THUYẾT GIÁO đàn - kiến thức sơ đẳng dành cho F0 đang thua lỗ

, , , , , , , , ,

I. Chỉ số thanh toán hiện hành: được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia nợ ngắn hạn, cho thấy khả năng thanh toán nợ đáo hạn dưới 1 năm của công ty. Chỉ số này càng cao có nghĩa khả năng công ty bị mất năng lực thanh toán càng thấp.

2 Likes

II. Tính thanh khoản: Là khả năng mua bán được của 1 cổ phiếu - thể hiện bằng khối lượng giao dịch

1 Likes

III. ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn - thể hiện 1 đồng vốn bỏ ra công ty thu về được bao nhiêu đồng lời. Giá cp thường tỷ lệ thuận với chỉ số này, nên khi chọn cp cần lưu ý xem lợi nhuận bao nhiêu. Nếu ROE cao mà giá cp còn thấp thì nên mua. Trừ 1 vài trường hợp kỳ vọng tương lai cao, thấp hoặc BĐS… sẽ có cách tính khác.

1 Likes

IV. EPS: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp

EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông

1 Likes

V. P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu.

Công thức tính P/E = Giá thị trường của cổ phiếu / EPS

1 Likes

VI. Lập kế hoạch
Câu hỏi đặt ra là liệu tôi có thể thành công khi giao dịch mà không cần có 1 kế hoạch?
Thực tế, nếu bạn không có 1 sự chuẩn bị trước thì khả năng sống xót sẽ không lâu. Việc lập 1 kế hoạch không khó khăn như bạn nghĩ: số tiền bạn dự định giao dịch? Số lượng loại cổ phiếu dự định nắm nhằm hạn chế rủi ro? Mong muốn lợi nhuận bao nhiêu%/tháng? Ví dụ: vốn đầu tư 100 triệu, nắm giữ 5 cổ phiếu khác nhau, tỷ lệ 20% cho mỗi cổ phiếu, lợi nhuận 3%/tháng.

3 Likes

VII. Chơi cờ
Giống như chơi cờ tướng, cần xác định được khi nào tấn công (kiếm lợi nhuận - khi thị trường tốt), khi nào phòng thủ (bảo toàn vốn - khi thị trường xấu) và dự trù nước cờ tiếp theo khi đưa ra quyết định.

1 Likes

VIII. GIÁ, KHỐI LƯỢNG
Nên tìm hiểu sự liên quan của 1 số yếu tố quan trọng: Mức giá, khối lượng giao dịch, thời điểm. Trước tiên bằng cách QUAN SÁT của chính mình để đưa ra nhận định. Ví dụ: hôm qua cổ phiếu được giao dịch với khối lượng rất lớn so với bình thường, giá cổ phiếu tăng, bạn quan sát xem cp hôm nay sẽ tăng hay giảm. Ngược lại, hôm qua cổ phiếu giao dịch khối lượng lớn, giá giảm thì hôm nay giá sẽ tăng hay giảm. Mỗi cổ phiếu có 1 sự vận động riêng không có công thức đúng 100% cho tất cả cổ phiếu.

1 Likes

IV. CÁC MÔ HÌNH GIÁ

1 Likes

X. GIÁ & KHỐI LƯỢNG

Trong các trường hợp trên, khi giá & lượng cổ phiếu bất ngờ tăng hoặc giảm mạnh sau một chu kỳ đi ngang có thể báo hiệu một xu hướng mới hình thành. Có thể quan sát và giao dịch tại những điểm này để đón đầu xu hướng.

Nhận định trên là tương đối, không phải luôn đúng, mỗi cp có sự vận động riêng. Nên tự mình quan sát mới chắc ăn.

