Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Theo dấu dòng tiền cá mập 12/11: Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 700 tỷ
12/11/2024 18:05

Phiên 12/11, tự doanh công ty chứng khoán có phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị hơn 49 tỷ đồng, còn khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng tới gần 703 tỷ đồng.

Diễn biến giao dịch của khối tự doanh từ đầu tháng 11 đến nay

Tại chiều mua, tự doanh mua ròng nhiều nhất hai cổ phiếu ngân hàng là MBBSTB, giá trị gần 69 tỷ đồng và 53 tỷ đồng. Theo sau, BMPHDG được tự doanh “gom” ròng lần lượt hơn 44 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.

Ngược lại, VHM là cổ phiếu chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị hơn 62 tỷ đồng, cách biệt lớn so với các mã xếp sau như [HPG]

(HPG: CTCP Tập đoàn Hòa Phát - Hoa Phat Group | VietstockFinance), VIC, ACB…, chỉ bị bán ròng hơn 15 tỷ đồng mỗi mã.

Top 10 cổ phiếu tự doanh giao dịch ròng nhiều nhất phiên 12/11

Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 703 tỷ đồng trong phiên 12/11, nối dài chuỗi bán ròng suốt từ đầu tháng 11 đến nay. Tại chiều bán, TCB là cổ phiếu bị khối ngoại “xả” ròng mạnh nhất với giá trị gần 110 tỷ đồng. Tiếp sau đó, PVD, VHM và MSN cũng bị bán ròng từ 60-65 tỷ đồng mỗi mã.

Khối ngoại bán ròng liên tiếp từ đầu tháng 11 đến nay

Tại chiều mua, khối ngoại mua ròng nhiều nhất cổ phiếu STB với giá trị hơn 36 tỷ đồng. Theo sau, SAB và HPG là hai mã được khối ngoại gom hơn 28 tỷ đồng và 16 tỷ đồng.

Top cổ phiếu khối ngoại giao dịch nhiều nhất phiên 12/11

Bách Hóa Xanh có thể thử nghiệm “Bắc tiến”, mở mới 100 - 200 cửa hàng trong năm 2025

image

Theo ông Nguyễn Đức Tài, trong tương lai gần Bách Hóa Xanh có tốc độ tăng doanh thu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.

Tại buổi analyst meeting quý 3/2024 của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã CK: MWG) , Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài đánh giá chuỗi Bách Hóa Xanh vẫn khá non trẻ, do đó sự chú ý sẽ dành nhiều hơn cho hoạt động mở rộng cửa hàng bên cạnh vấn đề lợi nhuận.

Theo ông Tài, trong tương lai gần Bách Hóa Xanh sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng doanh thu song song với đảm bảo lãi, tốc độ tăng doanh thu sẽ lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Đáng chú ý, dù cho biết Bách Hóa Xanh chưa có ý định rầm rộ “Bắc tiến”, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài tiết lộ đang cân nhắc mở một số cửa hàng thử nghiệm ở khu vực miền Bắc trong năm sau, bên cạnh mở rộng quy mô ra miền Trung. “Nhưng điều này vẫn chưa được quyết” – ông Tài chia sẻ.

Cũng tại buổi họp, ông Phạm Văn Trọng, Tổng Giám đốc Bách Hóa Xanh cho biết chuỗi siêu thị có lãi gần trăm tỷ đồng trong quý 3 vừa qua chủ yếu nhờ 3 mũi nhọn đều đạt kết quả khả quan gồm doanh thu tăng trưởng, tiết giảm các chi phí vận hành cửa hàng và giảm chi phí logistics.


Trong thời gian tới, đội ngũ đang chú trọng kiểm soát thêm chi phí hủy hàng, nhằm giúp Bách Hóa Xanh tiếp đà cải thiện lợi nhuận trong quý 4 và năm sau. Bên cạnh đó, Bách Hóa Xanh cũng đang dịch chuyển mô hình thu mua từ những người bán nhỏ lẻ, phân mảnh sang những nhà cung ứng lớn như nông trại, doanh nghiệp.

“Việc hợp tác với các nguồn cung lớn giúp đảm bảo sản lượng ổn định, chất lượng sản phẩm đồng đều và mức độ an toàn thực phẩm tốt hơn. Nhưng giá cả có thể cao hơn đôi chút”, ông Trọng chia sẻ.
Mặt khác, do việc ưu tiên mục tiêu doanh thu, lợi nhuận gộp của chuỗi này có thể sẽ không tăng cao như mức tăng trưởng doanh số. Theo ông Trọng, tương lai tùy thuộc mục tiêu ban giám đốc đặt ra, nếu muốn thị phần thì lợi nhuận sẽ tăng chậm lại.

Cũng theo vị Tổng Giám đốc, Bách Hóa Xanh vẫn đang bám sát mục tiêu mở tối thiếu 50 điểm bán mới trong năm nay. Mô hình cũng đã tìm được công thức mở mới hiệu quả, bao gồm vấn đề về tài chính, mặt bằng, đội ngũ nhân sự, đầu tư cơ bản… Công ty trong năm 2025 dự kiến khai trương 100-200 cửa hàng, con số cụ thể chính thức sẽ cần chờ ban lãnh đạo phân công.

Theo ghi nhận, chuỗi Bách Hóa Xanh đang đẩy mạnh mở mới cửa hàng trong khoảng vài tháng trở lại đây sau hơn 2 năm tập trung tái cơ cấu, đồng thời việc huy động được hơn 1.770 tỷ đồng vốn từ đối tác ngoại vào đầu năm nay cũng bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của chuỗi.

Các cửa hàng mở mới tại những khu vực đã có sự hiện diện dự kiến đạt doanh thu trên 1,5 tỷ đồng sau 3 tháng khai trương, trong khi mở tại các khu vực mới hoàn toàn thì doanh thu kỳ vọng đạt trên 1,2 tỷ đồng.



Ông Vũ Đăng Linh, Giám đốc Tài chính MWG cho biết dự kiến chi phí vốn đầu tư tài sản cố định tối đa của chuỗi Bách Hóa Xanh trong năm 2025 vào khoảng 500 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đức Tài cũng tự tin cho rằng đây giai đoạn phù hợp để Bách Hóa Xanh triển khai chiến lược mở rộng, gia tăng doanh số, bởi công ty lúc này đã có nguồn lực trở lại sau giai đoạn khó khăn.

Phương Linh

Chủ sở hữu 7-Eleven tung ‘nước cờ’ 58 tỷ USD để tránh bị thâu tóm

Seven & i Holdings - công ty mẹ của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven - đang cân nhắc thực hiện thương vụ tư nhân hóa lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, trị giá 58 tỷ USD.

Theo đó, các lãnh đạo của tập đoàn sẽ mua lại cổ phiếu từ các cổ đông và đưa công ty trở về công ty tư nhân. Động thái này được xem như một phương án phòng thủ trước áp lực thâu tóm từ tập đoàn bán lẻ Canada Alimentation Couche-Tard – chủ chuỗi Circle K. Kế hoạch tư nhân hóa sẽ được thực hiện thông qua một liên minh “thuần Nhật” bao gồm gia đình sáng lập Ito, tập đoàn thương mại Itochu và ba ngân hàng lớn nhất nước này.

Đáng chú ý, Itochu - đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Seven & i thông qua chuỗi cửa hàng FamilyMart - cũng tham gia vào liên minh này. Điều này cũng thể hiện sự đoàn kết của giới doanh nghiệp Nhật Bản trong việc ngăn chặn nước ngoài kiểm soát một trong những thương hiệu biểu tượng của họ.

Theo kế hoạch được thảo luận, Itochu, gia đình sáng lập và các nhà đầu tư hiện tại sẽ đóng góp 3,000 tỷ Yên bằng tiền mặt và vốn chủ sở hữu, trong khi ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản - Sumitomo Mitsui, Mitsubishi UFJ và Mizuho - sẽ cung cấp nguồn tài trợ tới 6,000 tỷ Yên.

Các cuộc đàm phán đang diễn ra và thương vụ có thể gặp khó khăn do quy mô của nó. Hiện cũng có khả năng ban lãnh đạo sẽ không triển khai tư nhân hóa nếu Couche-Tard rút lại đề xuất mua. Nếu được triển khai, đây sẽ là thỏa thuận tư nhân hóa lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Thị trường đã phản ứng tích cực với thông tin này khi cổ phiếu Seven & i tăng vọt 17%, mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ tháng 8.

Naoki Fujiwara, chuyên gia từ Shinkin Asset Management Co., cho biết mức giá đề xuất trong thương vụ này được đánh giá là “không tồi” khi cao hơn cả giá trị thị trường lẫn đề nghị mua lại từ Couche-Tard.

“Đội ngũ quản lý có lẽ muốn cho thấy công ty đáng giá như vậy", Naoki Fujiwara cho biết.

Bà cho rằng việc trở thành công ty tư nhân sẽ giúp Seven & i có thể tiến hành cải cách mạnh mẽ mà không phải lo lắng về áp lực ngắn hạn từ thị trường chứng khoán.

Nhà điều hành các cửa hàng 7-Eleven chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào kể từ khi Couche-Tard tăng giá đề xuất cho Seven & i lên 18.19 USD/cp vào tháng trước, định giá nhà bán lẻ Nhật Bản ở mức 7,200 tỷ Yên. Seven & i đã từ chối một đề nghị thấp hơn trước đó của nhà điều hành chuỗi cửa hàng Circle K Canada.

Trong một tuyên bố sau khi Bloomberg đưa tin về khả năng tư nhân hóa, Stephen Dacus - người đứng đầu ủy ban hội đồng quản trị đặc biệt - cho biết nhóm đang xem xét các đề xuất từ gia đình Ito và Couche-Tard, cũng như các biện pháp của công ty nhằm tối đa hóa giá trị độc lập của mình.

“Chúng tôi đang khách quan xem xét tất cả các phương án để hiện thực hóa giá trị tiềm năng cho cổ đông”, Dacus nói trong tuyên bố, đồng thời cho biết ủy ban sẽ tiếp tục đối thoại với tất cả các bên liên quan và tìm cách đáp ứng “lợi ích của cổ đông và các bên liên quan khác của công ty”.

Một nguồn tin thân cận tiết lộ, mặc dù Seven & i đã công bố kế hoạch tái cơ cấu để chia tách công ty, nhưng trong giai đoạn đầu họ sẽ tập trung vào việc mua lại toàn bộ doanh nghiệp. Sau khi thương vụ hoàn tất, các chủ sở hữu mới sẽ triển khai kế hoạch tách mảng kinh doanh tập trung vào 7-Eleven, cửa hàng tiện lợi và trạm xăng khỏi các hoạt động bán lẻ có biên lợi nhuận thấp hơn.

Seven & i khởi đầu là một cửa hàng quần áo nhỏ được thành lập tại Tokyo năm 1920, và dưới sự dẫn dắt của Masatoshi Ito, đã phát triển thành một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, biến 7-Eleven thành thương hiệu toàn cầu.

Vũ Hạo

Delta Group của “Thầy Thành thép” thế chấp nhiều lô đất “vàng” và loạt khoản “tiền chưa thu” cho ngân hàng

Dữ liệu từ NRAST cho thấy, Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta (Delta Group) do ông Trần Nhật Thành làm Chủ tịch HĐQT đang thế chấp loạt khoản “tiền chưa thu” tại các hợp đồng xây dựng và nhiều lô đất “vàng” tại Hà Tĩnh cho ngân hàng.

Delta Group của “Thầy Thành thép” thế chấp nhiều lô đất “vàng” và loạt khoản “tiền chưa thu” cho ngân hàng- Ảnh 1.

Doanh nhân Trần Nhật Thành , Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta (Delta Group).

“Thầy Thành thép” là biệt danh mà không ít sinh viên trường Đại học Xây dựng dành cho thầy giáo Trần Nhật Thành - nhà sáng lập, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta (Delta Group).

