Tình hình hiện nay......!

Nói về giấy thì nên lấy mấy con bank, họ nhà V ra mà so sánh.

thị trường giờ nhiều giấy lắm, nhỏ lẻ cứ tha hồ full margin :smiley:

1 Likes

Bởi nên nhìn rộng ra hơn bác. Đừng quy chụp con Nô này nó nhìu giấy :laughing:

1 Likes

tháo cống, nhìn rộng ra như hàng QC in giấy xong hủy niêm yết đó :smiley:

Tây và tự doanh bán ròng như phá mả cho nhỏ lẻ ôm kìa

Đài loan căng thẳng nên thằng Fubon bị rốt vốn mạnh nên táng trên sàn thu tiền về

So sánh khập khiễng vậy :laughing:

Bạn có nguồn là Fubon bị rút vốn không
Mình cập nhật hàng ngày đây

1 Likes

2 Likes


Mình vẫn chờ ở ga 980 để mua giá thấp, còn vượt cản thì mua giá cao thôi. :smiley:

nếu không xảy ra thì làm gì tiếp bác nhỉ

Tình hình hiện này có vài điểm lưu ý sau:

  1. Hiện tại Vnindex đang có hỗ trợ tại mốc 1050 điểm tương ứng là vùng break xác định xu hướng tăng trước đó, nên bất cứ kỳ nào chỉ số vận động trên này thì xu hướng tăng ngắn vẫn chưa kết thúc

  2. Khối ngoại Fubon đang không nộp thêm tiền trong hơn 1 tuần qua, nên dòng tiền lực cầu vào các trụ cũng bị suy yếu đi. Gần như thị trường vẫn bị phụ thuộc thêm tín hiệu từ Fubon mua ròng, chứ nhóm quỹ chủ động lướt sóng cũng không kém gì NĐT cá nhân nhỏ lẻ

  3. Chúng ta sắp có đợt nghỉ lễ kéo dài 30.4-1.5 nên tâm lý cũng khá thận trọng cho việc mua mới

  4. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ ra ước tính trong tháng 4 và đầu tháng 5 sẽ công bố gần hết các bctc chính thức. Theo dự phóng từ nguồn research SSI thì nhóm Thép cụ thể HPG vẫn có thể lỗ ( Đây là tin tiêu cực làm cho HPG không hút được tiền vài phiên qua ). Nhóm chứng khoán cũng tương tự khi Quý 1 này vẫn thấp điểm thanh khoản nhưng kế hoạch SSI, SHS, BSI lại rất tích cực ? cho thấy bức tranh 2 quý cuối năm sẽ là bức Tranh tích cực để chúng ta kỳ vọng nhiều cơ hội lớn hơn

Nhóm Bank vẫn là trụ nâng đỡ chính trong lợi nhuận, khi kế hoạch vẫn duy trì mức tăng trưởng chạy theo KPI khi khoản lãi dự thu book cao, bao phủ nợ xấu đang giảm trở lại

  1. Media bắt đầu đưa tin về chỉ số P.E của toàn thị trường có thể lên > 15 kém hấp dẫn khi báo cáo tài chính Q1 công bố. Nhưng mình từng viết bài về sự kiện này, chứng khoán phản ánh trước 6 tháng nền kinh tế hiện tại, nên lúc PE cao cũng là lúc chính sách quay đầu để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

Thế nên mặt bằng giá cổ phiếu sau khi ra những tin tiêu cực báo cáo tài chính Quý 1 không phải để bán theo tin media nữa, mà có khi các bên đã sẵn sàng lên kế hoạch cho chuẩn bị nhịp cổ phiếu rũ xảy ra để mua vào

Ví không có cảnh đông tàn sao có cảnh huy hoàng mùa xuân !

