Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Sáng 16/4: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng tỷ giá USD, giá vàng lên đỉnh lịch sử 111 triệu đồng/lượng

image

Tỷ giá trung tâm tiếp tục được NHNN điều chỉnh tăng trong bối cảnh sức mạnh đồng bạc xanh hồi phục nhẹ trên thị trường quốc tế. Giá vàng trong nước sáng nay tăng vọt lên 111 triệu đồng/lượng với cả vàng nhẫn và vàng SJC.

Sáng nay (16/4), tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.899 VND/USD, tăng thêm 8 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Đây là phiên tăng thứ hai liên tiếp của tỷ giá trung tâm với tổng mức tăng là 13 đồng, sau nhịp giảm sâu 78 đồng trước đó.

Áp dụng biên độ 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 23.654- 26.144 VND/USD.

Tỷ giá mua bán tham khảo cũng được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước tăng tương ứng lên mức 23.705 - 26.093 VND/USD.

Sáng 16/4: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng tỷ giá USD, giá vàng lên đỉnh lịch sử 111 triệu đồng/lượng- Ảnh 1.

Trên thị trường ngân hàng, tỷ giá USD đồng loạt giảm ở tất cả các ngân hàng và đang được niêm quanh mức 26.000 đồng .

Khảo sát lúc 9h sáng nay, Vietcombank – Ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại tệ lớn nhất hệ thống – niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.610 – 26.000 VND/USD, giảm 40 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng hôm qua.

Tương tự Vietcombank, một số ngân hàng khác như BIDV, VietinBank, Techcombank, Eximbank, Sacombank cũng đã giảm giá USD 30 - 60 đồng ở cả hai chiều giao dịch

Trên thị trường “chợ đen”, khảo sát lúc 9h sáng nay cho thấy đồng USD hiện được giao dịch ở mức 26.013 - 26.230 VND/USD, giá mua tăng 60 đồng và giá bán tăng 80 đồng so với mức ghi nhận cùng thời điểm ngày hôm qua.

Trên thị trường quốc tế, chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đã nhích lên sát mốc 100 điểm. Đồng USD có xu hướng hồi phục so với đồng euro và đồng yen, sau đợt bán tháo mạnh khiến chỉ số DXY giảm hơn 3% vào tuần trước.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn thận trọng về những lo ngại do tác động của thuế quan thương mại đối với nền kinh tế Mỹ.

Những thay đổi nhanh chóng trong các thông báo thuế quan đã làm giảm niềm tin vào các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và khiến các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn hơn bên ngoài, đã khiến lợi suất kho bạc tăng mạnh và làm giảm sức hấp dẫn của đồng bạc xanh.

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng miếng tại Bảo Tín Minh Châu, PNJ, SJC và DOJI đồng loạt vọt lên mức 108,5 – 111 triệu đồng/lượng, tăng hơn 3 triệu đồng mỗi lượng so với cuối phiên hôm qua.

Giá vàng nhẫn còn ghi nhận mức tăng mạnh hơn, hơn 4 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu niêm yết vàng nhẫn ở mức 108,3 – 111 triệu đồng/lượng. DOji và SJC tăng lên mức 108 – 110,5 triệu đồng/lượng.

Như vậy, cả vàng nhẫn và vàng miếng đều xác lập mức cao kỷ lục mới trong sáng hôm nay.

Sáng 16/4: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng tỷ giá USD, giá vàng lên đỉnh lịch sử 111 triệu đồng/lượng- Ảnh 2.

Giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh giá vàng thế giới vẫn duy trì xu hướng đi lên sau tuần giao dịch ấn tượng nhất kể từ tháng 3/2020.

Giá vàng thế giới vẫn được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh kế hoạch thuế quan không chắc chắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến các nhà đầu tư lo ngại.

Goldman Sachs mới đây đã nâng triển vọng giá vàng lên 3.700 USD/ounce, do lo ngại gia tăng về nền kinh tế Hoa Kỳ - trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang - khiến kim loại màu vàng trở nên hấp dẫn hơn như một công cụ phòng ngừa suy thoái.

Cụ thể, Goldman Sachs đã tăng mục tiêu giá vàng lên 3.700 USD/ounce vào cuối năm 2025, đây là lần tăng thứ ba trong năm nay Ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới nâng dự báo giá vàng. Vào tháng 3, ngân hàng này đã tăng mục tiêu giá vàng năm 2025 lên 3.300 USD/ounce.

Goldman Sachs cảnh báo rằng trong kịch bản cực đoan nhất, giá vàng có thể lên tới 4.500 USD/ounce vào cuối năm 2025.

Ông Đặng Thành Tâm nói “tiếc cho các cổ đông đã rời đi”, cổ phiếu của Kinh Bắc (KBC) “bốc hơi” hơn 6.500 tỷ đồng

image

Kể từ đầu tháng 4, KBC đã giảm hơn 36% thị giá. Trước đó, Chủ tịch Đặng Thành Tâm “khoe” nhiều hợp đồng lớn và bày tỏ “cảm thấy tiếc cho các cổ đông trước kia vì họ đã rời Công ty”.

Phiên giao dịch ngày 15/4/2025, cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP giảm sàn còn 22.100 đồng/cp, dư bán hàng chục triệu đơn vị.

Kể từ đầu tháng 4, KBC đã giảm hơn 36% thị giá, vốn hoá tương ứng “bốc hơi” hơn 6.500 tỷ đồng.

Đà giảm của mã KBC diễn ra sau những thông tin mới về thuế quan từ ngày 2/4/2025, cùng với diễn biến chung của nhóm bất động sản khu công nghiệp.

Thực tế ghi nhận, loạt mã của các doanh nghiệp bất động sản trên sàn cũng điều chỉnh mạnh. Trong đó, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã giảm 25% thị giá từ hôm 2/4 đến nay, từ mức 32.000 đồng hiện giao dịch ở mức 24.150 đồng/cp. Hay mã PHR của Cao su Phước Hoà cũng giảm một mạch hơn 30%, từ mức 63.000 đồng xuống 44.900 đồng/cp…

Mới đây, Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm trong cuộc họp ĐHCĐ bất thường đã “khoe” nhiều hợp đồng lớn và bày tỏ “cảm thấy tiếc cho các cổ đông trước kia vì họ đã rời Công ty”.

Thực tế, đây không phải lần đầu ông Tâm “tự tin” về triển vọng cổ phiếu KBC. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, ông Tâm từng nói: “Ai mà bỏ KBC sau này ân hận”. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến giao dịch KBC, sau khi đạt đỉnh cao vào cuối năm 2021, thị giá KBC rơi mạnh. Với mức giá hiện tại, thị giá KBC đang thấp hơn một nửa so với mức đỉnh năm 2021.

Ông Đặng Thành Tâm nói “tiếc cho các cổ đông đã rời đi”, cổ phiếu của Kinh Bắc (KBC) “bốc hơi” hơn 6.500 tỷ đồng- Ảnh 1.

HĐQT KBC cũng vừa công bố quyết định về việc gia hạn thời gian tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2025. Công ty cho biết sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 chậm nhất trước ngày 30/6/2025, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức họp sẽ được thông báo sau. Lý do gia hạn là bởi các nhiệm vụ và kế hoạch quan trọng cho năm 2025 đã được ĐHĐCĐ bất thường 2025 lần 1 thông qua ngày 6/3 vừa qua.

Tại đại hội bất thường nói trên, KBC đã thông qua kế hoạch 2025 với doanh thu 10.000 tỷ đồng, tăng 200% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 3.200 tỷ đồng, gấp 7 lần mức thực hiện trong năm 2024.

Năm 2024, Công ty lên kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 4.000 tỷ đồng. Thực tế, Công ty đạt 423 tỷ lãi sau thuế, giảm hơn 80% so với năm trước đó. So với kế hoạch đề ra đầu năm, KBC chỉ đạt hơn 10% mục tiêu lợi nhuận.

Nói về điều này, Chủ tịch thừa nhận kết quả kinh doanh 2024 của Công ty không tốt, vì các dự án bị đình trệ.

Tuy nhiên, ông Tâm cho biết trong tháng đầu năm 2025, KBC đã nhận được giấy phép đầu tư của KCN Tràng Duệ 3 (diện tích hơn 652,7ha), dự án khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát (gần 585ha) và dự án KCN Kim Thành 2 giai đoạn 1 (gần 235ha) tại Hải Dương. Các dự án này KBC đã gìn giữ, chuẩn bị từ 10-20 năm trước. Trong đó, dự án KCN Tràng Cát 3 đã chuẩn bị 10 năm, còn khu đô thị Tràng Cát là hơn 20 năm đã trải qua nhiều sóng gió và nhiều lần thay đổi quy hoạch.

KBC cũng công bố vừa ký biên bản ghi nhớ (MOU) với một tâp đoàn công nghệ vào ngày hôm qua, theo đó đối tác sẽ thuê lại hơn 30 ha đất tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh để mở rộng đầu tư.

SHS chốt ngày chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 10%

16-04-2025 - 10:01 AM | Thị trường chứng khoán

[Chia sẻ0](javascript::wink:

Nghe đọc bài

3:13

1x

SHS sắp chi gần 813,2 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2024 cho cổ đông bằng tiền mặt tỷ lệ 10%, ngày đăng ký cuối cùng 25/4/2025, dự kiến thanh toán ngày 25/8/2025.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (MCK: SHS, sàn HNX) vừa công bố Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thông qua ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông thực hiện trả cổ tức cho cổ đông.

Theo đó, SHS dự kiến chi trả cổ tức năm 2024 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ tức là ngày 25/4/2025, ngày thanh toán dự kiến 25/8/2025.

Với gần 813,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính SHS sẽ phải chi gần 813,2 tỷ đồng cho đợt chi trả cổ tức cho cổ đông lần này.

SHS chốt ngày chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 10%- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong đó, theo ghi nhận tại thời điểm ngày 31/12/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T đang sở hữu hơn 45,5 triệu cổ phiếu SHS (tỷ lệ sở hữu 5,6%), dự kiến sẽ nhận về hơn 45,5 tỷ đồng cổ tức từ SHS.

Cũng tại thời điểm cuối năm 2024, ông Đỗ Quang Vinh- Chủ tịch HĐQT của SHS đang sở hữu 12,5 triệu cổ phiếu SHS (tỷ lệ sở hữu 1,54%), dự kiến nhận về 12,5 tỷ đồng tiền cổ tức.

Đồng thời, Hội đồng SHS cũng đã thông qua việc giữ nguyên ngày 25/4/2025 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông thực hiện phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu.

Cùng chiều diễn biến, ngày 25/4/2025 tới đây cũng là ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền nhận cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu của SHS.

Theo kế hoạch, SHS dự kiến phát hành gần 40,7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông với tỷ lệ thực hiện quyền 100:5, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 5 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn phát hành sẽ được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế năm 2023, căn cứ trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, năm 2024 và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Liên quan đến cổ phiếu của SHS, mới đây doanh nghiệp vừa có văn bản thông báo việc dừng chào bán cổ phiếu ra công chúng theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng số 63/GCN-UBCK do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp ngày 18/3/2025.

Việc dừng chào bán đợt cổ phiếu này đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của SHS thông qua theo Nghị quyết số 01-2025/NQ-ĐHĐCĐ ngày 10/4/2025 vừa qua.

Theo đó, SHS đã trình cổ đông về việc dừng thực hiện Phương án chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu lần này. Phía SHS cho biết, đề xuất trên được HĐQT đưa ra sau khi xem xét kỹ lưỡng các yếu tố về thị trường cũng như lắng nghe ý kiến từ cổ đông, nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho cổ đông.

Theo phương án phát hành trước đó, SHS dự kiến chào bán gần 813,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được mua 1 cổ phiếu mới. Với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị vốn huy động dự kiến gần 8.131,6 tỷ đồng.