Sở dĩ có cái tên “Thầy Thành thép” là bởi năm 1975, ông Trần Nhật Thành tốt nghiệp Thạc sĩ với tấm bằng chuyên ngành kỹ thuật xây dựng của Đại học Kharkov, Liên Bang Xô Viết, sau đó ông trở về nước làm giảng viên giảng dạy bộ môn kết cấu thép tại Trường Đại học Xây dựng.

Đến nay, Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta (Delta Group) đã phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và cũng sở hữu nhiều lô “đất vàng” Hà Nội và các địa phương khác.

Delta Group của “Thầy Thành thép” thế chấp nhiều lô đất “vàng” và loạt khoản “tiền chưa thu” cho ngân hàng- Ảnh 2.

Thế chấp loạt tài sản tại ngân hàng

Là “đại gia” trong ngành xây dựng, lại đầu tư dự án bất động sản nên việc Delta cần nguồn vốn lớn để hoạt động là tất yếu. Tuy nhiên, khác với nhiều doanh nghiệp tìm đến kênh huy động trái phiếu, Delta Group lại thường xuyên phát sinh các giao dịch với ngân hàng thể hiện qua các lần đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp tài sản, quyền tài sản cho ngân hàng.

Theo đó, dữ liệu từ Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (NRAST) cho thấy, vào tháng 10/2024, Delta Group đã thế chấp tài sản, quyền tài sản là “Quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng cung cấp và thi công khu thấp tầng số 27/2021/HĐCC&TCKTT/TTLGH-DELTA hiệu lực ngày 15/11/2021 giữa Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta và Công ty TNHH T&T Land Gio Hải và các phụ lục, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng này (nếu có)” cho Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Trung Tâm Kinh Doanh (SHB).

Trước đó, hồi tháng 2/2024, Delta cũng thế chấp tài sản, quyền tài sản là “Quyền tài sản phát sinh từ các Hợp đồng thi công số (nếu có): 2B/2016/HĐXD/VIETHAN-DELTA; 3B/2016/HĐXD/VIETHAN-DELTA; 4A/2016/HĐXD/VIETHAN-DELTA; 4B/2016/HĐXD/VIETHAN-DELTA; 5D/2018/HĐXD/VIETHAN-DELTA; 70/2016/HĐXD/VIETHAN-DELTA; 92/2017/HĐXD/VIETHAN-DELTA; giữa Delta và Công ty CP Thương mại - Quảng Cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân” cho Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam Chi nhánh Sở Giao dịch (MSB).

Cũng tại MSB Chi nhánh Sở giao dịch, đầu tháng 1/2024, Delta Group hiện cũng đang thế chấp tài sản, quyền tài sản là “Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng xây dựng; số (nếu có): 139/2018/HĐTT/TNCONS-DELTA; 192/2020/HĐTT/TNCONS-DELTA; 422/2022/HĐXD/TNCONS-DELTA; 144/2019/HĐXD/TNCONS-DELTA; 182/2019/HĐXD/TNCONS-DELTA;… giữa Delta và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng ROX CONS Việt Nam” .
Đáng chú ý, tháng 11/2023, Delta Group cũng đã phát sinh nhiều giao dịch mua bán nhà liền kề tại dự án Khu nhà ở chức năng Xuân Thành Land với Công ty cổ phần Thailand.

Cụ thể, Delta Group đã ký hợp đồng mua các căn nhà liền kế có số từ 29 đến 42 tại Khu nhà ở chức năng Xuân Thành Land - Nguyễn Huy Tự, phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Đến tháng 12/2023, các lô đất này đã được Delta Group dùng làm tài sản thế chấp tại Agribank - Chi nhánh Hà Nội II để đảm bảo cho các khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính từ 4,85 tỷ đồng đến 6,3 tỷ đồng.

Được biết, dự án nhà ở chức năng Xuân Thành Land triển khai trên khu đất vàng ở Hà Tĩnh, có tổng diện tích 2,4ha, tiếp giáp 4 mặt tiền đường lớn gồm Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Oánh, Bùi Dương Lịch và Phan Kính.

Sau nhiều năm chậm tiến độ, tháng 4/2020, dự án được chấp thuận gia hạn, sau đó Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lần thứ 2 cho dự án do Công ty Cổ phần ThaiLand làm chủ đầu tư. Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng tham gia với vai trò đối tác thực hiện.

Theo giới thiệu trên website của Tân Hoàng Minh, dự án được quảng bá, với tên gọi D’.Metropole Hà Tĩnh. Tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, quy mô 2 tòa chung cư cao 11 tầng, 61 lô nhà liền kề và shophouse (diện tích điển hình 130m2/căn, mặt tiền 7m).

“Ông lớn” sở hữu nhiều đất vàng nội đô

Theo dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tại đăng ký thay đổi ngày 2/2/2024, Delta Group có vốn điều lệ 1.180 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch Trần Nhật Thành nắm hơn 88,374%.

Cổ đông sở hữu lượng cổ phần lớn thứ 2 là ông Trần Thành Vinh (8,303%). Các cổ đông còn lại gồm: Nguyễn Thị Kim Dung (0,87%); Tạ Thị Liên (0,548%); Nguyễn Đăng Quang (0,521%); Nguyễn Minh Hiền (0,508%); Nguyễn Thị Thu Hồng 90,14%); Nguyễn Xuân Thu (0,508%) và Hoàng Ngọc Tú (0,318%).
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Delta đã tham gia thực hiện thành công rất nhiều công trình trọng điểm như phần nền móng Keangnam Tower, tòa nhà 68 tầng Bitexco Financial Tower; thi công xây dựng các khu đô thị, các dự án lớn như Times City, Royal City, Goldmark City, Sunbay Park…

Không những vậy, Delta Group của Chủ tịch Trần Nhật Thành còn được biết đến là “đại gia” sở hữu đất vàng tại Hà Nội thông qua việc mua cổ phần các công ty nhà nước.

Lô đất 11A Cát Linh (Đống Đa, Hà Nội) vốn do Công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động (Sunprotexim) trước đây thuộc Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) sở hữu.

Năm 2004, Sunprotexim cổ phần hóa. Sau khi cổ đông nhà nước thoái vốn, bà Nguyễn Thị Kim Dung vợ ông Thành giữ chức Chủ tịch HĐQT của Sunprotexim, còn ông Trần Ngọc Hà là Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc.

Delta Group của “Thầy Thành thép” thế chấp nhiều lô đất “vàng” và loạt khoản “tiền chưa thu” cho ngân hàng- Ảnh 3.

Chủ tịch HĐQT Sunprotexim Nguyễn Thị Kim Dung - vợ ông Trần Nhật Thành (đứng thứ 4 từ trái qua)

Mất nhiều tâm huyết để sở hữu Sunprotexim - chủ khu đất 11A Cát Linh, song Delta Group của ông Trần Nhật Thành lại dễ dàng thoái lui để sau đó, Thaiholdings “tiếp quản” với giá chỉ 40 tỷ đồng.

Ngoài Sunprotexim, Tập đoàn Delta của ông Trần Nhật Thành còn thâu tóm Công ty cổ phần Vải sợi may mặc miền Bắc (TET). Cụ thể, nhóm nhà đầu tư Delta, bao gồm CTCP Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Delta, CTCP Xây dựng và Ứng dụng Công nghệ Delta-V và bà Nguyễn Thị Kim Dung được sở hữu đến tối đa 79% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty (4,51 triệu cổ phiếu) mà không cần chào mua công khai.

Theo Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024 của TET, nhóm Delta đang nắm giữ tới 82,11% vốn doanh nghiệp này. Trong đó, Công ty TNHH tập đoàn Xây dựng Delta 35%, Công ty CP xây dựng và ứng dụng công nghệ Delta-V 35% và ông Phạm Hoàng Long (Tổng Giám đốc TET) 12,11%.

Ông Phạm Hoàng Long được biết đến là con rể vợ chồng doanh nhân Trần Nhật Thành- Nguyễn Thị Kim Dung. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT của TET là bà Nguyễn Thị Diệu Thùy cũng người có nhiều mối liên hệ với Delta Group của Chủ tịch Trần Nhật Thành.

TET là doanh nghiệp sở hữu nhiều lô đất như: 12.407 m2 đất kho và xưởng đặt tại 79 Lạc Trung; Tổng kho Đức Giang (Long Biên) với diện tích hơn 25.000 m2 hay đất tại Tổng kho Giáp Bát có diện tích khoảng 3.700m2…

Ngoài lô đất 79 Lạc Trung, Delta Group của đại gia Trần Nhật Thành còn “gom” một lô đất vàng khác ngay cạnh đó, thông qua việc sở hữu cổ phần tại Công ty CP đầu tư và xây lắp Nhật Anh- đơn vị quản lý, sử dụng khu đất 605 Minh Khai.

Doanh nghiệp này từng được biết đến là công ty con của Công ty CP đầu tư xây lắp thương mại I- doanh nghiệp của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương).

Cụ thể, Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Nhật Anh từng được biết đến là công ty con của Công ty cổ phần đầu tư xây lắp thương mại I (doanh nghiệp của Bộ Thương Mại trước đây). Công ty Nhật Anh là đơn vị quản lý, sử dụng khu đất 605 Minh Khai. Tuy nhiên, tháng 9/2017, cổ đông nhà nước và các cổ đông sáng lập đã thoái toàn bộ vốn tại Nhật Anh.

Lúc này, “bóng dáng” của Tập đoàn Delta hiện rõ bằng việc người đại diện pháp luật của Công ty là ông Trần Ngọc Hà. Ông Hà cũng là người đại diện pháp luật của Sunprotexim.

Sau khi nhóm Delta nắm quyền kiểm soát tại TET và Công ty Nhật Anh, 2 doanh nghiệp này đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư. Cụ thể, 2 doanh nghiệp này dự kiến gộp 2 khu đất 79 Lạc Trung và 605 Minh Khai để thực hiện dự án Trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng làm việc và chung cư cao tầng.

Samsung Electronics là “ông lớn” bán dẫn có hiệu suất cổ phiếu tệ nhất năm nay, khi đi sau các đối thủ như TSMC, Nvidia trong việc nắm bắt nhu cầu đối với chip AI.

Theo Lee Min Hee, nhà phân tích của hãng chứng khoán BNK, việc Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc được xem là đòn giáng nặng nề vào Samsung, vốn phụ thuộc vào khách hàng Trung Quốc hơn so với công ty đồng hương SK Hynix.

Trong khi đó, SK Hynix liên tục lập đỉnh nhờ bán chip máy chủ AI cao cấp cho những khách hàng Mỹ như Nvidia.

FLC ‘thay máu’ dàn lãnh đạo, chấm dứt 14 dự án, thu hồi 450 tỷ đồng

Tại ĐHĐCĐ bất thường 2024, cổ đông FLC đã bầu bổ sung 4 thành viên HĐQT và 2 thành viên Ban Kiểm soát. Cùng với đó, đại hội thông tin về việc chấp dứt 14 dự án qua đó thu hồi 450 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn FLC (MCK: FLC, sàn UPCoM) vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ bất thường lần hai vào ngày 12/11 với sự tham dự của 208 cổ đông, chiếm hơn 34,144% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Trước đó, cuộc họp ĐHCĐ bất thường năm 2024 tổ chức vào ngày 15/10/2024 không đủ điều kiện tiến hành theo quy định, do số cổ đông dự họp đại diện không đủ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của Công ty.

Về công tác nhân sự, đại hội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị; miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên Ban Kiểm soát.

Đại hội đã thống nhất bầu 4 thành viên HĐQT mới là ông Vũ Anh Tuân, ông Nguyễn Chí Công, ông Nguyễn Thanh Tùng và ông Đỗ Mạnh Hùng. Như vậy, HĐQT mới của FLC sẽ có 5 thành viên, bao gồm cả ông Lê Bá Nguyên – Chủ tịch HĐQT.