1 Likes

Ngắn hạn hơi chua cho ae chứng sĩ, nhưng trung hạn các quý tới sẽ khởi sắc hơn, tích cực từ từ

1 Likes

Thị trường vẫn là góc nhìn tích lũy hơn là nhận định úp hay down
Chúng ta tập làm quen với kiểu thị trường, bún chả thế này. Tích lũy mua có ăn chờ break vài phiên là bán
Đu những phiên Break ăn quả bull ngắn sau đó lịm dần vì tiền vào thị trường chưa đủ mạnh

3 Likes

Thị trường này chúng ta nên kỳ vọng vào khung trung hạn các quý sắp tới tránh view ngắn hạn vì thị trường đang thiếu hụt dòng tiền và tính hấp dẫn với nhà đầu tư cá nhân. Nhìn vào hình sẽ thấy dư nợ margin, thanh khoản khớp lệnh, số dư tiền gửi chờ mua đều đang sụt giảm

Tiếp nối bài viết trước đấy, việc đánh giá tổng quan thị trường trước những lưu ý lo ngại trong NGẮN HẠN làm thị trường quay đầu điều chỉnh và vẫn tiếp tục xu hướng sideway trước đó

Từ việc kết quả kinh doanh Q1 suy giảm cùng với việc thiếu hụt dòng tiền tham gia của Fubon kèm với tâm lý toàn thị trường trước kỳ nghĩ lễ cũng như “Sell in may” ?

Mọi năm trước thông thường đầu năm thì Q1 hay có sóng vì các thông tin hỗ trợ đại hội cổ đông, công bố kế hoạch kinh doanh, tỷ lệ chi trả cổ tức, bctc quý 1 sẽ kích thích nđt, hấp dẫn dòng tiền tham gia và đặt niềm tin vào doanh nghiệp. Nhưng năm nay hoàn toàn ngược lại thiếu hụt các thông tin tích cực lý do làm giá trị khớp lệnh thấp, nhà đầu tư có xu hướng bán ra đứng ngoài quan sát nhiều hơn là tham gia tích cực mua/ bán lướt sóng. Động lực đẩy của khối ngoại cũng bị chững lại, cũng như cập nhật là mức PE thị trường là ~ 15 sau báo cáo tài chính Q1( hiện tại là 13.8 nguồn Bloomberg)

Đây không gọi là mức định giá rẻ so với những lần giảm sâu nhất trong 10 năm qua của Vnindex, nhưng lưu ý là đầu tư chứng khoán là kỳ vọng tương lai để đánh giá EPS tăng hay giảm trong tương lai để đưa ra tính hấp dẫn. Đầu tư cũng như đi xe nhìn về phía trước, việc nhìn vào gương chiếu hậu là để xem những gì đã trải qua ?

Giải thích cho việc mở bài đề cập việc nên kỳ vọng trong trung hạn vì các chính sách hỗ trợ từ chính phủ liên tục được công bố gần đây. Đây là những giải pháp cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế và cần thời gian để hấp thụ cũng như phản ánh vào thời gian tới

Vậy nên lúc này Nhà đầu tư cần chủ động trước những biến động ngắn hạn của thị trường với vùng trũng thông tin. Khi các con số xấu nhất được công bố vào Quý 1 này như GDP đã công bố thì dòng tiền thông minh đã chuẩn bị trước và giải ngân như một cú “Shake Out” đầu tư cũng có lúc cần đi trước và hành động ngược media

Lấy HPG để thấy rõ hơn tính chu kỳ của Vnindex, cũng như tương quan PE và sự kỳ vọng dòng tiền tham gia. Thời điểm quý 3 năm 2021 khi doanh nghiệp công bố lợi nhuận cán mốc 10.000 tỷ cao nhất lịch sử thì giá cổ phiếu tạo đỉnh với mức PE thấp, nhưng đến khi Q3-Q4 năm 2022 khi HPG công bố lỗ thì giá cổ phiếu lại tạo đáy ?




image

1 Likes

Tóm tắt KQHĐKD 1Q23 TPB: Mặc dù thu nhập lãi thuần giảm 3,3% svck, lợi nhuận trước thuế của TPB vẫn tăng trưởng ở mức 8,7% so với 1Q22, đạt gần 1,8 nghìn tỷ đông do lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ hơn 36% svck.