“Tâm huyết” với thuế quan nhưng ông Trump lại bị chính các doanh nghiệp Mỹ “quay lưng”: Không mặn mà trở về

16-04-2025 - 10:01 AM | Tài chính quốc tế

Một khảo sát chuỗi cung ứng do CNBC thực hiện cho thấy, kể cả khi các mức thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt khiến Trung Quốc suy giảm năng lực trong chuỗi sản xuất toàn cầu, thì ngành sản xuất Mỹ cũng không hẳn là phía được hưởng lợi chính.

Dự tính của ông Trump

Dù chính quyền Trump tuyên bố rằng một làn sóng “doanh nghiệp sản xuất hồi hương” đang đến gần, phần lớn doanh nghiệp tham gia khảo sát lại cho rằng việc đưa chuỗi cung ứng trở về Mỹ có thể khiến chi phí đội lên gấp đôi. Thay vào đó, họ đang tìm kiếm các quốc gia có mức thuế thấp hơn để chuyển hoạt động sản xuất sang.

Hơn một nửa số doanh nghiệp được hỏi (57%) cho biết chi phí là lý do hàng đầu khiến họ không muốn đưa sản xuất trở lại Mỹ; 21% nêu khó khăn trong việc tìm lao động tay nghề cao là lý do chính. Dù chính quyền Trump hứa hẹn sẽ giảm thuế cho các công ty tái đặt cơ sở sản xuất tại Mỹ, khảo sát cho thấy chỉ 14% doanh nghiệp coi thuế là yếu tố quyết định hàng đầu khi chọn địa điểm sản xuất.

Bất chấp một số thông báo đáng chú ý gần đây từ ngành công nghệ – như kế hoạch xây dựng nhà máy siêu máy tính tại Mỹ của Nvidia hay cam kết đầu tư 500 tỷ USD của Apple – phần lớn doanh nghiệp vẫn cho rằng chi phí tại Mỹ là quá cao. Chính quyền Trump đã tạm miễn thuế cho ngành công nghệ vào ngày 11/4 vừa qua, nhưng đồng thời vẫn tiến hành cuộc điều tra an ninh quốc gia nhắm đến các công nghệ trọng yếu, mở đường cho các mức thuế mới trong tương lai.

Tổng hợp kết quả khảo sát, phần lớn doanh nghiệp cho biết chi phí xây dựng một chuỗi cung ứng mới tại Mỹ sẽ ít nhất gấp đôi chi phí hiện tại (18%), hoặc thậm chí có thể cao hơn gấp nhiều lần (47%). Thay vì đưa sản xuất trở lại Mỹ, 61% doanh nghiệp nhận định việc chuyển chuỗi cung ứng sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn sẽ hiệu quả hơn về chi phí.

Ngoài thuế quan, những yếu tố như nhu cầu tiêu dùng, giá nguyên vật liệu và “việc chính quyền hiện tại thiếu chiến lược ổn định, nhất quán” cũng được liệt kê là các mối quan ngại chính trong vận hành chuỗi cung ứng.

Đáng chú ý, trong số những doanh nghiệp trả lời câu hỏi “Liệu doanh nghiệp có cảm thấy chính quyền Trump đang gây áp lực quá mức với các doanh nghiệp Mỹ?”, có tới 61% đồng ý với nhận định này.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 14/4 đến 18/4, với tổng cộng 380 người tham gia đến từ các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và các tổ chức kinh doanh. Trong đó, 120 người đã trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi. Khảo sát được gửi tới thành viên của các tổ chức như Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Hiệp hội các Nhà sản xuất Quốc gia, Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia, Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ, và một số doanh nghiệp logistics như OL USA, SEKO Logistics và ITS Logistics.

Trong số các doanh nghiệp bày tỏ quan tâm đến việc xây dựng lại chuỗi cung ứng tại Mỹ, 41% cho biết quá trình này sẽ mất ít nhất từ 3 đến 5 năm, và 33% dự đoán sẽ mất hơn 5 năm.

Nếu sản xuất quay trở lại Mỹ, tự động hóa sẽ là yếu tố then chốt trong mô hình kinh tế mới. Có tới 81% doanh nghiệp cho biết họ sẽ ưu tiên sử dụng máy móc thay vì lao động con người.

“Thị trường lao động Mỹ là một yếu tố đáng lo khi cân nhắc việc chuyển sản xuất về nước,” ông Mark Baxa, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Quản lý Chuỗi Cung ứng CSCMP, nhận định.

Trong bối cảnh hiện tại, nguy cơ sa thải đang hiện hữu, với tỷ lệ doanh nghiệp dự định cắt giảm nhân sự (47%) gần ngang bằng với số doanh nghiệp chưa có kế hoạch sa thải (53%). Khi được hỏi về thời gian dự kiến để đưa ra các quyết định nhân sự, phần lớn doanh nghiệp cho biết họ sẽ không chờ quá 9 tháng – trong đó 38% lên kế hoạch hành động trong vòng 2–3 tháng tới, và 23% trong vòng 3–6 tháng.

Một khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố hôm 14/4 cũng ghi nhận mức độ lo ngại về sa thải đang gia tăng đáng kể.

Hiện tại, phản ứng phổ biến nhất trước các mức thuế quan của cựu Tổng thống Trump là hủy đơn hàng – theo 89% số người tham gia khảo sát. Đồng thời, 75% doanh nghiệp dự báo người tiêu dùng sẽ bắt đầu siết chặt chi tiêu trong thời gian tới. Với các sản phẩm chịu thuế suất mới, 61% doanh nghiệp cho biết họ sẽ phải điều chỉnh tăng giá.

“Ảnh hưởng trước mắt là làn sóng hủy đơn hàng, và rủi ro suy giảm chi tiêu của người tiêu dùng là điều đáng lưu tâm,” ông Mark Baxa – CEO của Hiệp hội Quản lý Chuỗi Cung ứng – nhận định.

Theo khảo sát, nhóm sản phẩm được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ xu hướng tiêu dùng thắt chặt bao gồm: hàng tiêu dùng không thiết yếu (44%), đồ nội thất (19%) và hàng xa xỉ (19%).

“Hiện tại, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ hủy hoặc tạm dừng vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc khá cao. Tuy nhiên, sản lượng hàng hóa từ các nước châu Á khác – nơi đang được tạm ngưng áp dụng thuế trả đũa trong 90 ngày – lại đang tăng lên,” ông Paul Brashier, Phó Chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng toàn cầu tại ITS Logistics, cho biết.

Nguy cơ suy thoái kinh tế

63% doanh nghiệp tham gia khảo sát cảnh báo rằng nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái ngay trong năm nay do tác động từ chính sách thuế quan của cựu Tổng thống Donald Trump. Trong đó, khoảng một nửa (51%) dự đoán sức mua của người tiêu dùng sẽ bắt đầu giảm mạnh từ quý II.

“Chuỗi cung ứng đang hỗ trợ hàng triệu việc làm, cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất Mỹ và mang lại lựa chọn hợp túi tiền cho người tiêu dùng giờ đây đang xuất hiện những dấu hiệu tổn thương đầu tiên do các mức thuế tai hại này,” ông Steve Lamar – Giám đốc điều hành Hiệp hội Dệt may & Giày dép Mỹ – cảnh báo.

“Giá cả tăng cao, mất việc làm, thiếu hụt hàng hóa và làn sóng phá sản sẽ chỉ là một phần trong loạt khó khăn mà nền kinh tế Mỹ phải hứng chịu nếu Tổng thống tiếp tục theo đuổi chính sách thuế thiếu sáng suốt này.”

Trước đó, ông cũng từng nói với CNBC rằng những thiệt hại kinh tế do chính sách thuế gây ra có thể sớm trở nên “không thể đảo ngược.”

Trong khi các khảo sát cho thấy ngày càng nhiều CEO tin rằng suy thoái kinh tế tại Mỹ đã bắt đầu hoặc đang đến gần, Cố vấn Kinh tế trưởng của ông Trump, Kevin Hassett, vẫn khẳng định rằng “Không hề có suy thoái” và tiết lộ “hơn 10 quốc gia đã đưa ra các đề xuất thương mại tuyệt vời với Mỹ”.

Tuy nhiên, nhiều tên tuổi lớn trong giới tài chính không có cùng quan điểm. Giám đốc điều hành BlackRock, Larry Fink, cho biết ông đã nghe từ nhiều CEO trong nền kinh tế rằng Mỹ đang “rất gần hoặc thậm chí đã bước vào suy thoái”.

Với các doanh nghiệp nhỏ và startup, thuế quan là mối đe dọa nghiêm trọng.

“Các công ty tiêu dùng nhỏ khởi đầu với một ý tưởng sáng tạo nhưng không có đủ vốn để xây dựng nhà máy trong nước,” ông Bruce Kaminstein – thành viên NY Angels, đồng thời là nhà sáng lập kiêm cựu CEO của công ty sản phẩm tẩy rửa Casabella – chia sẻ. “Họ buộc phải sản xuất ở nước ngoài do thiếu cơ sở vật chất tại Mỹ. Các nhà máy Trung Quốc đã chào đón chúng tôi và giúp chúng tôi đưa sản phẩm ra thị trường,” ông nói.

Thời điểm này, các nhà bán lẻ đang trong giai đoạn đặt hàng cho mùa tựu trường và lễ cuối năm. Dù một số doanh nghiệp cắt giảm đơn hàng từ 5% đến 30%, 75% người được khảo sát cho biết các đơn hàng cho mùa tựu trường và lễ hội vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, tâm lý thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng đang khiến doanh nghiệp thay đổi chiến lược: ưu tiên hàng giá rẻ (67%) và tăng khuyến mãi (21%). Sản phẩm cao cấp chỉ chiếm phần rất nhỏ trong kế hoạch hàng hóa dịp lễ, với hàng xa xỉ “trong tầm với” chỉ đạt 7%, và hàng xa xỉ cao cấp chỉ 5%.

Tham khảo CNBC

Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 16/4: Doanh nghiệp đầu tiên báo lỗ nghìn tỷ, hai công ty thép trái chiều

16-04-2025 - 10:00 AM | Doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý 1/2025 của Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp mới công bố báo cáo tài chính quý 1/2025:

Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 16/4: Doanh nghiệp đầu tiên báo lỗ nghìn tỷ, hai công ty thép trái chiều- Ảnh 2.

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý 1/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chứng khoán MBS báo lãi trước thuế 339 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ.

Ngân hàng TMCP Việt Á ghi nhận LNTT quý 1 đạt 353 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ.

Thép tấm lá Thống Nhất (mã: TNS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2025 với doanh thu trong quý đạt hơn 450 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm mạnh hơn khiến công ty lãi gộp gần 17 tỷ đồng, tăng 12%.

Các chi phí cũng giảm so với cùng kỳ, kết quả, TNS báo lãi sau thuế đạt gần 9 tỷ đồng, tăng 56% so với quý 1/2024. Tính đến cuối quý 1, công ty đang lỗ lũy kế hơn 113 tỷ đồng.

Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 16/4: Doanh nghiệp đầu tiên báo lỗ nghìn tỷ, hai công ty thép trái chiều- Ảnh 3.

Thép Thủ Đức báo lãi trước thuế quý hơn 2,7 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ.

Hai doanh nghiệp báo lỗ trước thuế là Đầu tư và phát triển điện Miền Bắc 2 (lỗ trước thuế 3,1 tỷ đồng) và Vinaruco (lỗ hơn 1 tỷ đồng).

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2025, ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) tiết lộ, trong quý 1/2025, doanh thu Tập đoàn đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 800 tỷ.

Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) cho biết, ngay trong quý 1/2025, doanh thu dự kiến đạt khoảng 730 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt mức 160 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với quý I/2024 và là mức lợi nhuận sau thuế cao nhất từ trước tới nay.

Tại Đại hội cổ đông Gelex, ông Nguyễn Trọng Hiền, Chủ tịch HĐQT cho biết, trong quý 1/2025, doanh thu của Gelex tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm 2024. Lợi nhuận trước thuế cũng đạt khoảng 600 tỷ đồng, tăng 58% so với quý 1/2024.

Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

16-04-2025 - 00:01 AM | Thị trường chứng khoán

[Chia sẻ1](javascript::wink:

Nghe đọc bài

4:02

1x

Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Ban lãnh đạo FPT cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành.

Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, một cổ đông đã góp ý về việc nâng mức sinh lời cổ đông (TSR) trong công thức tính toán tỷ lệ ESOP từ 10% lên 15%. Lý do cổ đông này đưa ra là TSR của FPT trong giai đoạn 5 năm qua lên đến tới hơn 40% và con số 10% trong kế hoạch chưa đủ hấp dẫn.

Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận- Ảnh 1.

Trả lời cổ đông về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Phương – Phó Tổng Giám đốc FPT cho biết, con số 10% không phải là mục tiêu ban lãnh đạo công ty đặt ra để hưởng ESOP. “Giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều chuyện, chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu. Chúng tôi đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận và quan hệ cổ đông tốt nhất trên thị trường và kỳ vọng hai yếu tố này sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu của FPT”, ông Phương nhấn mạnh.

Nhìn vào thị trường chứng khoán thời gian qua, có thể hiểu được phần nào sự khó lường của diễn biến giá cổ phiếu. Là một trong những cái tên tăng trưởng bền bỉ nhất sàn, FPT đang chịu áp lực bán mạnh thời gian gần đây dưới áp lực chốt lời và tâm lý lo ngại của nhà đầu tư với các rủi ro từ bên ngoài. Từ đầu năm, thị giá FPT đã giảm gần 24%, vốn hóa tương ứng còn hơn 170.000 tỷ.

Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận- Ảnh 2.

Bên cạnh đó, Phó Tổng Giám đốc FPT cũng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành. Chia sẻ quan điểm này, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT đánh giá 2025 là một năm khó khăn ngút trời và cơ hội không thể tưởng tượng được.

Theo ông Trương Gia Bình, khó khăn đến từ các chính sách thuế quan có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự thay đổi chính sách chóng mặt khiến doanh nghiệp không kịp xoay sở, thích ứng. Ngược lại, cơ hội đến từ những thay đổi mang tính cách mạng trong nội tại quốc gia hướng tới kỷ nguyên vươn mình.

“Trong quá khứ, chúng ta đã phải đối mặt với những thế lực mạnh không tưởng được và vượt qua. Lần này tôi cảm nhận cũng vậy, chúng ta sẽ vượt qua và vươn lên sánh ngang cùng các nước tiên tiến, phát triển. Chúng ta đi lên bằng con đường nào. Khoa học - Công nghệ - Đổi mới sáng tạo - Chuyển đổi số. Với sức mạnh công nghệ như vậy chúng ta có thể thành những tổ chức cạnh tranh nhất”, Chủ tịch FPT nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT cho biết, kế hoạch đã được HĐQT thông qua từ đầu năm. Tuy nhiên, tình hình thế giới còn nhiều bất ổn, do đó, FPT cũng trình cổ đông uỷ quyền cho HĐQT điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025 phù hợp với tình hình thế giới trong trường hợp cần thiết.

Năm nay, FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với mục tiêu doanh thu đạt 75.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với thực hiện 2024. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam sẽ có năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%.

Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc FPT cho biết, kế hoạch này đã được HĐQT thông qua từ đầu năm. Tuy nhiên, tình hình thế giới còn nhiều bất ổn, do đó, FPT trình cổ đông uỷ quyền cho HĐQT điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2025 phù hợp với tình hình thế giới trong trường hợp cần thiết và được thông qua.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, FPT dự kiến chia cổ tức cho năm 2024 tỷ lệ 20% bằng tiền mặt (2.000 đồng/cp). Doanh nghiệp đã tạm ứng 10% trong năm 2024, còn lại 10% sẽ chi trả sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt, dự kiến trong quý 2/2025. Với 1,47 tỷ cổ phiếu lưu hành, FPT dự kiến sẽ chi gần 1.500 tỷ cho đợt cổ tức tới đây. Cổ tức 2025 dự kiến 20% bằng tiền.

Về kế hoạch tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, FPT dự kiến sẽ phát hành thêm 222,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 15%). Thời gian thực hiện sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt và hoàn tất các đợt phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) nhưng không muộn hơn quý 3/2025. Sau phát hành, FPT sẽ nâng vốn điều lệ từ 14.711 tỷ lên mức 16.933 tỷ đồng.

Về Bộ Công an, MobiFone trình Thủ tướng phê duyệt là đơn vị trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh

Huy Hoàng • 16/04/2025 - 10:08

Ngày 27/2/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện vốn Nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an.

Sáng 15/4/2025, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Viễn thông MobiFone sau khi chuyển giao về Bộ Công an.

Báo cáo tại buổi làm việc, MobiFone cho biết đã trình Bộ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động, đồng thời hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt MobiFone là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

Hiện MobiFone đang phối hợp với các đơn vị liên quan để sửa đổi quy chế quản lý tài chính, đồng thời tiến hành rà soát toàn bộ quy trình, quy chế nội bộ nhằm đảm bảo đồng bộ với điều lệ mới, cơ chế tài chính và mô hình hoạt động mới.


Bộ trưởng Lương Tam Quang chủ trì buổi làm việc.

>> MobiFone chính thức được chuyển về Bộ Công an quản lý

MobiFone cũng đã bắt đầu xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2025–2030, tầm nhìn đến 2045, tập trung đánh giá toàn diện năng lực, cơ hội và thách thức, làm cơ sở định hình các định hướng phát triển phù hợp trong bối cảnh mới.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lương Tam Quang ghi nhận nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt MobiFone trong quá trình tiếp nhận và chuyển giao. Ông nhấn mạnh, việc chuyển giao MobiFone về Bộ Công an là chủ trương quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển doanh nghiệp viễn thông trọng điểm, góp phần thúc đẩy công nghiệp an ninh, khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia.

Bộ trưởng đề nghị MobiFone cần tập trung nghiên cứu, khai thác thế mạnh, từ đó tạo ra các sản phẩm viễn thông và công nghệ thiết thực, phục vụ hiệu quả cho cả nhiệm vụ phát triển kinh tế lẫn bảo đảm lợi ích quốc gia.

Đồng thời, ông lưu ý MobiFone phải chú trọng xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tháo gỡ những rào cản trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện phát triển vững chắc, nhất là trong vai trò mới là doanh nghiệp phục vụ an ninh quốc gia.

Trước đó, ngày 27/2/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký văn bản số 223/TTg-ĐMDN, chính thức phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện vốn Nhà nước tại MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an.

Theo báo cáo từ Ủy ban, năm 2024 MobiFone đạt lợi nhuận trước thuế 2.048 tỷ đồng, vượt 20,6% so với kế hoạch. Doanh nghiệp cũng nộp ngân sách Nhà nước vượt mục tiêu 56,7%.

Năm 2023, MobiFone ghi nhận doanh thu 25.440 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.638 tỷ đồng và nộp ngân sách 1.639 tỷ đồng – cho thấy kết quả kinh doanh ổn định, đóng góp tích cực cho ngân sách quốc gia.

Ông Biden lần đầu phát biểu sau khi rời nhiệm sở

Cựu tổng thống Biden lần đầu phát biểu sau ba tháng rời nhiệm sở, chỉ trích chính quyền Trump gây ra thiệt hại với chương trình an sinh xã hội.

“An sinh xã hội không chỉ là một chương trình của chính phủ, đó là lời hứa thiêng liêng mà chúng ta đưa ra với tư cách của một quốc gia”, cựu tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại hội nghị ACRD ở Chicago ngày 15/4. “73 triệu người Mỹ nhận được an sinh xã hội. Chúng ta không bao giờ được phản bội lòng tin hay quay lưng với nghĩa vụ đó”.

ACRD là tổ chức vận động hỗ trợ người khuyết tật, nhóm dựa nhiều vào an sinh xã hội. Tại sự kiện này, ông Biden nhận giải thưởng cho những nỗ lực trong việc bảo vệ người khuyết tật và tăng cường an sinh xã hội.

Ông Biden cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump phá hỏng chương trình mà không quan tâm tác động đến những người thụ hưởng. “Chính quyền mới trong vòng chưa đầy 100 ngày gây ra quá nhiều thiệt hại và tàn phá”, ông Biden nói. “Họ phá hỏng Cục An sinh xã hội và sa thải 7.000 người”.

Ông Biden nói rằng việc sa thải nhân viên bộ phận công nghệ của Cục An sinh xã hội đã khiến trang web của cơ quan này bị sập, cảnh báo rằng chính quyền Trump sẵn sàng sa thải thêm hàng nghìn người nữa.

Cựu tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại sự kiện ở Chicago, bang Illinois ngày 15/4. Ảnh: Reuters

Cựu tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại sự kiện ở Chicago, bang Illinois ngày 15/4. Ảnh: Reuters

Theo ông Biden, chính phủ Mỹ “đang đi theo lối mòn của các công ty khởi nghiệp công nghệ, đó là hành động nhanh, phá vỡ mọi thứ”. “Họ chắc chắn đang phá vỡ mọi thứ, bắn trước rồi ngắm sau”, ông Biden nói.

Tổng thống Trump nhiều lần cam kết không cắt giảm ngân sách cho chương trình an sinh xã hội hoặc Medicare, chương trình cung cấp bảo hiểm cho người trên 65 tuổi và người khuyết tật tại Mỹ. Ông Trump cũng cam kết không nâng tuổi thụ hưởng đối với người nghỉ hưu trong cả hai chương trình.

Tuy nhiên, một số đảng viên Cộng hòa vẫn đưa ra ý tưởng cắt giảm ngân sách và nâng tuổi thụ hưởng. Cựu tổng thống Biden chỉ trích quan điểm này trong bài phát biểu ngày 15/4.

“Việc đó có thể không khó khăn với một người làm công việc thoải mái”, ông Biden nói. “Nhưng nếu phải đứng, phải làm việc chân tay cả ngày hay phải lao động dù bị khuyết tật, đó là một vấn đề rất khác”.

Ông Biden kết thúc bài phát biểu với lời kêu gọi tất cả người Mỹ cùng nhau bảo vệ chương trình an sinh xã hội và những người được hưởng lợi từ đó. “An sinh xã hội xứng đáng được bảo vệ vì lợi ích của toàn thể quốc gia”, ông kết luận.

Nguyễn Tiến (Theo NBC, AP, AFP

Sau khi áp thuế 125%, Trung Quốc tiếp tục đáp trả Mỹ: Thông báo ngừng mua máy bay Boeing

15-04-2025 - 23:29 PM | Tài chính quốc tế

[Chia sẻ1](javascript::wink:

Nghe đọc bài

2:07

1x

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Trung Quốc đang nhắm đến Boeing, nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ.

Sau khi áp thuế 125%, Trung Quốc tiếp tục đáp trả Mỹ: Thông báo ngừng mua máy bay Boeing- Ảnh 1.

Theo Wall Street Journal, nguồn tin thân cận tiết lộ, Bắc Kinh mới đây đã yêu cầu các hãng hàng không Trung Quốc dừng đặt các đơn hàng mới đối với máy bay của Boeing. Ngoài ra, các hãng bay phải được nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trước khi nhận máy bay đã đặt hàng.

Việc lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của nhà sản xuất máy bay vốn đang gặp khó khăn về tài chính này. Boeing đang nỗ lực bán sạch hàng tồn kho, tăng sản lượng và giao hàng trong bối cảnh đối mặt với cuộc khủng hoảng liên quan đến chất lượng máy bay.

Về dài hạn, thị trường Trung Quốc đối với “gã khổng lồ” ngành sản xuất máy bay của Mỹ này rất quan trọng, dự báo sẽ chiếm 1/5 lượng máy bay được giao trên toàn thế giới trong 2 thập kỷ tới.

