Tin bom tấn asm , lợi nhuận được book vào quý 3 giá nào cho asm

lái đánh thì đánh luôn ae ủng hộ dền dứ phát mệt
mà ko đánh thì ae đu rồi cắt lỗ đơn giản thế thôi .Lại chờ bao giờ đánh lại nhào vô
hàng rẻ như asm tìm mỏi mắt mới thấy có
tiền mua nhiều thế kiểu gì giá cũng chạy

khối lượng tăng mạnh kiểu gì giá cp cũng tăng mạnh
lượng biến đổi chất sẽ biến đổi

idi giá cao tăng tốt lắm rồi kiểu gì asm cũng tăng mạnh vì asm nắm 51% cp của idi. sóng thường đi theo cặp

1 Likes

Nó tăng mới mua mạnh
Nó giảm quá thì.cắt lỗ đúng kỷ luật[quote=“bdsanhnghiem, post:19, topic:613966, full:true”]
vượt 12.2 với khối lượng lớn khuyến nghị mua mạnh
cắt lỗ khi thủng 11.6
[/quote]

Con này lẹt đẹt mãi

như comment này tôi có nói vượt 12.2 thì mua mạnh
nếu giảm xuống dưới 11.6 bán 1/2 giảm xuống dưới 11.45 thì bán hết chấp nhận cắt lỗ
nếu lình xình đi ngang thì chờ đợi thôi vi phạm thì cắt lỗ mà vượt kháng cự thì đua lệnh.[quote=“bdsanhnghiem, post:19, topic:613966, full:true”]
vượt 12.2 với khối lượng lớn khuyến nghị mua mạnh
cắt lỗ khi thủng 11.6
[/quote]

Khoản bán điện mặt trời áp mái này 50 tỷ . ASM kỳ vọng nhất là gói hổ trợ lãi suất của CP , nếu vay được thì ngon chứ mấy quý vừa rồi chi phí lãi vay bào mòn lợi nhuận hết.

1 Likes

tạm thoát đã lái ko đánh vượt 12.2 thì thôi ko tham gia
chỉ mua mạnh khi vượt 12.2 với khối lượng lớn
còn ko thì bán rồi chờ cơ hội khác,chờ thị trường biến động điều chỉnh xong lại vào đu bám lại.
cắt lỗ khi thủng giá mua 115

sau nhịp rũ asm từ 12.4 về 10 thì hàng đã rơi rụng nhiều lắm nên lái dễ kéo lên thôi
mua phụ lái là việc làm tốt còn kéo giá để lái làm việc
kỳ vọng nhịp này asm 16-18xxx
Nhìn đồ thị nến giá đã vượt trở lại đường ma 20 vượt trên ma 50 vượt trên ma 100 và vượt xa ma 200 ngày
như vậy có thể nhận định asm đang vào một chu kỳ uptrend mới với các cản mạnh ở phía trên là 16-18 và 20xxxx.

So với nhiều mã đã tăng quá nhanh quá nhiều ở trên sàn thì dư địa tăng giá cho asm còn nhiều lắm nên quyết định mua asm.

nhìn đồ thị tuần của asm thì dư địa tăng giá còn rất nhiều ace nhé vượt qua 15 thì có thể có 16xxx và 18xxxx
bây giờ khuyến nghị mua asm 11.1-11.3 mua được cả triệu cổ phiếu ace nhé ko thiếu hàng để mua

Doanh nghiệp thủy sản chuẩn bị trước cho mùa tiêu thụ cuối năm

Tác giả Duy Bắc

(ĐTCK) Việt Nam, Nga, Ecuador… có cơ hội cao nhất gia tăng xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc, bởi nước này vừa cấm nhập khẩu thuỷ sản từ Nhật Bản.

Người tiêu dùng lo ngại thủy sản của Nhật Bản

Trung Quốc đã cấm nhập khẩu tất cả các loại thuỷ sản từ Nhật Bản do lo ngại về nguy cơ ô nhiễm phóng xạ. Hàn Quốc, nước láng giềng của Nhật Bản chưa có phản ứng, nhưng người dân nước này có dấu hiệu tích trữ muối và hạn chế sử dụng hải sản có nguồn gốc từ xứ sở Hoa anh đào cũng như các vùng biển lân cận.

