MWG? Có tệ như chúng ta nghĩ???
2 ngày hôm nay, cổ phiếu MWG đã có những pha tung hứng khiến cho bao NĐT trải qua các áp lực kinh khủng.
Tuy nhiên cá nhân em đánh giá đấy là một nhịp điều chỉnh cần thiết để có thể có được những bước tiến xa hơn.
Về tổng thể, thì MWG chỉ điều chỉnh chưa tới 9% so với vùng đỉnh, nếu tính từ điểm cao nhất xuống điểm thấp nhất thì là tròn 10%. Sau một nhịp tăng mạnh x2 từ cuối năm 2023 thì nhịp tích lũy ở vùng 60-70k là cần thiết, đặc biệt là sau khi tạo đỉnh vào ngày 26/08 thì giá đã có hiện tượng điều chỉnh, chốt lời. Một điểm tích cực ở cổ phiếu MWG giai đoạn đấy là giá giảm nhẹ nhưng thanh khoản tăng cực mạnh ( đấy thường là dấu hiệu của việc giũ bỏ hơn là việc chốt lời). Đặc biệt là 2 ngày gần đây khi cổ phiếu giảm đến 3%, một điểm trùng hợp là khối ngoại bán ròng rất lớn ở 2 ngày này và trùng hợp hơn nữa là tự doanh gom gần như bằng đúng lượng của khối ngoại bán ra. Một dấu hiệu khá rõ cho việc Thao Túng tâm lý thị trường nhằm mục đích gì đấy. ( cụ thể là gì thì em không dám phán)
Góc nhìn cá nhân: Đây là một nhịp giũ bỏ cho một nhịp uptrend mới sau khi cổ phiếu đã tăng trưởng tương đối nóng. Việc giũ bỏ này có thể sẽ kéo dài thêm đến hết tháng 10 cho tới khi BCTC quý 3 của MWG chính thức công bố. Và lúc đấy, MWG sẽ lấy đủ những gì đã bị mất. Trend tăng ngắn hạn có thể đã chấm dứt, tuy nhiên, trend trung hạn và dài hạn vẫn còn rất khỏe.
Một doanh nghiệp mà lớp lãnh đạo tầm Trung không phải thế hệ người thân dám bỏ tiền vào. Là một doanh nghiệp có tương lại.
Hơn nữa lại là PGĐ phụ trách mảng công nghệ, một mảng tuy nghe chừng không liên quan tới ngành dệt may, nhưng lại cực kỳ quan trọng trong việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp
Như đã nhận định. Vậy là quý 3 vẫn là quý kỷ lục của Doanh Thu và Lợi nhuận của TNG, bất chấp kho khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi.
Một mô hình mà duy trì được đều đặn tốc độ tăng trưởng, chỉ xứng đáng với PE=10 thôi ư?
Thị trường EU, một thì trường mà Việt Nam vẫn chưa chiếm tỷ trọng nhiều trong cơ cấu nhập khẩu dệt may của khu vực. Hiện đang được thống trị bởi Bangladesh bởi giá nhân công tốt hơn và việc đáp ứng tiêu chuẩn xanh hóa của EU.
Thực trạng hiện nay không có quá nhiều doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam có thể hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về phát triển bền vững của EU, tuy nhiên TNG thì lại khác, việc ký kết đối tác chiến lược với Decathlon ( hãng thời trang thể thao lớn của Pháp) + thị phần xuất khẩu sang EU ngày càng được mở rộng đã chứng tỏ là TNG đang có tiềm năng rất lớn để Không chỉ lấy thêm thị phần từ các nhà sản xuất ở Bangladesh, mà còn cả những thị phần của chính doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài việc là đơn vị gia công, kinh doanh hàng dệt may ra thì TNG cũng đã có sự lấn sân sang BDS thương mại và BDS Cụm công nghiệp. Tuy đây không phải là mảng đóng góp nhiều, tuy nhiên đây cũng là động lực giúp cho TNG có thể duy trì được sức hút đối với Cán bộ công nhân viên khi đảm bảo chỗ ở cho người lao động. Đồng thời đây cũng sẽ là mảng tạo ra dòng tiền tốt để công ty có thể tận dụng trong thời gian sắp tới.
Khởi công quý 2/2024, Đủ điều kiện mở bán T10/24, bàn giao Q4/25. Phải nói đây là dự án NOXH thần tốc nhất trong giai đoạn hiện nay. Việc huy động được dòng tiền sẽ giúp cho TNG có thể sớm hoàn thiện được các dự án BDS còn dang dở, đặc biệt là dự án CCN Sơn Cẩm 1 đang trong giai đoạn nước rút để hoàn thiện mặt bằng và cơ sở hạ tầng.