Cổ phiếu Boeing lập tức giảm ngay sau khi có thông tin này.

Trong năm nay, tính đến tháng 3, trong số 130 máy bay giao trên toàn cầu của Boeing, 8 chiếc được mang đến Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Cirium, Boeing đã giao 2 máy bay cho các hãng hàng không Trung Quốc vào đầu tháng này.

Trước đó, Trung Quốc đã tạm dừng mua máy bay của Boeing sau 2 vụ tai nạn thảm khốc của dòng Max vào năm 2018 và 2019, chỉ mới nối lại hoạt động kinh doanh vào mùa hè năm ngoái.

3 hãng hàng không lớn nhất nước này - Air China, China Eastern Airlines và China Southern Airlines - có kế hoạch nhận 45, 53 và 81 máy bay Boeing trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2027, Reuters đưa tin.

Thủ tục thanh toán và giao hàng đối với một số máy bay phản lực mà các hãng hàng không Trung Quốc đặt hàng có thể đã được hoàn tất trước khi chiến tranh thương mại leo thang vào đầu tháng này. Trong trường hợp đó, một số máy bay vẫn có thể được nhập vào Trung Quốc

Động thái tạm dừng mua máy bay của Boeing được đưa ra sau khi Trung Quốc tăng thuế với hàng hoá Trung Quốc lên 125%. Mức thuế này tương đương với mức mà Tổng thống Trump áp dụng với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, dù có thể lên đến 145% với một số sản phẩm. Việc Bắc Kinh áp mức thuế mới sẽ khiến giá máy bay và phụ tùng do Mỹ sản xuất tăng giá gấp đôi, đẩy chi phí lên mức rất cao.

Tham khảo WSJ, CBS News

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

16-04-2025 - 10:30 AM | Xã hội

[Chia sẻ0](javascript::wink:

Nghe đọc bài

3:45

1x

Hơn 1,5 triệu cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến xã dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11

Sáng 16-4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11- Ảnh 1.

Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ dự Hội nghị - Ảnh: Nguyễn Hoàng

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ điểm cầu Trung ương ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội; kết hợp trực tuyến đến 21.000 điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và các điểm cầu cấp huyện, cấp xã trong toàn quốc, với hơn 1,5 triệu người tham dự.

Cùng dự ở điểm cầu Trung ương có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú và một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự tại điểm cầu tỉnh Bình Dương; các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị: nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, dự tại điểm cầu TP HCM.

Các Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng dự tại các điểm cầu của địa phương, đơn vị.

Tham dự Hội nghị còn có các lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương; các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; các báo cáo viên Trung ương, báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện. Nhiều địa phương mở rộng điểm cầu đến các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, các điểm sinh hoạt cộng đồng.

Hội nghị được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam nhằm lan tỏa mạnh mẽ các nội dung đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe 3 chuyên đề, gồm:

Chuyên đề “Về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng: Những điểm mới trong tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; những điểm mới trong dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng; những điểm mới trong dự thảo Báo cáo chính trị; những điểm mới trong dự thảo báo cáo 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2021 - 2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2026-2030” do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền đạt.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11- Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Chuyên đề về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Chuyên đề “Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031” do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn truyền đạt.

Chuyên đề “Về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các quy định thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ thị sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14-6-2024 và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18-1-2025 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030” do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt.

Cũng theo chương trình, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư; triển khai công tác tuyên truyền kết quả Hội nghị Trung ương 11 và kết thúc hội nghị.

Hội nghị nhằm quán triệt các nội dung cốt lõi, điểm mới, trọng tâm của văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trên cơ sở đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, các ban, bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện nội dung văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (khóa XIII) ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Châu Âu giữa “cơn khát”: Sợ ông Trump biến LNG thành công cụ địa chính trị, EU tính quay lại với Nga

16-04-2025 - 07:33 AM | Tài chính quốc tế

Reuters (Anh) ngày 14/4 đưa tin, hơn ba năm sau cuộc xung đột Nga - Ukraine, an ninh năng lượng của châu Âu đang trở nên mong manh.

Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã giúp lấp đầy khoảng trống về nguồn cung của Nga tại châu Âu trong cuộc khủng hoảng năng lượng 2022-2023.

Tuy nhiên, giờ đây, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm rạn nứt mối quan hệ với châu Âu được thiết lập từ sau Thế chiến II và biến năng lượng trở thành một quân bài mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại, các doanh nghiệp đang trở nên cảnh giác: việc phụ thuộc vào Mỹ đã trở thành một điểm yếu khác.

Trong bối cảnh này, các giám đốc điều hành tại các công ty lớn của châu Âu đã bắt đầu nói về điều mà một năm trước đây không hề nghĩ tới: nhập khẩu một ít khí đốt của Nga, bao gồm cả từ gã khổng lồ nhà nước Gazprom của Nga, có thể là một ý tưởng hay.

![Châu Âu giữa “cơn khát”: Sợ ông Trump biến LNG thành công cụ địa chính trị, EU tính quay lại với Nga- Ảnh 1.](https://cafefcdn.com/203337114487263232/2025/4/16/screenshot-2025-04-15-141352-1744762493631-1744762494374767406656.jpg “Châu Âu giữa “cơn khát”: Sợ ông Trump biến LNG thành công cụ địa chính trị, EU tính quay lại với Nga- Ảnh 1.”)

Toàn cảnh nhà máy Leuna-Harze - một nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu - tại Công viên hóa chất Leuna, Đức. Ảnh: Reuters

Điều đó sẽ đòi hỏi một sự thay đổi chính sách lớn khác của Liên minh châu Âu (EU) vì khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022, EU đã cam kết chấm dứt nhập khẩu năng lượng từ Nga vào năm 2027.

Tuy nhiên, châu Âu có rất ít lựa chọn. Các cuộc đàm phán với Qatar – quốc gia hàng đầu về LNG - về việc cung cấp thêm khí đốt đã bị đình trệ, và mặc dù việc triển khai năng lượng tái tạo đã được đẩy nhanh, nhưng tiến độ vẫn chưa đủ nhanh để EU cảm thấy an toàn.

“Nếu có một nền hòa bình hợp lý ở Ukraine, chúng ta có thể quay trở lại với dòng chảy 60 tỷ m3, có thể là 70 tỷ m3 mỗi năm, bao gồm cả LNG”, Phó chủ tịch điều hành Công ty điện lực đa quốc gia Engie (Pháp) Didier Holleaux trả lời phỏng vấn Reuters.

Nhà nước Pháp sở hữu một phần Engie - vốn từng là một trong những bên mua khí đốt lớn nhất của Gazprom. Holleaux cho biết Nga có thể cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu của EU, giảm so với mức 40% trước xung đột.

Patrick Pouyanne - người đứng đầu công ty dầu mỏ hàng đầu của Pháp TotalEnergies - cảnh báo châu Âu không nên quá phụ thuộc vào khí đốt Mỹ. “Chúng ta cần đa dạng hóa, nhiều nguồn cung, không nên quá phụ thuộc vào một hoặc hai nguồn”, Pouyanne nói với Reuters.

Theo Reuters, TotalEnergies là nhà xuất khẩu LNG lớn của Mỹ và cũng bán LNG của Nga từ công ty tư nhân Novatek.

“Châu Âu sẽ không bao giờ quay lại nhập khẩu 150 tỷ m3 từ Nga như trước chiến sự… nhưng tôi đánh cược là có thể ở mức 70 m3”, Pouyanne nói thêm.

Đức “khủng hoảng nghiêm trọng và không thể chờ đợi được nữa”

Theo Reuters, Pháp - quốc gia sản xuất rất nhiều điện hạt nhân - đã có một trong những nguồn cung cấp năng lượng đa dạng nhất ở châu Âu.

Nhưng Đức phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khí đốt giá rẻ của Nga để thúc đẩy ngành sản xuất của mình cho đến khi xảy ra chiến sự tại Ukraine và có ít lựa chọn hơn. Nga từng đáp ứng 60% nhu cầu năng lượng trong nước của Đức, chủ yếu thông qua đường ống Nord Stream đã bị phá hủy sau vụ nổ bí ẩn vào năm 2022.

Tại Công viên hóa chất Leuna - một trong những cụm hóa chất lớn nhất của Đức, nơi có các nhà máy của Dow Chemical và Shell cùng nhiều doanh nghiệp khác, một số nhà sản xuất cho biết khí đốt Nga sẽ nhanh chóng quay trở lại.

“Chúng tôi đang trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và không thể chờ đợi được nữa”, Christof Guenther - giám đốc điều hành InfraLeuna, đơn vị điều hành Công viên hóa chất Leuna - cho biết.

Ông cho biết ngành công nghiệp hóa chất của Đức đã cắt giảm việc làm trong 5 quý liên tiếp, điều chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.

“Việc mở lại các đường ống [khí đốt] sẽ giúp giảm giá nhiều hơn bất kỳ chương trình trợ cấp nào hiện nay”, ông cho biết.

Guenther cho biết thêm rằng nhiều đồng nghiệp của ông cũng đồng tình với việc quay trở lại sử dụng khí đốt Nga.

“Chúng tôi cần khí đốt của Nga, chúng tôi cần năng lượng giá rẻ - bất kể nó đến từ đâu”, Klaus Paur - giám đốc điều hành của Leuna-Harze, nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu cỡ trung tại Công viên hóa chất Leuna - cho biết. “Chúng tôi cần Nord Stream 2 vì chúng tôi phải kiểm soát chi phí năng lượng.”

Theo Reuters, gần 1/3 người Đức đã bỏ phiếu cho các đảng thân Nga trong cuộc bầu cử liên bang hồi tháng 2.

Một cuộc thăm dò do Viện nghiên cứu xã hội và phân tích thống kê Forsa (Đức) thực hiện cho thấy, tại tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern - khu vực phía đông nước Đức nơi đường ống Nord Stream chạy từ Nga dưới Biển Baltic cập bờ, 49% người Đức muốn quay lại với nguồn cung cấp khí đốt Nga.

Daniel Keller - người đứng đầu ngành kinh tế của bang Brandenburg, nơi có nhà máy lọc dầu Schwedt, đồng sở hữu bởi công ty dầu mỏ Rosneft của Nga nhưng được chính phủ Đức quản lý – cho biết, ngành công nghiệp muốn chính phủ liên bang tìm kiếm năng lượng giá rẻ.

“Chúng tôi có thể hình dung tới việc tiếp tục nhập khẩu hoặc vận chuyển dầu Nga sau khi hòa bình được thiết lập ở Ukraine”, Keller nói.

Christof Guenther - giám đốc điều hành InfraLeuna, đơn vị điều hành Công viên hóa chất Leuna. Ảnh: Reuters

"Ngày càng khó để coi LNG của Mỹ là một mặt hàng trung lập”

Reuters đưa tin, khí đốt Mỹ chiếm 16,7% lượng nhập khẩu của EU vào năm ngoái, sau khí đốt Na Uy (33,6%) và khí đốt Nga (18,8%).

Thị phần khí đốt Nga sẽ giảm xuống dưới 10% trong năm nay sau khi Ukraine đóng cửa các đường ống. Các nguồn còn lại chủ yếu là LNG từ Novatek.

EU cũng đang chuẩn bị mua thêm LNG Mỹ vì Tổng thống Trump muốn châu Âu giảm thặng dư thương mại với Mỹ.

“Chắc chắn, chúng ta sẽ cần nhiều LNG hơn”, Ủy viên thương mại EU Maros Sefcovic cho biết vào tuần trước.

Nhà nghiên cứu Tatiana Mitrova tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia (Mỹ) cho biết, cuộc chiến thuế quan đã làm gia tăng mối lo ngại của châu Âu về sự phụ thuộc vào khí đốt Mỹ.

“Ngày càng khó để coi LNG của Mỹ là một mặt hàng trung lập: đến một thời điểm nào đó, nó có thể trở thành một công cụ địa chính trị”, Mitrova nói thêm.

