Dạ, tại tôi cũng k biết cái đấy luôn, nên thấy mới mẻ ạ :))))
Bác đợi tí nhé ạ :))
chúc bác tối vui vẻ!
Cảm ơn những chia sẻ của bác giúp tôi học thêm nhiều
Dạ, bác cũng vậy nhé ạ. Thi thoảng rảnh rảnh, mời bác vào topic bên này chém gió nhé. Tôi trước đi cua vợ, may nhà ông bà ngoại đổ bê tông, chứ k thì cũng bảo “nhà bác toàn gỗ thế này thì cháy chắc đượm lắm nhỉ” rồi =)))
Các mẫu hình cơ bản có phải là cần kết hợp với theo dõi thị trường chung ko bác Ku?
Vd nếu tt chung là uptrend hoặc sizeway ổn định thì mua tại break xác suất đúng cao hơn, trong downtrend thì lại dễ dính bẫy, sai nhiều và đi nặng hơn? Vd như tt đoạn 1500 xuống đến nay mua break dễ ngỏm.
Nhờ bác thêm vào ít kinh nghiệm ạ :))
OGC tạm thời phiên ngày mai là hàng phiên 26/3 về. Có thể gọi là hàng bắt đáy, nhưng vol ở phiên đó tương đối thấp. Ngày mai tôi sẽ quan sát mã này, có gì sẽ cập nhật tình hình luôn cho bác ạ. Với mã này, cửa hòa là may rồi ạ.
BCG đoạn này nói thật là tôi cũng k dám khuyên bác bán. Vì đoạn này, thị trường chung cơ bản là yếu. Nên có thể có trường hợp, VnIndex được kéo bởi các mã bluechip trong trạng thái vol thấp. Nếu được thế, thì cũng sẽ có cơ hội để bác cutloss với giá tốt hơn ạ. Tôi sẽ cho cả hai mã này vào bảng và theo dõi cùng. Có điểm nào bất thường tôi sẽ báo bác ạ
Vâng, Xin cảm ơn và tri ân Bác
Các mẫu hình sẽ cần kết hợp với khối lượng. Và cần quan sát thêm giai đoạn trước khi xảy ra mẫu hình, thị trường trong trạng thái nào.
Đầu tiên, trước khi lựa chọn mã, tôi sẽ xem xét thị trường chung đang trong trạng thái nào. Dòng nào đang lên ngôi (bluechip, midcap hay penny). Vì thế mạnh của tôi không phải kiểu lướt sóng, nay đánh dòng dầu xong chốt lời cái lại nhảy sang dòng bank hay gì gì đó. (Tôi đã từng đánh kiểu như thế rồi, có thể ăn 1 - 2 sóng đầu, nhưng đến đoạn cuối rất dễ bị kẹt, bay hết toàn bộ thành quả, thậm chí còn lõm. Như vậy chung quy là thà không làm gì, còn lời hơn. Tôi đang nói về bản thân thôi nhé ạ, còn nhiều bác tôi thấy nhảy sóng cũng rất giỏi, mỗi ng một cách khác nhau ạ). Xác định được điểm yếu, tôi cũng xác định lại cách đánh. Khi nào blue dẫn sóng, vol lớn, thị trường tiền vào nhiều thì tôi bắt đầu chọn mã. Các bác cứ yên tâm là không bao h sợ mất cơ hội ngay cả khi TT cho tín hiệu tăng trưởng rõ rệt.
Và thị trường chung (các mã cũng thế) mà tăng ở nền 1 lên, xong tích lũy, thì nền 2 các bác vẫn có thể tìm mã oánh được. Nhưng lên đến nền 3, nghĩa là khi đó mức độ rủi ro tăng lên rồi, thì các bác nên thận trọng hơn. Xác suất fake break trong giai đoạn nền 3 cũng tăng lên cao hơn hai giai đoạn trước đó rồi.
