Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Diễn biến mới tại công ty của ông Đặng Thành Tâm sau cú bắt tay tập đoàn “nhà” Donald Trump: Dragon Capital, Prudential Việt Nam, VPBankS nhập cuộc, có cá nhân dự chi gần nghìn tỷ mua cổ phiếu

image

Công ty của ông Đặng Thành Tâm dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cả trong và ngoài nước để huy động 6.250 tỷ đồng.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã KBC) của ông Đặng Thành Tâm vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ và phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn phát hành.

Theo đó, KBC dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, cho 11 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cả trong và ngoài nước. Số cổ phiếu chào bán này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Thời gian dự kiến chào bán từ quý 1-3/2025
Đáng chú ý, danh sách nhà đầu tư dự kiến thma gia có sự xuất hiện của các cá mập tỷ USD như nhóm Dragon Capial, Prudential Việt Nam cùng một vài tổ chức đáng chú ý như Quản lý quỹ SGI, Chứng khoán VPBankS. Ngoài ra, còn có 4 cá nhân, mỗi người dự kiến sẽ mua 35-39 triệu cổ phiếu KBC trong đợt chào bán riêng lẻ này.

Diễn biến mới tại công ty của ông Đặng Thành Tâm sau cú bắt tay tập đoàn “nhà” Donald Trump: Dragon Capital, Prudential Việt Nam, VPBankS nhập cuộc, có cá nhân dự chi gần nghìn tỷ mua cổ phiếu- Ảnh 1.

Giá chào bán dự kiến sẽ bằng 80% giá đóng cửa bình quân của 30 phiên giao dịch liền trước ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có công văn chấp thuận việc nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ, nhưng không thấp hơn 16.200 đồng/cp (tương đương giá trị số sách trên BCTC quý 3/2024).
Tuy nhiên, KBC cho biết để tái cơ cấu các khoản nợ, nâng cao năng lực tài chính công ty và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tính toán đến yếu tố biến động giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường, tổng số tiền KBC ưu tiên sử dụng khoảng 6.250 tỷ đồng, tương ứng giá chào bán 25.000 đồng/cp.

Với số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán này này, KBC sẽ dùng 6.090 tỷ đồng để tái cơ cấu các khoản nợ; trong đó, phần lớn là trả nợ gốc và lãi vay cho 2 công ty con là CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn Bắc Giang hơn 4.428 tỷ đồng và CTCP Khu công nghiệp Sài gòn Hải Phòng hơn 1.462 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu KBC hiện đang dừng ở mức 29.350 đồng/cp, giảm 8% so với đầu năm. Vốn hóa thị trường tương ứng đạt 22.500 tỷ đồng. Như vậy, giá chào bán riêng lẻ dự kiến thấp hơn khoảng 15% so với thị giá KBC hiện tại.

Diễn biến mới tại công ty của ông Đặng Thành Tâm sau cú bắt tay tập đoàn “nhà” Donald Trump: Dragon Capital, Prudential Việt Nam, VPBankS nhập cuộc, có cá nhân dự chi gần nghìn tỷ mua cổ phiếu- Ảnh 2.

Trong một diễn biến khác, vào ngày 25/9, The Trump Organization - tập đoàn “nhà” Donald Trump đã thông báo sẽ cùng CTCP Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên - công ty con của KBC triển khai dự án phát triển sân golf và khách sạn tại tỉnh Hưng Yên.

Dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD, bao gồm hai hệ thống sân golf 54 lỗ cùng với các khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp. Ngoài ra, dự án còn phát triển một khu dân cư hiện đại, nhằm mang lại những dịch vụ nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp quốc tế cho thị trường Việt Nam.

Ví điện tử hết thời, Momo “quay xe” sau 2 năm lỗ hơn 1.400 tỷ: Liệu có làm nên chuyện?

Tham gia cuộc chiến “đốt tiền” của ví điện tử, Momo đang lỗ lớn. Năm 2022, Momo lỗ ròng 1.150 tỷ đồng và năm 2023 lỗ hơn 287 tỷ đồng.

MoMo mới đây vừa tuyên bố tên gọi mới - “Trợ thủ tài chính với AI”. Ra mắt vào tháng 11/2010 với xuất phát điểm là dịch vụ ví điện tử, thông báo lần này cho biết Momo không còn định vị là một ví điện tử.

Động thái của Momo diễn ra trong bối cảnh ví điện tử được đánh giá là đang bị mất lợi thế rất mạnh bởi phương thức thanh toán mã QR của các ngân hàng.

Không có khuyến mãi, không có hệ sinh thái mua sắm và giải trí tiện lợi đi kèm nhưng theo Ngân hàng Nhà nước, riêng 2 tháng đầu năm 2024, thanh toán qua phương thức QR Code đã tăng 846,41% về số lượng và 1.146,14% về giá trị.

Rất dễ giải thích cho việc QR Code lên ngôi, khi người dùng có thể thanh toán trực tiếp từ tài khoản của mình mà không cần thêm một bước nạp tiền vào tài khoản ví rồi mới có thể thanh toán

Trong khi đó, cuộc chiến “đốt tiền” của các ví điện tử chưa thấy hồi kết, khi mà nếu không có mã ưu đãi hay một số liên kết thanh toán riêng biệt với một số đối tác, người dùng sẽ ít có lý do để dùng ví điện tử.

Theo số liệu từ Vietdata, năm 2022, Momo lỗ ròng 1.150 tỷ đồng và năm 2023 lỗ hơn 287 tỷ đồng. ■■■■ Pay cũng chung cảnh lỗ trên 1.000 tỷ trong những năm qua.

Ví điện tử Moca của Grab dù giảm được mức lỗ từ trăm tỷ còn vài chục tỷ song cũng đã từ bỏ cuộc chơi. Bên cạnh lý do vướng mắc về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong trung gian thanh toán, Grab khai tử Moca nhằm mục tiêu tối ưu lợi nhuận trong bối cảnh ví điện tử vẫn là mảng “đốt tiền”.

Ví điện tử hết thời, Momo “quay xe” sau 2 năm lỗ hơn 1.400 tỷ: Liệu có làm nên chuyện?- Ảnh 2.

Còn một vấn đề khác.

Cuối năm 2023, Momo vướng vào lùm xùm liên quan đến các tổ chức đánh bạc online, trước đó nữa ví cũng từng gây tranh cãi khi là đối tác của các nền tảng cho vay nặng lãi Money Cat…

Nói về những vấn nạn này, đại diện Ví điện tử MoMo cho biết đây là bài toán khó hiện nay của ví điện tử. Dù doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp ngăn chặn tuy nhiên, các đối tượng xấu vẫn có nhiều biện pháp lợi dụng ví điện tử để thực hiện hành vi trái quy định pháp luật như sử dụng danh tính, giấy tờ và tài khoản ngân hàng thuê, mượn của người dân tạo lập nhiều tài khoản ví điện tử, gây khó khăn cho việc xác minh vi phạm.

Năm 2022, đại diện MoMo từng cho biết: “Một ứng dụng chỉ có chức năng thanh toán riêng thì khó phát triển tại Việt Nam".

Thực tế các ví điện tử ngày nay đều đã đi theo con đường siêu ứng dụng khi phát triển thành nền tảng tích hợp nhiều dịch vụ và chức năng. Sau đó cung cấp giải pháp quản lý tài chính cá nhân như lập ngân sách, đầu tư chứng khoán, gửi tiết kiệm.

Khi ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), các ví điện tử - siêu ứng dụng này sẽ tiếp tục đưa ra giải pháp và dịch vụ mới như dựa trên lịch sử giao dịch để gợi ý các sản phẩm, dịch vụ phù hợp và tối ưu cho cá nhân người dùng; tìm kiếm bằng thoại…

Tuy nhiên có một thực tế là theo đánh giá của người dùng, các ví điện tử tại Việt Nam chưa thực sự thành công trong việc khiến các khách hàng nhận thức được những tiện ích tích hợp sẵn có trên nền tảng của mình. Họ vẫn đang nhận diện ứng dụng này là “ví điện tử” với chức năng thanh toán là chính.

GenZ - với đặc tính thích ứng nhanh với các dịch vụ mới và có xu hướng quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân từ sớm - luôn là đối tượng người dùng mục tiêu.

Việc tuyên bố trở thành “Trợ thủ tài chính với AI” của Momo trong bối cảnh đã “đốt” hàng nghìn tỷ đồng sẽ cần thời gian để chứng minh hiệu quả, chưa kể “trợ thủ tài chính” cũng là một cuộc đua đốt tiền không kém.

Dù vậy, hãy nhớ lại lời của ông Nguyễn Mạnh Tường - Đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành MoMo – chia sẻ nhân dịp Momo đổi tên: "Phiên bản đầu tiên có hình cái lá, giống như chiếc lá cuối cùng trong chuyện ngắn cùng tên của nhà văn O’Henry, chúng luôn tin là còn sống thì còn cơ hội, vượt qua nhiều cơn thập tử nhất sinh để tồn tại và phát triển".

