thể là nạn nhân của một sự giả mạo thống kê: Các số liệu chính thức cho thấy lạm phát hàng tháng tăng vào đầu năm 2024, nhưng như tôi đã viết vào thời điểm đó, điều này trông giống như những tín hiệu nhiễu trong dữ liệu hơn là bất cứ điều gì thực sự xảy ra.

Tuy nhiên, cũng thật khó để thoát khỏi cảm giác rằng Fed, ở một mức độ nào đó, đã bị tê liệt do lạm phát PTSD. Phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt vì hành động quá chậm để tăng lãi suất khi lạm phát bắt đầu tăng vài năm trước, điều này có thể đã được bù đắp bằng cách không cắt giảm lãi suất khi lạm phát bắt đầu giảm. Trong một thời gian dài, nền kinh tế của chúng ta đã hoạt động tốt đáng kể mặc dù lãi suất rất cao; bây giờ các vết nứt đang bắt đầu xuất hiện.

Điều đặc biệt, thật khó chịu về tình hình hiện tại là chúng ta có thể sắp phải chịu thất bại trước ngưỡng cửa chiến thắng. Tính đến thời điểm hiện tại, nước Mỹ về cơ bản đã đạt được điều mà nhiều nhà kinh tế cho là không thể: hạ cánh mềm, trong đó chúng ta đã xoay sở để giảm lạm phát mà không có tỷ lệ thất nghiệp cao. Nhưng chúng ta ngày càng có nguy cơ trải qua rất nhiều nỗi đau không cần thiết đơn giản chỉ vì phi công đã đợi quá lâu để cất cánh máy bay.

Một điều nữa: Nếu Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9, nó có thể sẽ phải đối mặt với một cơn bão chỉ trích từ đảng Cộng hòa cáo buộc nó cố gắng giúp Kamala Harris đánh bại Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống. Và vâng, việc cắt giảm lãi suất có thể sẽ giúp ích cho đảng Dân chủ, phần lớn là vì nó sẽ giúp thúc đẩy nước Mỹ thành công như thế nào trong việc kiểm soát lạm phát.

Nhưng chính trị không nên, và tôi hy vọng sẽ không, ảnh hưởng đến quyết định của Fed. Vì thực tế là trường hợp kinh tế cho việc cắt giảm lãi suất lớn là áp đảo; Fed sẽ hành động chính trị nếu không phản ứng với trường hợp kinh tế đó đơn giản chỉ vì cuộc bầu cử đang hiện ra lờ mờ.

2 Likes

tóm lại tổng kết ý là view tăng hay giảm thế bác Huy

Huy bòi thì quanh năm chim lợn, chả hiểu làm trong ck mà suốt ngày chym lợn

Quan điểm thị trường

Lâu rồi không post gì về thị trường vì không có nhiều điểm mới. Đêm nay FED đưa ra quyết định về lãi suất, quan điểm nhanh của mình:

  1. FED giảm 0.25% hay 0.5%.

Thị trường thiên về kịch bản 0.5% (61/39); nhưng theo mình cũng 50/50 thôi. Nhiều quan điểm cho rằng FED cần cắt giảm lãi suất thật nhanh vì lạm phát đã qua đi & để tránh suy thoái; nhưng FED cũng có lý của mình nếu chỉ cắt giảm 0.25%.

Thôi theo số đông 0.5% vậy, còn nếu 0.25% thì có làm thị trường thất vọng không, mình nghĩ là không.

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng thế nào?

Dù kịch bản nào của FED, mình nghĩ thị trường sẽ sớm phản ánh xong & đến trước bầu cử, chứng khoán Mỹ vẫn ổn, không quá mạnh nhưng không xấu.

  1. Thị trường Việt Nam: mình vẫn view tích cực, tỷ trọng cổ phiếu 60-70% và gần như không khuyến nghị gì gần đây ngoài giữ cổ phiều hơn tiền một chút và ngóng. Vượt 1,300 tăng tỷ trọng không muộn, sidewave 6 tháng rồi. Chủ yếu là chọn đúng mã.

