Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Ông Trương Gia Bình hé lộ bí kíp để FPT thành công như DeepSeek

THỨ 3 , 04/02/2025, 09:45

13 CHIA SẺ

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng DeepSeek đang khiến tất cả sững sờ trước cuộc chiến công nghệ thực sự.

Ông Trương Gia Bình hé lộ bí kíp để FPT thành công như DeepSeek

Câu chuyện về mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) giá rẻ đến từ Trung Quốc mang tên DeepSeek đang là tâm điểm của giới đầu tư công nghệ toàn cầu và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tại buổi giao ban khai xuân của FPT ngày 3/2, Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình đã dùng chính câu chuyện về DeepSeek để làm thông điệp truyền cảm hứng cho cán bộ, nhân viên tập đoàn.

“DeepSeek đang khiến tất cả sững sờ trước cuộc chiến công nghệ thực sự. Giống như David dùng ná bắn hạ gã khổng lồ Goliath, DeepSeek không cần nguồn lực quá lớn nhưng vẫn tạo ra thành tựu đáng kinh ngạc. Điều này là nguồn động viên mạnh mẽ cho chúng ta. Để đạt được thành công như DeepSeek, điều quan trọng không phải là tiêu tốn nhiều nhân lực, tiền bạc hay thời gian, mà là tìm ra cách tối ưu để phục vụ đối tác và chính mình. AI đi trước AI, chúng ta phải đi thật nhanh” , Chủ tịch FPT khẳng định.

Theo ông Bình, các tập đoàn lớn đang xây dựng nền tảng (platform) chung cho mọi vấn đề, còn FPT cần phát triển những nền tảng chuyên sâu cho từng lĩnh vực cụ thể. “FPT chắc chắn sẽ trở thành tập đoàn toàn cầu. Chúng ta đã đặt mục tiêu 1 triệu nhân sự, với hàng trăm nghìn người nước ngoài. Để đạt được điều đó, cần có những lãnh đạo mang tư duy và năng lực toàn cầu. Đã là lãnh đạo cấp tập đoàn, ít nhất phải có kinh nghiệm ở ba châu lục” , Chủ tịch FPT chia sẻ.

Dự luật phạt tù vì tải DeepSeek: Mỹ và đồng minh ra đòn với ứng dụng AI Trung Quốc

Thu Thủy

Thu Thủy

04/02/2025 10:52

Theo các cơ quan truyền thông Mỹ, Quốc hội nước này đã đề xuất một dự luật mới coi việc tải xuống DeepSeek là phạm tội, với mức án tối đa là 20 năm tù.

Nhiều quốc gia thận trọng với DeepSeek

Sự xuất hiện gây bất ngờ của DeepSeek và ba thiên tài AI ở Trung Quốc

Nhà sáng lập DeepSeek được chào đón như người hùng khi thăm quê

Chính phủ Mỹ áp dụng biện pháp cực đoan cấm DeepSeek. Ảnh: HK01.\ 460x306
Chính phủ Mỹ áp dụng biện pháp cực đoan cấm DeepSeek. Ảnh: HK01.

Động thái cực đoan này không chỉ bộc lộ nỗi lo sợ của Mỹ về sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc mà còn khơi dậy sự suy ngẫm sâu sắc về sự cạnh tranh công nghệ toàn cầu và sự phong tỏa công nghệ.

Sự trỗi dậy của DeepSeek và nỗi lo lắng của nước Mỹ

DeepSeek là một chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ mới do một công ty AI của Trung Quốc phát triển. Nó tương tự như ChatGPT ở Mỹ. Nó có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và có thể trả lời các câu hỏi và tạo ra nội dung sáng tạo. Nó tăng nhanh chóng, đứng đầu bảng xếp hạng App Store và Google Play, thu hút sự chú ý của người dùng trên toàn thế giới chỉ trong vài tuần.

Dự luật cấm AI Trung Quốc của Quốc hội Mỹ. Ảnh: NetEasy.

Tuần trước, DeepSeek nhanh chóng trở nên phổ biến tại Mỹ: chatbot này đã đứng đầu bảng xếp hạng App Store và Google Play; các nhà cung cấp dịch vụ đám mây của Mỹ như Microsoft, Amazon và Nvidia cũng bắt đầu cung cấp các dịch vụ liên quan trên nền tảng của họ.

Sự thành công của DeepSeek đã gia tăng áp lực lên Mỹ, nước luôn tự coi mình là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về đổi mới công nghệ. Khi Trung Quốc đạt được những đột phá trong công nghệ AI như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy, “sự thống trị về công nghệ” của nước này đang bị đe dọa.

Microsoft và OpenAI cùng cáo buộc DeepSeek “đánh cắp” dữ liệu ChatGPT, và một cuộc tấn công mạng ác ý vào nó đã được phát động. Mọi dấu hiệu cho thấy sự lo lắng của Hoa Kỳ đã chuyển thành hành động thực tế, cố gắng ứng phó với các thách thức thông qua các hạn chế và lệnh cấm.

Tải DeepSeek xuống bị coi là phạm tội và có thể bị phạt 20 năm tù. Ảnh: NetEasy.

Nhiều cư dân mạng suy đoán DeepSeek có thể bị cấm ở Mỹ trước cả TikTok. Mới đây, hãng thông tấn AP đưa tin tiểu bang Texas đã cấm sử dụng các ứng dụng Xiaohongshu (Tiểu hồng thư) và DeepSeek trên các thiết bị của chính phủ.

Thống đốc người đảng Cộng hòa bang Texas Greg Abbott đã tuyên bố lệnh cấm sử dụng các mô hình từ công ty AI DeepSeek trên các thiết bị của chính phủ, đưa Texas trở thành tiểu bang đầu tiên hạn chế chatbot phổ biến này.

Ngoài ra, Abbott cũng cấm các ứng dụng mạng xã hội phổ biến của Trung Quốc là Xiaohongshu (RedNote) và Lemon8 trên mọi thiết bị của chính quyền tiểu bang.

Thống đốc Texas cấm DeepSeek và Xiaohongshu. Ảnh: NetEasy.

Chính quyền Trump chặn DeepSeek

Ngay cả trước khi dự luật trên được đề xuất, một số cơ quan chính quyền Trump đã bắt đầu chặn DeepSeek, bao gồm NASA, Hải quân, Bộ Quốc phòng và Quốc hội.

Vào ngày 31/1, hãng CNBC được biết rằng do “vấn đề bảo mật và quyền riêng tư”, NASA đã cấm nhân viên sử dụng DeepSeek và chặn quyền truy cập vào nền tảng này.

Vào ngày 30/1, Axios đưa tin: Văn phòng Quốc hội Mỹ đã thông báo cấm các nhân viên cài đặt DeepSeek trên bất kỳ thiết bị chính thức nào (bao gồm điện thoại di động, máy tính và máy tính bảng).

Cùng ngày, Cơ quan Hệ thống Thông tin Quốc phòng Mỹ (DISA) đã hành động và Lầu Năm Góc đã chặn quyền truy cập vào trang web của công ty khởi nghiệp DeepSeek của Trung Quốc. Trước đó, các nhân viên của Bộ Quốc phòng đã sử dụng DeepSeek trong nhiều ngày.

Vào ngày 28/1, CNBC đưa tin rằng Hải quân Mỹ đã cấm sử dụng DeepSeek do “các vấn đề về an toàn và đạo đức”. Trên Reddit, sự việc này đã gây nên cuộc tranh luận sôi nổi giữa cư dân mạng. Ví dụ, việc sử dụng “đạo đức” làm cái cớ khiến người ta khó hiểu.

Một số cư dân mạng cũng cho rằng đây chỉ là một hình thức “bảo hộ thương mại” khác và lệnh cấm DeepSeek của Mỹ đã cung cấp thêm băng thông cho các quốc gia khác.

NASA cấm DeepSeek. Ảnh: NetEasy.

Giới doanh nghiệp tẩy chay

Vào ngày 31/1, Bloomberg đưa tin đã có “hàng trăm” công ty, đặc biệt là các công ty liên quan đến chính phủ, đã chặn DeepSeek.

Tin tức này xuất phát từ cuộc phỏng vấn với các giám đốc điều hành của các công ty an ninh mạng Armis và Netskope. Armis cho biết khoảng 70% khách hàng của họ đã yêu cầu chặn quyền truy cập vào DeepSeek.

Theo ông Ray Canzanese, giám đốc Netskope Threat Labs, 52% khách hàng của Netskope đã chặn hoàn toàn quyền truy cập vào trang web DeepSeek. Nadir Izrael, giám đốc công nghệ (CTO) của Armis cho biết: “Mối lo ngại lớn nhất là các mô hình AI có thể rò rỉ dữ liệu sang Trung Quốc”.

Ngoài ra Bloomberg Law đưa tin rằng công ty luật Fox Rothschild ở San Francisco cũng đã chặn DeepSeek. Theo chính sách bảo mật của DeepSeek, công ty lưu trữ mọi dữ liệu người dùng tại Trung Quốc, nơi luật pháp địa phương yêu cầu các công ty phải chia sẻ dữ liệu khi được các cơ quan chính phủ yêu cầu.