Chăn nuôi heo lãi khủng quý 3

2 giờ trước

Đa phần các doanh nghiệp thuộc nhóm chăn nuôi heo đều tăng lãi mạnh trong quý 3/2024. Nguyên nhân chính là do giá heo hơi trung bình cả nước có sự chênh lệch lớn giữa 2 kỳ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giá rẻ.

Quý 3/2023, giá heo hơi trung bình cả nước từ mức đỉnh hơn 61,000 đồng/kg đã liên tục lao dốc, về ngưỡng chưa tới 50,000 đồng/kg ở thời điểm kết thúc tháng 9. Trong khi đó, tại quý 3 năm nay, giá heo dao động quanh ngưỡng 65,000 đồng/kg, có lúc vọt lên đến ngưỡng gần 70,000 đồng.

Nhìn chung, mức chênh giá heo giữa 2 kỳ kinh doanh dao động khoảng 30-40%, và sự chênh lệch này đã phản ánh rất rõ vào kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp chăn nuôi heo trong quý 3.

Kết quả kinh doanh nhóm chăn nuôi heo trong quý 3/2024

Dẫn đầu về mức tăng trưởng là Dabaco (HOSE: DBC). Quý 3, “trùm chăn nuôi” lãi ròng tới 312 tỷ đồng, gấp 25 lần cùng kỳ. Dù mức nền so sánh quả thực khá thấp, nhưng đây vẫn là mức lãi rất khủng của Dabaco, gần như ngang ngửa với thời kỳ 2020-2021.

Dabaco giải thích, nguyên nhân do tình hình giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (cả nội địa và nhập khẩu) ổn định, và giá heo hơi trong nước tăng. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh (dịch tả heo châu Phi ASF) diễn biến phức tạp tạo áp lực về nguồn cung, nhưng do kiểm soát được dịch nên Doanh nghiệp giữ được đàn và tăng sản lượng heo bán ra.

Dabaco tăng lãi mạnh trên mức nền thấp cùng kỳ

Doanh nghiệp “heo ăn chay” BAF có quý tăng trưởng tốt với 60 tỷ đồng lãi ròng, hơn cùng kỳ 54%. Một phần nguyên nhân nhờ doanh thu bán heo quý 3 gấp 2.3 lần cùng kỳ, đạt 856 tỷ đồng, chiếm 65% cơ cấu doanh thu, nhờ sản lượng bán heo tăng mạnh (163 ngàn con). Mặt khác, nhờ tự chủ sản xuất thức ăn chăn nuôi trong khi giá nguyên liệu rẻ hơn, giá vốn của BAF chỉ tăng nhẹ. Ngoài ra, tương tự Dabaco, BAFkiểm soát tốt ảnh hưởng của dịch bệnh, và cũng hưởng lợi từ việc giá heo hơi duy trì ở mức cao.

Nhờ kiểm soát tốt giá vốn trong khi sản lượng và giá heo hơi tăng cao, BAF cũng có quý tăng trưởng tốt

Mảng nông nghiệp của Hoà Phát (HPG) cũng có kết quả thuận lợi với doanh thu tăng 21%, lên hơn 1.8 ngàn tỷ đồng, cùng 281 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 80% so với cùng kỳ.

Trường hợp HAG (Hoàng Anh Gia Lai) có phần khác biệt. Quý 3, doanh nghiệp của bầu Đức lãi lớn với 332 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỷ trọng lớn trong doanh thu lại là từ bán trái cây (chuối, sầu riêng). Mặt khác, doanh thu cũng giảm tương đối mạnh với 24%, chỉ đạt 1.4 ngàn tỷ đồng, trong đó doanh số bán heo giảm sâu nhất với 52%, chỉ đạt 234 tỷ đồng, theo sau là doanh thu bán trái cây 912 tỷ đồng, giảm 11% và chiếm 64% tỷ trọng tổng doanh thu.

Dù tăng mạnh, lợi nhuận của HAGchủ yếu đến từ bán trái cây

2 doanh nghiệp mảng chế biến cũng đạt kết quả tương đối tốt. Vissan (UPCoM: VSN) lãi 33 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ nhờ kiểm soát tốt chi phí. Masan Meatlife (UPCoM: MML) lần đầu có lời sau 2 năm liên tục thua lỗ. Công ty cho biết, doanh thu từ mảng thịt ủ mát và thịt chế biến có sự tăng trưởng. Đồng thời, chi phí sản xuất được kiểm soát tối ưu, đặc biệt là mảng trang trại gà và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm đã góp phần làm tăng lãi gộp.

Với kết quả quý 3, bức tranh luỹ kế của nhóm chăn nuôi heo không có nhiều khác biệt. Sau 9 tháng, Dabaco lãi 530 tỷ đồng, gấp 28 lần cùng kỳ; BAF lãi 214 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ; mảng nông nghiệp HPG lãi gấp hơn 7 lần, đạt 689 tỷ đồng. Riêng MMLtuy vẫn lỗ 72 tỷ đồng, nhưng là sự phục hồi mạnh so với cùng kỳ lỗ 318 tỷ đồng. Hơn nữa, Doanh nghiệp đặt mục tiêu lỗ sau thuế 400 tỷ đồng trong năm 2024, nên kết quả này có thể xem là thành công.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 của nhóm chăn nuôi heo

Quý 4 có khác biệt?

Cập nhật tới ngày 8/11, giá heo hơi trung bình cả nước đang dao động quanh ngưỡng 61,500 đồng/kg. Dù đã giảm so với quý 3, nhưng nhìn chung vẫn đang cao hơn mức trung bình quý 4/2023. Việc giá heo tiếp tục neo cao hơn cùng kỳ tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp trong ngành.

Nguồn cung heo có khả năng bị hạn chế trong quý 4 vì tác động của dịch bệnh ASF. Trao đổi với nhà đầu tư, ông Ngô Cao Cường, CFO của BAF cho biết, dịch ASF khiến nhiều trang trại phải bán tháo heo (hay heo chạy dịch), làm nguồn cung tăng lên trong ngắn hạn, rồi sau đó không còn heo để tái đàn. Ảnh hưởng này còn nghiêm trọng hơn sau bão Yagi hồi cuối tháng 9 vừa qua, vì nước lũ mang đến nguy cơ dịch bệnh cao.

Bên cạnh đó, nhiều trại tại miền Bắc bị ngập úng lâu ngày dẫn đến hư hỏng trang thiết bị, thậm chí sập và phải xây mới. Quá trình phục hồi sẽ mất nhiều thời gian, ít nhất từ 6 tháng đến hơn 1 năm để hoàn tất chuẩn bị, chưa tính thời gian nuôi heo để tái đàn. Do vậy, nguồn cung heo trong giai đoạn sắp tới sẽ thiếu hụt, có thể kéo giá heo đi lên, và là cơ hội cho các đơn vị chăn nuôi công nghiệp bảo vệ được đàn bứt phá.

Một công ty viết thư gửi Thủ tướng đề xuất được làm dự án cảng 50.000 tỷ đồng


Phối cảnh Trung tâm logistics Cái Mép Hạ

Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link (Gemalink) đã gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư, phát triển cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ.

Gemalink khẳng định có đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm để triển khai thành công dự án. Nếu được chọn làm nhà đầu tư, Gemalink cam kết mang lại cho dự án lợi thế cạnh tranh vượt trội. Với mối quan hệ hợp tác chặt chẽ cùng Tập đoàn CMA - CGM, liên minh Ocean Alliance và các khách hàng hiện hữu, Gemalink có thể đảm bảo lưu lượng hàng hóa ổn định, thu hút các hãng tàu trong liên minh đến khu bến Cái Mép - Thị Vải.

Gemalink là công ty liên kết của CTCP Gemadept (mã chứng khoán: GMD), doanh nghiệp đang điều hành hệ thống cụm cảng lớn gồm: Cảng Nam Đình Vũ, Nam Hải ICD, Cảng Dung Quất, Phước Long ICD, Cảng Gemalink và Cảng Bình Dương.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050, khu bến Cái Mép, bao gồm dự án Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ, là khu bến chính của cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, quy hoạch cho cỡ tàu trọng tải lên đến 250 ngàn DWT. Dự kiến, tổng mức đầu tư của dự án trên 50 ngàn tỷ đồng.
Bộ GT-VT cũng đã chấp thuận điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu bến Cái Mép Hạ vào quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch mới nhất xác định, bến cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ có quy mô 216,6ha, chiều dài tuyến bến 5,96km, đáp ứng tàu container đến 250 ngàn DWT, với lộ trình đầu tư từ giai đoạn khởi động đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Trước đó, siêu cảng Cái Mép Hạ cũng được được nhiều doanh nghiệp tên tuổi trong nước quan tâm. Vào cuối tháng 4/2024, Liên danh Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - Tập đoàn Geleximco - Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại quốc tế (ITC) cũng đề xuất triển khai dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ.

Thông tin với báo chí, ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch Tập đoàn Geleximco cho biết, 3 thành viên trong Liên danh rất quyết tâm khi đã kiên trì theo đuổi nghiên cứu và đề xuất đầu tư Dự án gửi đến các cấp có thẩm quyền trong nhiều năm qua.