Cùng với đó, đại hội cũng bầu bà Trần Thị Mỹ Dung và ông Bùi Phạm Minh Điệp là thành viên Ban Kiểm soát, thay cho thành viên cũ đã từ nhiệm. Như vậy, Ban Kiểm soát mới của FLC sẽ có 3 thành viên, bao gồm cả ông Nguyễn Xuân Hoà – Trưởng Ban Kiểm soát.

Hiện tại, FLC đang quản lý danh mục 54 dự án tại 14 tỉnh thành trên cả nước. Tập đoàn đang tích cực triển khai các giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án, đồng thời đẩy mạnh tìm kiếm đối tác có tiềm lực để hợp tác đầu tư, nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các dự án.

Một tình trạng khác của các dự án trên đó là đang nợ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất rất lớn, tổng nghĩa vụ tài chính phải nộp lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Điều này là rào cản rất lớn trong việc địa phương tháo gỡ vướng mắc các thủ tục pháp lý của dự án.

Đối với các dự án đang xây dựng dở dang, tình trạng tài chính yếu kém dẫn đến tiến độ triển khai bị chậm trễ, gây ảnh hưởng đến khách hàng và uy tín của tập đoàn.

Trong số 54 dự án đang được FLC triển khai, 12 dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hết hạn tiến độ, và 8 dự án đang đối mặt nguy cơ thu hồi. Bên cạnh đó, 14 dự án đã chấm dứt hoạt động, bao gồm cả việc FLC tự nguyện dừng hoặc bị tỉnh thu hồi.

Tổng chi phí mà tập đoàn cần thu hồi từ các dự án đã chấm dứt ước tính khoảng 450 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thu hồi số tiền này phụ thuộc vào việc các địa phương lựa chọn nhà đầu tư mới để tiếp tục triển khai dự án.

Về tiến độ một số dự án trọng điểm, cụ thể, dự án FLC Tropical City Ha Long sau 18 tháng kể từ khi tái khởi động hiện đã hoàn thành khoảng 80% hạ tầng và đạt tiến độ thi công cao. Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện 1.150 căn shophouse và nhà liền kề trong giai đoạn 1, đồng thời giai đoạn 2 cũng đã được triển khai với 763 căn hộ đang trong quá trình xây dựng. Dự kiến, các căn hộ giai đoạn 1 sẽ được bàn giao từ tháng 12/2024 và sẵn sàng đưa vào hoạt động từ đầu năm 2025. Dự án có quy mô 88 ha với tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, bao gồm 2.342 căn liền kề/shophouse, 4 tòa chung cư với 826 căn hộ, cùng hơn 50 tiện ích đô thị đa dạng.

Các dự án trọng điểm khác như FLC Quảng Bình, quy mô hơn 2.000 ha cũng đã tái khởi động từ tháng 4/2024, hướng tới phát triển thành khu đô thị nghỉ dưỡng kết hợp giải trí đẳng cấp quốc tế.

Dự án FLC La Vista Sadec 15 ha tại TP. Sa Đéc, Đồng Tháp đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp bàn giao cơ bản cho khách hàng trong năm 2024.

Dự án FLC Premier Parc diện tích 6,4 ha hiện đã hoàn thiện phần cơ sở hạ tầng và phần thô của các sản phẩm thấp tầng, dự kiến cung cấp thêm nhiều sản phẩm cao cấp cho thị trường bất động sản thủ đô.

Homeliday Eo Gió – Khu du lịch sinh thái FLC Quy Nhơn đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến sẽ bàn giao trong năm 2024, mang đến một điểm nhấn nghỉ dưỡng mới mẻ và độc đáo tại Quy Nhơn.

Theo Hoàng Lam (t/h)

Vừa lên sàn, công ty bán gần 12.000 tỷ nguyên liệu cho Vinamilk, Masan, Trung Nguyên giảm giá trị hơn 1.700 tỷ, tài sản Chủ tịch ‘bay’ 500 tỷ

Cổ phiếu AIG đã giảm liên tục trong 3 phiên giao dịch đầu tiên. Trong đó, ngày đầu tiên, cổ phiếu AIG giảm đến 8,1% và trong 2 hôm sau mỗi ngày giảm hơn 3%.

Ngày 11/11, hơn 170,6 cổ phiếu AIG của CTCP Nguyên liệu Á Châu AIG (Asia Group) đã bắt đầu giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 63.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, cổ phiếu AIG đã giảm liên tục trong 3 phiên giao dịch đầu tiên. Trong đó, ngày đầu tiên, cổ phiếu AIG giảm đến 8,1% và trong 2 hôm sau mỗi ngày giảm hơn 3%.

Hết phiên giao dịch ngày 13/11, cổ phiếu AIG đóng cửa ở mức giá 52.900 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 16% so với mức giá tham chiếu ngày đầu tiên. Vốn hóa của công ty theo đó giảm hơn 1.723 tỷ đồng.

Với việc sở hữu hơn 51,72 triệu cổ phiếu AIG, số tài sản chứng khoán của Chủ tịch Nguyễn Thiên Trúc là hơn 2.736 tỷ đồng, giảm hơn 522 tỷ đồng.

Khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh trong ngày đầu tiên là 72.500 cổ phiếu và giảm mạnh trong 2 phiên tiếp theo lần lượt là 15.700 cổ phiếu và 13.600 cổ phiếu.

Vừa lên sàn, công ty bán gần 12.000 tỷ nguyên liệu cho Vinamilk, Masan, Trung Nguyên giảm giá trị hơn 1.700 tỷ, tài sản Chủ tịch 'bay' 500 tỷ- Ảnh 1.

Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu được hình thành và phát triển từ những năm đầu thập niên 2000, tiền thân là CTL Company Ltd, sau đó đổi tên thành ATL rồi tiếp đến là ACC – Hoá Chất Á Châu. Năm 2009, ACC – Hoá Chất Á Châu đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất bột kem không sữa AFI – Asia Saigon Food Ingredients.

Những năm sau đó, đơn vị còn nhận được dòng vốn từ nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp như: PENM Partner Capital (2014), NewQuest Capital Partners (2018). Mekong Enterprise Fund II cũng từng rót vốn vào Hoá chất Á Châu năm 2011 sau đó thoái vốn vào năm 2018.

Tháng 7/2017, AIG dần được định hình với việc hợp nhất kết quả kinh doanh của 7 công ty thành viên tại pháp nhân lõi - CTCP Nguyên liệu Á Châu AIG (AIG).

Hiện nay, AIG cung cấp các sản phẩm đa dạng từ bột kem không sữa, tinh bột sắn, nước dừa, sữa dừa, tinh dầu, nước ép rau củ, …

Tại ngày 30/9/2024, công ty sở hữu 10 công ty con trực tiếp, 2 công ty con gián tiếp, 1 công ty liên doanh gián tiếp, 1 công ty liên kết trực tiếp và 2 công ty liên kết. Khách hàng của công ty là các thương hiệu đình đám như Vinamilk, TH True Milk, Vitadairy, Nutricare, IDP, Nutifood, Friesland Campina, Nestle, Masan, Đức Việt, Dabaco, Acecook, Vifon…

Về kết quả kinh doanh, trong quý 3/2024, AIG ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.112 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 203 tỷ đồng, tăng gần 10%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của AIG đạt 8.891 tỷ đồng, tăng 3% và lợi nhuận sau thuế đạt 634 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2024, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần gần 12.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 890 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2023, công ty ghi nhận doanh thu thuần hơn 11.915 tỷ đồng giảm gần 8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 1% còn 787 tỷ đồng.

Phiên 14/11: Khối ngoại thẳng tay bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên HOSE, ngược chiều gom mạnh một mã

22 CHIA SẺ

Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi họ bán ròng với giá trị 738 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Cổ phiếu ngân hàng gây áp lực khiến thị trường chứng khoán lao dốc về cuối phiên. VN-Index đóng cửa phiên 14/11 giảm 14,15 điểm tại 1.231. Thanh khoản duy trì vẫn mức thấp dù thị trường giảm sâu khi giá trị giao dịch trên HOSE đạt trên 16.100 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi họ bán ròng với giá trị 738 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 941 tỷ đồng

Tại chiều mua, cổ phiếu HAH được khối ngoại mua mạnh nhất trên HOSE với giá trị hơn 32 tỷ đồng. Theo sau, VRE và MWG là hai mã tiếp theo được gom 25 và 15 tỷ đồng. Ngoài ra, MWG và HAG cũng được mua 14 tỷ đồng.

Phiên 14/11: Khối ngoại thẳng tay bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên HOSE, ngược chiều gom mạnh một mã- Ảnh 1.

Ngược lại, FPT là cổ phiếu khối ngoại bán mạnh nhất với giá trị hơn 200 tỷ đồng. Theo sau , VPB cũng chịu áp lực từ nhà đầu tư nước ngoài khi bị bán ròng 99 tỷ đồng. Ngoài ra, các cổ phiếu MSB và SSI cũng bị “xả” 83 và 74 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại bán ròng 43 tỷ đồng

Tại chiều mua, NTP được mua ròng mạnh nhất với giá trị 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TNG xếp tiếp theo trong sách mua ròng mạnh trên HNX với 2 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng chi vài tỷ đồng để gom ròng IVS, VFS, PVI.

Phiên 14/11: Khối ngoại thẳng tay bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên HOSE, ngược chiều gom mạnh một mã- Ảnh 2.

Chiều ngược lại, PVS là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị gần 27 tỷ đồng; theo sau SHS, CEO, VGS bị bán vài tỷ đồng.

Trên UPCOM, khối ngoại mua ròng 246 tỷ đồng

Chiều mua, cổ phiếu MCH được khối ngoại mua 247 tỷ đồng. Theo sau, ACV và VEA cũng được mua ròng mỗi mã vài tỷ đồng.

Phiên 14/11: Khối ngoại thẳng tay bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên HOSE, ngược chiều gom mạnh một mã- Ảnh 3.

Ngược chiều, BSR bị khối ngoại bán ròng 3 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại QNS, CSI,…

Cổ đông lớn nhất của KSB muốn bán bớt cổ phần

1 giờ trước

CTCP DRH Holdings (HOSE: DRH) đăng ký bán 2 triệu cp CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB) nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 19/11-16/12.

Nếu giao dịch thành công, DRH Holdings sẽ hạ sở hữu tại KSB từ hơn 26.2 triệu cp (tỷ lệ 22.9%) xuống còn 24.2 triệu cp (tỷ lệ 21.1%), vẫn là cổ đông lớn nhất.

Cổ đông lớn muốn thoái bớt vốn trong bối cảnh giá cổ phiếu KSB trượt dài từ cuối tháng 3/2024 đến nay, từ vùng 27,000 đồng/cp về vùng 18,000 đồng/cp, tương ứng giảm 33% trong 8 tháng qua. Tạm tính theo giá đóng cửa phiên 14/11 là 17,800 đồng/cp, DRH Holdings có thể thu về tối thiểu 35 tỷ đồng sau thương vụ này.

Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên DRH Holdings muốn giảm sở hữu tại KSBtrong năm nay. Gần nhất, tổ chức này báo cáo bán thành công 3 triệu cp KSB đăng ký từ ngày 24/06-22/07, hạ sở hữu xuống như hiện tại. Trong giai đoạn thực hiện giao dịch, giá cổ phiếu KSB giảm từ vùng 20,000 đồng/cp về 19,000 đồng/cp, chiếu theo giá trung bình giai đoạn này, ước tính lệnh bán của DRH có giá trị tổi thiểu 58 tỷ đồng.
DRH Holdings là tổ chức có liên quan đến ông Phan Tấn Đạt - Chủ tịch HĐQT KSBđồng thời là Chủ tịch HĐQT DRH. Hiện, cá nhân ông Đạt đang nắm giữ gần 5.3 triệu cp KSB, tương ứng 4.61% vốn.
IMG_0546

Ông Phan Tấn Đạt - Chủ tịch HĐQT DRH Holdings

Doanh nhân Phan Tấn Đạt (sinh năm 1984), quê Quảng Ngãi, từng đảm nhiệm những vị trí then chốt tại các ngân hàng, doanh nghiệp lớn. Trước đó, giai đoạn năm 2009-2014, ông giữ chức Phó Giám đốc Đầu tư Tài chính tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank). Ông Đạt tham gia DRH Holdings với cương vị Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT từ năm 2015 và làm Phó Chủ tịch HĐQT Công ty năm 2016, sau đó giữ chức Chủ tịch Công ty từ năm 2020 đến nay.