1 Likes

XI. TRỤ VỮNG TRƯỚC THUA LỖ
Sẽ có rất nhiều lần thua lỗ, những bạn mới chơi nên xem chứng khoán là 1 kênh phụ bên cạnh công việc chính. Để khi thua lỗ các bạn vẫn có nguồn thu nhập để duy trì, rút bài học và tiếp tục. Lúc mới, đầu tư khoảng 20% đến 30% vốn tự có, để thất bại nhiều lần vẫn đủ vốn để vựt dậy. Có rất nhiều cách để đầu tư, nếu như bạn phát hiện ra 1 cách có hiệu quả và mang lại lợi nhuận thì bạn nên duy trì theo cách đó. Mỗi cách phù hợp với mỗi sở trường, mỗi người khác nhau. Cách người này thành công đôi khi lại thất bại với người kia.
Ví dụ: Bắt đáy cổ phiếu, họ bắt đáy xong rồi bán ra có lợi nhuận, bạn bắt đáy nhưng lại bị lỗ vì bán trễ hoặc mua vào không phải đáy. Mỗi cổ phiếu ở mỗi giai đoạn có 1 đáy khác nhau, đáy của giai đoạn sau có thể thấp hoặc cao hơn.

1 Likes

XII. Đường RSI: cho biết khi nào thị trường đã bị mua quá mức (tức là tăng quá nhiều) hoặc bị bán quá mức (tức giảm quá nhiều) và cho bạn dấu hiệu khi nào xu hướng thị trường có thể quay đầu.

1 Likes

XII. Đường MFI
Hôm trước mình có trình bày đường RSI về xu hướng giá. Hôm nay mình nói về đường MFI: dùng để đo sức mạnh của dòng tiền ra vào. Kết hợp RSI & MFI sẽ tăng độ chính xác cao hơn.

1 Likes

XIII.Kết hợp RSI & MFI tăng độ chính xác

  • RSI & MFI không giúp chúng ta bán đúng đỉnh, mua đúng đáy. Nhưng nó giúp xác định được vùng an toàn để mua bán. Có thể bán xong cổ phiếu vẫn tăng tiếp, nhưng người biết lời đủ thì dừng mới an toàn. Vì càng lên nữa khả năng sụp của cổ phiếu sẽ càng tăng. Cũng như có thể mua xong cổ phiếu còn xuống nữa, nhưng mua tại điểm đó khả năng giá phục hồi lại sẽ cao.
  • Hữu ích với các bạn mới chơi, không biết mua điểm nào? bán điểm nào? Vừa đu đỉnh xong cổ phiếu lao dốc … sợ quá …chán nản… muốn làm lại từ đầu => bán cắt lỗ, vừa bán xong nó lại tăng.
  • Có thể sử dụng để gỡ lỗ chính trên cổ phiếu của mình lỡ đu đỉnh. Tạm gọi là gỡ lỗ bằng phương pháp kỹ thuật. Tới điểm mua thì mua thêm để giảm giá vốn, tới điểm bán thì bán 1 phần đợi điểm mua mua lại => Giá vốn trung bình sẽ thấp hơn. Chứ không phải là cứ giá giảm 1% hoặc 2% mà mua vào sẽ là sai lầm, vì tiền đâu mà mua mãi, phải đợi giá giảm xoay quanh điểm mua thì mới mua thêm.
4 Likes
1 Likes

KIỂM TRA HIỆU QUẢ THỰC TẾ CỦA RSI & MFI

  • Hôm nay mình bắt đầu kiểm tra xem tính hiệu quả của 2 chỉ số này. Tùy tình hình thực tế có thể điều chỉnh khung của RSI, có thể không phải 30-70 mà 35-75 hoặc 40-60 để dễ tìm kiếm được cổ phiếu dễ hơn.
  • Dựa vào tín hiệu mua bán của RSI là chính, kết hợp tín hiệu của MFI hỗ trợ.
4 Likes

1 Likes

Giả sử mua được DHC giá 74.3k, Nếu mua hồi sáng thì có giá đỏ rẻ hơn.

1 Likes


Em này THD, nhìn giá lao dốc chóng mặt quá.
Giả sử mua được giá 171.2k

4 Likes

Những trái trứng dạng này ngay từ đầu liếc sơ qua đã bít là ko ổn …
Thế nên nếu ai đó có dính thì cũng nên tự trách bản thân và rút kinh nghiệm thui :disappointed:

4 Likes