Arne Lohmann Rasmussen - nhà phân tích trưởng tại công ty cung cấp giải pháp phòng ngừa rủi ro Global Risk Management (Đan Mạch) - cho biết, nếu chiến tranh thương mại leo thang, sẽ có nguy cơ là Mỹ có thể hạn chế xuất khẩu LNG.

Một nhà ngoại giao cấp cao của EU - phát biểu với điều kiện giấu tên - đồng ý với nhận định này, nói rằng không ai có thể loại trừ “đòn bẩy này được sử dụng”.

Warren Patterson - người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại tập đoàn tài chính ING (Hà Lan) - cho biết, trong trường hợp giá khí đốt trong nước của Mỹ tăng vọt do nhu cầu công nghiệp và trí tuệ nhân tạo (AI) gia tăng, Mỹ có thể hạn chế xuất khẩu sang tất cả các thị trường.

Theo Reuters, vào năm 2022, EU từng đặt ra mục tiêu không ràng buộc là chấm dứt nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm 2027, nhưng đã hai lần trì hoãn việc công bố kế hoạch về cách thức thực hiện.

Sơn Hải thắng thầu làm cao tốc hơn 8.000 tỷ đồng, sẽ thi công trong 24 tháng

16-04-2025 - 14:06 PM | Doanh nghiệp

Dự án cao tốc mà liên danh Tập đoàn Sơn Hải vừa thắng thầu sẽ được thi công trong năm 2025, giúp thời gian di chuyển từ TP HCM đến Đà Lạt sẽ rút ngắn từ 6 – 7 giờ xuống chỉ còn khoảng 3 giờ.

image

Ông Nguyễn Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải. Ảnh: SH

Đây là dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú.

Ngày 15/4 vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP). Kết quả cụ thể, nhà đầu tư trúng thầu là liên danh CTCP đầu tư địa ốc Đại Quang Minh – Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.

Theo Bộ Xây dựng, dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 có chiều dài 60,2km, thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự án này có tổng vốn đầu tư 8.496 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách 1.300 tỷ đồng bố trí cho giải phóng mặt bằng vàcòn lại là vốn nhà đầu tư. Thời gian thi công xây dựng hoàn thành dự án là 24 tháng (tính từ ngày khởi công).

Căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt, Bộ Xây dựng giao Ban Quản lý dự án Thăng Long tiến hành hoàn thiện dự thảo hợp đồng theo quy định của hồ sơ mời thầu và quy định pháp luật, trình Cục Đường bộ Việt Nam để tổ chức thương thảo và đàm phán với nhà đầu tư. Ngoài ra, trên cơ sở đàm phán, Ban Quản lý dự án Thăng Long chịu trách nhiệm hoàn thiện hợp đồng dự án và trình Cục Đường bộ Việt Nam ký kết.

Sơn Hải thắng thầu làm cao tốc hơn 8.000 tỷ đồng, sẽ thi công trong 24 tháng- Ảnh 2.

Liên danh Tập đoàn Sơn Hải trúng thầu dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP, với tổng chiều dài hơn 60 km. Ảnh: VGP

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã có công điện yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long đẩy nhanh các thủ tục để tiến hành khởi công cao tốc Dầu Giây - Tân Phú trong tháng 5/2025.

Tập đoàn Sơn Hải hiện được coi là một trong những nhà thầu uy tín nhất ở Việt Nam hiện nay, khi thực hiện nhiều dự án cao tốc lớn như Mai Sơn - Quốc lộ 45, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm… Đặc biệt, Sơn Hải từng gây chú ý khi cam kết bảo hành 10 năm cho các tuyến cao tốc do tập đoàn thi công.

Tuyến cao tốc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai, vùng Đông Nam Bộ

Dự án cao tốc cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đi qua các huyện của tỉnh Đồng Nai, bao gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Điểm đầu của dự án sẽ kết nối với điểm cuối của cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây (thuộc thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất). Điểm cuối giao cắt với quốc lộ 20 và nối vào cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc (xã Phú Trung, huyện Tân Phú).

Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú sẽ xây dựng 26 cầu vượt đường ngang; 4 cầu trên nhánh nút giao vượt cao tốc; 24 hầm chui dân sinh kết hợp một số vị trí chui dưới cầu trên chính tuyến; khoảng 31 km đường gom kết hợp với hệ thống hầm chui dân sinh, cầu vượt ngang, hệ thống đường hiện hữu bảo đảm kết nối giao thông và hạn chế ảnh hưởng tới đời sống cư dân.

Trên thực tế, dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1045/QĐ-TTg ngày 06/9/2022. Đây là dự án nằm trong tổng thể dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương nối Đồng Nai và Đà Lạt (Lâm Đồng), bao gồm các dự án thành phần: Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương và Liên Khương - Prenn (Đà Lạt). Khi toàn tuyến được hoàn thiện, thời gian di chuyển từ TP HCM đến Đà Lạt sẽ được rút ngắn từ 6 - 7 giờ xuống chỉ còn khoảng 3 giờ.

Sơn Hải thắng thầu làm cao tốc hơn 8.000 tỷ đồng, sẽ thi công trong 24 tháng- Ảnh 3.

Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 20. Ảnh minh họa

Mục tiêu của dự án này là để đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 20. Khi hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ, các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải TP HCM - Dầu Giây - Liên Khương, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú còn được kỳ vọng sẽ tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; đồng thời tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo quyết định phê duyệt dự án của Bộ Giao thông vận tải, quy mô dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú vẫn giữ như trước đây. Giai đoạn 1 của dự án sẽ được xây dựng đạt tiêu chuẩn cao tốc cấp 100, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m. Ngoài ra, các đoạn nền đất yếu, cầu và đoạn dừng khẩn cấp sẽ được thi công theo quy mô hoàn chỉnh, với bề rộng nền đường 24,75m. Khi hoàn thiện, tuyến cao tốc này sẽ đạt vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,7m.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2027.

10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

16-04-2025 - 11:09 AM | Thị trường chứng khoán

10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ...

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá.

Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. ĐHCĐ năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam nói chung và Hòa Phát nói riêng đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá.

Năm nay, Hòa Phát trình cổ đông kế hoạch kinh doanh khá tham vọng với mục tiêu doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng, tăng khoảng 21% so với thực hiện năm ngoái, và là mức cao nhất từ trước tới nay của doanh nghiệp này. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 15.000 tỷ đồng, tăng gần 25% so với thực hiện năm 2024.

10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ...- Ảnh 1.

Đáng chú ý, trước thềm ĐHCĐ, Hòa Phát đã bất ngờ thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024. Theo đó, doanh nghiệp dự kiến chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu thay vì 5% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu như kế hoạch ban đầu. Lý do xuất phát diễn biến của chính sách thuế nhập khẩu đối ứng của chính quyền ông Donald Trump và trên cơ sở thận trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn tiền mặt.

Dưới đây là một số vấn đề cổ đông quan tâm tại ĐHCĐ thường niên Hòa Phát :

  1. Ban lãnh đạo Hòa Phát có tự tin hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2025 trong bối cảnh thị trường có nhiều thách thức như hiện nay?

  2. Việc thay đổi phương án chia cổ tức (không chia tiền mặt) có phải do tình hình khó khăn hơn dự báo hay không?

  1. Hòa Phát có lo ngại tình trạng dư thừa nguồn cung sau khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động hay không?

  2. Các dự án đầu tư công trọng điểm như Đường sắt cao tốc Bắc Nam, Sân bay quốc tế Long Thành,… đóng góp như thế nào vào kết quả kinh doanh của Hòa Phát?

  3. Các đối thủ cạnh tranh của Hòa Phát trong việc cung cấp sản phẩm thép chất lượng cao phục vụ các siêu dự án?

  4. Các quốc gia trong đó có Việt Nam tăng cường biện pháp chống bán phá giá sản phẩm liên quan đến thép tác động ra sao đến Hòa Phát?

  5. Định hướng phát triển của Hòa Phát trong mảng nông nghiệp sau khi Luật chăn nuôi mới có hiệu lực từ đầu 2025, có tiếp tục mở rộng mảng này không?

  6. Chiến lược của Hòa Phát với mảng KCN bị ảnh hưởng như thế nào bởi các chính sách thuế quan gần đây?

  7. Nợ vay cao có ảnh hưởng đến khả năng đầu tư, mở rộng các dự án lớn trong tương lai của Hòa Phát hay không?

  8. Kế hoạch chuyển giao thế hệ của Chủ tịch Trần Đình Long và ban lãnh đạo Hòa Phát đang diễn ra như thế nào?

Một công ty BĐS Khu công nghiệp báo lãi ròng quý 1/2025 tăng 106%, ký mới 3 MOU gần 10ha

16-04-2025 - 14:01 PM | Doanh nghiệp

Một công ty BĐS Khu công nghiệp báo lãi ròng quý 1/2025 tăng 106%, ký mới 3 MOU gần 10ha

Ban lãnh đạo công ty cho biết, kết quả trên chủ yếu đến từ việc bàn giao đất cho các khách hàng lớn là Electronic Tripod và Vinaone.

Theo cập nhật từ Chứng khoán VNDirect, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (mã chứng khoán: SZC) đã công bố kết quả sơ bộ quý 1/2025 tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đồng thương niên năm 2025 vừa diễn ra vào ngày 11/4.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức ghi nhận tổng doanh thu đạt 414 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 134 tỷ đồng, lần lượt tăng 94% về doanh thu và 106% về lãi ròng so với cùng kỳ năm 2024.

Trong năm 2024, công ty đã nhận bàn giao đất cho khoảng 41 ha tại Khu công nghiệp và đô thị Châu Đức, nâng tổng diện tích đất nhận bàn giao tính đến hiện tại lên 1.886 ha (chiếm 82% tổng quy mô dự án 2.288 ha).

Năm 2024, Sonadezi Châu Đức cho thuê đất KCN với tổng diện tích hơn 46,4ha, vượt 16% so kế hoạch.

Một công ty BĐS Khu công nghiệp báo lãi ròng quý 1/2025 tăng 106%, ký mới 3 MOU gần 10ha- Ảnh 1.

Năm 2025, Sonadezi Châu Đức đặt mục tiêu doanh thu đạt gần 931 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện 2024; lợi nhuận sau thuế tương đương năm trước, tức hơn 302 tỷ đồng.

Trong đó, mảng cho thuê đất công nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ lực với doanh thu dự kiến hơn 748 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh bất động sản dân dụng ước đạt 78 tỷ đồng, còn lại là các hoạt động kinh doanh khác.

Như vậy, chỉ sau 3 tháng đầu năm, Sonadezi Châu Đức đã hoàn thành khoảng 48% kế hoạch doanh thu và lãi ròng cả năm. Ban lãnh đạo công ty cho biết, kết quả trên chủ yếu đến từ việc bàn giao đất cho các khách hàng lớn là Electronic Tripod và Vinaone.

Ban lãnh đạo Sonadezi Châu Đức cũng cho biết công ty đã ký kết 03 Biên bản Ghi nhớ (MOU) cho thuê đất khu công nghiệp với tổng diện tích gần 9,6 ha trong quý 1/2025. Trong khi lượng backlog chưa ghi nhận tính đến cuối quý 1/2025 (không bao gồm các MOU) là khoảng 15,1 ha. Tính chung năm 2024, công ty đã ký được 46,4 ha MOU cho mảng khu công nghiệp.

Một công ty BĐS Khu công nghiệp báo lãi ròng quý 1/2025 tăng 106%, ký mới 3 MOU gần 10ha- Ảnh 2.

Về kế hoạch đầu tư, Sonadezi Châu Đức dự kiến chi gần 440 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và 1.200 tỷ đồng cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm nay. Công ty đặt mục tiêu tiếp nhận bàn giao mặt bằng với tổng diện tích 91,5 ha, bao gồm 90 ha đất khu công nghiệp và 1,5 ha đất khu đô thị.