Theo dữ liệu từ Japan’s Fisheries Agency, năm 2022, Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Thái Lan. Trong đó, 3 thị trường lớn nhất là Trung Quốc chiếm 22,5%, Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 19,5%, Mỹ chiếm 13,9%.

Đối với thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc trong năm 2022, Ecuador là quốc gia được nhập khẩu nhiều nhất, lên tới 3,56 tỷ USD, tăng 63% so với năm 2021; tiếp theo là Nga với 2,76 tỷ USD, tăng 48%; Việt Nam với 1,7 tỷ USD; Ấn Độ với 1,26 tỷ USD.

Như vậy, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Nhật Bản, nhưng Nhật Bản không nằm trong tốp những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Trung Quốc. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2023, nước này chi khoảng 299 triệu USD để nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản. Năm ngoái, trong tổng kim ngạch thuỷ sản 19,13 tỷ USD được Trung Quốc nhập khẩu, nguồn cung từ Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 3%.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn, khi chưa rõ tác động môi trường tới chất lượng thuỷ sản của Nhật Bản và các khu vực lân cận, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… có khả năng đẩy mạnh nhập khẩu thuỷ sản từ các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Kỳ vọng nhóm xuất khẩu thuỷ sản hưởng lợi

Trước cơ hội trên, nhóm cổ phiếu thủy sản có diễn biến tăng giá, nhất là khi nhiều hội nhóm và diễn đàn chứng khoán hô hào mua vào.

Thống kê từ ngày 23/8 đến 28/8, nhóm 5 cổ phiếu thủy sản tăng trung bình 7,4%, cao hơn mức tăng của chỉ số VN-Index là 2,5%. Trong đó, cổ phiếu ANV của Công ty cổ phần Nam Việt tăng 8,4%, cổ phiếu VHC của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn tăng 8,6%, cổ phiếu IDI của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (I.D.I) tăng 9,3%, cổ phiếu FMC của Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta tăng 5,9%, cổ phiếu MPC của Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú tăng 4,9%.

Có 7 sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đang được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là tôm, cua, cá hồi, mực, cá minh thái, cá tuyết và cá tra.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong nhóm sản phẩm của các công ty thuỷ sản niêm yết, đa phần là các sản phẩm nuôi, thay vì đánh bắt. Trong đó, Nam Việt, Vĩnh Hoàn và I.D.I có sản phẩm chủ lực là cá tra, còn Thực phẩm Sao Ta và Thuỷ sản Minh Phú chủ yếu sản xuất và chế biến tôm. Ngược lại, các nhóm đánh bắt mực, cá ngừ, cua biển, ghẹ… thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết. Vì vậy, nhóm doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp từ cơ hội tăng cường xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc là chưa rõ ràng và nhà đầu tư không dễ đầu tư vào nhóm này.

Theo các số liệu thống kê, Trung Quốc (Trung Quốc đại lục và Hồng Kông) hiện là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam, với 716 triệu USD trong 6 đầu năm nay, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc bao gồm tôm, cua, cá hồi, mực, cá minh thái, cá tuyết và cá tra.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thực phẩm Sao Ta cho biết, Trung Quốc là công xưởng của thế giới. Trong lĩnh vực thuỷ sản, Trung Quốc thực hiện gia công chế biến cho nhiều quốc gia, bao gồm Nhật Bản. Nếu Trung Quốc ngừng nhập khẩu toàn bộ, kể cả hàng gia công từ Nhật Bản, thì Việt Nam sẽ là điểm đến tốt nhất cho hàng gia công từ Nhật Bản. Ngoài ra, việc xả thải nước nhiễm phóng xạ ra biển dù đã qua xử lý nhưng một bộ phận người tiêu dùng Nhật Bản vẫn sẽ e ngại sản phẩm thuỷ sản nội địa, ngành tôm Việt Nam có cơ hội tăng trưởng (riêng cá tra, mức tiêu thụ ở Nhật Bản chưa nhiều, vì người dân ưa chuộng đồ biển hơn).