Cuối cùng ngày này cũng đã tới, Thị trường may mặc lớn nhất thế giới cuối cùng cũng đã không thể bao dung và nhân nhượng với đứa con Bangladesh bất trị nữa rồi.
Đúng giai đoạn cần hàng nhất thì Bangladesh lại bất ổn, mà xem chừng là chuyện bất ổn chính trị đấy còn kéo dài nữa.
Ấn độ sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi 2 quốc gia này có nét tương đồng về văn hóa, và cũng có cùng phân khúc ngành may mặc. Tuy nhiên, phân khúc hàng chất lượng cao hay những yêu cầu về sản xuất bền vững và xanh hóa chắc sẽ dành phần lớn cho Việt Nam.
Khi những bất ổn chính trị Bangladesh ngày càng có dấu hiệu căng thẳng leo thang, thì TNG đã được Decathlon nâng cấp đối tác chiến lược top 3 toàn cầu. Rõ ràng việc TNG đầu tư thêm 45 dây chuyền ( 15% tổng số chuyền hiện có ) là có cơ sở.
Vấn đề dòng tiền đã bớt áp lực khi nợ vay giảm.
Công nợ với đối tác TCP cũng đã giảm trong quý 3.
Pre-funding giống như việc tự dưng bác được ngân hàng bảo là Cấp hạn mức thẻ tín dụng vậy.
Bác được quyền mua sắm tẹt ga không phải trả tiền trước, nhưng bác phải cung cấp giấy tờ đầy đủ cho ngân hàng và trả mức phí thường niên cho ngân hàng.
Việc được chi tiêu thoải mái có thể khiến bác mạnh tay mua sắm hơn, nhưng em nghĩ nó là yếu tố siêu siêu phụ. Quan trọng vẫn là Hàng hóa bác mua có tốt không, giá có hợp lý không, hay mua về lâu về dài có mang lại giá trị không, và đặc biệt là Mua xong bác có tiền để trả luôn không? Khi mà làn sóng rút ròng các quỹ ETF vẫn đang diễn ra, khiến các quỹ phải cắn răng bán ròng cổ phiếu ở thị trường cận biên như VN để trả tiền cho cấc NĐT.
Vậy Pre-funding có phải là gì ghê gớm không? Chắc bác tự hình dung được.
Cái quan trọng chúng ta hướng tới là Nâng Hạng Thị Trường, khi mà chúng ta chứng minh được với bạn bè quốc tế loại Hàng Hóa và Chợ của chúng ta chất lượng, hiện đại, uy tín. Chứ Pre-funding không có gì ghê gớm cả.
2024 khả năng cao là lợi nhuận đạt kỷ lục. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là khởi đầu.
2025 mới là năm bứt phá của TNG khi:
Số lượng đơn hàng mới tiếp tục duy trì ở mức cao.
Việc nâng cấp dây chuyền máy móc thiết bị 2024 đã hoàn thiện, Việc chuyển dịch nhà máy may Việt Đức vào CCN Sơn Cẩm hoàn thiện, nhằm gắn kết các chuỗi giá trị ngành dệt may.
Cho thuê và mở bán dự án CCN Sơn Cẩm 1 cho các đối tác liên quan.
MWG đã ra báo cáo tài chính quý 3, con số tuy tăng trưởng mạnh so với năm 2023, tuy nhiên nó vẫn là một con số không quá ấn tượng, Dẫu vậy MWG vẫn có những điểm sáng đáng kỳ vọng:
Lợi nhuận tuy chỉ 800 tỷ, tuy nhiên, đấy là sau khi đã tính chi phí khác 250 tỷ ( Chi phí thanh lý tài sản cố định). Công cuộc này diễn ra mạnh nhất vào quý 3 khi đã đóng rất nhiều cửa hàng TGDD, ĐMX và đặc biệt là An Khang.
Tuy nhiên đây chỉ là chi phí phát sinh trong quý và đã chấm dứt vào tháng 9 rồi. Thế nên kỳ vọng quý 4 sẽ khởi sắc hơn khi mọi thứ đã đi vào vận hành ổn định.
Erablue đã chính thức đạt điểm hòa vốn và có lãi trong quý 3. Thời điểm T10 đã mở rộng thêm mạng lưới cửa hàng, đón sóng tiêu dùng điện máy cuối năm 2024.
2 Key Point của MWG vẫn được xem là vận hành ổn và đi đúng quỹ đạo. Tháng 9 vẫn tiếp tục mở mới và các tháng còn lại trong năm vẫn tiếp tục như vậy. Nếu mọi thứ đi đúng kỳ vọng thì quý 4 có thể lãi khoảng 1200-1300 tỷ. Đưa tổng lợi nhuận trong năm đạt khoảng 4000-4100 tỷ. Mới một doanh nghiệp tăng trưởng thì PE tầm 25-27 thì vẫn còn dư địa tương đối cho MWG trong năm nay.