Ban lãnh đạo Sonadezi Châu Đức cũng cập nhật tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm. Cụ thể, trong năm 2022, với dự án Khu Công nghiệp, Đô thị và Sân Golf Châu Đức, công ty đã chi bồi thường 202 tỷ đồng cho 15,9 ha và nhận bàn giao 41 ha từ các hộ dân. Luỹ kế đến cuối năm 2024, công ty đã nhận bàn giao 1.885,9 ha trên tổng diện tích 2.287 ha (tương đương 82% tổng quy mô dự án), hoàn thành giải phóng mặt bằng 945 ha.

Đối với dự án Khu dân cư Sonadezi Hữu Phước, công ty đã hoàn tất thi công 63 căn shophouse giai đoạn 2 và 54 căn nhà liền kề giai đoạn 1. Trong năm nay, công ty có kế hoạch xây dựng tiếp 74 căn nhà liền kề thuộc giai đoạn 1 và hoàn tất thi công 210 căn Nhà ở xã hội. Công ty cũng kỳ vọng doanh thu bất động sản nhà ở trong năm nay từ dự án Khu dân cư Hữu Phước sẽ tăng 2,5 lần so với năm ngoái lên 78 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo Sonadezi Châu Đức khẳng định dự án Khu Công nghiệp, Đô thị và Sân Golf Châu Đức, đặc biệt là mảng khu công nghiệp, có sức hút dài hạn với các nhà đầu tư, khách hàng nhờ vị trí chiến lược và cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện, đặc biệt là đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang được triển khai, và giá cho thuê đất tương đối hấp dẫn so với các khu công nghiệp lân cận.

Với mảng BOT, trạm thu phí BOT 768 đã thu phí trở lại từ ngày 5/4/2025 với mức lợi nhuận trên định mức là 10,5% cố định trong suốt vòng đời dự án, ban lãnh đạo Sonadezi Châu Đức cho biết.

Về phương án phân phối lợi nhuận, SZC đề xuất tỷ lệ cổ tức năm 2024 và 2025 cùng ở mức 10%.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ, ban lãnh đạo Sonadezi Châu Đức thừa nhận những thông báo về thuế quan gần đây có thể gây ảnh hưởng đến dòng vốn FDI. Tuy nhiên, công ty cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá toàn bộ tác động, vốn sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán trong tương lai và các phản ứng chính sách giữa Mỹ và Việt Nam.

Ban lãnh đạo vẫn tin tưởng vào sức hút dài hạn của Khu công nghiệp Châu Đức nhờ vị trí chiến lược và cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện, đặc biệt là đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, và giá cho thuê đất tương đối hấp dẫn so với các khu công nghiệp lân cận.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SZC đang giao dịch với mức giá khoảng 31.000 đồng/1cp.

Một công ty BĐS Khu công nghiệp báo lãi ròng quý 1/2025 tăng 106%, ký mới 3 MOU gần 10ha- Ảnh 3.

Tập đoàn giá trị nhất Châu Âu bị soán ngôi vì vốn hóa bốc hơi 40 tỷ USD, toàn ngành hàng xa xỉ lao đao

16-04-2025 - 14:35 PM | Tài chính quốc tế

“Sẽ có ít chai rượu champagne ăn mừng được mở hơn trong năm nay”, giám đốc điều hành Erwan Rambourg tại HSBC dự đoán.

Tờ Financial Times (FT) nhận định LVMH luôn được xem là một trong những tập đoàn xa xỉ lớn nhất châu Âu với tổng vốn hóa khoảng 280 tỷ Euro, tương đương 317 tỷ USD. Thế nhưng doanh nghiệp đình đám sở hữu những thương hiệu nổi tiếng như Dior, Louis Vuitton này lại bị vượt mặt bởi Hermès chỉ vì thuế quan.

Thế rồi kết quả kinh doanh quý đầu tiên đáng thất vọng của LVMH càng khiến tình hình tệ hơn.

Cổ phiếu của LVMH niêm yết tại Paris đã giảm 7,5%, khiến vốn hóa thị trường của tập đoàn giảm xuống còn 245,4 tỷ Euro.

Trong khi đó, cổ phiếu của Hermès, nhà sản xuất túi Birkin và Kelly, chỉ giảm 0,4%, khiến vốn hóa thị trường của công ty đạt 247 tỷ Euro và chính thức soán ngôi LVMH để trở thành hãng giá trị nhất Châu Âu.

Tập đoàn giá trị nhất Châu Âu bị soán ngôi vì vốn hóa bốc hơi 40 tỷ USD, toàn ngành hàng xa xỉ lao đao- Ảnh 1.

Mức tăng trưởng cổ phiếu của LVMH và Hermès kể từ quý II/2024

Theo các báo cáo từ Reuters và Le Monde, kể từ khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế đối ứng, giá trị vốn hóa của LVMH đã giảm gần 13%, mức giảm tương đương với khoảng 35-36 tỷ Euro (40 tỷ USD).

Chiến lược thời khó khăn

Theo FT, thực tế ngành công nghiệp xa xỉ đã gặp khó khăn hậu đại dịch Covid-19 do người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và mới đây nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Kết quả kinh doanh quý đầu tiên của LVMH mới được công bố cho thấy doanh số bán hàng trong bộ phận thời trang và đồ da chính của công ty đã giảm 5%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng trưởng 1% của các nhà phân tích.

Ngược lại, lượng khách hàng siêu giàu của Hermès lại vẫn tiếp tục rút ví cho sản phẩm này.

Chuyên gia phân tích Carole Madjo tại Barclays cho biết Hermés được hưởng quyền định giá cao do sức hấp dẫn thương hiệu vô song của mình, khiến thương hiệu này không cần phải tăng giá nhiều như các đối thủ để bù đắp tác động của thuế quan đối với biên lợi nhuận của mình.

Các chuyên gia cho rằng tính độc quyền được cân chỉnh cẩn thận và sản xuất được kiểm soát chặt chẽ đã giúp công ty vượt qua giai đoạn suy thoái gần đây tốt hơn so với các đối thủ.

Đó là chưa kể giới nhà giàu là bộ phận chịu tổn thương ít nhất từ đại dịch và chiến tranh thương mại.

Tờ FT cho hay Hermès đã liên tục thu hẹp khoảng cách về giá trị thị trường với LVMH. Khách hàng của công ty liên tục phải ngồi trong danh sách chờ suốt nhiều tháng, đôi khi là nhiều năm, để có được một trong những chiếc túi Kelly được thèm muốn với giá hơn 8.000 Euro. Túi Hermès thường có giá thậm chí còn cao hơn trên thị trường bán lại.

Chính sự độc quyền này khiến chỉ số P/E của Hermès đạt 50 lần, cao hơn nhiều so với bất kỳ tên tuổi nào khác trong ngành xa xỉ.

Tập đoàn giá trị nhất Châu Âu bị soán ngôi vì vốn hóa bốc hơi 40 tỷ USD, toàn ngành hàng xa xỉ lao đao- Ảnh 2.

Trong khi LVMH xây dựng một cơ chế sở hữu đến 80 thương hiệu, sản xuất mọi thứ từ túi xách, đồ trang sức và rượu mạnh cao cấp thì Hermès lại là tập đoàn chỉ kinh doanh một thương hiệu duy nhất.

Năm 2018, CEO Bernard Arnault của LVMH đã từng bí mật tích lũy cổ phần trong công ty để thâu tóm Hermès, điều ông đã từng làm với nhiều thương hiệu khác, nhưng lần này lại bất thành.

Các nhà phân tích tại Barclays ước tính doanh số của Hermès sẽ tăng 8% trong quý đầu tiên, trong khi các thương hiệu khác lại không được như vậy.

Hãng Barclays dự kiến doanh số của Gucci sẽ giảm 25% trong quý đầu tiên và doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty mẹ Kering sẽ “rất khó” để đạt được mức mục tiêu ổn định trong năm 2025.

Thách thức

Trong khi Hermès soán ngôi LVMH thì hàng loạt các cổ phiếu xa xỉ khác vẫn bị ảnh hưởng nặng nề với Prada giảm 4,2% và Kering giảm 1,4%.

Cổ phiếu của L’Oréal và Puig cũng giảm sau khi kết quả của LVMH khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ về sự suy thoái rộng hơn trong ngành làm đẹp.

Việc thuế đối ứng được công bố khiến thị trường chứng khoán rung chuyển vì làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.

Báo cáo của Berstein dự đoán lĩnh vực hàng xa xỉ sẽ phải chịu mức giảm 2% doanh thu vào năm 2025, đảo ngược dự báo tăng trưởng 5% trước đó.

Hầu hết hàng xa xỉ được sản xuất tại Pháp và Italy, trong khi đồng hồ cao cấp được sản xuất tại Thụy Sĩ. Thuế đối ứng của Mỹ với liên minh Châu Âu (EU) là 20% nhưng giảm xuống 10% sau khi Tổng thống Donald Trump hoãn 3 tháng.

Theo FT, tâm lý người tiêu dùng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngành hàng xa xỉ vì thứ họ thực sự bán là sản phẩm vô hình, là sự sang trọng hay cảm giác thượng lưu thay vì giá trị thực tế của món đồ. Bởi vậy bất cứ biến động nào cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Tập đoàn giá trị nhất Châu Âu bị soán ngôi vì vốn hóa bốc hơi 40 tỷ USD, toàn ngành hàng xa xỉ lao đao- Ảnh 3.

Đồng quan điểm, giám đốc điều hành Erwan Rambourg tại HSBC cho rằng rủi ro của ngành hàng xa xỉ chủ yếu nằm ở sức mua của người tiêu dùng giảm cũng như tâm lý của khách hàng bị lay động.

“Sẽ có ít chai rượu champagne ăn mừng được mở hơn trong năm nay”, ông Rambourg dự đoán.

Phía HSBC dự đoán doanh số hàng xa xỉ sẽ giảm 5% trong năm nay, thay đổi so với dự báo ổn định trước đó.

*Nguồn: FT

DN dệt may Top đầu phía Nam tái sinh sau “cú đấm" của gã khổng lồ Mỹ: Tự tin sẽ thu hồi toàn bộ tổn thất, chốt hợp đồng lớn cho lợi nhuận tăng 82%

16-04-2025 - 15:49 PM | Doanh nghiệp

HĐQT cũng thông qua việc chia cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%.

CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã chứng khoán: GIL) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu 1.200 tỷ đồng, tăng 69% và kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 150 tỷ đồng, tăng 82% so với thực hiện năm 2024.

Đáng chú ý, HĐQT cũng thông qua việc chia cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương đương với số tiền thực hiện ước tính khoảng 101,6 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức năm 2025 dự kiến cũng là 10%.

Năm 2024, GIL ghi nhận doanh thu thuần gần 711 tỷ đồng và lợi nhuận ròng hơn 26 tỷ đồng, lần lượt giảm 24% và 8% so với năm 2023. So với kế hoạch năm đề ra, Công ty chỉ hoàn thành hơn 47% chỉ tiêu doanh thu và 26% lợi nhuận. GIL cho biết nguyên nhân chính xuất phát từ nhu cầu khách hàng sụt giảm và áp lực giảm giá cho khách hàng.

Quý 3 sẽ thu hồi được tổn thất từ tranh chấp Amazon

Dù vậy, năm 2024 có thể xem là năm bản lề cho sự “hồi sinh” trở lại của Gilimex với những định hướng kinh doanh mới.

Gilimex trước đó hoạt động chính trong lĩnh vực dệt may với các sản phẩm hộp lưu trữ, giỏ đựng đồ gặt, balo, túi xách… làm bằng vải với doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ mỗi năm. Tình hình bất ngờ trở nên khó khăn sau khi Gilimex khởi kiện gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Robotics LLC vào cuối năm 2022 do vi phạm cam kết mà hai bên đã thỏa thuận.