DeepSeek bị chặn ở Italy. Ảnh: NetEasy.

Tranh cãi về quyền riêng tư dữ liệu lại nổi lên

Vào ngày 30/1, Italy đã chặn quyền truy cập vào DeepSeek do lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu. Cục Bảo vệ Dữ liệu của Italy đã có hành động đáng kể chống lại DeepSeek, yêu cầu làm rõ cách ứng dụng này quản lý dữ liệu người dùng.

DPA đã tiến hành cuộc điều tra trong bối cảnh lo ngại rằng thông tin cá nhân của hàng triệu người Italy có thể gặp rủi ro. DeepSeek có 20 ngày để trả lời các câu hỏi về hoạt động thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu của họ. Tuy nhiên Italy cũng đã cấm sử dụng ChatGPT, và quốc gia này luôn không thân thiện với AI.

Theo The Guardian, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland đã yêu cầu DeepSeek cung cấp thông tin chi tiết về cách công ty này xử lý dữ liệu liên quan đến công dân Ireland.

Các cơ quan truyền thông cũng đưa tin rằng Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Khoa học Australia cũng bày tỏ những lo ngại, kêu gọi người dân thận trọng khi sử dụng DeepSeek.

Chính phủ Australia đặc biệt cảnh giác với nguy cơ sử dụng sai mục đích dữ liệu cá nhân của các tổ chức nước ngoài, phản ánh sự lo ngại rộng rãi hơn về tác động của việc sử dụng công nghệ Trung Quốc.

Hàng trăm công ty hạn chế đăng ký DeepSeek. Ảnh: NetEasy.

Tương lai của DeepSeek vẫn mờ mịt

Công ty này phải đối mặt với bối cảnh phức tạp của các quy định quốc tế và quan điểm của công chúng về quyền riêng tư dữ liệu. Những kết quả của các cuộc điều tra này có thể tạo ra tiền lệ cho việc quản lý các ứng dụng AI trên toàn thế giới.

Lệnh cấm DeepSeek của Mỹ làm nổi bật sự cạnh tranh công nghệ toàn cầu khốc liệt. Bản chất của khoa học và công nghệ là những đột phá mang tính sáng tạo, và tiến bộ công nghệ không có biên giới. Mặc dù lệnh cấm và đàn áp các công ty Trung Quốc của Mỹ có thể duy trì sự thống trị về công nghệ của nước này trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ không có lợi cho sự tiến bộ chung của khoa học và công nghệ toàn cầu, thậm chí có thể gây khó khăn cho sự phát triển công nghệ toàn cầu.

Bộ Công Thương đề nghị EVN là chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

14/01/2025 | 09:41

Bộ Công Thương mới đây đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân việc xem xét, tiếp tục giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Cùng với đó là việc cho phép EVN chỉ định tư vấn để rà soát, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, bao gồm cả đề xuất các cơ chế đặc thù thực hiện dự án, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Kiến nghị khác của Bộ Công Thương là báo cáo cấp thẩm quyền cho chủ trương tái đàm phán, ký kết điều chỉnh Hiệp định, thỏa thuận với các quốc gia, đối tác thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2.

Trước đó, tại báo cáo triển khai kế hoạch năm 2025, EVN cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao tập đoàn tiếp tục đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), gần khu vực xây dựng Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Trong quá khứ, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 41/2009/QH12 ngày 25/11/2009, gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy có 2 tổ máy được xây dựng tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, đều thuộc tỉnh Ninh Thuận. Tổng công suất của 2 nhà máy này là khoảng 4.000 MW.

Để triển khai dự án, ngày 18/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 460/TTg-KTN về kế hoạch tổng thể thực hiện dự án. Theo đó, Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 công suất khoảng 2.000 MW gồm 2 tổ máy tại xã Phước Dinh, Thuận Nam; Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 công suất khoảng 2.000 MW gồm 2 tổ máy đặt tại xã Vĩnh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.

EVN cũng được giao là chủ đầu tư Dự án Hạ tầng phục vụ thi công các dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh thuận, Dự án Trung tâm quan hệ công chúng về điện hạt nhân. Với Dự án đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án Nhà máy điện hạt nhân, EVN cũng được giao là chủ đầu tư và phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

UBND tỉnh Ninh Thuận được giao là chủ đầu tư Dự án di dân tái định cư của các Dự án nhà máy điện hạt nhân.

EVN sau đó đã hợp tác với phía Nga (Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1) và Nhật Bản (Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2) để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án.

Các tư vấn đã hoàn thành khảo sát, lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) và đã trình cơ quan có thẩm quyền.

EVN cũng đã hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống cấp điện phục vụ thi công trong Dự án hạ tầng phục vụ thi công các nhà máy điện hạt nhân; dự án khu quản lý vận hành, khu chuyên gia và trụ sở Ban quản lý cũng đã được phê duyệt dự án đầu tư và triển khai xây dựng một phần.

Dự án đầu tư Trung tâm quan hệ công chúng về điện hạt nhân cũng đã được tư vấn khảo sát hoàn thành, lập dự án trình EVN.

Đối với dự án di dân tái định cư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư là 3.236 tỷ đồng thì cũng đã thực hiện được 1 phần. EVN đã ứng gần 95 tỷ cho UBND tỉnh Ninh Thuận để giải ngân cho dự án.

Tổng chi phí đầu tư chuẩn bị dự án đã thực hiện tới nay là khoảng 1.577 tỷ đồng.

Trong giai đoạn từ năm 2005-2010, EVN đã cử 30 kỹ sư điện hạt nhân đào tạo tại Nga và Pháp với kinh phí do EVN chi trả. Hiện có 27/30 người đang làm việc tại EVN và các đơn vị thành viên.

Việc đào tạo theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo có 248 người với cam kết về làm việc cho EVN sau khi tốt nghiệp.

Trong giai đoạn 2012-2016, đã có 32 người được EVN cử đi đào tạo tại Nhật và hiện có 30 người làm việc cho EVN cùng các đơn vị thuộc EVN.

Link gốc: Bộ Công thương đề nghị EVN là chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?

Một doanh nghiệp bất động sản báo lãi thấp kỷ lục từ khi niêm yết, cổ phiếu từng “tăng sốc, giảm sâu” trong thời gian ngắn

image

Khoản lợi nhuận này “bốc hơi” hơn 70% so với cùng kỳ.

Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã chứng khoán: SCR) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt hơn 470 tỷ đồng, cao gấp gần 5 lần cùng kỳ năm trước. Dù vậy, việc kinh doanh dưới giá vốn khiến TTC Land báo lỗ gộp tới 102 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 39 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh thu tài chính đạt gần 231 tỷ đồng, tăng 172% so với cùng kỳ 2023, chi phí tài chính tăng 13%. Khấu trừ các khoản chi phí khác, doanh nghiệp báo lãi sau thuế đạt gần 3 tỷ đồng, sụt giảm 53% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2024 , TTC Land ghi nhận hơn 799 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp đôi cùng kỳ. Doanh thu tăng mạnh chủ yếu tới từ chuyển nhượng bất động sản mang về 428 tỷ đồng, cao gấp 12 lần cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 54% doanh thu.

Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn nên công ty lỗ gộp năm 2024 hơn 49 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 107 tỷ đồng. Kết quả, TTC Land báo lãi sau thuế còn hơn 4 tỷ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ và là năm có lợi nhuận thấp nhất trong vòng 17 năm qua (kể từ 2008)

Tại thời điểm 31/12/2024, tổng tài sản SCR đạt gần 11.847 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt gần 175 tỷ đồng, tăng 52%; khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn gần 99 tỷ đồng, gấp 5,5 lần. Ngược lại, hàng tồn kho giảm 6% còn hơn 3.451 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khoản phải thu dài hạn khác tăng mạnh lên 1.546 tỷ đồng, cao gấp đôi đầu năm, chủ yếu là phải thu từ góp vốn hợp tác kinh doanh gần 1.344 tỷ đồng. Số tiền này thể hiện các khoản đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với CTCP Toàn Hải Vân để phát triển dự án khu phức hợp Vịnh Đầm tại Phú Quốc, Kiên Giang và CTCP Quản lý và Khai thác Khu công nghiệp Đặng Huỳnh về phát triển dự án khu công nghiệp Tân Kim mở rộng tại thị trấn Cần Giuộc, Long An.

Về phía nguồn vốn, nợ phải trả đạt gần 6.382 tỷ đồng, tăng 16% so với hồi đầu năm. Nợ vay tài chính ghi nhận giá trị 3.676 tỷ đồng, chiếm 56% là nợ vay dài hạn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối kỳ đạt hơn 398 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SCR niêm yết trên HoSE vào tháng 11/2010. Giai đoạn 2021-2022, thị giá cổ phiếu này chứng kiến con sóng tăng giá gấp 4 lần, lên đỉnh lịch sử 25.400 đồng/cp chỉ trong vòng hơn 2 tháng (từ T11/2021 tới T1/2022). Sau đó, SCR nhanh chóng “tuột dốc” và điều chỉnh về vùng đáy 4.000 đồng/cp. Hiện, SCR đang giao dịch quanh mốc 5.370 đồng/cp.