Chấm điểm thì mình lạc quan 7/10 về TTCK Việt Nam.

  1. Suy thoái hay không? Mình nghĩ xác suất là 75/25, đặt cửa suy thoái thấp hơn. Nói chung sẽ còn chờ FED & các số liệu mới, nhưng vẫn lạc quan nhất định.

Việc FED giảm lãi suất, nhiều hay ít tích cực trước đã. Mọi người thường hay suy nghĩ phức tạp, như hồi tăng lãi suất cũng không tin là chứng khoán sẽ giảm vậy. Trước khi nghĩ đến suy thoái (chờ dữ liệu) thì tận hưởng trước đã.

Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2024

  • Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước.

  • GDP chín tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước.

  • Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3 vào tháng 9/2024 nên tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ các năm trước. Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chín tháng năm 2024 tăng 3,20%, chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2020-2024

  • Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, đóng góp 4,08% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,11%, đóng góp 48,88%; khu vực dịch vụ tăng 7,51%, đóng góp 47,04%.

  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Chín tăng 2,18% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,63%. CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung chín tháng năm nay, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.

Bình luận chung:

  • Số liệu nhìn chung vẫn ổn, kể cả tăng trưởng lạm phát

  • Tuy nhiên sẽ tương đối nhiều thách thức để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% cả năm. Lĩnh vực sản xuất & dịch vụ sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong quý IV/

VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG
Mình không nói tình hình có gì đó quá xấu về bối cảnh giai đoạn này, nhưng các yếu tố chính để duy trì sự tích cực đã được lật hết & phản ánh vào giá. Có thể thị trường Việt Nam vẫn tăng tiếp về điểm số nếu kéo các trụ, nhưng là cơ hội để bán.
Một số điểm chính về thị trường (kèm biểu đồ minh họa) mình nêu bên dưới. Vài trong số đó mình cũng chưa có câu trả lời.
I. THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán thế giới neo cao nhưng phân hóa
    Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh mới, điều này đến từ việc thị trường Mỹ đến mùa KQKD là sóng nào ra sóng đó. Những trường hợp như NVDA áp sát đỉnh, Netflix, Apple,… đưa các chỉ số chính phá đỉnh.
    Tuy nhiên tuần sau nữa là hết mùa KQKD. Nếu như thường lệ, thị trường sẽ yếu đi. Nhìn kỹ một chút thì thị trường Mỹ cũng phân kỳ khá rõ trên độ rộng và cheo leo. (Biểu đồ về S&P500 và độ rộng - số mã trên MA20).
  2. Nền biến động tăng - VIX xác lập nền cao mới
    Mình cũng không có sự giải thích chính xác về việc này. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng sắp đến bầu cữ Mỹ, mức độ biến động tăng.
    Mình có đưa thêm bảng về sự thay đổi chính sách nếu Trump đắc cử. Trump mà đắc cử thì Long/Short phái sinh cho nhanh, chứ biến động nhức cả đầu.
    (Biểu đồ VIX & bảng chính sách của Trump).
  3. DXY tăng, Yield tăng, Vàng tăng
    Đây là bất thường tiếp theo. DXY tăng mạnh, có thể đến từ sức khỏe nền kinh tế Mỹ, có thể đến từ Trump,… mình sẽ tìm câu trả lời chính xác cho cái này sau. DXY tăng luôn là sức ép, 3 tháng qua là 3 tháng tươi đẹp & hiện tại chúng ta phải nhìn lại DXY.
    Còn Yield US 10Y hiện đã trên 4%; quá bất thường sau khi FED hạ lãi suất.
    Còn vàng,… hiện ra đường nếu bảo bạn là Trader, câu hỏi là bạn có TK vàng hay chưa.
    (Các biểu đồ liên quan).
  4. Ảnh hưởng từ cú nảy từ TT Trung Quốc nhạt dần
    Trong 2 tháng qua, Trung Quốc là điểm nóng thú vị. Nhưng sau khi các chỉ số chính bật tăng khoảng 20% trong 1 thời gian ngắn, trạng thái đi ngang biên rộng được thiết lập.
    Nhìn xa hơn, đỉnh 2014-2015 vẫn là cái gì đó hoài niệm với TT chứng khoán nước này.
    (Biểu đồ TTCK Trung Quốc)
    II. TRONG NƯỚC
  5. Mùa KQKD sắp kết thúc & chẳng món nào ra tấm ra miếng
    Mùa KQKD như TT Mỹ là mùa kiếm tiền khi các chỉ số Mỹ vượt đỉnh. Như các ví dụ ở trên, nhiều cổ phiếu ở Mỹ tăng 10-15% nếu có KQKD tốt, ra tấm ra miếng.
    Trên TT Việt Nam, mùa KQKD nhưng tiền vẫn khá thờ ơ. Có những thời điểm set up rất đẹp & rất dễ vượt 1,300 nhưng không đủ lực. Mùa kiếm tiền mà TT còn yếu như vậy thì qua mùa KQKD, thị trường ít yếu tốt để kỳ vọng đi.
    Nhiều CTCK ra KQKD, nhìn chung với mức độ tăng của giá thời gian qua, KQKD như vậy là không tương xứng với kỳ vọng. Nhiều Ngân hàng sẽ sớm ra KQKD cuối tuần, có lẽ vẫn tăng trưởng tốt, nhưng chất lượng lợi nhuận sẽ là yếu tố cần xem xét.
  6. Đáo hạn trái phiếu
    Như mình đã từng đề cập, đáo hạn trái phiếu là chủ đề cần quan tâm khi số đáo hạn tháng 11, 12 này là rất lớn.
    Trong đó nhiều doanh nghiệp BĐS, Vật liệu xây dựng có dư nợ đáo hạn lớn.
    Thông tư 02 cũng sẽ đáo hạn vào cuối năm nay.
  7. Tăng trưởng và chính sách tiền tệ
    Đà phục hồi kinh tế vẫn tích cực. Tuy nhiên khó có bất ngờ & ảnh hưởng bão Yagi sẽ ảnh hưởng phần nào. Do đó về mặt tăng trưởng, khó có tác động đột biến.
    Còn về chính sách tiền tệ, khả năng sẽ không có gì mới & duy trì như hiện tại đã là tốt. Gần đây, các lãnh đạo NHNN phát biểu khả năng sẽ hạ lãi suất điều hành. Nhìn DXY và sắp bầu cử, nếu Trump lên, hạ tiếp lãi suất bằng mắt!
  8. Câu chuyện nâng hạng
    FTSE sẽ vẫn được kể nhưng phải đến kỳ review tiếp theo. Mà thị trường có vẻ cũng đã ứng trước kỳ vọng nhiều cho câu chuyện này.
    MSCI thì… thôi khỏi nói.
  9. Dòng tiền thờ ơ: thanh khoản & độ rộng rất kém
    Thị trường vẫn neo trụ nhưng tiền không vào. Mình kèm biểu đồ độ rộng. VN30 kéo vượt đỉnh nhưng dòng tiền thờ ơ.
    Số Margin tổng thị trường sẽ có sau vài ngày nữa, dự kiến tăng mạnh nhưng thanh khoản thị trường không tăng.
  10. Quan điểm cá nhân
    Mình short VN30F với những yếu tố trên. 6 tháng rồi không short kể từ lúc chốt 1,200 hồi tháng 4.
    Rủi ro: Thị trường kéo rướn qua 1,300 hoặc VN30 tăng rướn thêm 10-20 điểm nữa chứ khó tăng mạnh
    Kỳ vọng: VNIndex và VN30 test MA200
    Disclaimer: Trên đây là quan điểm cá nhân. Mình nghĩ Bullish hay Bearish là quan điểm riêng, còn các gạch đầu dòng trên thì dù quan điểm thế nào cũng nên theo dõi.