“Liên danh SCIC - Geleximco - ITC sẽ cam kết giải quyết được các vướng mắc khó khăn của nhà đầu tư cũ và có đủ năng lực để triển khai đầu tư xây dựng Dự án phù hợp với quy hoạch mới”, ông Vũ Văn Tiền khẳng định.

Các nhà đầu tư khác quan tâm đến dự án bao gồm Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Liên danh Besix-Boskalis-Hateco, IMG Innovations, CTCP Xuất nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương, Tập đoàn Mặt Trời, Saigontel,…

Ngọc Điệp

Nhịp sống thị trường

Tác động từ tân Tổng thống Mỹ đến Việt Nam: Sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Các chính sách của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ và toàn cầu. Cụ thể, dòng vốn đầu tư toàn cầu sẽ có sự thay đổi lớn, chuyển dịch từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn này.

Các chính sách của ông Donald Trump

Sau cuộc bầu cử, ông Donald Trump đã tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2025-2029. Với chiến lược “Nước Mỹ trên hết” nền kinh tế toàn cầu có thể chịu những tác động không nhỏ. Dưới đây là bốn nhóm chính sách lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ và toàn cầu mà ông Trump dự kiến sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Thứ nhất, chính sách thương mại giữa Mỹ và các nước. Ông Trump dự kiến áp đặt mức thuế nhập khẩu 10% lên tất cả hàng hóa từ nước ngoài để khuyến khích sản xuất trong nước và bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa. Một số mặt hàng có thể chịu mức thuế cao hơn, lên đến 60%, đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc. Đây là động thái gây tranh cãi nhưng được ông Trump kỳ vọng sẽ hỗ trợ lợi ích dài hạn cho kinh tế Mỹ.

Thứ hai, chính sách thuế và kinh tế. Dưới nền tảng Đạo luật Cắt Giảm Thuế và Việc Làm năm 2017 (TCJA), Tổng thống Trump đề xuất tiếp tục giảm thuế với mục tiêu hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp. Điều này bao gồm cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp (từ 21% xuống còn 15%) nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng thuế cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Thứ ba, chính sách giao thông và cơ sở hạ tầng. Ông Trump cam kết tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền thống như cầu, đường và hệ thống giao thông, đồng thời chú trọng công nghệ tiên tiến. Chính quyền ông Trump đang đẩy mạnh các dự án sản xuất ô tô bay – một sáng kiến mang tính cách mạng, được cho là sẽ thay đổi tương lai của ngành vận tải.

Thứ tư, chính sách mở rộng khai thác năng lượng. Một trong những ưu tiên hàng đầu của ông Trump là thúc đẩy khai thác năng lượng trong nước, bao gồm dầu mỏ, khí đốt và các tài nguyên khoáng sản khác. Ông Trump dự kiến giảm các quy định bảo vệ môi trường để khuyến khích khai thác và sản xuất, từ đó tăng cường tính cạnh tranh và khả năng tự chủ năng lượng của Hoa Kỳ.

Sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Trước đây, các công ty đa quốc gia có xu hướng đặt nhà máy ở nước ngoài, như Trung Quốc hay Đông Nam Á, để tận dụng chi phí nhân công rẻ, các ưu đãi thuế và chính sách môi trường ít chặt chẽ hơn so với Mỹ. Điều này, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Với các chính sách hiện tại, ông Trump muốn làm giảm lợi thế khi đặt nhà máy ở nước ngoài bằng (1) áp thuế nhập khẩu 10% lên tất cả hàng hóa, (2) giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 21% xuống 15%, (3) giảm chi phí năng lượng qua mở rộng khai thác dầu và khí đốt, và (4) giảm các quy định về môi trường.

Nếu các chính sách này được thực hiện, lợi ích từ việc đặt nhà máy ở nước ngoài sẽ không còn lớn. Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển dòng vốn toàn cầu từ các quốc gia về Mỹ và từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Sự chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc sang các nước khác đã tạo nên căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Ông Trump dự kiến áp thuế cao lên đến 60% đối với một số hàng hóa Trung Quốc.

Các ngành công nghiệp sẽ chia thành hai nhóm chính là nhóm công nghệ cao thâm dụng vốn và nhóm thâm dụng lao động (sử dụng nhiều lao động/con người trong quá trình sản xuất). Các ngành công nghệ cao có khả năng chuyển dịch về Mỹ do các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của ông Trump.

Tuy nhiên, các ngành thâm dụng lao động (cần nhiều lao động) có thể sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia khác do chi phí lao động cao tại Mỹ. Chi phí lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp; nếu đặt nhà máy ở Mỹ, nơi có chi phí lao động cao, sẽ làm tăng đáng kể chi phí sản xuất của doanh nghiệp, bất chấp sự hỗ trợ từ các chính sách của ông Trump.

Bên cạnh đó, một vấn đề các doanh nghiệp cần cân nhắc khi dịch chuyển nhà máy về Mỹ hoặc các nước khác là việc thiết lập lại chuỗi cung ứng, vốn đã hoàn thiện tại Trung Quốc. Để giảm thiểu chi phí và tránh rủi ro, các công ty có thể ưu tiên lựa chọn các quốc gia gần Trung Quốc. Việt Nam cũng có các chính sách ưu đãi hấp dẫn, thu hút các công ty đa quốc gia; do đó, Việt Nam sẽ nổi lên như một điểm đến tiềm năng với dòng vốn này. Dự kiến, Việt Nam sẽ thu hút được dòng vốn FDI mới dưới các chính sách của ông Trump.

Trần Trương Mạnh Hiếu

Doanh nhân Dương Tiến Dũng: Giảng viên về hưu đứng sau hệ sinh thái nghìn tỷ và mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Hoàn Cầu

Trước khi được biết đến là người đứng sau loạt doanh nghiệp ngành nước và mối quan hệ thông gia với ông chủ Tập đoàn Hoàn Cầu, ông Dương Tiến Dũng từng là giảng viên, trưởng bộ môn một trường đại học.

Người đứng sau loạt doanh nghiệp ngành nước, chứng khoán

Ông Dương Tiến Dũng (SN 1954) quê gốc tại Tiền Giang, sinh ra tại Đồng Tháp. Ông được biết đến nhiều là bố của Á hậu Dương Trương Thiên Lý - vợ của ông Nguyễn Quốc Toàn - cựu Chủ tịch một ngân hàng.

Ít ai biết, ông Dũng từng là giảng viên, trưởng bộ môn tại trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM từ năm 1978 đến 2014. Sau khi về hưu, ông Dũng cùng con gái gây dựng hệ sinh thái nghìn tỷ từ ngành nước, chứng khoán đến bất động sản, năng lượng…

Ngành kinh doanh cốt lõi của gia đình ông Dương Tiến Dũng là ngành nước với pháp nhân CTCP Cấp thoát nước Thủy Anh, được thành lập năm 2014. Trong đó, ông Dũng nắm 91% vốn điều lệ (tương đương 455 tỷ đồng), còn con gái ông là bà Dương Thị Duyên Hải nắm 4,5%, bà Nguyễn Thị Kim Phượng nắm 4,5% còn lại.

Năm 2015, ông Dũng cùng Cấp thoát nước Thủy Anh trở thành cổ đông lớn tại CTCP Cấp thoát nước Bình Định với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 5% và 24,9%. Tháng 11 năm đó, vị doanh nhân SN 1954 trở thành thành viên HĐQT Cấp thoát nước Bình Định.

Tháng 8/2016, ông Dũng cùng con gái đã “sang tên” 91% vốn tại Cấp thoát nước Thủy Anh cho bà Trần Thị Y – người có cùng địa chỉ thường trú với ông Dũng.

Sang năm 2017, HĐQT Cấp thoát nước Thủy Anh đề cử ông Dương Tiến Dũng, đại diện cho 17,38% tỷ lệ sở hữu tại CTCP Cấp thoát nước Bến tre vào HĐQT công ty. Cùng năm đó, bà Trần Thị Y chuyển giao lại vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tại Cấp thoát nước Thủy Anh cho ông Dũng.

Đến năm 2018, vợ ông Dũng là bà Trương Thị Mỹ An cùng Cấp Thoát Nước Thủy Anh tiếp tục trở thành cổ đông lớn tại CTCP Cấp thoát nước Lâm Đồng. Ông Dương Tiến Dũng ngồi ghế thành viên HĐQT trong thời gian từ tháng 6/2018 đến ngày 27/5/2023.

Trong lĩnh vực chứng khoán, vợ chồng ông Dương Tiến Dũng và những pháp nhân liên quan nắm đến 70% vốn điều lệ của CTCP Chứng khoán Bảo Minh. Cụ thể, tại ngày 30/6/2024, Công ty Cổ phần Rồng Ngọc nắm ông Dương Tiến Dũng nắm 23% và bà Trương Thị Mỹ An nắm 23%.

Doanh nhân Dương Tiến Dũng: Giảng viên về hưu đứng sau hệ sinh thái nghìn tỷ và mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Hoàn Cầu- Ảnh 2.