Doanh nghiệp chuẩn bị trước cho mùa tiêu thụ cuối năm

Trong chu kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất thường tăng lượng tồn kho khi dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng và hoạt động kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, khi kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp có xu hướng giảm hàng tồn kho, bảo vệ dòng tiền.

Mặc dù cùng kinh doanh lao dốc trong nửa đầu năm 2023, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có động thái tích trữ nguyên liệu và kỳ vọng vào sức tiêu thụ cuối năm sẽ hồi phục.

Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Thuỷ sản Minh Phú nhận định, giai đoạn cuối năm với các lễ hội, Noel, sau đó là Tết Nguyên đán ở châu Á sẽ giúp mức tiêu thụ tôm gia tăng, trong khi hàng tồn kho của các nhà bán lẻ đã giảm và phải nhập thêm. Trong khi đó, nguồn cung thủy sản suy giảm do hiện tượng EI Nino gây thiệt hại khoảng 30% vùng nuôi tôm tại Ecuador. Tại Việt Nam, những tháng đầu năm nay, do giá tôm đi xuống nên người dân giảm 30 - 50% lượng ao nuôi, ảnh hưởng đến lượng cung giai đoạn cuối năm.

Báo cáo tài chính bán niên 2023 của nhóm doanh nghiệp thuỷ sản cho thấy, hàng tồn kho nhìn chung ở mức cao so với đầu năm, sẵn sàng cho mùa kinh doanh sắp tới.

Cụ thể, thời điểm cuối quý II/2023, hàng tồn kho của Vĩnh Hoàn tăng 1.109,5 tỷ đồng so với đầu năm, lên 3.927 tỷ đồng và chiếm 32,3% tổng tài sản. Tương tự, Nam Việt tăng 289,3 tỷ đồng hàng tồn kho, lên 2.622,6 tỷ đồng và chiếm 47,8% tổng tài sản; I.D.I tăng 26,2 tỷ đồng hàng tồn kho, lên 1.561,7 tỷ đồng và chiếm 18,8% tổng tài sản; Thực phẩm Sao Ta tăng 356,9 tỷ đồng hàng tồn kho, lên 1.286 tỷ đồng và chiếm 40,2% tổng tài sản; Thuỷ sản Minh Phú tăng 560,2 tỷ đồng hàng tồn kho, lên 5.607,5 tỷ đồng và chiếm 53,7% tổng tài sản.

Theo ông Hồ Quốc Lực, giá tôm đi xuống giai đoạn đầu năm nay dẫn tới việc bà con giảm lượng thả nuôi, ước tính nguồn cung nguyên liệu tôm cuối năm có thể giảm trên 30%, điều này hỗ trợ giá tôm gần đây có diễn biến tăng sau khi chạm đáy vào tháng 7/2023. Kỳ vọng, kết quả kinh doanh của Thực phẩm Sao Ta sẽ ghi nhận sự cải thiện theo từng tháng trong giai đoạn cuối năm 2023.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính dự báo, để xử lý lượng tồn kho lớn, các doanh nghiệp thủy sản có thể phải tiếp tục hạ giá bán, điều này sẽ thu hẹp biên lợi nhuận. Đây chính là rủi ro của việc cải thiện doanh số nhưng hiệu quả kinh doanh không dễ cải thiện.

Thủy sản lấy lại đà cân bằng để đẩy mạnh xuất khẩu

Nguyễn Tiến Nam
Tổng hợp từ Người quan sát | Khoảng 3 tiếng
Theo dõi

Ngày 9/9, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Bàn giải pháp tổ chức nuôi trồng thủy sản thích ứng với tình hình mới. Hội nghị diễn ra trong điều kiện xuất khẩu thủy sản đã có những dấu tích cực hơn. Những tháng cuối năm luôn là cơ hội của ngành thủy sản.

