Thịt heo Cá Gạo cùng mút mạnh cả năm 2023

, , , , , , , ,

Tích luỹ đẹp lên bền, BB mở rộng cho xu hướng tăng rồi

Các bác nói sao ý, chính phủ TQ đang mua thịt lợn để lấp kho do giá giảm mạnh cơ mà. Vừa tết xong nhu cầu giảm giá giảm quá chừng.

dòng thịt heo theo dõi, dòng gạo tích lũy đẹp, dòng thủy sản chạy trước rồi.

Gạo đang mùa thu hoạch đông xuân, giá gạo xuất khẩu neo cao và w đang thiếu lương thực

chú ý nhóm gạo: TAR< LTG<NSC

Thịt heo: DBC< HAG mua thăm dò

Cá: tạm thời chốt 1 phần theo dõi tiếp xu hướng

Theo các doanh nghiệp, trong 3 năm tới, Việt Nam vẫn sẽ hưởng lợi khi toàn cầu sắp đối mặt với biến đổi khí hậu, nguồn cung lương thực khan hiếm. Hiện, năng suất sản xuất lúa gạo của Thái Lan đang giảm, trong khi đó, quy mô vụ mùa của Ấn Độ sẽ thấp hơn so với kỳ vọng trước đó do mưa đã làm hư hại các ruộng lúa ở các bang phía Bắc và Đông Bắc.

Thời điểm cuối năm, phần lớn doanh nghiệp đều cạn kho nên giá tăng. Triển vọng của ngành xuất khẩu lúa gạo trong dài hạn có nhiều lạc quan cả về lượng và giá.

Thứ nhất là chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ chưa và ít có khả năng được dỡ bỏ khi nước này tiếp tục gánh chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Mặt khác, một nước xuất khẩu quan trọng là Pakistan cũng vừa trải qua trận lũ lụt lịch sử làm ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn cung.

Thứ hai, ngoài lệnh cấm của Ấn Độ thì nhu cầu lương thực thế giới đang cao do đối mặt chiến tranh và thiên tai nghiêm trọng. Cụ thể như hạn hán gay gắt ở Mỹ, châu Âu và đặc biệt là Trung Quốc, nước có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Trong khi đó, điều kiện sản xuất lương thực của Việt Nam thời gian qua tương đối thuận lợi và sản lượng dồi dào. Cục diện đó cho thấy, trong những tháng cuối năm và cả năm 2023, đầu ra của sản phẩm gạo Việt Nam vẫn lạc quan.

Chiến tranh Ukraine, 6triệu dân tị nạn qua Châu Âu nên nhu cầu lương thực tăng cao !!

Châu Âu mua nhiều gạo thơm, gạo chất lượng cao từ Việt Nam

Nhà Báo An Nguyên

1 Likes

Dự báo khủng hoảng lương thực thế giới sẽ bắt đầu vào năm 2023

Cuộc khủng hoảng ngũ cốc trên thị trường thế giới có thể xảy ra do xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, Ấn Độ và Nga sụt giảm. Các chuyên gia dự đoán của cuộc khủng hoảng lương thực sẽ bắt đầu vào năm 2023.

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới (lúa mì và ngũ cốc thô) năm 2021/22 tăng 3 triệu tấn mỗi tháng, lên mức kỷ lục 2,3 tỷ tấn, chủ yếu do hiện đại hóa trong trồng ngô.

Theo IGC, sản lượng lúa mì, ngô và hạt bo bo giảm sẽ làm giảm tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu vụ 2022/23 xuống còn 2.251 triệu tấn, tức giảm 40 triệu tấn so với năm trước. Tiêu thụ thức ăn chăn nuôi giảm bởi giá cao và nhu cầu giảm, tổng lượng tiêu thụ sẽ giảm 8 triệu tấn xuống còn 2,27 tỷ tấn, đây là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2015/2016. Thương mại thế giới sẽ giảm 3% xuống 404 triệu tấn, chủ yếu do khối lượng ngô và lúa mạch giảm.

Các nước xuất khẩu chính

Nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất trên thế giới là Nga và Ukraine. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính, trước khi bắt đầu xung đột ở Ukraine, 2 nước này chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu của thế giới. Ông Mark Savichenko, chuyên gia phân tích tại Ivolga Capital, nhận xét: Khu vực Biển Đen thậm chí còn được gọi là “giỏ bánh mì của châu Âu”.

Hiện nay, do các cảng Azov và Biển Đen bị phong tỏa, không thể xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Vào tháng 3/2022, Nga đã cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước EAEU cho đến ngày 30/6/2022. Các nhà chức trách liên bang Nga giải thích quyết định này là do nhu cầu đảm bảo an ninh của Liên bang Nga và đảm bảo hoạt động của ngành công nghiệp nước này.