Nhóm cổ đông Dương Tiến Dũng nắm đến 70% vốn Chứng khoán Bảo Minh

Trong đó, Công ty cổ phần Rồng Ngọc được thành lập 14/07/2016 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập: bà Dương Trương Thiên Lý sở hữu 80% cổ phần, bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm nắm giữ 10% cổ phần và ông Trần Ngọc Nhật nắm giữ 10% cổ phần.

Dữ liệu của PV cũng ghi nhận năm 2020, bố mẹ Á hậu Dương Trương Thiên Lý từng đem cổ phần tại Chứng khoán Bảo Minh thế chấp tại ngân hàng.

Mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Hoàn Cầu

Gia đình ông Dương Tiến Dũng còn đầu tư vào nhiều ngân hàng thông qua pháp nhân Công ty TNHH Công nghệ kiểm soát bụi (hiện đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế).

Đáng chú ý, năm 2017 ông Dương Tiến Dũng thay thế ông Nguyễn Chấn - chồng cố doanh nhân Tư Hường để sở hữu 98% vốn điều lệ (tương đương 1.146,6 tỷ đồng) tại Công ty TNHH Hòa Cầu (Tập đoàn Hoàn Cầu).

Thời điểm đó, việc ông Nguyễn Chấn chuyển nhượng số cổ phần trị giá hơn 1.100 tỷ đồng cho thông gia khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi. Tuy nhiên, đến tháng 7/2018, phần vốn của ông Dương Tiến Dũng lại được chuyển nhượng cho ông Phan Đình Tân. Lúc này, ông Tân trở thành người nắm giữ 99% vốn của Hoàn Cầu, với cổ đông còn lại là một cá nhân khác nắm 1%.

Nói về mối quan hệ của ông Dương Tiến Dũng với gia đình thông gia thì cần nhắc tới pháp nhân mang tên Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương được thành lập tháng 10/1999 với vốn điều lệ 90 tỷ đồng.

Cổ đông sáng lập nắm giữ tới 99,67% cổ phần là ông Nguyễn Quốc Toàn (con rể ông Dũng). Đến cuối năm 2012, vợ ông Toàn là Á hậu Dương Trương Thiên Lý sở hữu 99,94% cổ phần. Nhưng sau đó, số cổ phần trên được chuyển sang tên bà Đào Thị Diệu cho đến tháng 6/2016.

Đầu năm 2015, Rồng Thái Bình Dương được công bố nắm giữ 14,26% vốn điều lệ của một ngân hàng. Đến tháng 8/2018, ông Dương Tiến Dũng trở thành người nắm giữ 80% cổ phần Rồng Thái Bình Dương, người sở hữu 20% còn lại là bà Nguyễn Thị Kim Phượng.

Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau (tức tháng 11/2018), ông Dương Tiến Dũng thoái vốn. Hai cổ đông là Nguyễn Văn Hoàng và bà Kim Phượng, mỗi người sở hữu 50% cổ phần Rồng Thái Bình Dương.

Có thể nhận thấy, vị đại gia sinh năm 1954 chỉ trực tiếp nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Tương tự tại Công ty cổ phần Hoàn Cầu Solar LA, doanh nghiệp được biết đến là chủ dự án Công viên Năng lượng Mặt trời Solar Park, tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Hoàn Cầu Solar LA được thành lập vào tháng 4/2018. Cổ đông sáng lập bao gồm Công ty TNHH MTV Hoàn Cầu Long An (góp 50 tỷ đồng, chiếm 20%), Công ty TNHH Quản lý Khách sạn Hoàng Gia (góp 50 tỷ đồng, tương ứng 20%) và ông Dương Tiến Dũng (góp 150 tỷ đồng, chiếm 60%). Tuy nhiên, chỉ sau một tháng, ông đã không còn nắm giữ số cổ phần này.

Ngoài ra, bố của Á hậu Dương Trương Thiên Lý là cổ đông sáng lập nắm giữ 96% vốn Công ty Cổ phần Thẩm định giá Vinaland.

Hiện ông Dương Tiến Dũng chỉ đứng tên đại diện duy nhất tại Công ty TNHH Diamond Nha Trang. Doanh nghiệp này thành lập năm 2017, hoạt động dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, ông Dũng sở hữu tới 97%, tương đương 485 tỷ đồng, trong khi 3% còn lại thuộc về bà Trần Thị Trúc Linh.

Hà Ly

Theo Hà Ly

An ninh tiền tệ

Lộ diện 11 nhà đầu tư bỏ 6.250 tỷ đồng mua vào 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ của Kinh Bắc

Kinh Bắc dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 11 nhà cổ phiếu chuyên nghiệp, dự thu 6.250 tỷ đồng.

Lộ diện 11 nhà đầu tư bỏ 6.250 tỷ đồng mua vào 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ của Kinh Bắc

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (MCK: KBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ, và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
Cụ thể, Kinh Bắc dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu KBC loại cổ phiếu phổ thông, tương đương tỷ lệ 32,57% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Để tái cơ cấu khoản nợ, nâng cao năng lực tài chính và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời tính toán đến yếu tố biến động giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường, tổng số tiền Kinh Bắc ưu tiên sử dụng khoảng 6.250 tỷ đồng (tương ứng với mức giá chào bán là 25.000 đồng/cổ phiếu).

Kinh Bắc dự kiến dùng 6.090 tỷ đồng để tái cơ cấu các khoản nợ của tổng công ty, trong đó trả nợ gốc và lãi vay CTCP KCN Sài Gòn Bắc Giang 4.428,1 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay CTCP KCN Sài Gòn Hải Phòng 1.462,5 tỷ đồng, Trả gốc vay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 105,2 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay CTCP Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc 94,2 tỷ đồng.

Với 160 tỷ đồng còn lại, Kinh Bắc sẽ bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, trong đó trả lãi vay Ngân hàng Quốc tế Việt Nam kỳ 2025 số tiền 105 tỷ đồng, dùng cho chi phí lưu động khác 55 tỷ đồng.

KBC dự kiến sẽ chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 11 nhà cổ phiếu chuyên nghiệp, bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân.

Trong số các nhà đầu tư tổ chức, CTCP Quản lý quỹ SGI mua 48,966 triệu cổ phiếu (tương ứng 4,81%), CTCP Chứng khoán VPBank mua 20 triệu cổ phiếu (tương ứng 1,97%), Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam mua 13,034 triệu cổ phiếu (tương ứng 2,19%); Dragon Capital mua 21 triệu cổ phiếu (thông qua 4 quỹ thành viên là Amersham Industries Limited, Vietnam Enterprise Investments Limited, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust).

Lộ diện 11 nhà đầu tư bỏ 6.250 tỷ đồng mua vào 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ của Kinh Bắc- Ảnh 1.

Nguồn: KBC

Ông Phạm Khánh Duy là nhà đầu tư cá nhân dự kiến được phân phối lượng cổ phiếu lớn nhất với 39 triệu cổ phiếu. Trước đó, ông Duy đang sở hữu hơn 4,3 triệu cổ phiếu KBC. Như vậy, nếu mua vào thành công 39 triệu cổ phiếu như dự kiến, ông Phạm Khánh Duy sẽ nâng sở hữu tại Kinh Bắc lên 4,26% vốn.

Bà Nguyễn Hồng Nhung dự kiến mua 35 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu lên 3,49% vốn điều lệ sau đợt chào bán. Bà Nguyễn Hoàng Thanh Thanh mua 35 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu lên 3,63% vốn điều lệ. Nhà đầu tư cuối cùng dự kiến tham gia đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ của Kinh Bắc là ông Trịnh Bảo Duy Tân với lượng cổ phiếu là 38 triệu cổ phiếu, tương đương 3,73% vốn điều lệ.

Samsung sắp mua lại hơn 7 tỷ USD cổ phiếu quỹ để củng cố quyền kiểm soát

4 giờ trước

Giá cổ phiếu của Samsung Electronics Co. tăng vọt sau khi tập đoàn này bất ngờ công bố kế hoạch mua lại trị giá khoảng 10 ngàn tỷ won (tương đương khoảng 7.2 tỷ USD) cổ phiếu.

Cụ thể, trong giai đoạn đầu, Samsung sẽ mua lại khoảng 3 ngàn tỷ won cổ phiếu bắt đầu từ ngày 18/11/2024 và cho đến tháng 02/2025, tất cả đều sẽ bị hủy niêm yết. Hội đồng quản trị sẽ cân nhắc cách tốt nhất để triển khai mua lại số 7 ngàn tỷ won cổ phiếu còn lại.

Cổ phiếu Samsung đã tăng tới 7.3% trong phiên giao dịch tại Seoul vào đầu phiên hôm nay sau khi đã tăng 7.2% vào phiên cuối tuần trước.