Những tháng cuối năm luôn là cơ hội của ngành thủy sản - Ảnh minh họa

Bộ NN&PTNT cho biết, trong 8 tháng vừa qua, nhóm thuỷ sản xuất khẩu đạt 5,68 tỷ USD, giảm 25,4%. Mặc dù còn giảm mạnh song mức giảm này đang có dấu hiệu rút ngắn hơn so với những tháng đầu năm.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phân tích rõ: Trong tháng 6, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt hơn 767 triệu USD, giảm 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái; tháng 7 đạt 778 triệu USD, giảm 17,5%; tháng 8 ước đạt 846 triệu USD, vẫn giảm hơn 15%, nhưng đây là mức tăng trưởng âm thấp nhất trong 6 tháng gần đây. Điều này cho thấy thị trường sẽ có xu hướng khả quan hơn trong các tháng cuối năm 2023.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho rằng, doanh nghiệp cần xác định khoảng thời gian khá dài hoạt động cầm chừng. Mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp hiện nay là duy trì lực lượng lao động có tay nghề cao, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất cho giai đoạn phục hồi.

Trong bối cảnh những thị trường chính sụt giảm sức mua, doanh nghiệp và hiệp hội đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại để khai thác hiệu quả dư địa của từng thị trường, kể cả thị trường nhỏ.

Điển hình như Hội chợ Thủy sản Quốc tế Vietfish 2023 vừa diễn ra tại TPHCM mới đây, với hơn 420 gian hàng của hơn 220 doanh nghiệp đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội chợ đã thu hút hơn 15.000 lượt khách tham quan; trong đó có rất nhiều nhà nhập khẩu và đối tác nước ngoài đến từ các nước.

Đi vào từng ngành hàng chủ lực cho thấy: Về cá tra, trong tháng 8, xuất khẩu đã ghi nhận mức sụt giảm ít nhất trong 6 tháng. Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu cá tra gần 1,2 tỷ USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2023.

Đối với mặt hàng tôm, tuy xuất khẩu chưa đột phá nhưng 3 tháng gần đây có doanh số cao hơn hẳn so với những tháng đầu năm. Sự khởi sắc thể hiện rất rõ rệt ở thị trường Hoa Kỳ, khi mà doanh số tăng liên tục qua các tháng. Sau khi tăng trưởng âm liên tục trong suốt 6 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ trong tháng 7 đã ghi nhận mốc tăng trưởng dương đầu tiên với mức tăng 14%. Hay xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong tháng 7 ghi nhận tháng tăng trưởng dương thứ hai, giúp kéo sự sụt giảm xuất khẩu tôm sang thị trường này 7 tháng còn giảm khoảng 9%.

So với tôm và cá tra, xuất khẩu các mặt hàng hải sản giảm nhẹ hơn, với mức giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái và duy trì doanh số ổn định qua từng tháng. Những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU.

Điển hình là mặt hàng cá ngừ sang Hàn Quốc tăng ấn tượng. Tính lũy kế 7 tháng năm 2023, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ năm 2022, đạt hơn 7 triệu USD.

Mới đây, Đoàn thanh tra của Cơ quan thanh tra và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đánh giá hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Dù mới có đánh giá ban đầu, song kết quả thanh tra tích cực một lần nữa khẳng định uy tín và chất lượng cá tra của Việt Nam. Đây sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ trong những tháng tới.

Tuy đã có những tín hiệu khởi sắc hơn ở một số ngành hàng, thị trường, nhưng nhìn lại cho thấy, từ năm 2021 trở lại đây, dịch bệnh COVID, xung đột Nga-Ukraine, lạm phát… khiến cho diễn biến xuất khẩu thủy sản bị xáo trộn, không theo quy luật hàng năm là sẽ tăng cao hơn vào nửa cuối năm, đặc biệt vào giai đoạn quý III.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT cho biết, ngành thủy sản đã đẩy mạnh phát triển với ba thị trường lớn là châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.

Trong thời gian tới, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp tục triển khai phát triển thị trường Quảng Tây (Trung Quốc) thông qua hoàn thành ký kết ghi nhớ về hợp tác phát triển nông nghiệp và thương mại nông sản.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đã phối hợp cùng các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thuỷ sản các tháng cuối năm 2023, đảm bảo kế hoạch tăng trưởng.