![Một doanh nghiệp bất động sản báo lãi thấp kỷ lục từ khi niêm yết, cổ phiếu từng “tăng sốc, giảm sâu” trong thời gian ngắn- Ảnh 2.](https://cafefcdn.com/203337114487263232/2025/2/4/vqafvn2g-1738648551947-1738648552020296866759.png “Một doanh nghiệp bất động sản báo lãi thấp kỷ lục từ khi niêm yết, cổ phiếu từng “tăng sốc, giảm sâu” trong thời gian ngắn- Ảnh 2.”)

Dương Ngọc

Nhịp sống thị trường

Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ

Tỉ phú Elon Musk và các trợ lý của ông đã nắm quyền kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ, gây ra sự lo ngại trong số những người chỉ trích, theo AFP.

Tỉ phú Musk, người giàu nhất thế giới, đang dẫn đầu các nỗ lực cắt giảm chi phí liên bang của Tổng thống Mỹ Donald Trump theo cái gọi là Ban Hiệu quả chính phủ (DOGE).

“Cách duy nhất ngăn chặn gian lận và lãng phí tiền của người đóng thuế là theo dõi các luồng thanh toán và tạm dừng các giao dịch đáng ngờ để xem xét”, tỉ phú Musk nhấn mạnh trên mạng xã hội X ngày 3.2, theo AFP.

Hệ thống thanh toán được bảo vệ chặt chẽ của Bộ Tài chính Mỹ xử lý dòng tiền của chính phủ nước này, trong đó có 6.000 tỉ USD mỗi năm cho an sinh xã hội, chương trình bảo hiểm y tế quốc gia (Medicare), lương liên bang và những khoản thanh toán quan trọng khác.
Việc tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán nói trên đã được tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent chấp thuận và trở nên khả thi khi một quan chức phụ trách bị cho tạm nghỉ sau khi từ chối giao quyền truy cập, theo tờ The Washington Post. Vị quan chức này sau đó đã nghỉ hưu, theo một nguồn thạo tin tiết lộ với AFP.

Ngoài ra, tạp chí Wired loan tin tỉ phú Musk đã đưa những người thay thế trẻ tuổi làm việc cho DOGE vào các vị trí quan trọng của chính phủ Mỹ, và nhóm của ông có được quyền truy cập chưa từng có vào các hệ thống thanh toán. Quyền truy cập này vốn thường chỉ dành cho nhân viên lâu năm.

Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ- Ảnh 1.

Tỉ phú Elon Musk trong lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington D.C ngày 20.1

Ảnh: Reuters

Trong khi đó, các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ đang bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc tỉ phú Musk và các trợ lý của ông tiếp cận dòng tiền của chính phủ Mỹ, cho rằng điều đó chẳng khác gì giành quyền lực một cách bất hợp pháp. “Họ đang chiếm đoạt những công cụ bạn cần để đảo chính”, Thượng nghị sĩ Ron Wyden, đảng viên Dân chủ cấp cao trong Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, bình luận.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đảng viên Dân chủ cấp cao trong Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ, thì chỉ trích động thái trên là “cực kỳ nguy hiểm” và cho rằng việc này gây ra rủi ro mang tính hệ thống cho nền kinh tế.

Thế giới di động “quay xe” mời nhân viên cũ trở lại làm việc, mạnh tay “rút hầu bao” tăng hơn 30% chi phí cho người lao động

0

|

16:41 04/02/2025

Sau thời gian “giảm lượng, tăng chất”, trong quý cuối năm 2024, CTCP Đầu tư Thế giới Di động tuyển thêm nhân viên, trong đó có nhân viên cũ, đồng thời, nâng phúc lợi cho người lao động.

Trong gần một thập kỷ phát triển, số lượng nhân sự của Thế Giới Di Động đã tăng hơn 15 lần từ 5.486 người năm 2013 lên 80.231 người, đến hết tháng 9/2022. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, chuỗi bán lẻ này tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ mạng lưới cửa hàng, bộ máy nhân sự.

Số lượng nhân sự của MWG đến hết nửa đầu năm 2024 giảm hơn 20.000 người so với mức đỉnh trước đó, còn khoảng 59.500 người. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2020.

Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính mới nhất, MWG đã tuyển thêm 3.400 nhân viên, nâng tổng số lên 63.660 người. So với tháng 6/2024, số nhân viên tăng khoảng 4.200 người, nhưng vẫn thấp hơn khoảng 1.800 người so với hồi đầu năm (65.414 nhân sự).

Trước đó, từ tháng 9/2024, trang web Tuyển dụng Thế giới Di động bất ngờ đăng tải chương trình “Ngày trở về” dành cho các cựu nhân viên MWG muốn quay lại làm việc tại các siêu thị điện máy và Bách hóa xanh. Có thể thấy, sau hơn hai năm tái cấu trúc, đây là lần hiếm hoi MWG bổ sung lực lượng lao động.

Không chỉ tăng nhân sự, MWG còn nâng phúc lợi cho nhân viên trong năm qua. Tổng chi phí nhân sự đạt 10.800 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2023 dù số nhân sự thấp hơn cùng kỳ.

Tập đoàn chi 7.722 tỷ đồng trả thu nhập cho nhân viên bán hàng và 3.081 tỷ đồng cho nhân viên khối quản lý vận hành tăng lần lượt 521 và 901 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Theo Giám đốc Tài chính Vũ Đăng Linh, việc doanh nghiệp tăng có khoản thưởng lớn cuối năm dành cho nhân viên là một bước đi quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Việc tăng lương thưởng phù hợp với kết quả kinh doanh năm nay của MWG. Theo báo cáo quý IV/2024, MWG đạt doanh thu thuần đạt 34.574 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ chi phí vốn, lợi nhuận gộp tăng nhẹ 6,5%, đem về 6.587 tỷ đồng. Biên lãi gộp đạt 19% trong quý 4/2024.

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng nhẹ 5% lên 636 tỷ đồng, chi phí tài chính được tiết giảm 55% xuống 189 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt 237% lên hơn 916 tỷ đồng.

Khấu trừ các khoản chi phí khác, Thế Giới Di Động báo lãi sau thuế 852 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với mức nền thấp cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong quý 4/2024 đạt hơn 847 tỷ đồng, tương ứng gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ.

Phong Phú Corp: Lãi lớn, nợ bảo hiểm, phạt vi phạm hành chính, thuế nhiều tỷ đồng

Nhóm phóng viên

Thứ ba, 04/02/2025 - 16:17

(Thanh tra) - Phong Phú Corp ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2024 khi doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngành dệt may này cũng gây chú ý khi bị phạt vi phạm hành chính, thuế nhiều tỷ đồng.

Phong Phú Corp ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2024. Ảnh: Chụp màn hình.

Doanh thu tăng mạnh, phạt vi phạm hành chính, thuế nhiều tỷ đồng

Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú (Phong Phú Corp,UPCoM: PPH - 48 Tăng Nhơn Phú, Khu phố 18, phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh) đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2024, ghi nhận doanh thu cả năm 2024 đạt 2.233 tỷ đồng, tăng thêm 484 tỷ đồng so với năm trước đó. Giá vốn bán hàng ở mức 1.803 tỷ đồng, nên lãi gộp công ty đạt 429 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính PPH xấp xỉ 47 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính gần 101 tỷ đồng, tăng 15%; chi phí tài chính hơn 88 tỷ đồng, tăng 14%; chi phí quản lý doanh nghiệp 258 tỷ đồng, tăng 16%… Chưa kể, trong năm vừa qua, Phong Phú Corp còn phát sinh hơn 3,7 tỷ đồng tiền phạt vi phạm hành chính, thuế (cùng kỳ không ghi nhận)…

Kết thúc năm 2024, Phong Phú Corp báo lãi sau thuế đạt 372 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 317 tỷ đồng trong năm 2023.

Được biết, năm 2024, Phong Phú Corp đặt kế hoạch doanh thu 2.600 tỷ đồng, chỉ tiêu lãi ròng 324 tỷ đồng, với kết quả vừa nêu trên, doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch doanh thu, thế nhưng vượt xa mục tiêu lợi nhuận.

Tại ngày 31/12/2024, tổng tài sản Phong Phú Corp đạt 3.570 tỷ đồng, tăng thêm 32 tỷ đồng sau 12 tháng. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền có hơn 123 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 74 tỷ đồng hồi đầu năm. Ngoài ra, PPH còn hơn 546 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, tăng 56 tỷ đồng

Hàng tồn kho Phong Phú Corp còn hơn 601 tỷ đồng, nhích nhẹ so với năm 2023. Bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu 136 tỷ đồng; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang gần 143 tỷ đồng; chi phí dở dang dự án xấp xỉ 188 tỷ đồng; thành phẩm 129 tỷ đồng; hàng hoá hơn 8 tỷ đồng và hàng gửi đi bán khoảng 3 tỷ đồng.