Cụ thể, kể từ quý 3/2022, khách hàng lớn nhất của công ty là Amazon cắt đơn hàng khiến doanh thu giảm đến trên 80%, đưa doanh thu cả năm 2022 giảm 24%, lợi nhuận cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp) bốc hơi 97% xuống còn 12 tỷ đồng.

Năm 2023, lãi ròng của GIL tiếp tục giảm 92% và dòng tiền kinh doanh ghi nhận mức âm kỷ lục (-319 tỷ đồng).

Việc quá phụ thuộc vào một khách hàng lớn khiến doanh nghiệp ngành dệt may này trở tay không kịp. Amazon từng được xem là “người hùng” của GIL khi trở thành đối tác chính từ năm 2014 giữa bối cảnh giai đoạn dịch bệnh và thương mại điện tử bùng nổ.

GIL sau đó đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất nhằm xây dựng kho chứa hàng hóa, tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên để sản xuất hơn 1 triệu đơn vị sản phẩm hàng năm, thậm chí từ chối các khách hàng lớn khác như IKEA, Columbia Sportswear và di dời các cơ sản sản xuất, đóng gói.

Liên quan đến vụ kiện với Amazon, tại Đại hội lần này, bà Phạm Thị Ánh Nguyệt – Giám đốc GIL - cho biết dự kiến trong quý 3 năm nay Công ty sẽ thu hồi được phần tổn thất từ tranh chấp này.

Ghi nhận, GIL lập tức lỗ liên tiếp 3 quý sau cú sốc từ Amazon trước khi có lãi trở lại vào quý 4/2023, tổng lỗ hơn 63 tỷ đồng.

Ảnh: GIL lập tức lỗ liên tiếp 3 quý sau cú sốc từ Amazon trước khi có lãi trở lại vào quý 4/2023, tổng lỗ hơn 63 tỷ đồng.

Chốt được đơn hàng lớn về thú nhồi bông

Sang năm 2025, cơ sở để lên kế hoạch lợi nhuận 150 tỷ là nhờ Công ty vừa ký kết hợp tác với một khách hàng chiến lược từ cuối năm 2024. Theo ban lãnh đạo GIL, đây là đối tác tiềm năng trong lĩnh vực thú nhồi bông cho trẻ em, thuộc phân khúc cao cấp, mang lại giá trị bán hàng và doanh thu lớn.

Hiện tại, công suất mà Công ty chào bán mới chỉ đáp ứng khoảng 30% so với nhu cầu thực tế của khách hàng này. Trong khoảng 3–5 năm tới, đối tác đã đề nghị Công ty nâng công suất cung ứng lên gấp 3 lần hiện nay. Theo đó, GIL cũng dự kiến mở rộng quy mô lao động từ 3.000 người hiện tại lên khoảng 10.000 người, từ đó nâng công suất sản xuất tương ứng.

Công ty cũng dự kiến đầu tư phát triển mở rộng thêm nhà máy mới với giá trị tối đa 520 tỷ đồng thông qua mua cổ phần hoặc mua tài sản hiện hữu tại tổ chức khác với tỷ lệ sở hữu từ 51-100%.

Trước áp lực thuế quan từ Mỹ hiện nay, bà Nguyệt cũng nhấn mạnh GIL không bị ảnh hưởng nhiều do thị phần xuất khẩu sang Mỹ hiện chỉ chiếm chưa đến 10%. Thị trường chính của GIL là châu Âu.

Đại diện GIL còn thông tin thêm: “Trong 2 tuần vừa qua, dù có những lo lắng nhất định, nhưng thực tế là chúng tôi vẫn tiếp đón được nhiều khách hàng tiềm năng – đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy Việt Nam và khu vực miền Trung vẫn là lựa chọn ưu tiên trong mắt các nhà đầu tư ”.

GIL cho biết vẫn sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến trong nước và quốc tế liên quan đến chính sách thuế để kịp thời điều chỉnh kế hoạch bán hàng và xúc tiến đầu tư cho phù hợp.

Bên cạnh làm thú nhồi bông theo hợp đồng lớn, GIL cũng lên kế hoạch phát triển hạ tầng Khu công nghiệp tại Huế với tổng diện tích khoảng 460ha, Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long với tổng diện tích khoảng 400ha, Khu công nghiệp Nghĩa Hưng, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích 148,68 ha.

Song song, GIL sẽ phát triển các Khu công nghiệp tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam; Phát triển dịch vụ để phục vụ cho Khu công nghiệp như nhà xưởng cho thuê, kho cho thuê, dịch vụ logistics.

Ảnh: KCN Gilimex tại Huế.

Đại hội cũng thống nhất việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023-2028 đổi với ông Nguyễn Việt Cường và bầu bổ sung 1 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023-2028.

Phiên 16/4: Khối ngoại quay đầu bán ròng, FPT bị “xả” gần 500 tỷ đồng

16-04-2025 - 15:45 PM | Thị trường chứng khoán

![Phiên 16/4: Khối ngoại quay đầu bán ròng, FPT bị “xả” gần 500 tỷ đồng](https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2025/4/16/avatar1744792442547-17447924429261136774781.png “Phiên 16/4: Khối ngoại quay đầu bán ròng, FPT bị “xả” gần 500 tỷ đồng”)

Giao dịch khối ngoại lại là điểm trừ khi “quay đầu” bán ròng hơn 376 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp đà giảm điểm. Áp lực bán mạnh dâng cao vào cuối phiên chiều, nhất là tại nhóm cổ phiếu trụ khiến VN-Index lùi sâu về các ngưỡng hỗ trợ. Đóng cửa phiên 16/4, VN-Index giảm 17,49 điểm xuống 1.210,3 điểm. Thanh khoản sụt giảm với giá trị khớp lệnh sàn HoSE đạt khoảng 18.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh đó, giao dịch khối ngoại lại là điểm trừ khi “quay đầu” bán ròng hơn 376 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Cụ thể:

Trên HoSE, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 273 tỷ đồng

Chiều bán, cổ phiếu FPT bị bán ròng đột biến 499 tỷ đồng, các mã khác cũng bị bán ròng hàng chục tỷ đồng tới gần trăm tỷ còn có HAH (-98 tỷ); HCM (-72 tỷ); KBC (-61 tỷ),…

Ngược chiều, cổ phiếu VHM được mua ròng mạnh nhất toàn thị trường với giá trị lên tới 208 tỷ đồng, cổ phiếu ACB và VCI đồng loạt được mua ròng trên trăm tỷ đồng mỗi mã. Xếp tiếp theo, TCB và HVN được mua ròng lần lượt 48 tỷ và 43 tỷ đồng.

image

Trên HNX, khối ngoại bán ròng khoảng 88 tỷ đồng

Tại chiều mua, NTP được mua ròng khoảng 7 tỷ đồng; theo sau, HUT, VTZ, LAS và CEO được mua ròng với giá trị vài trăm triệu đồng mỗi cổ phiếu.

Chiều ngược lại, cổ phiếu IDC bị bán ròng mạnh tay tới 60 tỷ đồng; PVS cũng bị bán ròng tới 26 tỷ; MBS, SHS và TNG cũng bị bán ròng với giá trị từ 2 tỷ tới 4 tỷ đồng.

image

Trên UPCOM, khối ngoại bán ròng 15 tỷ đồng

Chiều mua, cổ phiếu QTP được mua ròng với giá trị khoảng 4 tỷ đồng; theo sau, MCH, HNG, QNS và CHS được mua ròng khoảng vài trăm triệu đồng tới 1 tỷ đồng.

Ngược chiều, cổ phiếu ACV bị xả mạnh 10 tỷ, VEA, OIL và NTC cũng bị bán ròng lên tới 2-5 tỷ đồng mỗi mã; MSR cùng bị bán ròng khoảng 800 triệu đồng.

image

Ngọc Ly

Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về tác động thuế quan, tiếp tục khẳng định không vội cắt giảm lãi suất: NHTW như thủ môn đứng trước quả phạt đền

Ông Powell cho biết thuế quan có thể tạo ra thách thức cho Fed trong việc kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cảnh báo rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước tác động của cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khơi mào.

Trong bài phát biểu trước Câu lạc bộ Kinh tế Chicago vào ngày 16/4, ông Powell cho biết nếu các mức thuế cao tiếp tục làm tăng giá tiêu dùng và làm suy yếu hoạt động kinh tế, Fed sẽ rơi vào tình thế khó xử khi buộc phải lựa chọn giữa hai mục tiêu: kiểm soát lạm phát và hỗ trợ thị trường lao động.

Chủ tịch Fed nhận định: “Chúng ta có thể sẽ rơi vào kịch bản đầy thách thức, khi mục tiêu kép của Fed trở nên mâu thuẫn với nhau”.

Trong tình huống đó, Fed sẽ cân nhắc khoảng cách giữa lạm phát thực tế so với mục tiêu 2%, mức độ suy yếu của thị trường lao động, cũng như khoảng thời gian cần thiết để cả hai yếu tố này có thể cải thiện trở lại, từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất phù hợp.

Ông Powell nhấn mạnh rằng Fed hiện không cần vội vàng cắt giảm lãi suất. Ông đồng thời thừa nhận rằng triển vọng kinh tế vẫn đang biến động bởi các quyết định chính sách thương mại khó lường.

Trích dẫn một câu nói nổi tiếng từ bộ phim “Ferris Bueller’s Day Off”, ông Powell nói: “Như nhân vật Ferris Bueller – một người con của Chicago – từng nói: ‘Cuộc sống trôi qua rất nhanh’. Vì vậy, trong lúc này, chúng tôi có cơ hội để chờ đợi đến khi có thêm thông tin rõ ràng hơn rồi mới điều chỉnh lập trường chính sách”.

Bài phát biểu của ông Powell cho thấy Fed đang đặc biệt tập trung vào việc kiểm soát kỳ vọng lạm phát trong dài hạn của người tiêu dùng, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Vì Fed tin rằng kỳ vọng đó có thể trở thành hiện thực nếu lan rộng. Việc đó đồng nghĩa phải bảo đảm cho công chúng hiểu rõ giá cả tăng do thuế quan chỉ mang tính tạm thời.

Lạm phát tăng mạnh vào năm 2021, nhưng đã giảm dần trong năm 2022 và 2023 nhờ việc Fed tăng lãi suất mạnh mẽ. Đến tháng 2, lạm phát đã giảm xuống quanh mức 2,5%, thấp hơn nhiều so với mức hơn 7% vào năm 2022.

Ông Powell cũng hàm ý rằng nếu hai mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ thị trường lao động trở nên mâu thuẫn, Fed có thể sẽ ưu tiên kiểm soát lạm phát.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ cố gắng cân bằng giữa hai mục tiêu, nhưng luôn ghi nhớ rằng: Nếu không có sự ổn định về giá cả, thì không thể duy trì được một thị trường lao động mạnh mẽ và bền vững – điều vốn đem lại lợi ích cho tất cả người dân Mỹ”.

Ở một góc nhìn khác, tình thế khó khăn của Fed hiện nay giống như thủ môn trong một trận bóng đá. Người này phải quyết định nên đổ người sang bên phải để ngăn cản lạm phát, hay nghiêng sang bên trái để cứu vãn tăng trưởng yếu khi đối thủ chuẩn bị thực hiện một quả phạt đền.

Tại cuộc họp báo hồi tháng 11, ông Powell đã né tránh câu hỏi về cách Fed sẽ phản ứng nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng “lạm phát cao nhưng tăng trưởng trì trệ” (stagflation).

Ông nói: “Toàn bộ kế hoạch của chúng tôi là làm mọi cách để không rơi vào lạm phát đình trệ, do đó chúng ta không phải giải quyết vấn đề này. Tất nhiên, đó rõ ràng là một tình huống rất khó xử, vì bất kỳ động thái nào với lãi suất cũng sẽ gây tổn thương cho một trong hai bên, hoặc là mục tiêu kiểm soát lạm phát, hoặc là mục tiêu hỗ trợ việc làm”.