Do giá sản phẩm thủy sản hiện tại vẫn đang ở mức thấp, lợi nhuận không nhiều, người dân có tâm lý “treo ao” chờ tín hiệu của thị trường. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ các tháng cuối năm có thể thiếu nguyên liệu thuỷ sản phục vụ chế biến và xuất khẩu, ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch tăng trưởng năm 2023. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đã chỉ đạo Cục Thủy sản sắp tới tổ chức hội nghị phát triển thủy sản trong tình hình mới để chủ động nguyên liệu, nắm tốt cơ hội thị trường, làm sao để về đích được 10 tỷ USD trong năm nay.

Các chuyên gia dự báo nhu cầu nhập khẩu sản phẩm hải sản của Trung Quốc, cũng như của Nhật Bản sẽ tăng thời gian tới. Cùng với các thị trường khác thường có nhu cầu cao hơn khi vào dịp Lễ Giáng sinh và năm mới sắp đến nên thời gian tới nhu cầu thủy sản trên thị trường trên thế giới nói chung sẽ tăng.

Đỗ Hương

giá thép giảm sâu lần thứ 19
có vài DN thép lỗ hơn 1300 tỷ 3 quý liền liên tiếp, còn bị cắt margin sao giá cp nó vẫn tăng mạnh, trong khi eps âm .
asm có eps vẫn lãi tốt vẫn >1200 đồng kia mà giá cp tầm 16-20xxxx là hợp lý sao giá này mà phải lo sợ ???
giá cổ phiếu dòng thép và nhiều cp bds có eps âm ,lỗ lòi,nợ gấp mấy lần vốn chủ sở hữu,giá cp nó còn tăng 150% so với đáy kia mà nó vẫn tăng mạnh kia mà.
bọn dn sắp phá sản bị cấm giao dịch bị hạn chế giao dịch nó còn tăng mạnh kia mà
asm sao lại chưa tăng mạnh được ??? lãi vẫn rất tốt kia mà
như vậy những dn đầu cơ lớn thì giá cp ko đi xa được mà giờ vào mua có mà ăn cháo cũng ko có mà húp vào mà đu đỉnh à ???
vậy cơ hội còn lớn cho asm nên rủi ro là rất thấp
kiểu gì lái nó cũng kéo chỉ là kéo vào lúc nào mà thôi
dòng tiền thông minh là phải đi trước để ko phải mua đu đỉnh giá cao ,kiểu gì cũng tới lượt 15-18xxxx.

giá cp chứng khoán đang tương đương vnindex ở 1500 điểm rồi ,giá vài cp CK sắp đạt đỉnh giá của vnindex rồi
giá cp asm đang tương đương vnindex ở 1000 điểm thôi nếu vnindex giảm giá cp asm nó vẫn tăng ko phải lo sợ gì hết
cú rung từ 12.2 về 10 là cú rung tôi dự báo được và là cú rũ hàng của lái tôi đã tránh được
nay tôi vào lại nhịp này kỳ vọng 15-18
nếu sai giá cp giảm xuống dưới 10k thì chấp nhận cắt lỗ nhưng khả năng giảm giá là 5% còn 95% là cơ hội tăng giá .Như vậy cửa này đáng đặt cược .

Tin xấu cho nhà ASM- IDI

Mình thích Asm nhưng phải tạm xa để hedge risk
Dạo này tập đoàn Sao Mai bị “dzòm ngó” ! VN rủi ro chính trị cao ghê

Mình lại thấy tin đó không ảnh hưởng nhiều đến asm vì thật ra xí dự án thôi chứ có làm gì đâu (kh làm bị thu hồi thôi, h CP làm căng ở tất cả các tỉnh thành mà), chắc bác T chọn resort Sao Mai (Lam Kinh) thay vì triển khai dự án này thôi, mong lãnh đạo sớm cơ cấu lại ngành nghề (vì thấy đầu tư vào dịch vụ du lịch nhiều quá, hy vọng tinh gọn lại mảng dịch vụ du lịch và bđs để tập trung vào nltt và nếu có thể nhảy vào bđs KCN thì hợp thời hơn vì miền Tây tiềm năng phát triển loại hình này tốt hơn rất nhiều rồi) và cơ cấu nợ (bán bớt dự án du lịch và bđs)