Phong Phú Corp gây chú ý khi bị phạt vi phạm hành chính, thuế hơn 3,7 tỷ đồng. Ảnh: Trích chụp báo cáo tài chính quý 4/2024 của PPH.

Nợ bảo hiểm nhiều tỷ đồng

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tính đến cuối năm 2024, nợ phải trả Phong Phú Corp giảm từ 1.833 tỷ đồng về còn 1.723 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay tài chính chiếm phần lớn nợ phải trả công ty với 961 tỷ đồng.

Khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước 34 tỷ đồng; phải trả người lao động 68 tỷ đồng; phải trả kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp hơn 2 tỷ đồng…

Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú, tiền thân là Nhà máy dệt Sicovina, được thành lập năm 1964 và chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con vào năm 2007. Được đánh giá là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Dệt may Việt Nam, Phong Phú Corp đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao vào các thị trường như EU, Nhật Bản, Mỹ và chiếm thị phần nội địa cao.

Ông Trần Quang Nghị giữ chức Chủ tịch HĐQT Phong Phú từ năm 2014 đến nay. Đáng nói, trong khoảng thời gian này, tình hình kinh doanh của Phong Phú đã trải qua nhiều biến động. Đặc biệt là hàng loạt lùm xùm liên quan đến tham vọng lấn sân bất động sản “dang dở” của ông lớn dệt may này.

Giai đoạn 2016 - 2019, cả doanh thu và Phong Phú Corp trồi sụt theo từng năm, thiếu sự ổn định. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2020, khi Phong Phú Corp có Tổng Giám đốc mới là ông Dương Khuê thay cho ông Phạm Xuân Trình, doanh nghiệp này bắt đầu ghi nhận giai đoạn khởi sắc khi lợi nhuận tăng phi mã bất chấp doanh thu vẫn sụt giảm.

Bộ Xây dựng sẽ quản lý giao thông cả nước sau khi hợp nhất với Bộ GTVT

Hoài Thu

Hoài Thu

Thứ ba, 04/02/2025 - 15:31

00:00/02:45

Nam miền Bắc

(Dân trí) - Sau khi hợp nhất với Bộ GTVT, Bộ Xây dựng dự kiến có 23 đơn vị trực thuộc; quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước.

Ngày 4/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT).

Bộ trưởng GTVT Trần Hồng Minh cho biết, Bộ Xây dựng và Bộ GTVT đã họp, thống nhất nội dung Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (Dự thảo Nghị định).

Theo đó, dự thảo Nghị định quy định đầy đủ, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, không bỏ sót nhiệm vụ, nội dung quản lý, không trùng lắp, chồng chéo với các bộ, ngành khác; đảm bảo quản lý thông suốt từ Trung ương đến địa phương.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT (Ảnh: Minh Khôi).

Theo dự thảo Nghị định, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.

Đây cũng sẽ là đơn vị quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước…

Bộ Xây dựng dự kiến có 23 đơn vị, đầu mối trực thuộc (so với 42 đơn vị, đầu mối của 2 Bộ Xây dựng, GTVT trước khi hợp nhất). Cơ cấu tổ chức bộ máy bảo đảm “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, bảo đảm nguyên tắc một cơ quan, đơn vị có thể thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực của hai Bộ Xây dựng, GTVT cùng sự đồng hành của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, dựa trên vị trí, chức năng, nhiệm vụ đã được giao rất cụ thể trong các quy định pháp luật mới nhất; cập nhật những vấn đề thực tiễn đã có nhưng chưa được quy định trong luật; phân định rạch ròi với các bộ, ngành khác…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng phải khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn (Ảnh: Minh Khôi).

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng quán triệt tư duy những gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền tối đa.

Về một số nội dung cụ thể, Phó Thủ tướng lưu ý chức năng, nhiệm vụ quản lý về kiến trúc và xây dựng tại đô thị, nông thôn cần phải đi với nhau “như hình với bóng”, rõ ràng về quy trình, tiêu chuẩn…

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu nội dung chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phải được thể hiện trong mọi chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng. Theo đó, trong chuyển đổi số cần tập trung vào hạ tầng, cơ sở dữ liệu, sàn giao dịch số…; trong chuyển đổi xanh cần chú trọng vào hạ tầng, hệ sinh thái đô thị, phương tiện giao thông…

Một số lĩnh vực như hàng hải, đường thủy nội địa, đường bộ… cần tách bạch hoạt động quản lý Nhà nước với đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công, cũng như doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng và Bộ GTVT khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét để có thể ban hành và có hiệu lực ngay sau khi Quốc hội ra nghị quyết quyết định thành lập Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT).

Ông Trump ra lệnh lập quỹ đầu tư quốc gia, gợi ý mua lại TikTok

Minh Phương

Thứ ba, 04/02/2025 - 10:59

00:00/02:24

Nam miền Bắc

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo lập một quỹ đầu tư quốc gia mà ông cho rằng có thể sử dụng để thu lợi từ TikTok nếu ông thành công trong việc tìm được nhà đầu tư Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).

Quảng cáo của DTads

Ngay ngày đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cho TikTok, một nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp Trung Quốc, thời hạn đến đầu tháng 4 để tìm đối tác hoặc người mua được phê duyệt. Ông cho biết, ông muốn Mỹ nắm giữ 50% cổ phần nền tảng truyền thông xã hội khổng lồ này.

Hôm 3/2, ông Trump nói, TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, là một ví dụ về những gì ông có thể đưa vào quỹ đầu tư quốc gia mới của Mỹ.

“Chúng ta có thể đưa số tiền đó vào quỹ đầu tư quốc gia. Có rất nhiều lựa chọn. Nhưng chúng ta có thể lấy điều đó làm ví dụ. Chúng tôi có rất nhiều thứ khác có thể đưa vào quỹ”, chủ nhân Nhà Trắng nói.

Quỹ đầu tư quốc gia đầu tư vào những tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản. Chúng thường được tài trợ bởi thặng dư ngân sách của một quốc gia mà hiện tại Mỹ không có.

Ông Trump lưu ý, nhiều quốc gia khác có quỹ đầu tư như vậy và dự đoán Mỹ cuối cùng có thể sở hữu quỹ đầu tư quốc gia vượt quy mô quỹ của Ả Rập Xê Út.

Hiện có hơn 90 quỹ đầu tư quốc gia trên khắp thế giới quản lý tài sản trị giá hơn 8.000 tỷ USD.

Ngoại trưởng Mỹ làm Quyền Giám đốc USAID

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Trump hôm qua đã bổ nhiệm Ngoại trưởng Marco Rubio làm Quyền Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).

Đây được cho là bước tạm thời hướng tới việc giành quyền kiểm soát và hiểu rõ hơn về hoạt động của cơ quan này. Trong thời gian đó, các nhân viên của USAID không được phép vào trụ sở tại thủ đô Washington.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, USAID từ lâu đã đi chệch khỏi sứ mệnh ban đầu là thúc đẩy một cách có trách nhiệm các lợi ích của Mỹ ở nước ngoài và một phần đáng kể nguồn tài trợ của USAID hiện không phù hợp với các lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ.

Ông Rubio cho biết ông đã ủy quyền quản lý tạm thời USAID cho ông Pete Marocco, một người được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Viện trợ nước ngoài của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Marocco sẽ “bắt đầu tham gia tiến trình xem xét và tái tổ chức các hoạt động của USAID để tối đa hóa hiệu quả và điều chỉnh các hoạt động phù hợp với lợi ích quốc gia”.

Ông Marocco được cho là người đứng sau soạn thảo chỉ thị đóng băng hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài.

Hôm 24/1, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành lệnh đóng băng với các khoản viện trợ nước ngoài hiện có và tạm dừng viện trợ mới. Lệnh miễn trừ được ban hành đối với các khoản viện trợ quân sự cho Israel và Ai Cập.

Mỹ là nhà tài trợ viện trợ lớn nhất toàn cầu. Trong năm tài chính 2023, Mỹ đã giải ngân 72 tỷ USD viện trợ. Động thái mới của chính quyền Tổng thống Trump được cho là sẽ ảnh hưởng tới hàng nghìn tỷ USD viện trợ nước ngoài.

VNG 3 năm liên tiếp lỗ hơn 1.000 tỷ

CTCP VNG (mã chứng khoán VNZ) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2024, ghi nhận doanh thu tăng nhẹ lên 2.613 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp 982 tỷ - tăng hơn 30% so với cùng kỳ.

Do dự phòng tổn thất đầu tư vào các công ty liên kết và dự phòng tổn thất tài sản, VNG lỗ sau thuế hơn 421 tỷ đồng.

Cả năm 2024, Công ty đạt 9.505 tỷ đồng doanh thu, đóng góp chủ yếu vẫn đến từ mảng trò chơi trực tuyến với gần 6.440 tỷ đồng. Mảng này do đơn vị thành viên là VNGGames đảm nhận việc phát hành và phát triển.

Mảng có doanh thu trên nghìn tỷ tiếp theo là mảng dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và internet đóng góp 1.836 tỷ, quảng cáo trực tuyến đóng góp 934 tỷ đồng.