Giới phân tích kỳ vọng chương trình mua lại sẽ cung cấp chất xúc tác cho giá cổ phiếu Samsung. Tuy nhiên, một số người lưu ý rằng nó cũng có thể giúp gia tộc sáng lập thắt chặt quyền kiểm soát của mình bằng cách giảm cổ phiếu nắm giữ của nhà đầu tư bên ngoài. Điều này có thể giúp họ giải quyết vấn đề về tài sản thế chấp đối với các khoản vay liên quan đến hóa đơn thuế thừa kế.

“Chương trình mua lại này là một tin tức bất ngờ nhưng tích cực đối với chúng tôi, và chúng tôi tin rằng ban quản trị của Samsung đang chủ động hướng tới mục tiêu ngăn chặn giá cổ phiếu tiếp tục giảm”, chuyên gia phân tích Jay Kwon của JPMorgan Chase & Co. nhận định. “Chúng tôi tin rằng việc tái cấu trúc hay một kế hoạch hành động nhằm giành lại vị thế dẫn đầu công nghệ vẫn là yếu tố quan trọng hơn đối với giá cổ phiếu trong trung và dài hạn”.

LPBank đạt 9,952 tỷ đồng lãi trước thuế sau 10 tháng

Đây là kết quả lợi nhuận trước thuế 10 tháng đầu năm được đại diện Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, HOSE LPB) cập nhật tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024.

Chiều ngày 16/11, LPBank đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 tại Ninh Bình. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như phát hành cổ phiếu trả cổ tức, dự kiến đầu tư cổ phiếu thuộc danh mục VN30, bầu bổ sung Thành viên HĐQT và thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính.

Dự kiến vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm 2024

Tại buổi thảo luận, khi được cổ đông hỏi về kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm, đại diện LPBank cho biết: “Lợi nhuận trước thuế 10 tháng đạt 9,952 tỷ đồng, thực hiện được 114% kế hoạch lũy kế và 95% kế hoạch cả năm 2024.

LPBank đang trong đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhờ triển khai quyết liệt đồng thời các hành động nhằm tăng trưởng doanh thu, tối ưu hóa chi phí và kiểm soát rủi ro. Dự kiến đến hết quý 4/2024, LPBank sẽ vượt kế hoạch lũy kế đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua là 10,500 tỷ đồng lãi trước thuế”.

Bầu bổ sung 2 Thành viên HĐQT độc lập

ĐHĐCĐ bất thường 2024 của LPBank đã thông qua miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Lê Hồng Phong và ông Lê Minh Tâm kể từ ngày 16/11/2024. Trước đó, ông Phong và ông Tâm đã có đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Thay vào đó, Đại hội thống nhất bầu bổ sung 2 Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2023-2028 là bà Vương Thị Huyền (SN 1974) và ông Phạm Phú Khôi (SN 1963) từ ngày 16/11/2024.

Bà Vương Thị Huyền có hơn 28 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính - ngân hàng, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Giám đốc Bộ phận Tài chính Dự án Ngân hàng ANZ Việt Nam; Giám đốc Chi nhánh Hà Nội - Ngân hàng Đầu tư và Doanh nghiệp Credit Agricole; Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp - Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Hiện nay, bà đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP giải pháp Fast Capital.

Ông Phạm Phú Khôi có hơn 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. Cụ thể, ông từng là PTGĐ điều hành, GĐ Khối Thị trường Tài chính, Trung tâm Quản lý Tài sản Nợ Ngân hàng VPBank, kiêm Chủ tịch Chứng khoán VPBank (VPBS); TGĐ Chứng khoán ACB (ACBS); GĐ điều hành Ngân hàng America Merrill Lynch, Singapore; GĐ khu vực kinh doanh tín dụng thị trường mới nổi, GĐ Ngân hàng Standard Chartered, Singapore tại Việt Nam; quản lý danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp châu Á Ngân hàng Barclays Capital Châu Á - Hồng Kông; GĐ khu vực Đông Bắc Á tại Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines)…

Hiện, ông Khôi đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating); Chủ tịch HĐQT - Thành viên độc lập CTCP Chứng khoán LPBank và cũng là Cố vấn cấp cao Ban điều hành LPBank.

Chuyển địa điểm đặt trụ sở chính

LPBank được ĐHĐCĐ phê duyệt chuyển địa điểm trụ sở chính từ LPB Tower, số 210 đường Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội sang một địa điểm khác trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với định hướng phát triển Ngân hàng trong ngắn, trung và dài hạn.

Điểm đến mới của Ngân hàng cũng như thời gian thực hiện di dời được ủy quyền cho HĐQT LPBank toàn quyền quyết định.

Theo LPBank, sự dịch chuyển này cũng là xu thế của ngành ngân hàng trong việc xây dựng chiến lược tập trung phát triển đặc biệt là ở vùng nông thôn, đô thị loại 2 góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển toàn diện, đồng đều trên cả nước, phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng.

Dự kiến tăng vốn lên gần 30,000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ cũng thông qua phương án phát hành tối đa gần 429.7 triệu cp để trả cổ tức 2023, tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền là 16.8% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành.

Sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ của LPBank dự kiến tăng thêm gần 4,297 tỷ đồng, từ hơn 25,576 tỷ đồng lên gần 29,873 tỷ đồng.

Phương án tăng vốn này có sự điều chỉnh so với kế hoạch ban đầu được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua ngày 17/04/2024.

Theo đó, cổ đông LPBank đã thông qua việc tăng vốn thêm tối đa 8,000 tỷ đồng, bằng cách chào bán thêm 800 triệu cp cho cổ đông hiện hữu (sau khi được NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận) với giá 10,000 đồng/cp, tương ứng tỷ lệ phát hành 31.3%. Sau khi hoàn tất chào bán, vốn điều lệ LPBank dự kiến tăng từ 25,576 tỷ đồng lên 33,576 tỷ đồng.

Tuy nhiên, căn cứ tình hình thị trường và định hướng phát triển của LPBank nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông và LPBank, HĐQT Ngân hàng trình ĐHĐCĐ thông qua việc điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 bằng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức thay vì tăng vốn điều lệ theo hình thức chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Muốn trở thành cổ đông lớn của FPT

Nội dung cuối cùng được ĐHĐCĐ LPBank thông qua là phương án góp vốn, mua cổ phần của CTCP FPT.

Theo phương án, LPBank dự kiến đầu tư tối đa 5% vốn điều lệ FPT. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 và 2025 và/hoặc thời điểm phù hợp sau khi có chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quy định của pháp luật và tình hình thực tế.

Nêu lý do đầu tư cổ phiếu FPT, HĐQT LPBank cho biết việc đầu tư vào cổ phiếu niêm yết sẽ giúp Ngân hàng đa dạng hóa kênh đầu tư và tối ưu hóa vốn góp của cổ đông. Qua đánh giá, cổ phiếu FPT có tiềm năng mang lại tỷ suất sinh lời hấp dẫn và có thể góp phần đa dạng hóa danh mục tài sản của LPBank.

Chiếu theo giá cổ phiếu FPT đang được giao dịch phiên 18/11 là 133,700 đồng/cp, tăng hơn 62% so với đầu năm 2024, ước tính LPBank cần chi hơn 9,800 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn FPT với tỷ lệ sở hữu tối đa 5% (khoảng hơn 73 triệu cp FPT).

Cập nhật đến ngày 30/06/2024, FPT có 2 cổ đông lớn là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu 5.75% vốn và ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT nắm 6.99% vốn.

Lừa đảo 7.541 khách hàng chiếm đoạt hơn 3.700 tỉ đồng, Tổng Giám đốc GFDI bị bắt

Công an TP Đà Nẵng vừa bắt giam ông Nguyễn Quang Hoàng - 36 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty GFDI - để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tối 18-11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Đà Nẵng cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Tổng Giám đốc Công ty Công ty TNHH MTV tư vấn đầu tư GFDI Nguyễn Quang Hoàng.

Đồng thời, công an cũng đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Đỗ Đạt - Giám đốc Tài chính, Trần Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Ngân quỹ, Tô Hồng Trà và Trần Thị Kiều Trang - Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh sở giao dịch, cùng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

IMG_0563
Tổng Giám đốc GFDI Nguyễn Quang Hoàng

Trong quá trình điều tra, công an xác định Công ty GFDI được Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp năm 2018 với vốn điều lệ 80 tỉ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư (không bao gồm đầu tư chứng khoán).

GFDI thành lập hội sở tại số 92 đường 29 Tháng 3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng); chi nhánh sở giao dịch tại số 47 Núi Thành, phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng và 11 chi nhánh tại các tỉnh, thành.

Từ tháng 5-2018 đến nay, Công ty GFDI tiến hành huy động vốn bằng hình thức ký hợp đồng vay tiền của khách hàng tại Đà Nẵng và một số tỉnh, thành.

Để khách hàng tin tưởng và cho GFDI vay tiền, Nguyễn Quang Hoàng chỉ đạo các chi nhánh, phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh quảng cáo đưa ra thông tin gian dối rằng toàn bộ dòng tiền của khách hàng sẽ được công ty sử dụng đầu tư các dự án có khả năng sinh lời cao như F&B (nhà hàng Làng Nghệ Đà Nẵng, nhà hàng Làng Nghệ Quảng Trị); sản xuất hàng tiêu dùng - thương mại: Seneco, Enzy Food, K-Products, sản xuất phim điện ảnh…, đồng thời cam kết sẽ hoàn trả tiền gốc, lãi đúng theo hợp đồng đã ký.