1 Likes

Ủng hộ bác. Hihi

1 Likes

tin từ tháng 8 đăng nhiều lần bị xào lại .
nhiều dn lỗ tăng mạnh sau báo cáo bán niên nó còn tăng mạnh
nhiều dn lỗ lòi lỗ liền 2 đến 3 quý , bị cắt margin như nkg hsg giá cp còn tăng mạnh 150% kia mà
dxg lỗ gần nghìn tỷ 2 quý liên tiếp giá cp còn tăng mạnh kia mà
asm ko có lỗ giá cp sẽ sớm tăng rất mạnh sau khi lái rũ hàng từ 12xxx về 10 giờ là giai đoạn xác nhận giá tăng vượt ma 20 xác nhận lái gom .Rủi do đoạn này thấp .

1 Likes

Minh rất thích ASM và luôn ủng hộ ASM.

Dù mình không còn ASm nhưng luôn chúc cho các bác Asm thắng lớn.

Khi nào mọi việc êm đẹp thì mình lại xem xét em Asm sau!

cảm ơn bạn.
nên sớm vào lại khi asm vượt 12.2 vượt đỉnh ngắn hạn vì dư địa tăng giá cho asm còn rất nhiều cơ hội tăng có thể còn 40-60% nữa luôn đó .

nghe ae nói dự án bds của asm ở Thanh Hoá gần 100 HA sắp mở bán
nếu bán mà book lợi nhuận thì asm 20xxx chứ ko thể rẻ như thế này được
https://baothanhhoa.vn/sao-mai-grou…u-tu-nhieu-du-an-lon-tai-thanh-hoa/104229.htm

Tập đoàn Sao Mai đầu tư nhiều dự án lớn tại Thanh Hóa
(Baothanhhoa.vn) - Sau khi đóng điện thành công cùng lúc 2 Nhà máy điện năng lượng mặt trời tại An Giang và Long An, Tập đoàn Sao Mai tiếp tục lên kế hoạch xây dựng khu resort 1.500 tỷ tại tỉnh Thanh Hóa. Trước đó, Tập đoàn này đã và đang triển khai hàng loạt dự án khu đô thị tại Thanh Hóa.

Phối cảnh Cụm khách sạn nổi Sao Mai.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản cho phép Tập đoàn Sao Mai (HOSE: ASM) lập hồ sơ xin thuê đất đợt 1 dự án khu Resort Sao Mai Thanh Hóa tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân. Dự án khu Resort Sao Mai Thanh Hóa (tên gọi tắt khu du lịch sinh thái Vua Lê) được xây dựng trên diện tích khoảng 100ha, có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.

Giai đoạn 1, Sao Mai sẽ quy hoạch 63ha để xây dựng các phân khu trung tâm điều hành, khu dịch vụ, trung tâm tổ chức sự kiện, khách sạn (5 sao, 280 phòng), nhà hàng nổi, khu làng Việt, khu biệt thự bốn mùa, khu Villa, khu tắm khoáng, khu Bungalow trên hồ, sân golf và công viên cây xanh…

Khu đảo Ngọc – vui chơi giải trí là khu vực biệt lập với các khu chức năng khác. Ở đây sẽ hình thành theo tính chất trải nghiệm thiên nhiên với các chủ đề khác nhau, khu thương mại, mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí (nhạc nước, Night club), khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe…

Được biết, Resort Sao Mai Thanh Hóa là dự án thứ 5 của Tập đoàn Sao Mai tại Thanh Hóa.

Gần đây nhất, cuối tháng 3-2019, Tập đoàn Sao Mai và UBND huyện Triệu Sơn đã ký kết hợp đồng đầu tư Khu đô thị Minh Sơn – thị trấn Triệu Sơn có tổng vốn đầu tư ban đầu gần 500 tỷ đồng trên diện tích 45ha. Tại dự án này, điểm nhấn nổi bật là đô thị công nghệ 4.0. Dự án sẽ “cởi trói” để vùng lõi của Đô thị mới Triệu Sơn phát triển, thay thế cho trung tâm huyện đã không còn phù hợp trong tiến trình hiện nay.