Nếu thị trường do midcap hoặc penny thể hiện sự vượt trội (tức là kiểu tăng trần đồng loạt, hay tăng mạnh, nhưng điểm số Index thì không thể tăng mạnh được, vì bluechip trong giai đoạn này thường chỉnh nhẹ, hoặc đi ngang), thì khi đó khả năng lớn là đã bắt đầu một đọt điều chỉnh rồi => Tăng mức độ thận trọng lên hơn nữa.
Tất nhiên, thị trường để phân phối không chỉ trong 1 vài phiên, xuất hiện mẫu hình nọ, nến đảo chiều kia là nó sẽ quay đầu ngay. Mà có thể những phiên phân phối xuất hiện dày đặc hơn. Khi đó chúng ta phải cực kỳ thận trọng.
Tôi thề không vuốt đuôi, và cũng có thể do mình may mắn, từ thời điểm ra Tết năm 2022 vừa rồi, bản thân tôi không thấy 1 cơ hội nào thực sự ưng ý. Và sự xuất hiện những phiên phân phối thấy nhiều hơn, nên tôi bắt đầu thận trọng, và cash out gần như toàn bộ tài khoản. Lúc đó, chỉ đơn thuần thấy k an toàn, còn lúc nào nó xảy ra việc điều chỉnh, thì mình không biết được. Việc của mình là chờ đợi thôi ạ
Còn như cổ phiếu cũng thế, tôi thường không mua trong phiên break, mà mua trong giai đoạn tích lũy. Sau 3 ngày hàng về, tùy xem cp phản ứng thế nào, nếu thủng khỏi nền, chạm mức cutloss thì tôi cut, không thì lại xem xét gia tăng tỷ trọng thêm. Đại khái vậy bác ạ
Những điều Bác chia sẻ rất hữu ích. Tôi mua mã OGC thấy rẻ mà không để ý đến thanh khoản nên bị kẹt hàng không thoát ra được.
Cảm ơn bác Ku, bác cho nhiều kinh nghiệm và kiến thức quá
Quá hay bác Ku ạ, sau này nếu e có thành quả trên ttck nhất định là có những ghi nhớ từ những chỉ bảo của bác, then kiu bác
đùa chứ học thêm dc gì đêý bạn hiền =))) chả thấy dậy tớ với
Vâng, với tôi không có khái niệm cổ phiếu xấu hay tốt, chỉ có khái niệm đắt hay rẻ. Và cũng giống như các loại mặt hàng khác, chúng ta sẽ tập trung vào mua lúc rẻ sau đó bán ra lúc đắt. Đắt hay rẻ lại được định giá bằng 2 cách: Cơ bản và kỹ thuật.
Cơ bản thì các bác dùng báo cáo tài chính, dự phóng dòng tiền trong tương lai, sau đó chiết khấu về thời điểm hiện tại. Những người định giá giỏi sẽ là những người dự phóng được với tỷ lệ sai lệch thấp nhất. Và đương nhiên, số lượng những người như thế chiếm rất ít trên thị trường. Bởi vì để định giá được một Dn cần hiểu rất sâu trong ngành nghề, lĩnh vực và thông tin về Dn rất chi tiết. Khi đó, họ sẽ xuống tiền mua cổ phiếu và chờ đợi (bao lâu thì có khi bản thân họ cũng chưa biết trước được), chờ cho đến khi nhận thức của phần đa mọi người trên thị trường nhận ra rằng cổ phiếu trên đang được định giá rẻ. Khi đó cầu tăng lên => giá tăng. Và họ một lần nữa sẽ sử dụng pp định giá để xác định giá cổ phiếu đã vượt quá giá trị thật nhiều chưa để xác định điểm bán.