*ĐHĐCĐ DRH: Nhiều dự án còn vướng pháp lý, sẽ bán hết tài sản bảo đảm để tất toán trái phiếu

Bị cáo Trương Mỹ Lan tiếp tục bị đề nghị tử hình

15/11/2024 11:00

Cho rằng bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội nhiều lần, gây hậu quả lớn nên không có cơ sở để xem xét giảm nhẹ hình phạt nên đại diện VKS đề nghị giữ nguyên mức án tử hình.

Ngày 15/11, phiên xét xử Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận. Trước khi tranh luận, đại diện VKS trình bày kết luận về vụ án.

Theo đại diện VKS, tại phiên tòa các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố và Bản án sơ thẩm của TAND TPHCM, lời khai của các bị cáo phù hợp với tài liệu chứng cứ.

Bị cáo Trương Mỹ Lan không giữ vai trò trong Ngân hàng SCB nhưng đã trực tiếp, gián tiếp sở hữu 91% cổ phần của ngân hàng này. Từ đó có thể xác định, bị cáo đã vi phạm Luật các tổ chức tín dụng.

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị án tử hình. Ảnh: Nguyễn Huế

Hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, cùng lúc phạm 3 tội danh gây dư luận xấu.

Việc cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hợp hình phạt là tử hình là đúng người, đúng tội, không oan sai.

Xét thấy cấp sơ thẩm đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ như có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, được tặng thưởng nhiều bằng khen. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo thành khẩn khai báo, quyết tâm khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án, trong đó có việc đưa 658 mã tài sản không bị thế chấp, kê biên vào khắc phục hậu quả. Bị cáo đã chủ động nộp 3.500 tỷ đồng khắc phục hậu quả, đây là tình tiết giảm nhẹ mới.

Tuy nhiên, bị cáo phạm tội nhiều lần, gây hậu quả lớn nên không có cơ sở để xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Nhận định về bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước), theo đại diện VKS, bị cáo đã bưng bít kết quả thanh tra để Ngân hàng SCB không rơi vào kiểm soát đặc biệt. Hành vi phạm tội của bị cáo đã xâm phạm tới uy tín của cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện cho bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.

Theo đại diện VKS, cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án chung thân là tương xứng với hành vi phạm tội, không oan sai. Đáng ra, hành vi của bị cáo phải áp dụng mức án tử hình nhưng do bị cáo đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ nên đây là tình tiết giảm nhẹ đã được cấp sơ thẩm áp dụng.

Đối với bị cáo Trương Huệ Vân, được bà Lan giao điều hành nhiều công ty. Theo chỉ đạo của bị cáo Lan đã thành lập 52 công ty ma, giúp sức cho bị cáo Lan chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng.

Đối với các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng, Nguyễn Thị Mỹ Dung… đã giúp sức tích cực, tạo điều kiện cho bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.
Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền đặc biệt lớn nên cần phải xử phạt bị cáo mức án nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung.

Mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên với các bị cáo là hoàn toàn tương xứng với hành vi phạm tội. Tuy nhiên, các bị cáo đã nộp tiền khắc phục một phần hậu quả, có nhiều thành tích trong quá trình công tác nên đây là tình tiết để xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt bị cáo Nguyễn Cao Trí, mức án 8 năm tù mà cấp sơ thẩm đã tuyên là tương xứng với hành vi phạm tội. Tuy nhiên, bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đang mắc bệnh cột sống nên có cơ sở để giảm nhẹ một phần hình phạt.

VKS đề nghị chấp nhận một phần hình phạt cho một loạt bị cáo

Từ những phân tích nêu trên, đại diện VKS đề nghị chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Theo đó, VKS đề nghị mức án về tội danh này từ 14-16 năm tù. Không chấp nhận kháng cáo giảm nhẹ hình phạt về tội “Tham ô tài sản” và “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành là tử hình.

Ảnh: Nguyễn Huế

Không chấp nhận kháng cáo giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đỗ Thị Nhàn, giữ nguyên mức án tù chung thân mà cấp sơ thẩm đã tuyên.

Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Chu Lập Cơ, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo từ 7-8 năm tù. Trước đó, phiên sơ thẩm bị cáo Cơ bị tuyên phạt 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trương Huệ Vân; đề nghị tuyên phạt bị cáo 14-15 năm tù. Phiên sơ thẩm, bị cáo Vân bị tuyên phạt 17 năm tù.

Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Nguyễn Cao Trí; đề nghị tuyên phạt bị cáo từ 5-6 năm tù.

Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo từ 15-16 năm tù, về tội danh này; giữ nguyên mức án chung thân về tội “Tham ô tài sản”.

Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trương Khánh Hoàng về tội “Tham ô tài sản”. Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng từ 16-17 năm tù.

Bức tranh tài chính khả quan của GELEX (GEX)

Hải Băng • 15/11/2024 14:08

5 năm trở lại đây, GELEX chưa có năm nào báo lỗ. Quy mô của GELEX cũng được gia tăng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 30 công ty có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán
CTCP Tập đoàn GELEX (GEX) đã có kết quả kinh doanh ấn tượng sau 10 tháng, với doanh thu thuần hợp nhất đạt 26.668 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 83% mục tiêu doanh thu cả năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.558 tỷ đồng, tương ứng 130% kế hoạch.

Theo báo cáo tài chính quý III/2024 mà GELEX đã công bố, tổng tài sản của Tập đoàn này tại 30/9 đạt 53.617 tỷ đồng, giảm 2,7% so với đầu năm, trong đó tài sản dài hạn giảm 13% do giảm tài sản cố định sau khi thoái vốn một số dự án năng lượng.

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của GELEX giảm 8,4% so với đầu năm, chủ yếu do cơ cấu lại các khoản vay dài hạn liên quan đến các dự án năng lượng đã thoái vốn và giảm nợ ngắn hạn từ tiền thoái vốn thu được. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn lần lượt là 43,5%, 32,6%, nguồn vốn lưu động được đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tình hình tài chính của GELEX hiện cũng rất lành mạnh. Các hệ số nợ và các hệ số khả năng thanh toán của GELEX tại 30/9 tiếp tục được kiểm soát ở mức an toàn. Biên lợi nhuận gộp là 19,1%, được cải thiện so với các quý đầu năm và cao hơn mức bình quân năm 2023 nhờ cải thiện biên lợi nhuận gộp lĩnh vực thiết bị điện, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp và bất động sản.


Ảnh minh họa

Vừa qua, VIS Rating công bố đánh giá xếp hạng tín nhiệm tổ chức phát hành dài hạn của GELEX ở mức A với triển vọng ổn định.

Với sự hỗ trợ từ Moody’s, VIS Rating đã áp dụng các chuẩn mực quốc tế và điều chỉnh phù hợp với thị trường Việt Nam, mang đến các kết quả đánh giá, xếp hạng tín nhiệm khách quan và minh bạch.

Trong báo cáo VIS Rating cho thấy điểm vị thế cạnh tranh và đa dạng hóa kinh doanh ở mức ‘Mạnh’ được đóng góp chủ yếu từ mức điểm “Mạnh” của mảng bất động sản khu công nghiệp và sản xuất thiết bị điện. Hầu hết các đơn vị thành viên của Tập đoàn là những doanh nghiệp đầu ngành về mặt thị phần và mức độ bao phủ về kinh doanh.

Tập đoàn GELEX là 1 trong số 30 công ty niêm yết lớn nhất trên sàn chứng khoán tính theo doanh thu hợp nhất trong 5 năm qua. VIS Rating nêu trong bảng xếp hạng: Đánh giá “Rất mạnh” của chúng tôi về quy mô của GEX phản ánh sự hiện diện sâu rộng và vững chắc trên thị trường ở các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, sự đa dạng các sản phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường và khả năng duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và các tổ chức tài chính.

VIS Rating cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao về mặt đa dạng hóa kinh doanh do Tập đoàn GELEX có hoạt động kinh doanh và đầu tư trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam và với nhiều ngành nghề khác nhau. Công ty cũng có lịch sử thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh và thường vượt mục tiêu về lợi nhuận hàng năm”.

Tổ chức này cũng đưa ra kỳ vọng GELEX sẽ duy trì doanh thu hàng năm ở mức “Rất mạnh” trong dài hạn, nhờ vào thị phần vững chắc trong ở nhóm sản xuất thiết bị điện và danh mục đầu tư ở nhóm bất động sản khu công nghiệp. GELEX cũng có kế hoạch dài hạn để mở rộng quy mô, bao gồm dự án tăng công suất nước sạch, xuất khẩu các sản phẩm thiết bị điện và dự án Khu phức hợp bất động sản Trần Nguyên Hãn.

Còn báo cáo mới đây nhất của Vietcap phát hành 8/2024 đã dự báo lợi nhuận sau thuế cốt lõi của GELEX năm 2025 sẽ tăng mạnh do: doanh thu mảng thiết bị điện tăng 13% mặc dù mức cơ sở cao trong năm 2024; doanh thu mảng khu công nghiệp tăng 21% và chi phí lãi vay giảm. Đơn vị này cũng đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lợi nhuận sau thuế của GELEX giai đoạn 2023 - 2028 ở mức 43%.

Vốn hóa thị trường tiền điện tử đạt mức kỷ lục 3,2 nghìn tỷ USD

Giá trị của thị trường tiền điện tử toàn cầu đã vượt mốc 3 nghìn tỷ USD khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ đã thúc đẩy lòng tin vào sự bùng nổ của loại tài này.
Theo công ty phân tích và tổng hợp dữ liệu CoinGecko, tổng giá trị thị trường của tiền điện tử đã đạt mức cao gần 3,2 nghìn tỷ USD vào ngày 14/11 tại Châu Á.

Điều này đã đưa đồng tiền điện tử lên cao hơn những ngày tháng phấn khích của năm 2021, khi các biện pháp kích thích thời đại dịch thúc đẩy các khoản đầu tư đầu cơ và đánh dấu sự hồi sinh đáng kinh ngạc của tiền điện tử.

BTC thống trị thị trường và mốc giá trị thị trường này trùng với thời điểm giá token này tăng lên mức kỷ lục 93.480 USD.

Matthew Dibb - giám đốc đầu tư tại công ty quản lý tài sản tiền điện tử Astronaut Capital cho biết, nhìn chung, thị trường này sẽ diễn biến theo hướng BTC bùng nổ và các loại tiền thay thế khác cũng sẽ theo sau. “Vì vậy, sẽ có sự luân chuyển vốn dần dần và sau đó chúng ta có thể kỳ vọng tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử sẽ tăng lên”, Matthew Dibb nhấn mạnh thêm.

Việc ông Trump đắc cử và một số nhà lập pháp ủng hộ tiền điện tử vào Quốc hội đã thúc đẩy làn sóng phấn khích bằng cách xóa tan một số sự không chắc chắn xung quanh các quy định của Hoa Kỳ.

BTC đã tăng gấp đôi trong năm nay và tăng 30% kể từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào ngày 5/11 lên 90.000 USD. Còn đồng tiền điện tử nhỏ hơn là Ether đã tăng khoảng 33% kể từ cuộc bỏ phiếu lên 3.220 USD.

Thậm chí, Dogecoin - một loại tiền điện tử thay thế và dễ biến động được tỷ phú Elon Musk quảng bá cũng đã tăng 140%.