Để tăng sự tin tưởng và thu hút khách hàng, Hoàng chỉ đạo GFDI xuất bản các ấn phẩm quảng cáo, chạy nhiều chương trình marketing để giới thiệu về các dự án đầu tư trên; đồng thời đưa ra các hạn mức lãi suất cho vay hấp dẫn, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng, như gói 1 tháng (lãi suất 1,5% - 2%), 3 tháng (lãi suất 2,5%/tháng), 6 tháng (lãi suất 3%/tháng), từ 9 tháng trở lên (lãi suất 3,5%/tháng).

Sau khi nhận được tiền từ khách hàng, Hoàng sử dụng sai mục đích, sử dụng chính vào các hoạt động kêu gọi vay tiền cũng như trả lãi cho các hợp đồng đến hạn.

Quá trình điều tra ban đầu xác định Hoàng đã chiếm đoạt của 7.541 khách hàng với tổng số tiền hơn 3.700 tỉ đồng.

Hành vi của Nguyễn Quang Hoàng có sự hỗ trợ, giúp sức của các bị can nêu trên.

Cơ quan công an đã tích cực rà soát, xác định 24 tài sản và rất nhiều tài khoản liên quan dòng tiền bị chiếm đoạt nhằm phục vụ việc bồi thường, khắc phục hậu quả do hành vi sai phạm của các bị can gây ra…

Trước đó, như Người Lao Động đã thông tin, ngày 8-11, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ đồng loạt khám xét khẩn cấp trụ sở chính, sở giao dịch và nhà riêng của một số lãnh đạo Công ty GFDI.

Trong quá trình khám xét, công an đã thu thập thông tin, tài liệu liên quan việc huy động vốn trái phép và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 19/11

image

Giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce. Theo đó, giá vàng trong nước hôm nay 19/11 cũng đồng loạt tăng mạnh.

Cập nhật trưa 19/11, giá vàng tiếp tục tăng mạnh. Công ty SJC tăng giá vàng miếng thêm 300 nghìn đồng/lượng lên 82-85 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tăng 300 nghìn đồng/lượng lên 81,8-84,0 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Minh Châu nâng giá vàng nhẫn lên 83,48-84,48 triệu đồng/lượng. PNJ niêm yết 83,2-84,5 triệu đồng/lượng. DOJI nâng lên 83,7-84,7 triệu đồng/lượng, tăng tới 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
image
Trên thị trường quốc tế, giá vàng tối ngày 18/11 tăng vọt và vượt mốc 2.600 USD/ounce. Đến 9h00 sáng 19/11, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2.618 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD hiện hành, giá vàng thế giới hiện tương đương với khoảng 81 triệu đồng/lượng, chưa bao gồm thuế, phí.

Kim loại quý màu vàng hồi phục khi đồng USD suy yếu. Chỉ số DXY đo lường sức mạnh đồng bạc xanh giảm xuống 106,21 điểm. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng, khiến nhiều chuyên gia cho rằng sẽ hạn chế đà tăng của vàng.

Theo nhà phân tích James Hyerczyk tại FX Empire cho biết, đợt phục hồi của vàng diễn ra khi đồng USD tạm chững lại dưới mức cao nhất trong một năm gần đây, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư không sử dụng đồng USD.

Hyerczyk nhấn mạnh rằng mốc kháng cự 2.604,39 là “một ngưỡng kỹ thuật quan trọng” mà các nhà giao dịch đang theo dõi sát sao. “Nếu vượt qua ngưỡng này một cách bền vững, giá có thể tăng mạnh, hướng tới đường trung bình động 50 ngày ở mức 2.653,63 và vùng thoái lui từ 2.663,51 đến 2.693,40,” ông nhận định. Tuy nhiên, Hyerczyk cảnh báo rằng nếu xuất hiện lực bán mới tại các mức cao hơn, điều này có thể cho thấy áp lực giảm giá vàng vẫn còn tiếp diễn.

Ngược lại, ông cho biết việc giá vàng giảm dưới mức 2.536,85 sẽ báo hiệu sự yếu kém và tiềm năng giảm sâu hơn về đường trung bình động 200 ngày ở mức 2.403,46. Ông cũng bổ sung rằng các nhà giao dịch sẽ theo dõi chặt chẽ các bình luận từ các quan chức Fed trong tuần này để có cái nhìn rõ ràng hơn về chính sách tiền tệ. “Các dữ liệu kinh tế Mỹ sắp tới, như báo cáo về nhà ở và sản xuất, cũng sẽ ảnh hưởng đến hướng đi của giá vàng,” ông cho biết.

Lan Anh

Nhịp sống thị trường

Đình chỉ tất cả kiểm toán viên ký báo cáo tài chính 2023 của Quốc Cường Gia Lai

image

Theo UBCKNN, hồ sơ kiểm toán cho thấy kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán phù hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán theo đúng yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.

Ngày 18/11, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai thông báo đã nhận được công văn của UBCKNN liên quan đến báo cáo tài chính (BCTC) năm 2023 được kiểm toán.

UBCKNN cho biết, theo kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2024 của UBCKNN tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam, hồ sơ kiểm toán cho thấy kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán phù hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán theo đúng yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.

Do đó, UBCKNN quyết định đình chỉ các kiểm toán viên đã ký BCTC năm 2023 của Công ty.

UBCKNN yêu cầu Quốc Cường Gia Lai công bố thông tin về vấn đề này trên Hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), và website của Công ty.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc công ty cho biết: “Hội đồng quản trị sẽ làm việc với đơn vị kiểm toán đủ tiêu chuẩn, điều kiện kiểm toán cho báo cáo tài chính năm 2024, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đối với đơn vị có lợi ích công chúng, và thông tin sẽ được công bố tới các cổ đông trong thời gian sớm nhất”.

Tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai, kiểm toán viên của Công ty Kiểm toán DFK cho rằng báo cáo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của công ty, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo này.

Vừa qua, Quốc Cường Gia Lai trải qua biến động lớn. Vào ngày 18/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh cơ quan chức năng mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan. Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn (rộng hơn 6.000m2, có nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước).

Sau sự việc này, ông Nguyễn Quốc Cường, con bà Như Loan đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai.

Ngoài ra, SZE quản lý khai thác nghĩa trang nhân dân Tp. Biên Hòa là 1 nghĩa trang rất lớn ở Đồng Nai.
SZE có dịch vụ vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, hỏa táng, mai táng, xây mộ; Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác nghĩa trang

BlackRock, JPMorgan dùng AI để săn cổ phiếu

12 phút trước

Một bài đăng trên mạng xã hội của nhóm nhạc K-pop có thể ảnh hưởng đến cổ phiếu của một thương hiệu thời trang xa xỉ như thế nào? Đó là câu hỏi mà các ông lớn trong ngành quản lý quỹ đang tìm cách giải đáp bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhóm nhạc K-pop Enhypen

Khi nhóm nhạc K-pop Enhypen chia sẻ hình ảnh từ show thời trang Prada tại Milan vào tháng 9, những bài đăng này có thể thôi thúc fan hâm mộ cuồng nhiệt truy cập vào website của thương hiệu thời trang Ý. Nếu điều đó diễn ra, công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) của các công ty quản lý quỹ sẽ nhanh chóng bắt được “tín hiệu” này và dùng làm cơ sở đánh giá triển vọng cổ phiếu của Prada.

Ví dụ trên chỉ là một trong nhiều cách mà các nhà quản lý tài sản hàng đầu thế giới đang tận dụng sức mạnh của AI. BlackRock, JPMorgan và ChinaAMC đang đặt niềm tin vào AI tạo sinh (GenAI) để tìm kiếm lợi nhuận vượt trội.

Trong khi đó, cơ quan quản lý chứng khoán Hồng Kông đã ban hành các hướng dẫn nhằm đảm bảo việc sử dụng công nghệ này một cách có trách nhiệm.

Tại BlackRock, đội ngũ “kết hợp giữa người và máy" – họ gọi đây là Nhóm đầu tư có hệ thống – đã sử dụng công nghệ này để đưa ra hơn 1,000 tín hiệu dựa trên hơn 300 bộ dữ liệu thay thế. Từ nội dung mạng xã hội, blog cho đến xu hướng tìm kiếm trên Internet - tất cả đều được AI “săm soi” để tìm ra những cơ hội đầu tư tiềm năng.

“Đối với một cổ phiếu nhất định, chúng tôi có nhiều tín hiệu”, ông Ahmed Talhaoui, Giám đốc Nhóm Hệ thống của BlackRock khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, chia sẻ tại cuộc họp báo ở Hồng Kông vào tháng trước. “Một số có thể mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, chúng tôi phải thực sự giỏi trong việc kết hợp các tín hiệu này”.

