Phân tích cho các chú đơn giản thế này. Tài sản tăng lên đa phần là do đòn bẩy chứ không phải do tiền trong lưu thông nhiều. Đó là lý do tại sao TTCK ở vùng đáy thường ít magrin mà càng lên cao thì thị trường càng full 100% magrin. Từ BĐS đến chứng khoán đều có lượng magrin 100% hoặc hơn ở đỉnh.
Tại sao BĐS tăng mạnh từ 2019 đơn giản vì chúng nó phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo như vác 1 tờ giấy đi thu gom tiền, được đống tiền đó chúng nó bỏ tiền đi gom đất, sau đó lấy đất đó thế chấp vào bank lấy tiền ra tiếp tục gom BĐS tạo 1 đòn bẩy lớn, sóng BĐS lên cao từ đó tạo ra 1 dòng tiền lớn luân chuyển trong nền kinh tế. Ví dụ đơn giản nhất là thằng Tân Hoàng Minh huy động trái phiếu gom đất rồi mang đi thế chấp bank, bị CP cấm bank không cho vay chúng nó không có tiền mua đất Thủ Thiêm nên chết ngoắc, bị bắt 1 loạt khơi mào sự kiện trái phiếu.
Năm 2020 covid ập đến thì lãi suất bank được hạ xuống rất thấp, tạo ra những khoản vay giá rẻ, khi BĐS tiếp tục nổi sóng nhờ phát hành trái phiếu thì đồng nghĩa người dân thấy BĐS quá thơm cũng đi vay bank buôn BĐS, đến cả bà bán nước cũng biết BĐS tăng giá.
BĐS tăng giá thì tiền được gom rất nhiều, được chuyển 1 phần sang các kênh đầu tư khác chưa tăng như chứng khoán. Chứng khoán tăng và BĐS đều tăng tạo cho bank lợi nhuận kênh xù trong giai đoạn này. Và đương nhiên rồi, tăng vì magrin thì giảm cũng vì magrin.
Đến giai đoạn đỉnh của thị trường khi Fed bắt đầu hút tiền về thì với việc VN dự trữ ngoại hối bằng USD tỷ giá bị ảnh hưởng rất nặng nề, có thể thấy qua việc NHNN bơm ra hơn 20 tỷ đô giữ tỷ giá, Fed sẽ tăng lãi suất lên trên 5% và giữ nó ở mức cao trong năm 2023 và hạ dần trong năm 2024, nên chính sách tiền tệ của VN trong giai đoạn này cũng rất khó để cân bằng chứ đừng nói là giảm.
Trái phiếu vỡ, người dân mất niềm tin là điều cực kì nguy hiểm, người dân 1 khi mất niềm tin thì không dễ gì họ quay lại thị trường trong 1 sớm 1 chiều. Hãy luôn ghi nhớ có 2 cách huy động được tiền trong giai đoạn khó khăn, đó là khi thành công anh tiêu ít tiền đi tích lũy rất nhiều tiền mặt như kiểu TCH, HHS của ông Hạ, hay đó là đi vay được tiền bằng uy tín của chính anh gây dựng nên. Vì vậy khi uy tín của anh đã mất thì chắc chắn chả ai cho anh vay tiền.
Rất nhiều lý do mà dẫn tới sự đổ vỡ dây chuyền, nhưng nó sẽ ngấm dần ngấm dần đánh cho những đứa ngoan cố và cứng đầu nhất phải chịu thua. Sai không biết nhận sai đó chính là sự khờ dại của nhà đầu tư thiếu kiến thức.