BTC có thể đạt 100.000 USD vào cuối năm

Những người tham gia thị trường cho biết, các quỹ giao dịch tiền điện tử cũng được mua rất nhiều. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các tổ chức tài chính có xu hướng tránh xa việc nắm giữ tiền điện tử trực tiếp đang mua vào.

Chắc chắn, giá trị thị trường của tiền điện tử bị lu mờ bởi các loại tài sản truyền thống. Ở mức giá hiện tại, giá trị của 209.000 tấn vàng mà Hội đồng Vàng Thế giới cho biết đã được khai thác trong lịch sử có giá trị gần 19 nghìn tỷ USD. Vốn hóa thị trường của chỉ số S&P 500 là 50,6 nghìn tỷ USD.

Một số bộ phận của hệ sinh thái cũng không cho thấy dấu hiệu phục hồi và một số khác chỉ ra một mức độ thận trọng. Theo Noofnungible - trang web theo dõi các blockchain Ethereum và Ronin, giá bán trung bình cho các token không thể thay thế đã ở mức khoảng 2.000 USD kể từ tháng 5 và đã tăng lên, nhưng chỉ khoảng 2.700 USD.

Tại Singapore, Ngân hàng DBS - đơn vị điều hành sàn giao dịch kỹ thuật số cho biết, mặc dù hoạt động giao dịch tăng đột biến và đã thực hiện hơn 1/3 tổng khối lượng giao dịch của năm ngoái trong 10 ngày đầu tháng 11, nhưng các nhà đầu tư vẫn chưa hướng đến những phân khúc ít được biết đến hơn của thị trường.

David Hui - giám đốc thương mại của DBS Digital Exchange cho biết: “Chúng tôi chưa thấy khách hàng của mình chuyển tài sản của họ sang các nền tảng lạ hơn hoặc các sàn giao dịch phi tập trung”.

Tuy nhiên, những người trong ngành cho biết sự chú ý mới này sẽ mang lại động lực. Danny Chong - đồng sáng lập nền tảng theo dõi tài sản phi tập trung Tranchess cho biết: “Mọi người ngày càng quan tâm và muốn tìm hiểu về DeFi cũng như các khả năng khác liên quan đến blockchain”.

“Vốn hóa thị trường tiền điện tử tăng cao, nếu duy trì trong thời gian dài hơn, có thể sẽ thu hút sự quan tâm sâu sắc hơn vào các chủ đề mới và hiện có, bao gồm cả việc mã hóa tài sản thế giới thực và các dịch vụ thanh toán dựa trên blockchain”, Danny Chong nhấn mạnh./.

Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất được NHNN công bố, tính đến hết tháng 8/2024, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế có sự cải thiện, hết tháng 8/2024 đạt hơn 6,83 triệu tỷ đồng (tháng 7 đạt hơn 6,76 triệu tỷ đồng). Nếu so với cuối năm 2023, tiền gửi các tổ chức kinh tế chỉ giảm nhẹ 0,05%. Có thể thấy, tiền gửi của tổ chức kinh tế đang có xu hướng quay trở lại hệ thống ngân hàng kể từ quý II/2024 trở lại đây (chỉ từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8, các tổ chức kinh tế gửi thêm vào ngân hàng gần 70 nghìn tỷ đồng). Tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và các tổ chức kinh tế đến cuối tháng 8 ở mức kỷ lục hơn 13,75 triệu tỷ đồng. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.

Một trong những lý do chính khiến kênh tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn, lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng liên tiếp trong thời gian qua là lãi suất tiền gửi tăng. Như Viet A Bank vừa thông báo tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả kỳ hạn kể từ ngày 13/11/2024. Các kỳ hạn từ 1-8 tháng lãi suất tăng từ 0,3-0,4%/năm dao động ở mức 3,7% - 5,2%/năm; riêng lãi suất kỳ hạn 9 - 11 tháng, ngân hàng này tăng 0,6% lên 5,4%/năm. MB vừa chính thức tăng lãi suất huy động cho nhiều kỳ hạn tiền gửi ngắn 1 - 4 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,2%/năm. Tính từ đầu tháng 11 trở lại đây, ngoài 2 ngân hàng trên còn có 4 nhà băng khác điều chỉnh lãi suất tiết kiệm gồm VIB, Techcombank, ABBank và VietBank. Còn so với đầu năm 2024, lãi suất huy động các kỳ hạn tại nhiều ngân hàng đã tăng từ 0,5% đến 1%/năm, qua đó tăng sức hấp dẫn hơn đối với kênh tiết kiệm.

Ngoài lãi suất hấp dẫn hơn, một nguyên nhân nữa khiến cho kênh tiết kiệm “hút khách” thay vì các kênh đầu tư khác là bảo toàn được đồng vốn. Hiện tại các kênh đầu tư đều đang tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Đối với vàng, người dân cũng đang rất dè chừng sau khi giá vàng giảm sốc gần chục triệu đồng/lượng chỉ sau vài ngày. Kênh bất động sản tuy đã khởi sắc hơn, song thanh khoản vẫn rất thấp. Bên cạnh đó, kênh đầu tư này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn nên cũng không phù hợp với đa số người dân.

Tương tự thị trường chứng khoán vẫn chưa thể vượt qua ngưỡng 1.300 điểm và đang “mất hút” thanh khoản, điểm số trồi sụt khiến nhiều nhà đầu tư e ngại. Trái phiếu doanh nghiệp tuy có sự cải thiện nhưng niềm tin của người dân vào kênh đầu tư này vẫn thấp nên còn ảm đạm. “Trong bối cảnh kinh tế bất định, kênh đầu tư tiềm ẩn rủi ro, dòng tiền sẽ chọn quay về ngân hàng để chờ đợi các cơ hội đầu tư tốt hơn trong tương lai. Nhất là lãi suất tiết kiệm nhích lên đang là một lựa chọn an toàn cho dòng tiền nhàn rỗi”, một chuyên gia nhận định.

Anh Ngọc - một nhà đầu tư chia sẻ, đối với thị trường chứng khoán dòng tiền rất quan trọng. Khi dòng tiền suy giảm mạnh thì cơ hội đầu tư sinh lời không cao trong khi rủi ro lớn nên tôi đã bán hết cổ phiếu tạm thời gửi tiết kiệm đảm bảo an toàn vốn mà vẫn có lời. Đợi khi nào giá cổ phiếu chiết khấu tốt hơn thì quay lại đầu tư. Đây là lựa chọn phổ biến của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện nay khi các kênh đầu tư khác vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Với sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán và sự yếu kém về thanh khoản, theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, nhà đầu tư khó kiếm lợi nhuận, thậm chí đối mặt với rủi ro mất vốn. Trong khi lãi suất tiết kiệm nhích lên lại tạo thêm sức hút, giúp họ an tâm giữ vốn.

Trong giai đoạn cuối năm 2024, nhiều chuyên gia tài chính nhận định, nhà đầu tư nên ưu tiên giữ tỷ trọng cao vào các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Nhất là khi dự báo cũng như thực tế cho thấy nhiều ngân hàng đang điều chỉnh lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn ngắn và trung hạn nhằm thu hút vốn đảm bảo cung cấp đủ tín dụng cho các hoạt động sản xuất và đầu tư của khách hàng trong giai đoạn cuối năm cũng như giữ thanh khoản ổn định.

Theo VDSC, việc tăng lãi suất đầu vào là cần thiết để giữ thanh khoản ổn định trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm. Điều này cũng cho thấy sự linh hoạt của ngân hàng trong việc đảm bảo nguồn vốn để phục vụ nền kinh tế, đồng thời duy trì sự an toàn và tính thanh khoản cho hệ thống.

Vì sao đồng USD tăng không ngừng nghỉ?

Đà tăng giá quật khởi của đồng USD đang tạo nên những biến động đáng chú ý trên thị trường tài chính toàn cầu.

Chỉ trong vài tuần sau khi các dự báo về khả năng Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng trở nên rõ nét hơn, đồng bạc xanh đã ghi nhận mức tăng ấn tượng 3% so với rổ tiền tệ chủ chốt - một con số đáng kể trong thị trường ngoại hối.

Diễn biến của đồng Euro, Yên Nhật và Peso so với USD

“Trump là động lực chính của đồng USD”, Steven Englander, Chuyên gia phân tích ngoại hối tại Standard Chartered nhấn mạnh. Nhận định này được minh chứng qua việc đồng tiền thống trị thế giới đã có màn tăng giá mạnh nhất trong nhiều năm ngay sau cuộc bầu cử.

Đây là sự thay đổi đột ngột của đồng USD sau ba tháng suy yếu liên tục, với đồng bạc xanh từng chạm đáy năm 2024 vào cuối tháng 9. Những biến động mạnh về giá trị đồng USD có thể gây tác động bất ổn đến nền kinh tế toàn cầu, bởi đồng tiền Mỹ chiếm gần 90% tất cả các giao dịch ngoại hối. Các hàng hóa thiết yếu, như dầu mỏ, thường được định giá bằng USD.

Đồng USD mạnh hơn giúp người Mỹ mua hàng hóa nước ngoài và du lịch nước ngoài rẻ hơn, nhưng hàng hoá của công ty Mỹ có thể trở nên kém cạnh tranh hơn trên thương trường quốc tế. Bên ngoài nước Mỹ, đồng bạc xanh mạnh lên kích thích lạm phát ở các quốc gia có đồng tiền yếu hơn và khiến việc trả nợ bằng USD khó khăn hơn, gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.

Lợi ích của đồng USD mạnh hơn, về phương diện sức mua đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ, sẽ bị giảm đi nếu đi kèm với lãi suất tăng và lạm phát cao hơn. Điều này đã từng xảy ra trong đợt đồng USD mạnh lên năm 2022. Một số nhà phân tích và nhà đầu tư, những người cho rằng đồng tiền Mỹ có thể còn mạnh hơn nữa trong những tháng tới và môi trường lạm phát, lãi suất cũng có thể cao hơn, điều này có thể khiến nhiều người Mỹ cảm thấy tương đối nghèo hơn.

Phần lớn phụ thuộc vào việc liệu các cam kết trong chiến dịch tranh cử của chính quyền Trump có trở thành hiện thực hay không.

Kế hoạch thuế quan toàn diện, một lời hứa chiến dịch đặc trưng của ông Trump, sẽ áp thuế lên tất cả hàng hóa nhập khẩu. Những người ủng hộ cho rằng bằng cách làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, thuế quan thúc đẩy các lựa chọn thay thế trong nước.

Tuy nhiên, đối với các công ty xe hơi sản xuất hoặc mua linh kiện từ nước ngoài hay các công ty may mặc có nhà máy trên khắp thế giới, việc chuyển sản xuất về Mỹ tốn kém và mất thời gian. Đó là lý do tại sao tác động ngay lập tức của thuế quan thường là làm cho mọi thứ đắt đỏ hơn đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng, giảm nhu cầu nhập khẩu được định giá bằng ngoại tệ, điều này có xu hướng đẩy giá trị đồng USD lên cao.

Giá cả tăng (tức là lạm phát nhanh hơn) có thể khiến Fed phải tăng lãi suất trở lại. Và lãi suất cao hơn thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, làm tăng thêm nhu cầu đối với đồng USD.

Matt Bush, nhà kinh tế Mỹ tại Guggenheim Investments cho rằng sức mạnh của đồng bạc xanh phản ánh “sự đặc biệt của Mỹ” về nền kinh tế mạnh hơn cũng như khả năng lạm phát cao hơn.

Đồng USD có thể mạnh đến mức nào?

Đảng Cộng hòa đã giữ được quyền kiểm soát Hạ viện, đặt họ trong vị trí kiểm soát hoàn toàn Quốc hội bên cạnh Nhà Trắng.