Trong năm, VNG trích lập hơn 314,5 tỷ suy giảm giá trị trò chơi trực tuyến.

Kết quả cuối cùng, VNG thu hẹp được mức lỗ từ 2.317 tỷ năm ngoái còn 1.018 tỷ đồng. Như vậy, công ty này đã có 3 năm liên tục lỗ sau thuế trên 1.000 tỷ đồng.

VNG 3 năm liên tiếp lỗ hơn 1.000 tỷ- Ảnh 1.

Dù vậy, VNG cho biết đã ghi nhận kết quả tích cực trong việc thương mại hóa các dịch vụ AI. Sau 4 năm ra mắt, trợ lý thông minh tiếng Việt Kiki Auto do đội ngũ Za.lo AI ghi nhận đã đạt 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô, chiếm 20% thị phần thị trường ô tô. Tương ứng, trung bình cứ 5 xe đang chạy thì có 1 xe có cài đặt Kiki Auto.

Song song, 25% người dùng Za.lo đang sử dụng các tính năng có tích hợp AI. Zingplay Game Studios cũng tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực chăm sóc khách hàng và rút ngắn thời gian phản hồi khách hàng toàn cầu nhờ ứng dụng AI.

Thông tin đáng chú ý gần đây, ông Lê Hồng Minh đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG kể từ ngày 22/11/2024, sau khi ông Võ Sỹ Nhân từ nhiệm vì lý do cá nhân.

VNG đang hoạt động trong 4 nhóm lĩnh vực chính: Trò chơi trực tuyến, Za.lo, Thanh toán điện tử và Chuyển đổi số. Công ty đang có gần 3.600 nhân viên đang làm việc tại 11 thành phố trên toàn cầu.

Đầu năm 2023, cổ phiếu VNZ của công ty VNG chính thức giao dịch trên sàn UpCoM với giá 240.000 đồng/cp. VNG cũng từng có kế hoạch lên sàn chứng khoán Mỹ nhưng sau đó tuyên bố hoãn kế hoạch này.

Âm thầm tăng 1.800% sau 7 năm, “3 chữ cái” này khiến nhà đầu tư “ngỡ ngàng” vì tiếc

Cổ phiếu này đem lại niềm vui cho hầu hết nhà đầu tư nếu đủ kiên nhẫn nắm giữ dài hạn. Giá trị vốn hóa thị trường của DN vừa có lần đầu tiên vượt 1.000 tỷ đồng, cao kỷ lục kể từ khi lên sàn chứng khoán.

Những phiên đầu năm 2025 ghi nhận đà tăng “dựng đứng” của cổ phiếu TFC - Công ty Cổ phần Trang . Thị giá liên tục bay cao, qua đó lập đỉnh mới tại 60.000 đồng/cp. So với thời điểm bắt đầu nhấn ga tăng tốc hồi đầu tháng 1, cổ phiếu này đã tăng 35% thị giá.

Giá trị vốn hóa thị trường của TFC cũng theo đó có lần đầu tiên vượt 1.000 tỷ đồng, kỷ lục kể từ khi lên sàn chứng khoán. So với thời điểm 7 năm trước (2018), cổ phiếu này đã tăng tới 1.800%.

DN chuyên làm đồ đông lạnh xuất bán cho loạt thị trường khó tính, báo lãi cao kỷ lục 2024

CTCP Trang được biết tới là doanh nghiệp tuổi đời trên 20 năm, chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh và xuất bán cho loạt siêu thị lớn tại các thị trường quốc tế đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao, uy tín. Hiện, 5 nhóm sản phẩm chính bao gồm: tôm tẩm bột, tôm filo, cá biển, xiên que và dim sum. Riêng nhóm sản phẩm từ tôm đóng góp trên 70% doanh thu hằng năm của Công ty.
Khởi đầu với những khách hàng là các cửa hàng và các nhà hàng nhỏ trên phố, tới nay TFC hiện đang kinh doanh rộng khắp các thị trường như Châu Âu, Mỹ, Úc và một số thị trường Châu Á khác như Nhật Bản, Singapore, Malaysia,… Trong đó, thị trường chiếm doanh số xuất khẩu cáo nhất là Châu Âu, Mỹ và Úc với tỷ lệ doanh số xuất khẩu đạt Châu Âu (79,72%), Mỹ (12,55%), Úc (3,08%)… Sản phẩm được phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn như Costco, Walmart (Mỹ), Sainbury’s, Iceland (Anh), Woodworths (Úc), Semiwon Food (Hàn Quốc), KFC châu Á… Từ năm 2015, Công ty đẩy mạnh sản phẩm vào thị trường châu Á, trong đó, trọng điểm là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông.

Ngoài ra, TFC có hai công ty con là Công ty TNHH Thực phẩm Dary (TFC nắm 65%) và Công ty TNHH SX TMDV Thực phẩm Dasumy (75%). Trong đó Dary hoạt động trong lĩnh vực cung cấp kho lạnh và thực hiện khâu sơ chế sản phẩm. Còn Dasumy chuyên sản xuất các loại bánh ngọt, mặn và bán nội địa.

Kết quả kinh doanh của TFC tương đối ổn định từ năm 2019 đến nay, đều đặn có lãi vài chục tỷ mỗi năm, duy chỉ có năm 2021 TFC báo lỗ nặng 29 tỷ đồng vào năm 2021 do dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng cả tới hoạt động sản xuất lẫn xuất khẩu.

Công ty nhanh chóng vực dậy sau đó. Tới năm 2024, doanh thu thuần và LNST của TFC lần lượt đạt 908 tỷ và 153 tỷ đồng - đều cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động, vượt hơn 70% mục tiêu đề ra. Theo TFC, sản lượng xuất khẩu tăng, bên cạnh đó công ty đã tận dụng tối ưu nguồn nguyên liệu, nâng cấp, mua sắm thêm máy móc thiết bị sản xuất, từ đó nâng cao năng suất.

Ngoài ra, cổ tức cũng là một điểm hấp dẫn tại TFC. Từ giai đoạn 2017-2022, ngoại trừ năm 2021 thua lỗ, CTCP Trang không năm nào quên chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Tỷ lệ dao động từ 3% - 10%, riêng trong năm 2023 tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt đã được thông qua là 12% - cao nhất từ trước tới nay, tương ứng số tiền chuẩn bị chi ra vào khoảng 20 tỷ đồng.

Tính đến tháng 12/2024, cơ cấu cổ đông của TFC ghi nhận 5 cổ đông lớn gồm có: ông David Hồ - Thành viên HĐQT (nắm 3,85 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 23% cổ phần), bà Nguyễn Minh Nguyệt - Chủ tịch HĐQT (nắm hơn 3,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 22% cổ phần), ông Hồ Văn Trung - cổ đông sáng lập (nắm gần 2,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17%), bà Susan Hồ - Thành viên HĐQT (nắm 1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6%) và ông Đỗ Thành Trung (năm 1,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7%).

Theo một chia sẻ, ban lãnh đạo TFC cho biết công ty sẽ chú trọng vào dòng sản phẩm chế biến chuyên sâu, dinh dưỡng cao như dòng sản phẩm thuần chay, gluten free, dòng sản phẩm hấp; ưu tiên đầu tư phát triển vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Mục tiêu chiến lược là tạo ra những sản phẩm riêng biệt, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp chế biến thực phẩm chuyên sâu có doanh thu cao nhất Việt Nam, đồng thời đảm bảo chia lợi tức cho cổ đông ở mức cao nhất so với các công ty cùng lĩnh vực.

Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố Mỹ sẽ ‘tiếp quản Dải Gaza’

Tổng thống Trump ngày 4/2 nói rằng Mỹ sẽ kiểm soát Dải Gaza đang bị chiến tranh tàn phá, khi ông phát biểu tại họp báo ở Nhà Trắng sau hội đàm với Thủ tướng Israel Netanyahu.

Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 4/2. Ảnh: Reuters.

“Mỹ sẽ tiếp quản Dải Gaza và chúng tôi cũng sẽ làm việc với mảnh đất này. Chúng tôi sẽ sở hữu nơi này. Và chịu trách nhiệm tháo dỡ tất cả những quả bom chưa nổ nguy hiểm và các vũ khí khác tại địa điểm này”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tại cuộc họp báo.

Khi được hỏi thẩm quyền nào sẽ cho phép Mỹ “tiếp quản” Dải Gaza, Tổng thống Trump nói ông thấy rằng “vị thế sở hữu lâu dài” sẽ mang lại “sự ổn định lớn” cho toàn bộ khu vực Trung Đông. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định những người ông nói chuyện đều “thích ý tưởng Mỹ sở hữu mảnh đất đó”. Ông nói đây là một ý tưởng đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cấp lãnh đạo cao nhất.

Khi được hỏi liệu quân đội Mỹ có được triển khai tới Gaza hay không, ông Trump nói: “Chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp quản nơi đó”. Ông Trump cho hay ông không thể nói liệu lệnh ngừng bắn ở Gaza có được duy trì hay không, đồng thời nói thêm rằng “chúng tôi không được chính quyền Biden giúp đỡ nhiều”. “Chúng tôi hy vọng lệnh ngừng bắn sẽ được duy trì”, ông nói thêm.

Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Israel Netanyahu đề nghị ông Trump giúp đảm bảo tương lai của Israel.

“Chúng ta phải hoàn thành công việc ở Gaza”, ông Netanyahu nói. Vị thủ tướng tuyên bố Israel có ba mục tiêu: tiêu diệt Hamas, đảm bảo thả con tin và “đảm bảo rằng Gaza không bao giờ gây ra mối đe dọa cho Israel nữa”.

Thủ tướng Netanyahu nói rằng ông tin Tổng thống Trump và “ý chí muốn phá vỡ tư duy thông thường” của nhà lãnh đạo sẽ giúp Israel đạt được những mục tiêu này.

“Israel sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách giành chiến thắng. Chiến thắng của Israel sẽ là chiến thắng của Mỹ. Chúng ta sẽ không chỉ giành chiến thắng trong cuộc chiến khi hợp tác cùng nhau, chúng ta sẽ giành được hòa bình với sự lãnh đạo của ngài, ngài Tổng thống, và quan hệ đối tác của chúng ta”, ông Netanyahu phát biểu.

Thủ tướng Israel hôm 4/2 đã đến Nhà Trắng và bắt đầu cuộc gặp lịch sử với ông Trump, với tư cách là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp trực tiếp với tổng thống thứ 47 của Mỹ kể từ khi ông nhậm chức vào ngày 20/1.

Theo tường thuật của New York Times, tiếp đón ông Netanyahu, ông Trump đã giải thích thêm về mong muốn di dời người Palestine ra khỏi Gaza, nói rõ rằng ông hình dung đây là một cuộc di dời vĩnh viễn đến một quê hương mới.

“Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể làm điều gì đó để họ không muốn quay lại nữa, ai còn muốn quay lại nơi họ trải qua gì không gì khác ngoài cái chết và sự hủy diệt”, ông nói.
Những bình luận của ông Trump đánh dấu lần đầu tiên vị tổng thống công khai đưa ra ý tưởng di dời vĩnh viễn người Palestine khỏi Gaza. Trên thực tế, những phát biểu của tổng thống Mỹ đang thể hiện sự ủng hộ điều mà người Palestine và các nước láng giềng đều đang phản đối.

Ông Netanyahu đã ghi nhận công lao của Tổng thống Trump về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza mà không nhắc đến cựu Tổng thống Joseph Biden, người đã đốc thúc nhóm đàm phán thực sự trong nhiều tháng. “Tôi nghĩ Tổng thống Trump đã tiếp sức mạnh to lớn và sự lãnh đạo mạnh mẽ cho nỗ lực này”, ông Netanyahu nói. “Tôi đánh giá cao điều đó”.

Mỹ - Trung Quốc đối đầu thuế quan, giá vàng thế giới cao chưa từng thấy


Báo Pháp Luật TP.HCM

1 giờ trước1330 liên quanGốc

Khi mà chính quyền Tổng thống Donald Trump thường đưa ra chính sách khá bất ngờ, nhiều ngân hàng trung ương tăng cường mua vàng, giá vàng thế giới sẽ có thể chạm ngưỡng 3.000USD/ounce trong năm nay.

Cập nhật vào đầu giờ sáng nay trên thị trường New York, giá vàng thế giới tăng 1,1% lên 2.844,56USD/ounce. Giá vàng thế giới giao hợp đồng kỳ hạn tăng 0,7% lên 2.875,8USD/ounce.

Trong nhiệm kỳ trước của ông Donald Trump, giá vàng thế giới tăng 53% - Ảnh: NGỌC DIỆP

Biện pháp thuế quan qua lại Mỹ - Trung Quốc đẩy tăng giá vàng

Cả hai loại giá vàng đều đã lập kỷ lục cao chưa từng thấy, nguyên nhân chính là bởi những nhà đầu tư tìm kiếm tài sản an toàn trong bối cảnh Mỹ tăng thuế thêm 10% với hàng hóa từ Trung Quốc và phía Trung Quốc cũng đã đáp trả. Với các động thái qua lại như vậy, nhà đầu tư vàng có lý do để lo lắng bởi bất ổn địa chính trị gia tăng.

Các động thái chính sách của chính phủ Mỹ hiện đang có tác động rất lớn đến thị trường. Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại quỹ RJO Futures, ông Bob Haberkorn, nhận xét: “Các thông tin liên quan đến thuế quan được đưa ra rất nhanh cứ như thể mọi chuyện được quyết định chỉ trong một đêm. Các chính sách thuế quan giờ đây tác động đến thị trường mạnh hơn nhiều so với bất kỳ thông tin nào khác”.

Cũng theo ông Haberkorn, đồng USD hiện đang ở ngưỡng cao nhưng điều đó cũng không ngăn cản được giá vàng thế giới tăng. Trong phiên gần nhất, đồng USD hạ 0,9%, phiên giảm đầu tiên sau khá nhiều phiên tăng trước đó.

Các động thái chính sách thuế quan của chính quyền Donald Trump tiềm ẩn rủi ro gây ra lạm phát tăng cao. Vào ngày thứ Hai (ngày 3-2), ba quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cảnh báo về rủi ro lạm phát, một quan chức nói đến những bất ổn về giá cả, đồng thời nói đến khả năng tần suất hạ lãi suất đồng USD sẽ chậm hơn.

Vàng vốn được coi là công cụ phòng ngừa trong bối cảnh lạm phát và bất ổn chính trị gia tăng. Lãi suất đồng USD cao tuy nhiên làm giảm sức hấp dẫn của vàng, loại tài sản vốn không mang lại lợi suất.

Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Kitco Metals, ông Jim Wyckoff, dự báo trong bối cảnh chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump thường được đưa ra khá bất ngờ, nhiều ngân hàng trung ương tăng cường mua vàng để đa dạng hóa tài sản nắm giữ ra khỏi đồng USD, giá vàng thế giới sẽ có thể chạm ngưỡng 3.000USD/ounce trong năm nay.

Trong nhiệm kỳ trước của ông Donald Trump, giá vàng thế giới tăng 53%.

Trong tuần này, nhà đầu tư tập trung vào báo cáo thị trường việc làm do ADP công bố, báo cáo về mức lương của người Mỹ cũng như một số bài phát biểu của các quan chức thuộc Fed.

Tỉ giá đồng USD tạm thời hạ nhiệt

Cập nhật vào đầu giờ sáng nay trên thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 87,60 – 90,10 triệu đồng/lượng, hạ 500 nghìn đồng/lượng so với ngưỡng lúc 9h sáng ngày hôm qua nhưng đã tăng 1,3 triệu đồng/lượng so với trước Tết nguyên đán. Chênh lệch giá mua vào – bán ra được kéo rộng ra đến 2,5 triệu đồng/lượng từ ngưỡng 2 triệu đồng/lượng những ngày trước.

Ở mức đóng cửa gần nhất của giá vàng thế giới, quy đổi theo tỉ giá bán USD của ngân hàng Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 87,85 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng SJC trong nước 2,25 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 87,60 – 89,60 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng miếng Kim Bảo 999.9 giao dịch ở mức 88,30 – 89,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng nhẫn ép vỉ vàng rồng Thăng Long giao dịch ở mức 88,10 – 90,05 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Tỷ giá đồng USD tại Vietcombank ở mức 24.970 – 25.360 đồng/USD (mua vào – bán ra), giảm 140 đồng/USD so với 24h trước.

Nhà đầu tư chỉ nên phân bổ 5-10% danh mục đầu tư vào vàng

Đánh giá của Công ty Tư vấn tài chính và Quản lý tài sản FIDT cho rằng trong bối cảnh tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu phức tạp, vàng vẫn giữ vững vị thế là một tài sản quan trọng và xu hướng tăng giá được kỳ vọng duy trì nhưng với tốc độ khiêm tốn hơn so với năm 2024.

FIDT khẳng định các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục thành công trong việc giữ giá vàng SJC biến động đồng pha và không quá chênh so với giá thế giới. Giả định các yếu tố khác không thay đổi, tỷ giá USD sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng giá kim loại quý. Nếu tỉ giá tăng, giá vàng trong nước có khả năng đi theo và ngược lại.

Các chuyên gia khuyến nghị trong đa số trường hợp, nhà đầu tư chỉ nên phân bổ 5-10% tổng tài sản vào vàng để phân tán rủi ro. Cần giảm tỷ trọng về 5% trong trường hợp quan sát và dự đoán thấy tình hình địa chính trị bớt căng thẳng. Ngược lại, có thể tăng tỷ trọng lên 10% trong trường hợp quan sát thấy các rủi ro địa chính trị leo thang.

“Không mua vào vàng miếng SJC nếu giá chênh lệch quá cao so với thế giới”, nhóm phân tích FIDT nhấn mạnh.