Với những người theo pp phân tích kỹ thuật, họ sẽ đánh giá mức “đắt” hay “rẻ” của cổ phiếu dựa trên góc nhìn của số đông (chứ không phải là số ít như ptcb). Họ sẽ sử dụng những chỉ báo về kỹ thuật, để đo lường được lượng cung, cầu của cổ phiếu đó tại một mức giá nhất định. Nếu những chỉ báo cho thấy lượng cầu tại mức giá đó tốt hơn lượng cung => kỳ vọng về giá tăng đang lớn hơn kỳ vọng về giá giảm, khi đó họ sẽ xuống tiền. Và ngược lại sẽ bán ra cổ phiếu.
Đấy là sự khác nhau cơ bản giữa hai phương pháp phân tích trên góc nhìn của tôi. Nhân tiện việc bác nói về việc thấy cp rẻ. Tôi có nói nhiều lần về việc, cổ phiếu rẻ, còn có thể rẻ hơn nữa. Cp đắt cũng có thể đắt hơn nữa. Tùy thuộc vào hoàn cảnh nào thôi ạ. Nếu bác so sánh giá hiện tại với giá tại đỉnh, thì sẽ thấy phần lớn các cp đều trong trạng thái rẻ rồi. Nhưng chúng ta nếu nhìn mọi thứ sâu hơn, trước thời gian covid, các DN đang làm ăn bình thường giá cổ phiếu đang ở mức A. Diễn ra covid cái, các Dn làm ăn kém đi (mặt bằng chung) nhưng giá lại tăng lên đến một mức B. Mức B trong giai đoạn ngon lành thường gấp 2-3 lần mức A. Đây là lúc nghịch lý xuất hiện, cũng là thời gian tạo đỉnh về giá của cổ phiếu. Bây giờ, tình hình kinh tế chung vẫn chưa đi lên, thậm chí một số nước như Mỹ còn đang sợ bắt đầu lâm vào trạng thái suy thoái kinh tế, bởi cả thế giới lượng tiền in ra thêm là rất nhiều. Nhưng giá cổ phiếu lại quay trở về điểm xuất phát là vùng giá A. Như vậy, nói một cách nôm na, thì giá A ở thời điểm hiện tại cũng vẫn đang là giá đắt, còn giá A ở thời điểm trong quá khứ là giá bình thường. Nói như thế để bác dễ hình dung hơn ạ. Cùng là giá A, nhưng lại cũng phải đặt vào hoàn cảnh nào. Mấy cái này chúng ta cũng k cần quá nhiều kiến thức về kinh tế vi mô, vĩ mô. Chỉ cần quan sát, liên kết các sự việc với nhau chút là có thể mường tượng được vấn đề. Xưa lúc tôi oánh PNJ cũng chỉ bởi vàng thế giới tăng vù vù. Mà chưa đến kỳ công bố báo cáo tài chính. Mà như các bác biết, Dn nào chả có hàng tồn kho + chart thấy ngon ngon, thế là oánh. Rồi may sao lại ăn. Nhiều khi lười, cứ nghĩ nghĩ thêm tí, xong cộng với kỹ thuật ngon là chén luôn bác ạ
Bác Bơ sao cứ đi khịa bác 6 suốt thế =))
bác Song đúng hảo con rể =)))
à tại bạn ý nói t cũng thấy lạ thì hỏi thui chứ khịa chi đâu =)) mới mò vào thấy mn cảm ơn bác rối rít tui chưa kịp đọc, để t đi mót kiến thức cũng mn đã =)))
Vâng, thì tại có biết nc gì đâu =)). Bố mẹ vợ hỏi gì nói nấy thôi ạ =))
=))) chúc mừng bác vẫn lấy dc vợ nhá, haha
Tôi thì hay chúc mừng vợ vì có được tôi =)))
vâng… thôi chúc mừng cả 2 bác =)))
Xin phép bác Song thi thoảng cho tôi vào chém gió píc bác chút nhé. Cách nói chuyện dí dỏm của bác rất cuốn hút.
Dạ, thoải mái bác ạ :)). Nhiều ae vào lại có nhiều câu chuyện vui ạ :))