Theo thông tin từ báo chí, quyết định cấm xuất khẩu ngũ cốc của Liên bang Nga nhằm ngăn chặn xuất khẩu ngũ cốc sang các nước thành viên EAEU. Từ đầu năm 2022 cho đến thời điểm lệnh cấm, lượng ngũ cốc xuất khẩu từ Nga sang các nước EAEU đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu được xuất khẩu sang Kazakhstan (kể từ tháng 7/2021, nước này đã nhập khẩu 2,5 triệu tấn ngũ cốc). Các chuyên gia cho biết nước này nhập khẩu để tái xuất khẩu do chênh lệch về giá ngũ cốc.

Kazakhstan không đồng ý với các quy định do Nga áp đặt, nghi ngờ Liên bang Nga phân biệt đối xử và đáp lại Kazakhstan cũng đưa ra hạn ngạch xuất khẩu lúa mì và bột mì. Người đứng đầu IKAR, Dmitry Rylko, giải thích: sự không hài lòng của Kazakhstan có liên quan đến thực tế là Nga vẫn xuất khẩu ngũ cốc sang Belarus, sang các nước thứ ba – nhưng với họ thì không.

Hiện nay, do lo ngại việc tái xuất khẩu, Nga đang thúc đẩy tất cả các thành viên EAEU áp đặt hạn ngạch và thuế đối với xuất khẩu ngũ cốc, đồng thời cũng đang xem xét hạn chế nguồn cung. Kazakhstan vẫn phản đối vì họ quan tâm đến tái xuất khẩu ra nước ngoài.

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu ngũ cốc

Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, thị trường ngũ cốc thế giới ngày càng thiếu trầm trọng hơn do Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu lúa mì, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Theo Bloomberg, các nước hy vọng rằng Ấn Độ có thể thay thế Ukraine về nguồn cung lúa mì và tin rằng năm 2022-2023, nguồn cung lúa mì từ Ấn Độ sẽ đạt mức kỷ lục 10 triệu tấn.

Gạo cũng có thể bị cấm xuất khẩu

Truyền thông gần đây đưa tin rằng các nhà chức trách Ấn Độ có thể xem xét hạn chế xuất khẩu gạo để đảm bảo đủ nguồn cung trong nước và ngăn chặn đà tăng giá. Ấn Độ là nhà sản xuất gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc và đã xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia.

Khủng hoảng lương thực có thể xảy ra sớm nhất là vào mùa đông năm 2023

Việc tăng giá ngũ cốc ảnh hưởng đến giá các lương thực khác, và trên hết là giá thịt gia cầm và thịt lợn, những thứ phụ thuộc vào giá thức ăn chăn nuôi. Việc Nga và Ukraine giảm xuất khẩu các mặt hàng này sẽ dẫn đến việc tăng giá các sản phẩm chăn nuôi trong thời gian dài, giá có thể tăng từ 3-10%.

Alexander Potavin, nhà phân tích hàng đầu tại FG Finam cho biết vấn đề đe dọa việc tăng giá lương thực, đặc biệt là đối với các gia đình nghèo, đang được thảo luận sôi nổi ở EU. Đã có báo cáo về việc hạn chế bán dầu thực vật ở các nước châu Âu. Trong bối cảnh đó, các phương tiện truyền thông đưa tin về nỗ lực của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhằm đồng ý dỡ bỏ lệnh phong tỏa xuất khẩu ngũ cốc bằng đường biển từ Ukraine để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với phân bón kali từ Nga và Belarus.

Nhà phân tích thị trường hàng hóa Oksana Lukicheva của Otkritie Investments dự đoán giá lúa mì trong vụ mới bắt đầu vào tháng 6/2022 sẽ vẫn ở mức cao. Theo bà, cuộc khủng hoảng thiếu hụt lớn lương thực có thể xảy ra sớm nhất là vào mùa đông năm 2023 khi thu hoạch ngũ cốc trên thế giới giảm đáng kể, cũng như sự khó khăn trong chuỗi cung ứng. Trong trường hợp này, an ninh lương thực sẽ có nguy cơ xảy ra ở các quốc gia châu Phi, châu Á và Trung Đông, vốn là những nhà nhập khẩu chủ yếu của khu vực Biển Đen.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều tin rằng sẽ có cuộc khủng hoảng lương thực. Ông Arkady Zlochevsky – chủ tịch Hiệp hội ngũ cốc của Nga cho rằng cuộc khủng hoảng lương thực có thể xảy ra trên thế giới sẽ chỉ liên quan đến giá lương thực tăng. Đồng thời, sự thiếu hụt nguồn cung không lớn, ngay cả khi Nga, Ukraine và Ấn Độ hạn chế xuất khẩu ngũ cốc. Theo ông, Nga có kế hoạch sẽ xuất khẩu 40 triệu tấn ngũ cốc ra thị trường thế giới. Ukraine sẽ xuất khẩu lúa mì bằng đường bộ và Ấn Độ có khả năng sẽ tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc.