Trung Quốc điều tra Google

Ngày 4/2, Trung Quốc tuyên bố mở cuộc điều tra tập đoàn công nghệ Google của Mỹ với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc cho biết sẽ tiến hành điều tra Google vì nghi ngờ vi phạm luật chống độc quyền. Động thái này diễn ra ngay sau khi Bắc Kinh công bố loạt thuế quan bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, từ ngày 10/2, nước này sẽ áp thuế 15% đối với than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài ra, dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số ô tô, xe tải của Mỹ cũng sẽ chịu mức thuế cao hơn 10% so với mức hiện hành.

Dù đã rút dịch vụ tìm kiếm và Internet khỏi Trung Quốc từ năm 2010, Google vẫn duy trì một số hoạt động tại nước này, bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp quảng cáo ra thị trường quốc tế thông qua nền tảng của hãng.
Google hiện chịu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý tại nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ. Tháng 8/2024, Google thua kiện trong vụ kiện chống độc quyền do chính phủ Mỹ khởi xướng từ năm 2020. Công ty bị cáo buộc duy trì thế độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến bằng cách thiết lập rào cản gia nhập cao đối với đối thủ cạnh tranh.

Sau phán quyết, Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu Google thoái vốn khỏi trình duyệt Chrome vào tháng 11. Cơ quan này cũng lập luận rằng Google không nên ký kết các thỏa thuận độc quyền với bên thứ ba như Apple và Samsung.

Tại Anh, Google cũng đang bị Cơ quan Quản lý Thị trường và Cạnh tranh điều tra để xác định liệu công ty có giữ “vị thế chiến lược” theo luật cạnh tranh mới của nước này hay không.

Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay

Hà Văn • 05/02/2025 09:40

Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng như việc chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, tình hình thế giới diễn biến khó lường, việc giao chỉ tiêu tăng trưởng giao từng địa phương…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm 2025, các bộ, ngành, địa phương phải có các chỉ tiêu tăng trưởng mới, trình các cấp có thẩm quyền thông qua để thực hiện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự phiên họp có các đồng chí: các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện các cơ quan: Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Theo chương trình, phiên họp sẽ thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01 của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các địa phương; tình hình phân bổ vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết ngày 3/2, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên của năm 2025 sẽ tập trung đánh giá kết quả tháng 1, định hướng các mặt công tác lớn của tháng 2/2025 và thời gian tiếp theo.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá tình hình thế giới thời gian qua và tác động tới Việt Nam; công tác chỉ đạo, điều hành, những kết quả, mặt được, mặt chưa được, phân tích các bài học kinh nghiệm, nhất là về chính sách tiền tệ, tài khóa, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại và hội nhập.

Vừa qua, Trung ương đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số, các đại biểu đóng góp thêm ý kiến về giải pháp thực hiện mục tiêu này.

Thủ tướng chỉ đạo, với mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm 2025, các bộ, ngành, địa phương phải có các chỉ tiêu tăng trưởng mới, trình các cấp có thẩm quyền thông qua để thực hiện. Tại phiên họp, Chính phủ sẽ thông qua việc giao chỉ tiêu tăng trưởng của các địa phương.

Cùng với đó, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến rất khó lường, tác động trực tiếp tới nước ta, nhất là tới xuất khẩu, sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô, Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự báo, phân tích thật sát tình hình tháng 2 và thời gian tới, nhất là những vấn đề mới, những vấn đề nổi lên, như khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, nếu có sẽ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp các thị trường xuất khẩu; từ đó đề xuất giải pháp của chúng ta để phản ứng nhanh nhạy, kịp thời, không bị động, bất ngờ, không để lỡ thời cơ và giữ đà, giữ nhịp, giữ khí thế đang có để tiếp tục phát triển.

Thủ tướng gợi ý một số giải pháp như tiếp tục tập trung làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhất là các thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ…

Chỉ đạo ngay một số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương khẩn trương báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội ngay tại kỳ họp tới một số nội dung liên quan cơ chế, chính sách xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với cách làm khẩn trương; đồng thời khẩn trương bổ sung, hoàn thiện quy định hướng dẫn về mua bán điện trên cơ sở tiếp thu tối đa góp ý của doanh nghiệp, người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khẩn trương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội một số nội dung liên quan để triển khai dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc và tháo gỡ vướng mắc cho một số dự án BOT đường bộ.

Nhấn mạnh cần tiếp tục quyết liệt tháo gỡ nút thắt về thể chế, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành hằng tháng báo cáo về những vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực phụ trách, nêu rõ vướng mắc là gì, ở đâu, ai giải quyết… để Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai Nghị quyết 18 của Trung ương về tinh gọn tổ chức bộ máy, không để gián đoạn công việc; tích cực chỉ đạo ngay từ đầu năm để bắt tay ngay vào sản xuất kinh doanh, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của từng tháng, từng quý; hoàn thành mục tiêu có ít nhất 3.000 km cao tốc trong năm 2025, khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất vào 30/4/2025, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành giai đoạn 1 trong năm 2025; triển khai tích cực hơn việc xây dựng nhà ở xã hội, hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025; tổ chức tốt các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước trong năm 2025; chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Theo báo cáo tại phiên họp, trong tháng 1/2025 và những ngày đầu tháng 2, cả nước đã nỗ lực tập trung thực hiện đồng thời các nhiệm vụ: Tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết 18; triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực với mục tiêu cao (tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025, hướng tới hai con số trong giai đoạn 2026-2030); chăm lo đời sống của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán; tổ chức tốt kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhất là 95 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2025).

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã chủ động, tích cực triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết 01 với phương châm “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá”.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đạt những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực (mặc dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày).

Trong đó nổi bật là kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có tín hiệu phát triển tốt, tích cực ngay từ đầu năm; các lĩnh vực văn hoá, xã hội được chú trọng; đặc biệt Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra trong không khí vui tươi, đầm ấm, sum vầy, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.

rất đồng tình với bác Chính luôn, 2 anh lớn Mỹ vs Trung đối đầu thì chắc căng và lâu lắm

1 Likes

Trang chủ Doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh

Đại gia sân bay ACV lãi đậm nhất trong lịch sử

04/02/2025 18:07

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV) vừa công bố thành tích kinh doanh ấn tượng trong năm 2024, với lợi nhuận cao nhất trong lịch sử.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần hơn 5,700 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 3,085 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng lần lượt 14% và 111% so với cùng kỳ năm 2023.

Kết quả kinh doanh quý 4/2024 của ACV

Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Kết quả kinh doanh bứt phá trong quý cuối năm được hỗ trợ bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường hàng không quốc tế. Thứ hai, việc hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi đã giúp chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể từ 1,395 tỷ xuống còn 192 tỷ đồng. Cuối cùng, đồng Yên suy yếu so với VND đã mang lại khoản lãi tỷ giá đáng kể hơn 650 tỷ đồng.

Nhìn lại cả năm 2024, ACV đã thiết lập nhiều cột mốc đáng nhớ khi doanh thu thuần đạt 22,555 tỷ đồng và lợi nhuận ròng vượt ngưỡng 11,560 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 13% và 37% so với năm 2023. Đây cũng là mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động của ACV.

Kết quả kinh doanh của ACV

Với kết quả này, đại gia sân bay đã vượt 11% kế hoạch doanh thu và vượt 53% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Nắm giữ hơn 26,500 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi

Về mặt tài chính, ACV đang thể hiện vị thế vững mạnh khi nắm giữ 26,555 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, chiếm tỷ trọng 35% tổng tài sản. Nguồn tiền này đã mang về khoản lãi đáng kể 1,090 tỷ đồng trong năm qua.

Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý trong báo cáo tài chính là khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng lên tới 10,444 tỷ đồng, buộc ACV phải trích lập dự phòng nợ xấu 3,788 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu từ Bamboo Airways (2,375 tỷ đồng), Pacific Airlines (889 tỷ đồng) và Vietravel Airlines (370 tỷ đồng) đều phải trích lập dự phòng 100%. Ngược lại, các khoản phải thu từ Vietnam AirlinesVietjet Air có tỷ lệ trích lập dự phòng thấp hơn đáng kể.

ACV hiện đang giữ vai trò then chốt trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam với việc quản lý và vận hành 22 sân bay trên toàn quốc, bao gồm 9 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng nội địa như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng.

Đặc biệt, doanh nghiệp đang đảm nhận vai trò chủ đầu tư dự án Sân bay Quốc tế Long Thành - công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 4.6 tỷ USD. Dự án này đang nhận được sự quan tâm và thúc đẩy đặc biệt từ Chính phủ.

Trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%, trong kế hoạch năm 2025.

Năm 2025 sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, vận tải, nhất là việc mở rộng vận tải hàng không, vận tải biển..Năm 2025 sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, vận tải, nhất là việc mở rộng vận tải hàng không, vận tải biển…

Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội (Tờ trình).

Đây là nội dung dự kiến sẽ được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường sẽ diễn ra từ 12-18/2 tới đây.

Tại Kỳ họp thứ tám (tháng 11/2024) Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%.