Các nhà phân tích tại JPMorgan dự đoán rằng kết quả như vậy sẽ khiến chỉ số đồng USD tăng thêm 7% trong vòng vài tháng, được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng Euro và Nhân dân tệ. Các nhà phân tích tại Barclays dự báo đồng USD sẽ ngang giá với Euro lần đầu tiên trong hai năm nếu ông Trump thực hiện thuế quan 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu khác.

Ngoài ra, cũng có thể rút ra bài học từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Đồng USD cũng tăng vọt sau khi ông đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, cùng với chứng khoán tăng và lợi suất trái phiếu cao hơn, một mẫu hình tương tự như “thương vụ Trump” (những giao dịch hưởng lợi khi Trump trở lại) đã xuất hiện gần đây. Chỉ số đồng USD tăng hơn 5% từ Ngày Bầu cử đến cuối năm đó.

Nhưng bế tắc chính trị, mặc dù Đảng Cộng hòa kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, đã dẫn đến việc đồng USD suy yếu khoảng 10% trong năm 2017. Các giao dịch hưởng lợi từ Trump suy yếu.

Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump bắt đầu trong bối cảnh tăng trưởng và lạm phát thấp. Lãi suất gần bằng không, và đồng USD đang tăng từ mức cơ sở thấp. Lần này ông đang thừa kế một nền kinh tế rất khác.

Điều gì có thể kìm hãm đồng bạc xanh?

Các nhà phân tích tại Société Générale không cho rằng đồng USD có thể tăng cao hơn nhiều trong những tháng tới, dự báo nó sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2024, giống như nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.

“Chừng nào tăng trưởng Mỹ mạnh hơn, lãi suất Mỹ cao hơn và niềm tin của thế giới vào vị thế đồng USD vẫn còn nguyên vẹn, đồng bạc xanh sẽ vẫn được định giá rất cao, nhưng chúng tôi nghi ngờ kịch bản nó có thể được định giá cao hơn nhiều”, các nhà phân tích viết trong một báo cáo nghiên cứu gần đây.

Một trở ngại tiềm ẩn đối với đồng USD là các quốc gia khác có thể thực hiện các biện pháp để chống lại nó. Khi ông Trump lần đầu tiên áp đặt thuế quan, Trung Quốc đã trả đũa bằng thuế quan của riêng mình, nhắm vào hàng hóa Mỹ như đậu nành. Gần đây hơn, Trung Quốc và Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường để hỗ trợ đồng tiền của họ, và họ được kỳ vọng sẽ làm như vậy một lần nữa nếu Nhân dân tệ và Yên tiếp tục suy yếu.

Một số nhà đầu tư cho rằng khả năng xảy ra bất ổn địa chính trị do thuế quan quyết liệt có thể khiến ông Trump phải giảm nhẹ cách tiếp cận của mình.

Alan McKnight, Giám đốc đầu tư tại Regions Bank cho rằng thuế quan “có mục tiêu” có thể có lợi cho nền kinh tế. “Nếu nó được áp dụng rộng rãi, sẽ có vấn đề”, ông nói.

Ngoài ra, cũng có những cân nhắc khác có thể làm suy yếu đồng USD theo thời gian.

Các chính sách của ông Trump về thuế quan, thuế và chi tiêu đã làm dấy lên lo ngại về thâm hụt liên bang, phản ánh qua việc tăng lợi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn. Chính phủ Mỹ phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài để duy trì khoản nợ khổng lồ của mình - Nhật Bản và Trung Quốc sở hữu khoảng 2,000 tỷ USD trái phiếu Chính phủ - và nếu họ miễn cưỡng cho vay, điều đó có thể làm giảm nhu cầu đối với tài sản Mỹ, làm suy yếu đồng USD.

Các cuộc chiến ở Trung Đông và Ukraine, với những tác động không chắc chắn đến nguồn cung năng lượng và tuyến đường thương mại, cũng có ảnh hưởng đến đồng đô la, cũng như các sự kiện không lường trước được trên thị trường Mỹ khi chính quyền mới được trao quyền.

Nhiều nhà quan sát thị trường cho rằng hiện tại quá khó để đưa ra các dự đoán chính xác. Jerome Powell, Chủ tịch Fed, từ chối bình luận về tác động kinh tế của chính quyền mới, nói rằng ông chưa có đủ chi tiết để phân tích.

Đối với ông Englander tại Standard Chartered, điều đó có nghĩa là những tháng tới có thể “khó khăn”. “Vẫn còn một loạt các quyết định chính trị cần được đưa ra”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo NYTimes)

Diễn biến mới tại công ty của ông Đặng Thành Tâm sau cú bắt tay tập đoàn “nhà” Donald Trump: Dragon Capital, Prudential Việt Nam, VPBankS nhập cuộc, có cá nhân dự chi gần nghìn tỷ mua cổ phiếu

image

Công ty của ông Đặng Thành Tâm dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cả trong và ngoài nước để huy động 6.250 tỷ đồng.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã KBC) của ông Đặng Thành Tâm vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ và phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn phát hành.

Theo đó, KBC dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, cho 11 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cả trong và ngoài nước. Số cổ phiếu chào bán này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Thời gian dự kiến chào bán từ quý 1-3/2025
Đáng chú ý, danh sách nhà đầu tư dự kiến thma gia có sự xuất hiện của các cá mập tỷ USD như nhóm Dragon Capial, Prudential Việt Nam cùng một vài tổ chức đáng chú ý như Quản lý quỹ SGI, Chứng khoán VPBankS. Ngoài ra, còn có 4 cá nhân, mỗi người dự kiến sẽ mua 35-39 triệu cổ phiếu KBC trong đợt chào bán riêng lẻ này.

Diễn biến mới tại công ty của ông Đặng Thành Tâm sau cú bắt tay tập đoàn “nhà” Donald Trump: Dragon Capital, Prudential Việt Nam, VPBankS nhập cuộc, có cá nhân dự chi gần nghìn tỷ mua cổ phiếu- Ảnh 1.

Giá chào bán dự kiến sẽ bằng 80% giá đóng cửa bình quân của 30 phiên giao dịch liền trước ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có công văn chấp thuận việc nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ, nhưng không thấp hơn 16.200 đồng/cp (tương đương giá trị số sách trên BCTC quý 3/2024).
Tuy nhiên, KBC cho biết để tái cơ cấu các khoản nợ, nâng cao năng lực tài chính công ty và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tính toán đến yếu tố biến động giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường, tổng số tiền KBC ưu tiên sử dụng khoảng 6.250 tỷ đồng, tương ứng giá chào bán 25.000 đồng/cp.

Với số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán này này, KBC sẽ dùng 6.090 tỷ đồng để tái cơ cấu các khoản nợ; trong đó, phần lớn là trả nợ gốc và lãi vay cho 2 công ty con là CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn Bắc Giang hơn 4.428 tỷ đồng và CTCP Khu công nghiệp Sài gòn Hải Phòng hơn 1.462 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu KBC hiện đang dừng ở mức 29.350 đồng/cp, giảm 8% so với đầu năm. Vốn hóa thị trường tương ứng đạt 22.500 tỷ đồng. Như vậy, giá chào bán riêng lẻ dự kiến thấp hơn khoảng 15% so với thị giá KBC hiện tại.

Diễn biến mới tại công ty của ông Đặng Thành Tâm sau cú bắt tay tập đoàn “nhà” Donald Trump: Dragon Capital, Prudential Việt Nam, VPBankS nhập cuộc, có cá nhân dự chi gần nghìn tỷ mua cổ phiếu- Ảnh 2.

Trong một diễn biến khác, vào ngày 25/9, The Trump Organization - tập đoàn “nhà” Donald Trump đã thông báo sẽ cùng CTCP Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên - công ty con của KBC triển khai dự án phát triển sân golf và khách sạn tại tỉnh Hưng Yên.

Dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD, bao gồm hai hệ thống sân golf 54 lỗ cùng với các khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp. Ngoài ra, dự án còn phát triển một khu dân cư hiện đại, nhằm mang lại những dịch vụ nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp quốc tế cho thị trường Việt Nam.

Ví điện tử hết thời, Momo “quay xe” sau 2 năm lỗ hơn 1.400 tỷ: Liệu có làm nên chuyện?

Tham gia cuộc chiến “đốt tiền” của ví điện tử, Momo đang lỗ lớn. Năm 2022, Momo lỗ ròng 1.150 tỷ đồng và năm 2023 lỗ hơn 287 tỷ đồng.

MoMo mới đây vừa tuyên bố tên gọi mới - “Trợ thủ tài chính với AI”. Ra mắt vào tháng 11/2010 với xuất phát điểm là dịch vụ ví điện tử, thông báo lần này cho biết Momo không còn định vị là một ví điện tử.

Động thái của Momo diễn ra trong bối cảnh ví điện tử được đánh giá là đang bị mất lợi thế rất mạnh bởi phương thức thanh toán mã QR của các ngân hàng.

Không có khuyến mãi, không có hệ sinh thái mua sắm và giải trí tiện lợi đi kèm nhưng theo Ngân hàng Nhà nước, riêng 2 tháng đầu năm 2024, thanh toán qua phương thức QR Code đã tăng 846,41% về số lượng và 1.146,14% về giá trị.

Rất dễ giải thích cho việc QR Code lên ngôi, khi người dùng có thể thanh toán trực tiếp từ tài khoản của mình mà không cần thêm một bước nạp tiền vào tài khoản ví rồi mới có thể thanh toán

Trong khi đó, cuộc chiến “đốt tiền” của các ví điện tử chưa thấy hồi kết, khi mà nếu không có mã ưu đãi hay một số liên kết thanh toán riêng biệt với một số đối tác, người dùng sẽ ít có lý do để dùng ví điện tử.

Theo số liệu từ Vietdata, năm 2022, Momo lỗ ròng 1.150 tỷ đồng và năm 2023 lỗ hơn 287 tỷ đồng. ■■■■ Pay cũng chung cảnh lỗ trên 1.000 tỷ trong những năm qua.

Ví điện tử Moca của Grab dù giảm được mức lỗ từ trăm tỷ còn vài chục tỷ song cũng đã từ bỏ cuộc chơi. Bên cạnh lý do vướng mắc về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong trung gian thanh toán, Grab khai tử Moca nhằm mục tiêu tối ưu lợi nhuận trong bối cảnh ví điện tử vẫn là mảng “đốt tiền”.

Ví điện tử hết thời, Momo “quay xe” sau 2 năm lỗ hơn 1.400 tỷ: Liệu có làm nên chuyện?- Ảnh 2.

Còn một vấn đề khác.

Cuối năm 2023, Momo vướng vào lùm xùm liên quan đến các tổ chức đánh bạc online, trước đó nữa ví cũng từng gây tranh cãi khi là đối tác của các nền tảng cho vay nặng lãi Money Cat…

Nói về những vấn nạn này, đại diện Ví điện tử MoMo cho biết đây là bài toán khó hiện nay của ví điện tử. Dù doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp ngăn chặn tuy nhiên, các đối tượng xấu vẫn có nhiều biện pháp lợi dụng ví điện tử để thực hiện hành vi trái quy định pháp luật như sử dụng danh tính, giấy tờ và tài khoản ngân hàng thuê, mượn của người dân tạo lập nhiều tài khoản ví điện tử, gây khó khăn cho việc xác minh vi phạm.

Năm 2022, đại diện MoMo từng cho biết: “Một ứng dụng chỉ có chức năng thanh toán riêng thì khó phát triển tại Việt Nam".

Thực tế các ví điện tử ngày nay đều đã đi theo con đường siêu ứng dụng khi phát triển thành nền tảng tích hợp nhiều dịch vụ và chức năng. Sau đó cung cấp giải pháp quản lý tài chính cá nhân như lập ngân sách, đầu tư chứng khoán, gửi tiết kiệm.