Ông Andrey Sizov – chủ tịch Sovecon, cho rằng cuộc khủng hoảng lương thực đã thực sự diễn ra trong vài năm nay, số người đói đã tăng 38 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến sẽ tiếp tục tăng tương tự trong năm nay. Xuất khẩu ngũ cốc của Nga có tầm quan trọng lớn đối với thế giới, đặc biệt là lúa mì. Theo ước tính chiếm hơn 20% xuất khẩu lúa mì của thế giới, đơn giản là sẽ không thể thay thế nếu Nga quyết định ngừng xuất khẩu, khi đó giá sẽ tiếp tục tăng so với mức kỷ lục hiện tại và số người đói trên thế giới sẽ tăng mạnh, không phải hàng chục triệu mà là hàng trăm triệu người.

1 Likes

BÁO CÁO NGÀNH LÚA GẠO THIÊN THỜI – ĐỊA LỢI

1 Likes

Thứ hai, 20/2/2023, 13:59 (GMT+7)
Đài Loan tăng mua gạo Việt
Năm 2022, Đài Loan nhập gạo từ Việt Nam tăng hơn 30% về lượng và gần 19% về giá trị so với năm 2021.

Văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, hàng năm Đài Loan nhập khẩu 144.720 tấn gạo. Trước đây, Đài Loan thường chia hạn ngạch cho các đối tác là Mỹ, Australia, Thái Lan, Ai Cập. Vài năm trở lại đây, để đa dạng nguồn nhập khẩu, Đài Loan đã mở rộng sang 10 quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Năm 2022, thống kê của Cơ quan quản lý ngoại thương Đài Loan (BOFT) cho thấy nền kinh tế này đã nhập khẩu 125.415 tấn gạo các loại từ hơn 10 đối tác trên toàn thế giới, với kim ngạch nhập khẩu đạt 88,26 triệu USD, tăng 19,32% về lượng và tăng 23,78% về giá trị so với năm 2021.

Việt Nam vươn lên đứng thứ 3, chiếm hơn 16% thị phần với 20.281 tấn gạo, trị giá trên 10 triệu USD, tăng gần 31% về lượng và 18,51% về giá trị so với năm 2021. Trong khi đó, Thái Lan - đối tác lâu đời, có thị phần lớn thứ 2 của Đài Loan - liên tục bị giảm sản lượng. Năm ngoái, Đài Loan chỉ nhập 23.042 tấn gạo từ Thái Lan, giảm 20% so với 2021.

Gạo Việt Nam ngày càng được Đài Loan ưa chuộng vì chất lượng ngày càng cải thiện. Đặc biệt, giá gạo Việt khá cạnh tranh so với hàng Thái. Nếu 5 năm trước, gạo Việt xuất đi Đài Loan đa phần là dòng bình dân, gần đây gạo trung và cao cấp được xuất lượng lớn. Ngoài gạo tẻ, gạo nếp của Việt Nam cũng vượt cả hàng Mỹ, Thái Lan và có lượng xuất khẩu dẫn đầu ở thị trường này.

Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo đi khắp thế giới với trị giá gần 3,5 tỷ USD. Đây cũng là năm đánh dấu gạo “made in Việt Nam” được bán trên các kệ của siêu thị các nước châu Âu.

1 Likes

Đất nước nông nghiệp^^ lựa chọn là xu hướng

xu hướng là bạn.

Giá Lợn chuẩn lên vùng vụt, khi nông hộ bỏ chuồng

1 Likes

Mình rất tin tưởng vào con lợn, con gà,… sản phẩm chăn nuôi.
Giá heo đã tạo đáy. Sẽ dần đi lên.

Dù muốn hay ko muốn. Ngành nông nghiệp, chăn nuôi vẫn là an ninh sống còn với mỗi quốc gia.

Cám tăng gần gấp đôi,thuốc tăng,chi phí tăng,ngành chăn nuoi còn rất khó khăn

mặt hàng cám Gạo, Gạo cùng với măng cụt, sầu riêng, khoai lang, chuối, thạch đen đã được kí kết xuất khẩu chính ngạch sang TQ, auto đơn hàng xuất qua rồi !

Các nông sản nào có thể sẽ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc?

Thứ Hai, 20/02/2023

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Cùng với sầu riêng, khoai lang, măng cụt… đã được xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc thời gian vừa qua, hiện tại, Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán để được mở cửa cho nhiều loại trái cây khác sang thị trường 1,45 tỉ dân này.

1 Likes

ấn tượng xuất khẩu lúa gạo !!

1 Likes

Heo đã bán trước tết giờ chưa tái đàn, lượng cung sẽ thiêu hụt trong nay mai