Tại Thanh Hóa, năm 2016, Tập đoàn Sao Mai cũng đã đầu tư Khu đô thị Sao Mai xã Xuân Thịnh & xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trị giá hơn 1.200 tỷ đồng, tổng diện tích 52ha. Dự án nằm cách TP Thanh Hóa 30 km, cách sân bay Sao Vàng 7 km, có tuyến quốc lộ 47 chạy qua kết nối TP Thanh Hóa và sân bay. Đây là dự án khu đô thị gần sân bay Sao Vàng nhất, tính đến thời điểm này.

Phối cảnh Bệnh viện quốc Sao Mai.

Không chỉ đầu tư Bất động sản, tại Thanh Hóa, Tập đoàn Sao Mai còn tiếp tục “dấn bước” sang lĩnh vực y tế. Cụ thể, tháng 7-2018, Sao Mai thực hiện hợp tác với các tập đoàn của Đức để xây dựng mô hình Bệnh viện Kỹ thuật số đầu tiên tại Việt Nam (Bệnh viện Quốc tế Sao Mai). Tổng diện tích gần 4 ha, giai đoạn I, có quy mô 250 giường, vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Dự án Bệnh viện sẽ được đặt tại vị trí đắc địa bậc nhất khu vực huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.

Theo kế hoạch, Bệnh viện có các khoa: Sản - nhi, chấn thương - chỉnh hình, tim mạch, tiêu hóa, ung thư, thần kinh - phẫu thuật thần kinh, tiết niệu và xét nghiệm huyết học. Bệnh viện Quốc tế Sao Mai sẽ được xây dựng theo mô hình khách sạn bệnh viện để tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân trong và ngoài nước được thụ hưởng dịch vụ khám và điều trị bệnh kỹ thuật cao.

Tiếp theo sau Bệnh viện Quốc tế là chợ Sao Mai. Nơi đây sẽ thay thế cho chợ Đà hiện đã xuống cấp không còn phù hợp cho tiến trình hiện đại hóa tại Triệu Sơn. Chợ Sao Mai được quy hoạch sẽ trở thành trung tâm mua sắm sầm uất phục vụ cho nhu cầu giao thương hàng hóa của các cư dân lân cận kể cả khách du lịch quá cảnh sân bay Thọ Xuân.

Được biết, Tập đoàn Sao Mai có địa chỉ tại An Giang. Tổng Giám đốc là ông Lê Thanh Thuấn, sinh ra tại huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Hiện tại, Sao Mai có hơn 10.000 lao động làm việc trong 17 công ty thành viên trải rộng qua 12 tỉnh thành trong cả nước. Sắp tới, Sao Mai Group sẽ trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành với nhiều chiến lược sản xuất kinh doanh trọng yếu: BĐS, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu, dịch vụ du lịch, đào tạo và xuất khẩu lao động, nhà sản xuất Dầu ăn từ cá đầu tiên trên thế giới và lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Sao Mai có tham vọng phấn đấu sẽ trở thành nhà cung cấp điện mặt trời hàng đầu quốc gia. Tập đoàn Sao Mai đang có nhiều dự án ở một số tỉnh: Bến Tre (50 MW), Kiên Giang (250MW), Tây Ninh (500MW), Ninh Thuận (100MW), Bình Thuận (150MW), Đắc Lắc (400MW). Đây là những địa phương có nhiều lợi thế để khai thác năng lượng tái tạo hiệu quả nhất. Nếu theo chiến lược này, chỉ trong vòng vài năm tới, Sao Mai sẽ có 20.000 lao động trên toàn quốc và nước ngoài.

Trên thị trường tài chính Việt Nam, Sao Mai là trường hợp điển hình về số lần tăng vốn. 8 năm với 9 lần phát hành và phân phối thành công cổ phần ra công chúng. Sao Mai đưa 3 mã chứng khoán của các công ty thành viên lên sàn: ASM, IDI, DAT.

Về lĩnh vực bất động sản, Sao Mai là một trong những nhà đầu tư kinh doanh hàng đầu đồng bằng Sông Cửu Long. Không dừng lại ở đó, Sao Mai có kế hoạch mở rộng địa bàn ra cả nước, đặc biệt là khu vực phía Bắc.