Học máy (machine learning) và các công nghệ khác đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, tuy nhiên vai trò của con người vẫn không thể thay thế.

“Càng dùng nhiều dữ liệu lớn và AI, chúng ta càng cần sự sáng tạo”, ông Talhaoui nhấn mạnh. Dựa trên sự kết hợp giữa tín hiệu từ máy móc và phương pháp truyền thống, các nhà quản lý danh mục vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và trực giác để đánh giá triển vọng cổ phiếu và xây dựng danh mục đầu tư.

Các thuật toán học máy có thế mạnh trong việc phân tích dữ liệu lớn và đưa ra dự đoán theo mục tiêu, tự điều chỉnh khi có thông tin mới. Chúng thường được dùng để huấn luyện các mô hình ngôn ngữ lớn, tạo nền tảng xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong các ứng dụng GenAI tiên tiến như ChatGPT.
Ủy ban Chứng khoán và Tương lai Hồng Kông (SFC) khuyến khích các công ty ứng dụng AI để đổi mới, nâng cao hiệu quả sản phẩm, dịch vụ và hoạt động, theo thông tư được công bố vào ngày 12/11.

Rủi ro tiềm ẩn

Tuy nhiên, cơ quan giám sát này cũng cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn.

SFC cho biết kết quả từ các mô hình ngôn ngữ AI có thể “không chính xác, thiên vị, thiếu độ tin cậy và nhất quán”. Công nghệ này cũng dễ bị tấn công mạng, rò rỉ thông tin bảo mật và vi phạm quyền riêng tư. Các công ty có thể gặp rủi ro khi phụ thuộc vào đối tác bên ngoài để phát triển, đào tạo và duy trì các mô hình.

“Chúng ta đang trong giai đoạn tìm hiểu cách thức áp dụng các công nghệ này vào khuôn khổ quy định”, ông Lee Bray, Giám đốc khoa học dữ liệu và giao dịch cổ phiếu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại JPMorgan Asset Management, chia sẻ. “Hiện tại, chúng tôi vẫn cần sự tham gia của con người trong mọi hoạt động”.

Công ty của ông đã tuyển dụng hơn 20 nhà khoa học dữ liệu toàn cầu, cùng đội ngũ kỹ sư tương đương. Họ phát triển công cụ độc quyền SpectrumGPT giúp các nhà phân tích và quản lý danh mục truy cập báo cáo nghiên cứu từ nhiều nguồn. “Nhờ đó, họ có thêm thời gian tập trung vào hoạt động đầu tư và lựa chọn cổ phiếu”, ông Bray nói.

Trong khi đó, bà Phoebe Yuan, Giám đốc rủi ro và công nghệ thông tin tại ChinaAMC, cho biết công ty đang phát triển chatbot AI giúp nhân viên tra cứu thông tin hiệu quả hơn, dự kiến ra mắt giai đoạn đầu vào cuối năm nay.

“Ưu điểm lớn nhất của AI là khả năng cung cấp kết quả nhanh chóng và tương đối chính xác, giúp nâng cao hiệu suất công việc”, bà Yuan nhận định. Tuy nhiên, với nhiều ứng dụng đa dạng, việc tìm ra giải pháp phù hợp không hề đơn giản. “Chúng tôi cần trải qua quá trình thử nghiệm”, bà nói thêm.

“Các nhà quản lý tài sản luôn nỗ lực tạo hiệu suất theo kỳ vọng của khách hàng, và AI có thể hỗ trợ dù chưa được chứng minh đầy đủ”, ông Herbert Lee, đối tác tại Bain & Company tại Hồng Kông cho biết. “Rõ ràng là những công ty không tận dụng công nghệ và hiểu biết từ dữ liệu sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh”.

Theo ông Bray, các công nghệ AI đang ở “điểm bước ngoặt” cho việc áp dụng rộng rãi. “Chúng tôi đang tìm cách nâng cao năng lực toàn bộ nhân sự bằng những công nghệ này để tối ưu hiệu quả và duy trì vị thế dẫn đầu”.

Vinhomes đã mua được bao nhiêu cổ phiếu quỹ trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam?

Thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam đang đi dần về cuối, ước tính số tiền Vinhomes chi ra hơn 8.000 tỷ đồng.

Theo cập nhật trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), đến hết ngày 19/11, Vinhomes (VHM) đã mua lại tổng cộng 190 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 51,37% tổng số lượng đăng ký. Tính riêng trong phiên ngày 19/11, Vinhomes mua thêm hơn 15 triệu cổ phiếu quỹ, lượng mua theo phiên lớn thứ 3 kể từ khi bắt đầu thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam.

Theo kế hoạch, Vinhomes sẽ mua tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% tổng lượng cổ phiếu lưu hành. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận từ ngày 23/10 đến 21/11/2024. Theo quy định, mỗi ngày Vinhomes sẽ đặt mua tối thiểu 11,1 triệu cổ phiếu và tối đa 37 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch.

Vinhomes đã mua được bao nhiêu cổ phiếu quỹ trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam?- Ảnh 1.

Ước tính sau 20 phiên giao dịch, Vinhomes đã chi khoảng 8.200 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ.

Như vậy chỉ còn 2 phiên giao dịch, song Vinhomes chỉ mới mua quá nửa lượng đăng ký. Với quy định về khối lượng đặt mua mỗi phiên, Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số cổ phiếu quỹ đăng ký.

Cổ phiếu VHM kết phiên 19/11 tăng hơn 3% lên mức 42.200 đồng/cp. So với thời điểm bắt đầu mua cổ phiếu quỹ, thị giá VHM đã giảm gần 13%, vốn hóa thị trường vào khoảng hơn 184.000 tỷ đồng (7,4 tỷ USD).

Theo Vinhomes, thị giá VHM ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty. Do đó việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Công ty khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án.

Vinhomes đã mua được bao nhiêu cổ phiếu quỹ trong thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam?- Ảnh 2.

Về kết quả kinh doanh quý 3/2024, lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinhomes ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 69.910 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 20.600 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 3/2024, Vinhomes ghi nhận quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lần lượt đạt 524.684 tỷ đồng và 215.966 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 18,3% so với thời điểm cuối năm 2023 Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có giá trị 22.055 tỷ đồng (~1 tỷ USD).

Tất cả App ngân hàng sẽ không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu truy cập

image

Đây là một trong những quy định tại Thông tư 50 vừa được NHNN ban hành.

Ngày 31/10/2024, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Theo đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định các yêu cầu bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng, bao gồm:

  • Hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài;

  • Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

  • Hoạt động thông tin tín dụng.

Đối tượng áp dụng của Thông tư 50/2024/TT-NHNN bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, công ty thông tin tín dụng (sau đây gọi chung là đơn vị).

Tại Điều 8, NHNN quy định Phần mềm ứng dụng Mobile Banking do đơn vị cung cấp phải bảo đảm tuân thủ các quy định tại Điều 7 Thông tư (quy định về Online Banking) và các yêu cầu sau:

  1. Phải được đăng ký và quản lý tại kho ứng dụng chính thức của hãng cung cấp hệ điều hành cho thiết bị di động và hướng dẫn cài đặt rõ ràng trên trang tin điện tử đơn vị để khách hàng tải và cài đặt phần mềm ứng dụng Mobile Banking. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà phần mềm ứng dụng Mobile Banking không được đăng ký và quản lý tại kho ứng dụng chính thức của hãng cung cấp hệ điều hành cho thiết bị di động, đơn vị phải có phương thức hướng dẫn, thông báo, hỗ trợ cài đặt phần mềm ứng dụng Mobile Banking bảo đảm an toàn, bảo mật cho khách hàng và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (Cục Công nghệ thông tin) trước khi cung cấp dịch vụ.
  2. Phải được áp dụng các biện pháp bảo vệ để hạn chế dịch ngược mã nguồn.
  3. Có biện pháp bảo vệ, chống can thiệp vào luồng trao đổi dữ liệu trên ứng dụng Mobile Banking và giữa ứng dụng Mobile Banking với máy chủ cung cấp dịch vụ Online Banking.
  4. Triển khai các giải pháp nhằm phòng, chống, phát hiện các hành vi can thiệp trái phép vào ứng dụng Mobile Banking đã cài đặt trong thiết bị di động của khách hàng.
  5. Không cho phép chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập.
  6. Đối với khách hàng cá nhân, phải có chức năng kiểm tra khách hàng khi khách hàng truy cập lần đầu hoặc khi khách hàng truy cập trên thiết bị khác với thiết bị đã thực hiện giao dịch bằng ứng dụng Mobile Banking lần gần nhất. Việc kiểm tra khách hàng tối thiểu bao gồm:

a) Khớp đúng SMS OTP hoặc Voice OTP thông qua số điện thoại đã được khách hàng đăng ký hoặc Soft OTP/Token OTP;

b) Khớp đúng thông tin sinh trắc học theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư này trong trường hợp văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến dịch vụ cung cấp trên phần mềm ứng dụng Mobile Banking có quy định thu thập, lưu trữ thông tin sinh trắc học của khách hàng.

