Thiên thời đã không còn ủng hộ A7 nữa?

, ,

Dòng chảy 2 triệu tỷ như thác đổ ra nền kinh tế. Vậy câu hỏi đặt ra là là cài hồ chứa nước nào đủ sức chứa và điều tiết dòng chảy này khi cần xả và cần hút ?

1 Likes

hay đấy

Nhà nước siết chặt vậy càng tốt cho những doanh nghiệp uy tín, quỹ đất sạch, làm ăn đàng hoàng.

2 Likes

tiền đang và sẽ còn bơm nhiều qua đầu tư công và bù lãi xuất cho doanh nghiệp, bao năm nay bảo siết bds, rồi tiền lại chảy hết về bds thôi

2 Likes

Đọc tiêu đề của bạn làm mình lại nhớ đến bài viết này. Trong sự suy giảm của thị trường năm 2000 họ nghĩ là ông cụ Buffett đã hết thời. Trong sự điều chỉnh ngắn hạn mới được 3 tháng họ nghĩ A7 và cổ đất đã hết vị. Đầu tư là 1 quá trình dài, bền bỉ, cần phải có niềm tin mới vượt qua được những cú sụt giảm để nhận thành quả trong tương lai.

5 Likes

18 Likes

Vâng bác. Chấp nhận ảnh hưởng ngắn hạn mà tốt cho dài hạn cũng được

Nếu ông muốn thảo luận thì tôi xin có vài ý kiến sau đây (Nếu ông muốn chim lợn ngành bất động sản thì không cần đọc tiếp đâu. Tôi cũng sẽ không viết tiếp đâu).

  1. Báo chí nhiều năm qua luôn đưa tin và nhấn mạnh việc “Phải ưu tiên nguồn vốn cho sản xuất. Cần quản lý chặt và thận trọng việc mở rộng tín dụng cho khu vực phi sản xuất…” Năm nào cũng vậy. Nhưng năm nào thì tỷ trọng tín dụng cao nhất cũng nằm ở khu vực bất động sản. Ngay cả đối với bank, tài sản thế chấp là bất động sản là tài sản có hệ số an toàn cao nhất (sau tiền và các khoản tương đương tiền như ngoại tệ , vàng, trái phiếu chính phủ).

  2. Ngành bất động sản kéo theo công ăn việc làm và phát triển hơn 40 ngành nghề liên quan, do đó không quốc gia đang phát triển nào muốn nó suy yếu, kể cả nước to như Trung Quốc.

  3. Ngành nào quy mô lớn, tốc độ phát triển nhanh, ví dụ ngành bất động sản, thì đều có những lỗ hổng trong quản lý, đều phát sinh tiêu cực, việc chấn chỉnh là bình thường. Không nên phóng đại và suy diễn theo hướng cực đoan.

  4. Theo đề nghị của ngành ngân hàng, thì Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng liên quan đến khoản vay bất động sản. Nhưng một số nhà báo thích giật tít, lại dùng câu “siết” tín dụng cho bất động sản. Đó là lạm dụng ngôn từ! Quản lý chặt chẽ không có nghĩa làm làm cho nó nhỏ lại, mà nhằm cho nó phát triển bền vững. Còn siết là làm cho nó nhỏ lại. Không chính phủ nào muốn siết cả.

Vì vậy nếu tin rằng báo phân tích luôn đúng, nếu dựa vào báo để mà đầu tư, thì tự hỏi tại sao các đại gia không có ai là nhà báo, và phần lớn các đại gia nước ta đều liên quan đến ngành bất động sản, và nhiều đại gia đang nhảy vào bất động sản.

20 Likes

Có tiền múc thêm cổ phiếu bất động sản múc, xúc, húc điếc + lác với media

Vâng! Em cảm ơn bác đã clear cho e hiểu rõ hơn vấn đề ạ :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes

các giải pháp của nhà nước chỉ giảm tốc độ tăng giá bds trong ngắn hạn, về lâu dài bds vẫn sẽ tăng thôi

1 Likes

Ngoài xã hội người ta còn đang bới mả lên để đem đất đi bán. Thành phố thì quy hoạch những chô mồ mả để lấy đất làm dự án. Bây giờ đã vậy thử nghĩ chục năm nữa đất bẩn đến đâu cũng có giá cả

Mình ko nói là bank mua trái phiếu. Nhưng doanh nghiệp phát hành ra trái phiếu thì cần có bank đứng ra quản lý các tài sản đảm bảo đúng không bạn? Hay phát hành trái phiếu chỉ bán giấy thôi? Bạn giỏi thì bạn trả lời giúp mình nhé

Kiểm chế bđs nhưng bằng cách nào ? Trong khi đó thì ai hiểu đều biết rằng nguồn cung đang thiếu ??

Các câu hỏi và nhận định của bạn chứng tỏ bản thiếu những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, định giá và quản lý tài sản đảm bảo. Tốt nhất là bạn nên tự đi tìm hiểu, rồi sẽ tự trả lời được hết vì tôi không đủ thời gian và không muốn ngồi gõ lại cả đống kiến thức ở đây.

Nói ngắn gọn thì bán giấy hay không thì chính trái phiếu trả lời vì có loại có tài sản đảm bảo (lãi xuất thấp), có loại không (cao). Tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của người mua mà tự đánh giá khi xuống tiền. Bank và công ty chứng khoán là bên làm dịch vụ, thời nào họ cũng làm cả, chỉ được mà không mất. THM giờ mà muốn phát hành cũng được, nhưng nhiều khả năng là chỉ phát hành được loại có tài sản đảm bảo có giá trị (đất chẳng hạn), chịu phí cao và phát hành không ai dám mua.

Hiện tại bđs quá sốt, nhà nước sợ quản lý không được, dòng tiền đổ vào bđs sẽ không ai tham gia sản xuất, gdp không tăng được. Nên buộc phải dọa nạt các thứ. Chỉ khổ người dân ít tiền, nghèo lại càng nghèo, bị dọa nạt sợ không tiếp cận được đất đai. Người giàu có, tiền dư đã trú ẩn vào bđs hết, giàu lại càng giàu thêm. Mọi người đừng nghe tin thất thiệt mà lo sợ, sẽ bị nghèo bền vững, trở thành vô sản hết toi. Nhà nước không quản lý được dòng tiền rất là thông minh. Hãy giữ cho mình miếng đất, ít nhất cũng để chôn thân. Nghe theo media riết nghèo bền vững, phục vụ cho sự thống trị của nó.

Các AE xem lại lịch sử, càng dọa nạt bđs càng tăng. Có 1 nghịch lý là ở VN này không cần làm việc, cạp đất là giàu sang. Bỏ công sức ra làm việc, học hỏi, dành dụm, đéo bằng thằng dốt nát, suốt ngày cứ ăn chơi, hưởng thụ vì gia đình có điều kiện, có nhiêu bđs kkk

1 Likes

Ai có tài sản đất đai sẽ hiểu. Còn ai không có đất đai đừng phán xét nhe, đừng tỏ vẻ ta đây, tội nghiệp cho những người chưa hiểu.

Tin tức siết tín dụng bđs là không cho vay làm các dự án bđs; buộc doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu để làm dự án. Nếu siết chặt nữa thì ít có nguồn cung bđs, đất sẽ phi lên mây luôn. Đừng nghe media mà hoang mang. Nhà nước đang khó khăn. Không khéo là đất phi mã luôn.