Khi ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), các ví điện tử - siêu ứng dụng này sẽ tiếp tục đưa ra giải pháp và dịch vụ mới như dựa trên lịch sử giao dịch để gợi ý các sản phẩm, dịch vụ phù hợp và tối ưu cho cá nhân người dùng; tìm kiếm bằng thoại…

Tuy nhiên có một thực tế là theo đánh giá của người dùng, các ví điện tử tại Việt Nam chưa thực sự thành công trong việc khiến các khách hàng nhận thức được những tiện ích tích hợp sẵn có trên nền tảng của mình. Họ vẫn đang nhận diện ứng dụng này là “ví điện tử” với chức năng thanh toán là chính.

GenZ - với đặc tính thích ứng nhanh với các dịch vụ mới và có xu hướng quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân từ sớm - luôn là đối tượng người dùng mục tiêu.

Việc tuyên bố trở thành “Trợ thủ tài chính với AI” của Momo trong bối cảnh đã “đốt” hàng nghìn tỷ đồng sẽ cần thời gian để chứng minh hiệu quả, chưa kể “trợ thủ tài chính” cũng là một cuộc đua đốt tiền không kém.

Dù vậy, hãy nhớ lại lời của ông Nguyễn Mạnh Tường - Đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành MoMo – chia sẻ nhân dịp Momo đổi tên: "Phiên bản đầu tiên có hình cái lá, giống như chiếc lá cuối cùng trong chuyện ngắn cùng tên của nhà văn O’Henry, chúng luôn tin là còn sống thì còn cơ hội, vượt qua nhiều cơn thập tử nhất sinh để tồn tại và phát triển".

Chăn nuôi heo lãi khủng quý 3

2 giờ trước

Đa phần các doanh nghiệp thuộc nhóm chăn nuôi heo đều tăng lãi mạnh trong quý 3/2024. Nguyên nhân chính là do giá heo hơi trung bình cả nước có sự chênh lệch lớn giữa 2 kỳ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giá rẻ.

Quý 3/2023, giá heo hơi trung bình cả nước từ mức đỉnh hơn 61,000 đồng/kg đã liên tục lao dốc, về ngưỡng chưa tới 50,000 đồng/kg ở thời điểm kết thúc tháng 9. Trong khi đó, tại quý 3 năm nay, giá heo dao động quanh ngưỡng 65,000 đồng/kg, có lúc vọt lên đến ngưỡng gần 70,000 đồng.

Nhìn chung, mức chênh giá heo giữa 2 kỳ kinh doanh dao động khoảng 30-40%, và sự chênh lệch này đã phản ánh rất rõ vào kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp chăn nuôi heo trong quý 3.

Kết quả kinh doanh nhóm chăn nuôi heo trong quý 3/2024

Dẫn đầu về mức tăng trưởng là Dabaco (HOSE: DBC). Quý 3, “trùm chăn nuôi” lãi ròng tới 312 tỷ đồng, gấp 25 lần cùng kỳ. Dù mức nền so sánh quả thực khá thấp, nhưng đây vẫn là mức lãi rất khủng của Dabaco, gần như ngang ngửa với thời kỳ 2020-2021.

Dabaco giải thích, nguyên nhân do tình hình giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (cả nội địa và nhập khẩu) ổn định, và giá heo hơi trong nước tăng. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh (dịch tả heo châu Phi ASF) diễn biến phức tạp tạo áp lực về nguồn cung, nhưng do kiểm soát được dịch nên Doanh nghiệp giữ được đàn và tăng sản lượng heo bán ra.

Dabaco tăng lãi mạnh trên mức nền thấp cùng kỳ

Doanh nghiệp “heo ăn chay” BAF có quý tăng trưởng tốt với 60 tỷ đồng lãi ròng, hơn cùng kỳ 54%. Một phần nguyên nhân nhờ doanh thu bán heo quý 3 gấp 2.3 lần cùng kỳ, đạt 856 tỷ đồng, chiếm 65% cơ cấu doanh thu, nhờ sản lượng bán heo tăng mạnh (163 ngàn con). Mặt khác, nhờ tự chủ sản xuất thức ăn chăn nuôi trong khi giá nguyên liệu rẻ hơn, giá vốn của BAF chỉ tăng nhẹ. Ngoài ra, tương tự Dabaco, BAFkiểm soát tốt ảnh hưởng của dịch bệnh, và cũng hưởng lợi từ việc giá heo hơi duy trì ở mức cao.

Nhờ kiểm soát tốt giá vốn trong khi sản lượng và giá heo hơi tăng cao, BAF cũng có quý tăng trưởng tốt

Mảng nông nghiệp của Hoà Phát (HPG) cũng có kết quả thuận lợi với doanh thu tăng 21%, lên hơn 1.8 ngàn tỷ đồng, cùng 281 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 80% so với cùng kỳ.

Trường hợp HAG (Hoàng Anh Gia Lai) có phần khác biệt. Quý 3, doanh nghiệp của bầu Đức lãi lớn với 332 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỷ trọng lớn trong doanh thu lại là từ bán trái cây (chuối, sầu riêng). Mặt khác, doanh thu cũng giảm tương đối mạnh với 24%, chỉ đạt 1.4 ngàn tỷ đồng, trong đó doanh số bán heo giảm sâu nhất với 52%, chỉ đạt 234 tỷ đồng, theo sau là doanh thu bán trái cây 912 tỷ đồng, giảm 11% và chiếm 64% tỷ trọng tổng doanh thu.

Dù tăng mạnh, lợi nhuận của HAGchủ yếu đến từ bán trái cây

2 doanh nghiệp mảng chế biến cũng đạt kết quả tương đối tốt. Vissan (UPCoM: VSN) lãi 33 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ nhờ kiểm soát tốt chi phí. Masan Meatlife (UPCoM: MML) lần đầu có lời sau 2 năm liên tục thua lỗ. Công ty cho biết, doanh thu từ mảng thịt ủ mát và thịt chế biến có sự tăng trưởng. Đồng thời, chi phí sản xuất được kiểm soát tối ưu, đặc biệt là mảng trang trại gà và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm đã góp phần làm tăng lãi gộp.

Với kết quả quý 3, bức tranh luỹ kế của nhóm chăn nuôi heo không có nhiều khác biệt. Sau 9 tháng, Dabaco lãi 530 tỷ đồng, gấp 28 lần cùng kỳ; BAF lãi 214 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ; mảng nông nghiệp HPG lãi gấp hơn 7 lần, đạt 689 tỷ đồng. Riêng MMLtuy vẫn lỗ 72 tỷ đồng, nhưng là sự phục hồi mạnh so với cùng kỳ lỗ 318 tỷ đồng. Hơn nữa, Doanh nghiệp đặt mục tiêu lỗ sau thuế 400 tỷ đồng trong năm 2024, nên kết quả này có thể xem là thành công.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 của nhóm chăn nuôi heo

Quý 4 có khác biệt?

Cập nhật tới ngày 8/11, giá heo hơi trung bình cả nước đang dao động quanh ngưỡng 61,500 đồng/kg. Dù đã giảm so với quý 3, nhưng nhìn chung vẫn đang cao hơn mức trung bình quý 4/2023. Việc giá heo tiếp tục neo cao hơn cùng kỳ tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp trong ngành.

Nguồn cung heo có khả năng bị hạn chế trong quý 4 vì tác động của dịch bệnh ASF. Trao đổi với nhà đầu tư, ông Ngô Cao Cường, CFO của BAF cho biết, dịch ASF khiến nhiều trang trại phải bán tháo heo (hay heo chạy dịch), làm nguồn cung tăng lên trong ngắn hạn, rồi sau đó không còn heo để tái đàn. Ảnh hưởng này còn nghiêm trọng hơn sau bão Yagi hồi cuối tháng 9 vừa qua, vì nước lũ mang đến nguy cơ dịch bệnh cao.

Bên cạnh đó, nhiều trại tại miền Bắc bị ngập úng lâu ngày dẫn đến hư hỏng trang thiết bị, thậm chí sập và phải xây mới. Quá trình phục hồi sẽ mất nhiều thời gian, ít nhất từ 6 tháng đến hơn 1 năm để hoàn tất chuẩn bị, chưa tính thời gian nuôi heo để tái đàn. Do vậy, nguồn cung heo trong giai đoạn sắp tới sẽ thiếu hụt, có thể kéo giá heo đi lên, và là cơ hội cho các đơn vị chăn nuôi công nghiệp bảo vệ được đàn bứt phá.

Một công ty viết thư gửi Thủ tướng đề xuất được làm dự án cảng 50.000 tỷ đồng


Phối cảnh Trung tâm logistics Cái Mép Hạ

Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link (Gemalink) đã gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư, phát triển cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ.

Gemalink khẳng định có đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm để triển khai thành công dự án. Nếu được chọn làm nhà đầu tư, Gemalink cam kết mang lại cho dự án lợi thế cạnh tranh vượt trội. Với mối quan hệ hợp tác chặt chẽ cùng Tập đoàn CMA - CGM, liên minh Ocean Alliance và các khách hàng hiện hữu, Gemalink có thể đảm bảo lưu lượng hàng hóa ổn định, thu hút các hãng tàu trong liên minh đến khu bến Cái Mép - Thị Vải.

Gemalink là công ty liên kết của CTCP Gemadept (mã chứng khoán: GMD), doanh nghiệp đang điều hành hệ thống cụm cảng lớn gồm: Cảng Nam Đình Vũ, Nam Hải ICD, Cảng Dung Quất, Phước Long ICD, Cảng Gemalink và Cảng Bình Dương.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050, khu bến Cái Mép, bao gồm dự án Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ, là khu bến chính của cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, quy hoạch cho cỡ tàu trọng tải lên đến 250 ngàn DWT. Dự kiến, tổng mức đầu tư của dự án trên 50 ngàn tỷ đồng.
Bộ GT-VT cũng đã chấp thuận điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu bến Cái Mép Hạ vào quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch mới nhất xác định, bến cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ có quy mô 216,6ha, chiều dài tuyến bến 5,96km, đáp ứng tàu container đến 250 ngàn DWT, với lộ trình đầu tư từ giai đoạn khởi động đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Trước đó, siêu cảng Cái Mép Hạ cũng được được nhiều doanh nghiệp tên tuổi trong nước quan tâm. Vào cuối tháng 4/2024, Liên danh Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - Tập đoàn Geleximco - Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại quốc tế (ITC) cũng đề xuất triển khai dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ.

Thông tin với báo chí, ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch Tập đoàn Geleximco cho biết, 3 thành viên trong Liên danh rất quyết tâm khi đã kiên trì theo đuổi nghiên cứu và đề xuất đầu tư Dự án gửi đến các cấp có thẩm quyền trong nhiều năm qua.

“Liên danh SCIC - Geleximco - ITC sẽ cam kết giải quyết được các vướng mắc khó khăn của nhà đầu tư cũ và có đủ năng lực để triển khai đầu tư xây dựng Dự án phù hợp với quy hoạch mới”, ông Vũ Văn Tiền khẳng định.

Các nhà đầu tư khác quan tâm đến dự án bao gồm Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Liên danh Besix-Boskalis-Hateco, IMG Innovations, CTCP Xuất nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương, Tập đoàn Mặt Trời, Saigontel,…

Ngọc Điệp

Nhịp sống thị trường

Tác động từ tân Tổng thống Mỹ đến Việt Nam: Sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Các chính sách của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ và toàn cầu. Cụ thể, dòng vốn đầu tư toàn cầu sẽ có sự thay đổi lớn, chuyển dịch từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn này.

Các chính sách của ông Donald Trump

Sau cuộc bầu cử, ông Donald Trump đã tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2025-2029. Với chiến lược “Nước Mỹ trên hết” nền kinh tế toàn cầu có thể chịu những tác động không nhỏ. Dưới đây là bốn nhóm chính sách lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ và toàn cầu mà ông Trump dự kiến sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Thứ nhất, chính sách thương mại giữa Mỹ và các nước. Ông Trump dự kiến áp đặt mức thuế nhập khẩu 10% lên tất cả hàng hóa từ nước ngoài để khuyến khích sản xuất trong nước và bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa. Một số mặt hàng có thể chịu mức thuế cao hơn, lên đến 60%, đặc biệt là hàng hóa từ Trung Quốc. Đây là động thái gây tranh cãi nhưng được ông Trump kỳ vọng sẽ hỗ trợ lợi ích dài hạn cho kinh tế Mỹ.