Được biết, hình thức xác nhận bằng mã khóa bí mật (Password) là Khách hàng sử dụng mã khóa bí mật gồm một chuỗi ký tự để xác nhật quyền truy cập của khách hàng vào hệ thống thông tin, ứng dụng, dịch vụ hoặc xác nhận khách hàng thực hiện giao dịch: Hình thức xác nhận bằng mã khóa bí mật phải đáp ứng yêu cầu:

  • Mã khóa bí mật có độ dài tối thiểu 08 ký tự và cấu tạo bao gồm tối thiểu các ký tự: số, chữ hoa, chữ thường;

  • Thời gian hiệu lực của mã khóa bí mật tối đa 12 tháng, đối với mã khóa bí mật được cấp phát mặc định lần đầu: thời gian hiệu lực tối đa là 30 ngày.

Khối ngoại bán ròng 28 phiên liên tiếp, quỹ ETF trăm triệu đô cũng nối dài đà xả hàng
3 giờ trước

Giai đoạn 11-18/11/2024 tiếp tục là kỳ xả hàng mạnh tay của Quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF). Đây là tuần thứ 4 liên tiếp Quỹ bán ròng, trong bối cảnh khối ngoại cũng đang xả hàng liên tục hàng chục phiên.
Thay đổi cổ phiếu của Quỹ VNM ETF từ 11-18/11


VNM ETF đã thực hiện bán ròng với toàn bộ các mã cổ phiếu đang nắm giữ. Trong đó, HPG là mã bị bán mạnh nhất, khối lượng hơn 550 ngàn cp. Theo sát là VND với 524 ngàn cp. SSI, SHB cùng NVL cũng là những mã nổi bật khi bị bán từ hơn 400 ngàn cp. Ngoài ra, phải kể đến hai mã cổ phiếu họ Vin là VICVHM, đều bị bán 399 ngàn cp.
Động thái bán ròng của Quỹ cũng tương ứng với đà bán ròng của khối ngoại. Phiên 18/11, nhà đầu tư nước ngoài có phiên “xả hàng” thứ 26 liên tiếp, giá trị ròng tới gần 1.5 ngàn tỷ đồng. Đà bán chưa có dấu hiệu dừng lại khi liên tiếp 2 phiên sau đó, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng.

Tại ngày 18/11, giá trị tài sản ròng của VNM ETF đạt gần 434 triệu USD, giảm so với mức 460 triệu USD tại ngày 11/11. Toàn bộ danh mục là cổ phiếu Việt, được phân bổ cho 45 mã cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ. Top tỷ trọng thuộc về VHM (8%), VIC (7.93%), HPG (6.98%), VCB (6.51%), VNM (6.25%), SSI (5.65%).

Xuyên Việt Oil: Tài khoản còn vài triệu vẫn ký báo cáo hàng trăm tỷ đồng

Trần Lê

(VNF) - Ngày 20/11, Tòa án Nhân dân TP. HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.

Tài khoản còn vài triệu, báo cáo 219 tỷ đồng

Tại phiên tòa, Mai Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1979, quê Đồng Nai), cựu giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng thành viên của Xuyên Việt Oil thừa nhận mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc rút tiền từ quỹ, mặc dù các thủ tục đều có sự tham gia của Phương với vai trò kế toán và thủ quỹ. Bị cáo cũng xin Hội đồng Xét xử cho cơ hội và thời gian để khắc phục hậu quả bằng tài sản hiện có của mình.

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh tại tòa.

Khi được hỏi về vai trò của bị cáo Nguyễn Thị Như Phương (sinh năm 1992, quê Quảng Trị), cựu phó giám đốc Xuyên Việt Oil, bị cáo Hạnh khai nhiệm vụ chính của Phương là thủ quỹ. Tuy nhiên, Phương chỉ ký giấy tờ để báo cáo, hoàn toàn không biết về tình trạng tài chính thiếu hụt của công ty cũng như các sai phạm pháp luật liên quan.

Bị cáo Nguyễn Thị Như Phương khai chỉ quản lý dòng tiền, không phải phó giám đốc quản lý tài chính như chức danh trên giấy tờ thể hiện.

Trả lời câu hỏi của chủ toạ phiên toà vì sao tài khoản công ty chỉ có vài triệu nhưng lại ký báo cáo Bộ Công Thương số tiền 219 tỷ đồng. Bị cáo Phương khai, do không hiểu bản chất của những con số trong báo cáo đó, chỉ biết ký theo chỉ đạo.

Phương khẳng định bản thân không hề được hưởng lợi gì từ các sai phạm, chỉ làm công ăn lương, được trả lương hàng tháng và có thưởng vào dịp Tết.

Hối lộ cả Bí thư tỉnh, Thứ trưởng, Vụ trưởng

Trong vụ án này, 15 bị cáo bị xét xử về các tội danh ‘vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’; ‘đưa - nhận hối lộ’; ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi’.

Trong đó, 7 người bị xét xử về tội nhận hối lộ gồm: Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương); Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công thương); Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Lộc An (cựu Vụ phó Thị trường trong nước); Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Thuế TPHCM); Đặng Công Khôi (cựu Cục phó Quản lý giá, Bộ Tài chính); Phan Kiến Anh (cựu Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn).

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil) hầu tòa về tội ‘vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ và ‘đưa hối lộ.’

Bị cáo Nguyễn Thị Như Phương (Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) hầu tòa về tội ‘vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’.

Bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) hầu tòa về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi’ và ‘nhận hối lộ.’

5 người bị xét xử về tội ‘đưa hối lộ’ là Nguyễn Văn Thắng (Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty Xuyên Việt Oil), Vũ Trung Thành (Giám đốc Vietinbank - chi nhánh Thanh Xuân), Đinh Tiến Dũng (Kế toán trưởng Công ty Xuyên Việt Oil), Nguyễn Tấn Long (Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Xuyên Việt Oil); Đồng Xuân Dũng (lao động tự do).

Thẩm tra lý lịch tại phiên tòa, bị cáo Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương khai, vào năm 1988, bị cáo bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm về tội ‘đầu cơ’. Trong vụ án này, bị cáo Đỗ Thắng Hải bị cáo buộc đã ký cấp giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil và sau đó nhận hối lộ 50.000 USD (tương đương hơn 1,2 tỷ đồng) của Mai Thị Hồng Hạnh tại phòng làm việc của mình.

Theo nội dung vụ án, Mai Thị Hồng Hạnh đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, vi phạm các quy định về sử dụng Quỹ Bình ổn giá và tiền bảo vệ môi trường, gây thất thoát tài sản nhà nước với số tiền là 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ Quỹ bình ổn giá hơn 219 tỷ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường hơn 1.244 tỷ đồng.

Quá trình hoạt động, Hạnh đã đưa hối lộ cho nhiều quan chức, trong đó có Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre), Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương), Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Thuế TP. HCM)…

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, thương hiệu SJC lên ngưỡng 86,2 triệu đồng

46 phút trước

Giá vàng cùng đi lên phiên sáng 21/11, trong đó thương hiệu SJC tại các doanh nghiệp trong nước cộng thêm 500.000 đồng mỗi lượng đưa giá bán ra lên 86,2 triệu đồng, còn vàng nhẫn cũng bật tăng.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Thương hiệu SJC và vàng nhẫn tại các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đi lên phiên sáng nay (21/11).

Tại thời điểm 9 giờ, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Công ty Doji cùng niêm yết giá vàng SJC từ 83,70-86,20 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng/lượng so với sáng nay. Trong ngày hôm qua, thương hiệu này tăng 700.000 đồng mỗi lượng.

Cùng thời điểm trên, giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý cũng cộng thêm 500.000 đồng/lượng, giá mới từ 84,50-86,00 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.

Tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, doanh nghiệp niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn ở mức 84,63-85,58 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 300.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước. Phiên hôm qua, giá vàng nhẫn tại hai doanh nghiệp trên cũng cộng thêm 700.000 đồng/lượng.

Trên thế giới, giá vàng dao động quanh ngưỡng 2.653 USD/ounce, cộng thêm 18 USD/ounce so với cùng thời điểm phiên trước. Mức giá này tương đương 81,5 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá USD tại Vietcombank.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ngày 21/11 là 24.290 VND/USD, tăng 5 đồng so với ngày 20/11.

Với biên độ +/-5%, Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD từ 25.200-25.504 đồng/USD (mua vào/bán ra), tăng 5 đồng.

Tương tự, Ngân hàng Vietinbank niêm yết tỷ giá USD từ 25.220-25.504 đồng/USD, Ngân hàng BIDV thông báo giá mua vào là 25.210 đồng/USD và bán ra là 25.504 đồng/USD. Ngân hàng Agribank thông báo từ 25.204-25.504 đồng/USD, cùng tăng 5 đồng so với chốt phiên trước./.

Infographics] Toàn cảnh kết quả kinh doanh ngân hàng 9 tháng đầu năm 2024

13 phút trước

Tình hình kinh tế khó khăn, nợ xấu tăng cao vào cuối quý 3/2024 khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh ngân hàng được được dự đoán phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng khác quy mô.