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Chỉ tiêu 2021-2025 nào chưa đạt thì phải quyết tâm hoàn thành; chỉ tiêu nào đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên năm 2025 cũng được Chính phủ nêu tại Tờ trình. Theo đó, tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 9,5% trở lên (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% trở lên); dịch vụ tăng 8,1% trở lên; nông, lâm, thủy sản tăng 3,9% trở lên). Các khu vực kinh tế tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024; công nghiệp - xây dựng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng.

×

Quy mô GDP năm 2025 khoảng trên 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD.

Các động lực tăng trưởng: tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên, xấp xỉ 33,5% GDP (cao hơn 3 tỷ USD); trong đó đầu tư công khoảng 36 tỷ USD (tương đương 875 nghìn tỷ đồng, cao hơn khoảng 84,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 là 790,7 nghìn tỷ đồng), đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI khoảng 28 tỷ USD, đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) năm 2025 tăng khoảng 12% trở lên; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 12% trở lên; thặng dư thương mại khoảng 30 tỷ USD.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.

Điều kiện để thực hiện kịch bản này, theo Chính phủ, cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp; phân cấp, phân quyền triệt để. Hoàn thành công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

Phát huy vai trò dẫn dắt tăng trưởng của các vùng động lực, hành lang kinh tế và cực tăng trưởng. Trong đó, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương tiềm năng, thành phố lớn là đầu tàu, cực tăng trưởng cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước; có cơ chế khuyến khích phù hợp đối với các địa phương tăng trưởng cao, có điều tiết về Trung ương.

Đẩy mạnh và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhân lực chất lượng cao để trở thành động lực, nhân tố ngày càng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.

Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP – cũng là điều kiện được Chính phủ tính đến.

Tờ trình cũng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tăng trưởng năm 2025 đạt ít nhất 8% về hoàn thiện thể chế, pháp luật, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công, về thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo, về thúc đẩy tiêu dùng, thu hút khách du lịch, về xuất khẩu….

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán, có cơ chế, chính sách đột phá để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong Nhân dân, nguồn lực từ bên ngoài. Tháo gỡ ngay các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp; sớm bảo đảm các tiêu chí, điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025; có cơ chế khai thác hiệu quả các dòng vốn đầu tư gián tiếp, các quỹ đầu tư quốc tế - Tờ trình nêu rõ.

Về thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến, Chính phủ xác định triển khai hiệu quả Đề án Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng; xây dựng khu thương mại tự do, khu kinh tế biên giới tại một số địa phương trọng điểm về kinh tế như Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai… Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng khẩn trương xây dựng, triển khai hiệu quả cơ chế thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới đã được Quốc hội cho phép áp dụng…

Kết lại, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.

Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi NSNN lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Bắt tay đối tác “hàng khủng” của thế giới, loạt cổ phiếu liên quan 1 tổng công ty nhà nước đồng loạt vượt đỉnh, nhiều mã đã tăng 20-30% từ đầu năm

image

Cổ phiếu MVN, PHP, SGP đã tăng hàng chục phần trăm kề từ đầu năm 2025 cho tới nay, đạt mức đỉnh lịch sử mới.

Trong phiên giao dịch ngày 5/2, cổ phiếu của các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC) đã đồng loạt nổi sóng. Nổi bật nhất cổ phiếu SGP ghi nhận mức tăng hơn 11%, theo sau đó là MVN (tăng 9%), PHP (tăng 7,3%), CDN (tăng 4,2%)…

Tuy nhiên đây không phải là phiên đầu tiên từ đầu năm thị giá cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc nhà VIMC đồng loạt tăng từ đầu năm. Cổ phiếu MVN, PHP, SGP đã tăng hàng chục phần trăm kể từ đầu năm 2025 cho tới nay, đạt mức đỉnh lịch sử mới.

Cổ phiếu ‘họ’ VIMC nổi sóng trong phiên 5/2 ngay sau thông tin Liên minh vận tải Gemini của 2 hãng tàu container Maersk (Đan Mạch - được xem là tập đoàn logistics hàng hải lớn nhất thế giới) và Hapag-Lloyd - hãng tàu container lớn nhất ở Đức đã chọn cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) trong cụm Cái Mép - Thị Vải làm cảng chính duy nhất ở phía Nam.

Cảng Quốc tế Cái Mép được quản lý bởi Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép, một liên doanh giữa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), CTCP Cảng Sài Gòn (công ty con của VIMC) và APM Terminals – nhà khai thác cảng container hàng đầu thế giới của Đan Mạch.

Thông qua liên minh mới, mục đích của Maersk và Hapag-Lloyd là cung cấp một mạng lưới vận tải biển linh hoạt và kết nối với độ tin cậy hàng đầu trong lĩnh vực logistics và vận tải biển quốc tế. Việc liên minh này chọn CMIT trong hệ thống Cái Mép - Thị Vải sẽ tiếp tục giúp cụm cảng nước sâu này khẳng định vai trò quan trọng là cửa ngõ thông thương quốc tế cho cả vùng Đông Nam Bộ, bao gồm TP. HCM.

Cảng quốc tế Cái Mép.

Ngoài ra, nhóm cảng biển còn được hưởng lợi khi dự án siêu cảng Cần Giờ có tổng mức đầu tư 4,8 tỷ USD được chấp thuận chủ trương đầu tư. Cụ thể, ngày 16/1, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký quyết định số 148/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Quyết định chấp thuận đầu tư căn cứ trên văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư và hồ sơ kèm theo nộp ngày 06/04/2023 và các văn bản giải trình do CTCP Cảng Sài Gòn (mã SGP) và Terminal Investment Limited Holding S.A (TIL) nộp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

TIL được biết đến là đơn vị thành viên của hãng tàu biển hàng đầu thế giới Mediterranean Shipping Company (MSC). MSC có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ, năng lực chuyên chở của đội tàu đạt trên 23 triệu Teu/năm, chiếm 18% tổng năng lực vận tải đội tàu thế giới. Các tuyến dịch vụ kết nối tới hơn 500 cảng biển toàn cầu.

Dự án được thực hiện tại Cù lao Gò Con ■■■, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM, thời gian triển khai qua 7 giai đoạn trong vòng 20 năm (đến năm 2045). Quy mô bến cảng được thiết kế để tiếp nhận tàu mẹ có trọng tải lên đến 250.000 DWT (tương đương 24.000 TEU) và tàu feeder từ 10.000 đến 65.000 DWT, với tổng chiều dài bến cầu chính 7,2 km.

Tổng diện tích sử dụng đất là 571 ha. Công suất dự kiến trong năm đầu tiên đạt 2,1 triệu tấn, tăng dần lên 16,9 triệu TEU khi hoạt động hết công suất. Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được định vị là cảng trung chuyển quốc tế đặc biệt, có quy mô lớn có tầm cỡ khu vực Châu Á và quốc tế.

Thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành ô tô Nhật Bản có nguy cơ đổ bể: Cổ phiếu cả 2 doanh nghiệp đồng loạt tăng mạnh

Cuộc đàm phán sáp nhập Nissan được cho là không diễn ra như mong đợi của Honda.

image

Honda và Nissan có thể hủy bỏ các cuộc đàm phán về thương vụ sáp nhập lớn nhất ngành ô tô Nhật Bản, tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) đưa tin.

Năm ngoái, Honda và Nissan, hãng sản xuất ô tô lớn thứ 2 và 3 của Nhật Bản, thông báo đang trong quá trình đàm phán về việc sáp nhập Nissan với Honda. Nếu thỏa thuận thành công, liên minh này sẽ tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 thế giới theo doanh số, sau Toyota và Volkswagen.

Ban đầu, Honda và Nissan đặt mục tiêu hoàn thiện các chi tiết của vụ sáp nhập trị giá 58 tỷ USD vào tháng 6/2025 và hoàn tất vào năm sau đó.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán không diễn ra như mong đợi của Honda, hãng tin Nhật Bản cho biết. Vì thế, hội đồng quản trị của Nissan và Honda sẽ họp riêng trong tương lai gần để thảo luận về khả năng hủy bỏ đàm phán sáp nhập.

Thông tin này đã khiến cổ phiếu của cả 2 gã khổng lồ ngành ô tô Nhật Bản tăng trong phiên 5/2. Cổ phiếu của Nissan tăng 7,4%, trong khi cổ phiếu của Honda tăng 4,2%.

Trước đó, các nhà phân tích nhận định việc sáp nhập được Honda đề xuất là do những khó khăn về tài chính của Nissan và quá trình tái cấu trúc trong liên minh với hãng xe Renault (Pháp). Trong báo cáo quý 2, Nissan tiết lộ kế hoạch cắt giảm 9.000 việc làm và giảm 20% công suất toàn cầu.

Theo Reuters, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang bị gián đoạn bởi “sự thay đổi thế kỷ” đến từ các nhà sản xuất xe điện, khiến nhiều người đặt câu hỏi về tương lai của các nhà sản xuất ô tô truyền thống.

Nissan đặc biệt gặp thách thức ở thị trường lớn nhất của hãng là Mỹ, cũng như ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác. Lợi nhuận hoạt động của Nissan giảm 90% và thu nhập ròng giảm 94% trong nửa đầu năm tài chính 2024 so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo CNBC, Asahi Shimbun