Thứ hai, chính sách thuế và kinh tế. Dưới nền tảng Đạo luật Cắt Giảm Thuế và Việc Làm năm 2017 (TCJA), Tổng thống Trump đề xuất tiếp tục giảm thuế với mục tiêu hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp. Điều này bao gồm cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp (từ 21% xuống còn 15%) nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng thuế cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Thứ ba, chính sách giao thông và cơ sở hạ tầng. Ông Trump cam kết tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền thống như cầu, đường và hệ thống giao thông, đồng thời chú trọng công nghệ tiên tiến. Chính quyền ông Trump đang đẩy mạnh các dự án sản xuất ô tô bay – một sáng kiến mang tính cách mạng, được cho là sẽ thay đổi tương lai của ngành vận tải.

Thứ tư, chính sách mở rộng khai thác năng lượng. Một trong những ưu tiên hàng đầu của ông Trump là thúc đẩy khai thác năng lượng trong nước, bao gồm dầu mỏ, khí đốt và các tài nguyên khoáng sản khác. Ông Trump dự kiến giảm các quy định bảo vệ môi trường để khuyến khích khai thác và sản xuất, từ đó tăng cường tính cạnh tranh và khả năng tự chủ năng lượng của Hoa Kỳ.

Sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Trước đây, các công ty đa quốc gia có xu hướng đặt nhà máy ở nước ngoài, như Trung Quốc hay Đông Nam Á, để tận dụng chi phí nhân công rẻ, các ưu đãi thuế và chính sách môi trường ít chặt chẽ hơn so với Mỹ. Điều này, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Với các chính sách hiện tại, ông Trump muốn làm giảm lợi thế khi đặt nhà máy ở nước ngoài bằng (1) áp thuế nhập khẩu 10% lên tất cả hàng hóa, (2) giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 21% xuống 15%, (3) giảm chi phí năng lượng qua mở rộng khai thác dầu và khí đốt, và (4) giảm các quy định về môi trường.

Nếu các chính sách này được thực hiện, lợi ích từ việc đặt nhà máy ở nước ngoài sẽ không còn lớn. Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển dòng vốn toàn cầu từ các quốc gia về Mỹ và từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Sự chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc sang các nước khác đã tạo nên căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Ông Trump dự kiến áp thuế cao lên đến 60% đối với một số hàng hóa Trung Quốc.

Các ngành công nghiệp sẽ chia thành hai nhóm chính là nhóm công nghệ cao thâm dụng vốn và nhóm thâm dụng lao động (sử dụng nhiều lao động/con người trong quá trình sản xuất). Các ngành công nghệ cao có khả năng chuyển dịch về Mỹ do các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của ông Trump.

Tuy nhiên, các ngành thâm dụng lao động (cần nhiều lao động) có thể sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia khác do chi phí lao động cao tại Mỹ. Chi phí lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp; nếu đặt nhà máy ở Mỹ, nơi có chi phí lao động cao, sẽ làm tăng đáng kể chi phí sản xuất của doanh nghiệp, bất chấp sự hỗ trợ từ các chính sách của ông Trump.

Bên cạnh đó, một vấn đề các doanh nghiệp cần cân nhắc khi dịch chuyển nhà máy về Mỹ hoặc các nước khác là việc thiết lập lại chuỗi cung ứng, vốn đã hoàn thiện tại Trung Quốc. Để giảm thiểu chi phí và tránh rủi ro, các công ty có thể ưu tiên lựa chọn các quốc gia gần Trung Quốc. Việt Nam cũng có các chính sách ưu đãi hấp dẫn, thu hút các công ty đa quốc gia; do đó, Việt Nam sẽ nổi lên như một điểm đến tiềm năng với dòng vốn này. Dự kiến, Việt Nam sẽ thu hút được dòng vốn FDI mới dưới các chính sách của ông Trump.

Trần Trương Mạnh Hiếu

Doanh nhân Dương Tiến Dũng: Giảng viên về hưu đứng sau hệ sinh thái nghìn tỷ và mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Hoàn Cầu

Trước khi được biết đến là người đứng sau loạt doanh nghiệp ngành nước và mối quan hệ thông gia với ông chủ Tập đoàn Hoàn Cầu, ông Dương Tiến Dũng từng là giảng viên, trưởng bộ môn một trường đại học.

Người đứng sau loạt doanh nghiệp ngành nước, chứng khoán

Ông Dương Tiến Dũng (SN 1954) quê gốc tại Tiền Giang, sinh ra tại Đồng Tháp. Ông được biết đến nhiều là bố của Á hậu Dương Trương Thiên Lý - vợ của ông Nguyễn Quốc Toàn - cựu Chủ tịch một ngân hàng.

Ít ai biết, ông Dũng từng là giảng viên, trưởng bộ môn tại trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM từ năm 1978 đến 2014. Sau khi về hưu, ông Dũng cùng con gái gây dựng hệ sinh thái nghìn tỷ từ ngành nước, chứng khoán đến bất động sản, năng lượng…

Ngành kinh doanh cốt lõi của gia đình ông Dương Tiến Dũng là ngành nước với pháp nhân CTCP Cấp thoát nước Thủy Anh, được thành lập năm 2014. Trong đó, ông Dũng nắm 91% vốn điều lệ (tương đương 455 tỷ đồng), còn con gái ông là bà Dương Thị Duyên Hải nắm 4,5%, bà Nguyễn Thị Kim Phượng nắm 4,5% còn lại.

Năm 2015, ông Dũng cùng Cấp thoát nước Thủy Anh trở thành cổ đông lớn tại CTCP Cấp thoát nước Bình Định với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 5% và 24,9%. Tháng 11 năm đó, vị doanh nhân SN 1954 trở thành thành viên HĐQT Cấp thoát nước Bình Định.

Tháng 8/2016, ông Dũng cùng con gái đã “sang tên” 91% vốn tại Cấp thoát nước Thủy Anh cho bà Trần Thị Y – người có cùng địa chỉ thường trú với ông Dũng.

Sang năm 2017, HĐQT Cấp thoát nước Thủy Anh đề cử ông Dương Tiến Dũng, đại diện cho 17,38% tỷ lệ sở hữu tại CTCP Cấp thoát nước Bến tre vào HĐQT công ty. Cùng năm đó, bà Trần Thị Y chuyển giao lại vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tại Cấp thoát nước Thủy Anh cho ông Dũng.

Đến năm 2018, vợ ông Dũng là bà Trương Thị Mỹ An cùng Cấp Thoát Nước Thủy Anh tiếp tục trở thành cổ đông lớn tại CTCP Cấp thoát nước Lâm Đồng. Ông Dương Tiến Dũng ngồi ghế thành viên HĐQT trong thời gian từ tháng 6/2018 đến ngày 27/5/2023.

Trong lĩnh vực chứng khoán, vợ chồng ông Dương Tiến Dũng và những pháp nhân liên quan nắm đến 70% vốn điều lệ của CTCP Chứng khoán Bảo Minh. Cụ thể, tại ngày 30/6/2024, Công ty Cổ phần Rồng Ngọc nắm ông Dương Tiến Dũng nắm 23% và bà Trương Thị Mỹ An nắm 23%.

Doanh nhân Dương Tiến Dũng: Giảng viên về hưu đứng sau hệ sinh thái nghìn tỷ và mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Hoàn Cầu- Ảnh 2.

Nhóm cổ đông Dương Tiến Dũng nắm đến 70% vốn Chứng khoán Bảo Minh

Trong đó, Công ty cổ phần Rồng Ngọc được thành lập 14/07/2016 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập: bà Dương Trương Thiên Lý sở hữu 80% cổ phần, bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm nắm giữ 10% cổ phần và ông Trần Ngọc Nhật nắm giữ 10% cổ phần.

Dữ liệu của PV cũng ghi nhận năm 2020, bố mẹ Á hậu Dương Trương Thiên Lý từng đem cổ phần tại Chứng khoán Bảo Minh thế chấp tại ngân hàng.

Mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Hoàn Cầu

Gia đình ông Dương Tiến Dũng còn đầu tư vào nhiều ngân hàng thông qua pháp nhân Công ty TNHH Công nghệ kiểm soát bụi (hiện đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế).

Đáng chú ý, năm 2017 ông Dương Tiến Dũng thay thế ông Nguyễn Chấn - chồng cố doanh nhân Tư Hường để sở hữu 98% vốn điều lệ (tương đương 1.146,6 tỷ đồng) tại Công ty TNHH Hòa Cầu (Tập đoàn Hoàn Cầu).

Thời điểm đó, việc ông Nguyễn Chấn chuyển nhượng số cổ phần trị giá hơn 1.100 tỷ đồng cho thông gia khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi. Tuy nhiên, đến tháng 7/2018, phần vốn của ông Dương Tiến Dũng lại được chuyển nhượng cho ông Phan Đình Tân. Lúc này, ông Tân trở thành người nắm giữ 99% vốn của Hoàn Cầu, với cổ đông còn lại là một cá nhân khác nắm 1%.

Nói về mối quan hệ của ông Dương Tiến Dũng với gia đình thông gia thì cần nhắc tới pháp nhân mang tên Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương được thành lập tháng 10/1999 với vốn điều lệ 90 tỷ đồng.

Cổ đông sáng lập nắm giữ tới 99,67% cổ phần là ông Nguyễn Quốc Toàn (con rể ông Dũng). Đến cuối năm 2012, vợ ông Toàn là Á hậu Dương Trương Thiên Lý sở hữu 99,94% cổ phần. Nhưng sau đó, số cổ phần trên được chuyển sang tên bà Đào Thị Diệu cho đến tháng 6/2016.

Đầu năm 2015, Rồng Thái Bình Dương được công bố nắm giữ 14,26% vốn điều lệ của một ngân hàng. Đến tháng 8/2018, ông Dương Tiến Dũng trở thành người nắm giữ 80% cổ phần Rồng Thái Bình Dương, người sở hữu 20% còn lại là bà Nguyễn Thị Kim Phượng.

Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau (tức tháng 11/2018), ông Dương Tiến Dũng thoái vốn. Hai cổ đông là Nguyễn Văn Hoàng và bà Kim Phượng, mỗi người sở hữu 50% cổ phần Rồng Thái Bình Dương.

Có thể nhận thấy, vị đại gia sinh năm 1954 chỉ trực tiếp nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Tương tự tại Công ty cổ phần Hoàn Cầu Solar LA, doanh nghiệp được biết đến là chủ dự án Công viên Năng lượng Mặt trời Solar Park, tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Hoàn Cầu Solar LA được thành lập vào tháng 4/2018. Cổ đông sáng lập bao gồm Công ty TNHH MTV Hoàn Cầu Long An (góp 50 tỷ đồng, chiếm 20%), Công ty TNHH Quản lý Khách sạn Hoàng Gia (góp 50 tỷ đồng, tương ứng 20%) và ông Dương Tiến Dũng (góp 150 tỷ đồng, chiếm 60%). Tuy nhiên, chỉ sau một tháng, ông đã không còn nắm giữ số cổ phần này.

Ngoài ra, bố của Á hậu Dương Trương Thiên Lý là cổ đông sáng lập nắm giữ 96% vốn Công ty Cổ phần Thẩm định giá Vinaland.

Hiện ông Dương Tiến Dũng chỉ đứng tên đại diện duy nhất tại Công ty TNHH Diamond Nha Trang. Doanh nghiệp này thành lập năm 2017, hoạt động dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, ông Dũng sở hữu tới 97%, tương đương 485 tỷ đồng, trong khi 3% còn lại thuộc về bà Trần Thị Trúc Linh.

Hà Ly

Theo Hà Ly

An ninh tiền tệ