Theo FedWatch của CME Group, thị trường kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất trở lại vào tháng 6 và thực hiện 3-4 đợt cắt giảm 0,25 điểm phần trăm vào cuối năm 2025.

Sau phát biểu của Chủ tịch Fed Powell, chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh trong phiên.

Theo WSJ, CNBC

Mỹ sẽ đàm phán với hơn 70 quốc gia để chặn các tuyến đường thương mại của Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent muốn các đối tác thương mại hạn chế sự tham gia của Trung Quốc vào nền kinh tế của họ để đổi lấy sự nhượng bộ về thuế.

1.png

Các container vận chuyển tại một cảng ở miền Nam Trung Quốc. Ảnh: WSJ.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch sử dụng các cuộc đàm phán thuế quan đang diễn ra để gây áp lực lên các đối tác thương mại của Mỹ, buộc họ phải hạn chế giao thương với Trung Quốc, tờ Wall Street Journal dẫn một số nguồn tin thân cận với các cuộc trao đổi này cho hay.

Ý tưởng của Washington là yêu cầu các đối tác thương mại cam kết cô lập nền kinh tế Trung Quốc để đổi lấy việc giảm các rào cản thương mại và thuế quan do Nhà Trắng áp đặt. Các quan chức Mỹ có kế hoạch sử dụng các cuộc đàm phán với hơn 70 quốc gia nhằm yêu cầu họ: không cho phép Trung Quốc trung chuyển hàng hóa qua nước mình, không để các công ty Trung Quốc đặt trụ sở nhằm né thuế Mỹ, và để cho hàng công nghiệp giá rẻ từ Trung Quốc tuồn vào nước họ.

Những biện pháp này nhằm đánh vào nền kinh tế vốn đã mong manh của Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải bước vào bàn đàm phán với ít lợi thế hơn, trước thềm khả năng diễn ra các cuộc hội đàm giữa ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Yêu cầu cụ thể sẽ khác nhau tùy theo mức độ gắn kết kinh tế của từng nước với Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ đã đề cập ý tưởng này trong những cuộc trao đổi ban đầu với một số quốc gia, theo Wall Street Journal. Bản thân ông Trump cũng nói úp mở về chiến lược này trong hôm 15/4, khi trả lời kênh Fox Noticias rằng ông có thể yêu cầu các quốc gia lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc – phản hồi cho câu hỏi về việc Panama quyết định không gia hạn thỏa thuận tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Một trong những người đứng sau chiến lược này là Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, người đã đảm nhiệm vai trò dẫn dắt đàm phán thương mại kể từ khi ông Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế trong 90 ngày với hầu hết các quốc gia (trừ Trung Quốc) vào ngày 9/4.

Ông Bessent đã trình bày ý tưởng này với ông Trump trong cuộc họp tại Mar-a-Lago ngày 6/4, nói rằng việc buộc các đối tác thương mại nhượng bộ có thể ngăn Trung Quốc và các công ty của họ né tránh các biện pháp kinh tế của Mỹ như thuế quan, kiểm soát xuất khẩu…

Chiến thuật này là một phần trong chiến lược lớn hơn mà ông Bessent đang thúc đẩy nhằm cô lập nền kinh tế Trung Quốc, và đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều quan chức trong chính quyền Trump. Dù vẫn còn tranh cãi về phạm vi và mức độ của các biện pháp thuế quan, nhưng đa số đều đồng tình với kế hoạch của ông Bessent.

Kế hoạch này còn bao gồm khả năng cắt đứt kết nối giữa nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ, như loại bỏ cổ phiếu Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Fox Business, ông Bessent không loại trừ khả năng chính quyền sẽ thực hiện điều đó.

Tuy vậy, mục tiêu cuối cùng của chính sách Trung Quốc từ chính quyền Trump vẫn chưa rõ ràng.

2.png

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent. Ảnh: WSJ.

Ông Bessent cũng cho rằng vẫn còn khả năng đàm phán một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc – điều sẽ cần đến sự tham gia trực tiếp của ông Trump và ông Tập Cận Bình. Trong buổi họp báo hôm 15/4, thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt đã đọc tuyên bố mới của ông Trump, cho thấy một thỏa thuận với Trung Quốc chưa chắc chắn.

“Bóng đang ở bên phần sân của Trung Quốc. Trung Quốc cần đạt thỏa thuận với chúng ta. Chúng ta thì không cần phải thỏa thuận với họ. Trung Quốc muốn có thứ mà chúng ta sở hữu…chính là người tiêu dùng Mỹ”, bà Leavitt đọc lời của ông Trump.

Hiện vẫn chưa rõ yêu cầu chống Trung Quốc đã được đưa vào đàm phán với tất cả các quốc gia hay chưa. Một số nước cho biết họ chưa nghe thấy yêu cầu nào từ phía Mỹ liên quan đến Trung Quốc, nhưng cũng thừa nhận rằng các cuộc đàm phán vẫn đang ở giai đoạn đầu. Nhiều người tin rằng sớm muộn gì chính quyền Trump cũng sẽ đưa ra các yêu cầu liên quan đến Trung Quốc.

Ông Bessent đã từng bày tỏ mong muốn các đối tác thương mại cam kết chống Trung Quốc. Vào cuối tháng 2, ông cho biết Mexico đã đề xuất áp mức thuế tương tự Mỹ với hàng hóa Trung Quốc, như một phần của cuộc đàm phán liên quan đến các mức thuế mà ông Trump áp đặt lên Mexico vì vấn đề buôn bán fentanyl. Dù gọi đề xuất của Mexico là một “cử chỉ đẹp”, nhưng ý tưởng này không được chính quyền đón nhận rộng rãi.

Kể từ đó, ông Bessent ngày càng đảm nhiệm vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán, đặc biệt sau khi ông Trump công bố lệnh tạm dừng áp thuế vào ngày 9/4. Dự kiến, ông sẽ gặp Bộ trưởng phục hồi kinh tế của Nhật Bản ngay trong tuần này, và đã lên danh sách những quốc gia mà ông tin rằng có thể sớm đạt thỏa thuận với Mỹ – bao gồm Nhật Bản, Anh, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hoạt động ngoại giao thương mại.

Peter Harrell, cựu giám đốc cao cấp về kinh tế quốc tế trong Hội đồng An ninh Quốc gia của ông Joe Biden, cho rằng Trung Quốc xem chiến thuật thương mại “có đi có lại” của ông Trump như một cơ hội.

Tuy nhiên, khả năng của Trung Quốc trong việc đối phó với chính sách thương mại Mỹ vẫn bị hạn chế, ông Harrell nói. Trong khi Mỹ vẫn là “nước nhập khẩu ròng khổng lồ”, thì Trung Quốc đang giảm nhập khẩu từ thế giới và hướng đến tự cung tự cấp.

“Trung Quốc sẽ không thể thay thế Mỹ làm nguồn cầu cho các sản phẩm của nhiều nước đang phát triển”, ông Harrell nói. “Vì vậy, về kinh tế thì đây sẽ là một thách thức lớn với Trung Quốc, dù về mặt chính trị, họ đang hành động khôn khéo”.

Phiên xét xử cựu Chủ tịch LDG vì chiếm đoạt 533 tỷ đồng, nhà đầu tư bất ngờ tranh mua cổ phiếu

Hải Băng • 16/04/2025 - 11:43

Sáng 16/4, TAND tỉnh Đồng Nai xét xử cựu Chủ tịch và Phó Tổng Giám đốc LDG vì tội “Lừa dối khách hàng” trong vụ bán gần 500 căn nhà xây trái phép. Trong khi diễn biến pháp lý căng thẳng, cổ phiếu LDG bất ngờ tăng kịch trần.

Xét xử lãnh đạo LDG vì tội "Lừa dối khách hàng"

Thông tin từ PLO, sáng 16/4, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên xét xử sơ thẩm đối với 7 bị cáo trong vụ xây dựng trái phép hơn 500 căn nhà và biệt thự tại dự án Khu dân cư Tân Thịnh tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, do CTCP Đầu tư LDG (HoSE: LDG) làm chủ đầu tư. Trong số này, bị cáo Nguyễn Khánh Hưng (cựu Chủ tịch HĐQT) và Nguyễn Quốc Vy Liêm (cựu Phó Tổng Giám đốc) bị truy tố về tội “Lừa dối khách hàng”.

Toàn bộ các bị cáo được tại ngoại và có mặt đầy đủ tại phiên xử. Đại diện Công ty LDG và khoảng 200 khách hàng trong tổng số 353 bị hại có mặt để theo dõi phiên xét xử.


Bị cáo Nguyễn Khánh Hưng (phải) và Nguyễn Quốc Vy Liêm (trái) tại phiên tòa ngày 16/4 (Nguồn: PLO)

Theo cáo trạng, tháng 11/2018, UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Tân Thịnh cho Công ty LDG trên diện tích hơn 18ha tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom. Trong đó, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương chuyển gần 13ha đất lúa sang đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, khi chưa thực hiện xong các thủ tục pháp lý như chuyển mục đích sử dụng đất, chưa được giao đất hay thuê đất, Công ty LDG đã tự ý san lấp mặt bằng, làm đường và xây dựng gần 500 căn nhà liền kề và biệt thự.

Năm 2020, khi phát hiện sai phạm, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng và yêu cầu LDG nộp lại khoản thu lợi bất hợp pháp hơn 5,7 tỷ đồng. Cáo trạng cũng chỉ rõ, trong quá trình công tác, các bị cáo là cán bộ quản lý đô thị và tài nguyên môi trường đã biết rõ việc LDG chưa được cấp phép xây dựng, chưa giao đất, chưa thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng… nhưng không lập biên bản xử lý vi phạm. Thay vào đó, họ đã làm ngơ để dự án tiếp tục triển khai trái phép, gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài.

Ngoài vi phạm xây dựng, cáo trạng cũng làm rõ hành vi lừa đảo của lãnh đạo LDG. Dù dự án chưa hoàn tất thủ tục pháp lý và các căn nhà chưa đủ điều kiện kinh doanh, ông Nguyễn Khánh Hưng vẫn chỉ đạo cấp dưới ký “Hợp đồng nguyên tắc” bán nhà cho khách hàng. Việc ký hợp đồng diễn ra khi dự án chưa có giấy phép xây dựng, chưa được giao đất và cũng chưa được chuyển mục đích sử dụng đất.

Sau khi nhận tiền đặt cọc và thanh toán từ khách hàng, LDG không thực hiện việc bàn giao nhà đúng thời hạn như cam kết. Hàng loạt khách hàng đã gửi đơn tố cáo doanh nghiệp này đến cơ quan chức năng. Cơ quan điều tra xác định, thông qua các hợp đồng nguyên tắc mang tính chất gian dối, ông Hưng và cấp dưới đã chiếm đoạt của 353 khách hàng tổng số tiền hơn 533 tỷ đồng.

Toàn bộ quá trình ký kết hợp đồng, Công ty LDG không tư vấn cho khách hàng biết rõ tình trạng pháp lý của dự án. Đây được xem là hành vi cố ý che giấu thông tin nhằm trục lợi trái pháp luật.

Cổ phiếu LDG tăng kịch biên độ


Diễn biến cổ phiếu LDG phiên sáng 16/4

Đáng chú ý, trong lúc phiên xét xử đang diễn ra, cổ phiếu LDG tăng kịch biên độ và “trắng” bên bán. Thị giá hiện tại là 1.870 đồng/cp, nhưng vẫn giảm sâu so với thời kỳ đỉnh cao năm 2022 là trên 27.000 đồng/cp.

Về kết quả kinh doanh, kể từ khi vụ việc bị khởi tố, doanh nghiệp này báo lỗ đậm trong năm 2023 là 527 tỷ đồng và năm 2024 là 1.506 tỷ đồng dù trước đó làm ăn luôn có lãi.