BCTC quý 3 của FRT thể hiện một con số tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt khi lợi nhuận đã chuyển từ âm sang dương cả hơn 100 tỷ trong quý 3.
Đưa lũy kế 9 tháng đạt mức lợi nhuận dương 274 tỷ so với mức âm 244 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, con số 274 tỷ lợi nhuận ( trong khi đó có tới 68 tỷ là của cổ đông không kiểm soát), vị chi miếng bánh lợi nhuận hơn 200 tỷ dường như là quá bé so với mức vốn hóa gần 23k tỷ của FRT. Nếu tính sơ sơ thì PE của năm 2024 có thể đạt tầm 80-90 lần. Một mức PE không tưởng.
Vậy FRT có thể tăng trưởng thần tốc những quý tiếp theo thì sao?
Dẫu kỳ vọng tới mấy đi chăng nữa, thì tốc độ tăng trưởng 20-30% một năm vẫn là cực kỳ ấn tượng với mảng Thuốc và ICT hiện tại rồi. Vậy với mức tăng trưởng như thế thì FRT có thể mất 6 năm tiếp theo để đưa về mức PE siêu phẩm là khoảng 25 lần.
Hàng này nói thẳng có đậm chất là đầu cơ chứ không phải đầu tư, chứ cái giá 17x thì đã gấp 5 lần giá trị hợp lý. Bán lẻ tưởng ngon ăn hồi mới chào sàn, nhưng đã sớm chứng minh thời vụ giai đoạn 2021-2022. FRT nên xếp chung mâm với MWG nhưng t đánh giá còn dưới cửa MWG, chỉ ăn theo cái gọi là “sóng công nghệ” vì liên quan FPT mà thôi. Giống kiểu VRE với VIC và VHM.
Nên nếu FRT quay về 2x-3x như hồi 2022 sẽ là hợp lý! Còn FPT hợp lý ở giá 7x…
Bảo là hàng đầu cơ thì em thấy là đúng. Nhưng mà quay về giá 2x-3x thì hơi ảo rồi nghe.
FRT em đánh giá hơi ảo. Tuy nhiên, nó đang ở giai đoạn đầu của công cuộc set up. Có thể nó có một cú huých tăng trưởng lợi nhuận thật sự mà mình là người ngoài cuộc chưa hiểu được đâu.
Tuy nhiên, một nhịp điều chỉnh về vùng 130-150 là cần thiết thật.
Huých á? Hàng bán lẻ thì lấy gì ra mà huých! Năm 2022 nhìn rất rõ giá trị so với lúc lên sàn.
Về 2x-3x khó thật vì giá cổ phiếu trên sàn không phải lúc nào cũng đc định giá theo “chuẩn mực mà còn thị hiếu đám đông và tổ đội, bánh vẽ…”", nhưng giá trị thật cổ phiếu nếu để đầu tư thì tôi cho là cái giá 2x, 3x còn đắt, các bác đánh giá tiềm năng có thể tốt hơn tôi, nhưng, nếu là tôi mua hẳn FPT hơn trăm còn triển vọng hơn…dù tôi đánh giá FPT tầm 7x là đúng với thực tế
Khách hàng đầu tiên ngoài hệ thống của TNG.
Diện tích 3.456 m2, một con số tuy khá khiêm tốn so với quy mô 61ha. Tuy nhiên đây cũng là một bước tiến đột phá cho TNG sau suốt bao năm đầu tư vào dự án Sơn Cẩm.
Tuy không phải là công ty chuyên về mảng BDS, tuy nhiên, những gì BDS TNG đã làm được cho tới nay vẫn rất ổn, ổn hơn rất nhiều những kẻ mang tiếng là Số 1 BDS những chỉ chuyên ôm dự án rồi làm giá, trục lợi cho bản thân.
Bangladesh, đối thủ số 1 của dệt may Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng. Kỳ vọng kỷ nguyên dệt may Việt Nam sẽ đột phá trong 3 năm tiếp theo.
TNG? Có tệ như những gì bạn nghĩ?
Trend line vẫn tốt, giá cắt lên MA50 vol lớn, phiên test vẫn được đảm bảo trên MA50 với thanh khoản Ổn. MACD đang dần hướng lên vùng dương.
Nếu mọi thứ đi đúng kế hoạch, thì TNG đã được xác định đã hoàn tất nhịp giũ bỏ đầu tiên.
Xét về ngành dệt may, MSH cũng đang thể hiện khá tốt, TCM tuy yếu hơn, nhưng cũng đã có dấu hiệu chạm vùng hỗ trợ rồi bật lên. Kỳ vọng dòng tiền sẽ sớm quay trở lại với ngành dệt may, và lúc đấy TNG sẽ lại một lần nữa dẫn sóng cả dòng.