  • Tăng trưởng tín dụng đạt 5,8% so với 4Q22 (~193,3 nghìn tỷ) trong khi tăng trưởng huy động chỉ là 2,2% (~220 nghìn tỷ) so với cuối năm 2022. Do đó, tỷ lệ LDR thuần tăng lên 87,8% từ mức 85% ở cuối năm 2022.
  • NIM sụt giảm mạnh 54 bps svck hay 20 bps so với 4Q22 đạt 3,63%. Chúng tôi cho rằng NIM giảm mạnh trong 1Q23 là do (1) nợ quá hạn tăng mạnh, khoảng 112% so với 4Q22 và (2) tốc độ tăng lãi suất cho vay chậm hơn lãi suất huy động.
  • Chất lượng tài sản suy giảm. Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 1,44% (+60 bps so với 4Q22) từ mức 0,84% tại cuối năm 2022. Bên cạnh đó, nợ nhóm 2 tăng hơn 2,2 lần so với 4Q22 vượt hơn 6,9 nghìn tỷ đồng trong 1Q23, xấp xỉ 3,6% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm xuống còn 84% so với mức 135% trong 4Q22.
  • CASA tiếp tục giảm xuống còn 14,2% (vs. 18% trong 4Q22).
  • ROA và ROE lần lượt là 1,68% và 17,16%.
1 Likes

ĐHCĐ MSB 2023 #SSIRS

KQKD qúy 1 2023 :

  • LNTT đạt hơn 1,5 nghìn tỷ (+4% svck) nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong quý 1 đạt 13,17% so với cuối năm 2022 trong khi tăng trưởng huy động đạt khoảng 8% so với cuối năm 2022.
  • LDR theo TT. 26 là 68% và tỷ lệ CAR riêng lẻ đạt 11,38%.
  • Tỷ lệ nợ xấu ước tính tăng so với cuối năm 2022 trong khi NIM ước tính giảm so với Quý 4, 2022.

Kế hoạch HĐKD 2023:

  • Lợi nhuận trước thuế là 6.3 nghìn tỷ (+9% svck), tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt là 15% và 10% so với cuối năm 2022.
  • Ngân hàng không có kế hoạch trả cổ tức. Tuy nhiên, vốn điều lệ sẽ tăng lên 20 nghìn tỷ (từ 19,86 nghìn tỷ trong năm 2022) thông qua việc phát hành thêm 14,25 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP đã được thông qua trong ĐHCĐ năm 2022. Sự chậm trễ này là do MSB nhận được chấp thuận từ NHNN vào ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  • Do số phiếu tán thành khoảng 56% (nhỏ hơn 65%) nên kế hoạch M&A không được thông qua.
2 Likes

#SSIRS ĐHCĐ VCB 2023

Kế hoạch 2023: Tăng trưởng LNTT ít nhất 15% với dư nợ tín dung tăng tối đa 14% và LDR duy trì như năm 2023.

Cổ tức cổ phiếu: Cổ tức cổ phiếu 18% của năm 2019-20 sẽ sớm được hoàn tất. Phương án cụ thể về mức chi trả cổ tức cổ phiếu năm 2022 sẽ tùy thuộc vào phê duyệt của cơ quan quản lý.

KQKD Q1/2023: LNTT ở mức 11,2 nghìn tỷ VNĐ (+13% YoY) với tăng trưởng tín dung và huy động lần lượt là +2.5% và +3.2% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 tăng nhẹ so với cuối 2022.

Nhìn chung, kế hoạch kinh doanh và kết quả Q1/2023 của VCB đều sát với kỳ vọng của chúng tôi. Giữ nguyên khuyến nghị Khả quan với ước tính LNTT cho cả năm 2023 là 44,6 nghìn tỷ VNĐ (+19.4% YoY).

DHCD IDC 2023 #SSIRS

Kế hoạch kinh doanh năm 2023: kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 là 8,2 nghìn tỷ đồng (thấp hơn 2% so với thực hiện năm 2022), trong khi mục tiêu LNTT hợp nhất là 2,5 nghìn tỷ đồng (thấp hơn 14,2% so với thực tế năm 2022).

Kế hoạch đầu tư CAPEX. là 3.067 tỷ đồng (+8,2 YoY). Chủ yếu là chi phí đầu tư đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng trong các khu công nghiệp và các dự án nhà ở xã hội, nhà ở đô thị.

Cổ tức 2023. là 40% bằng tiền mặt.

IDC là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, với 726 ha đất cho thuê tại các tỉnh Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và Thái Bình. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thấp sẽ giúp IDC duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp khu công nghiệp ở mức trên 50% từ năm 2022 đến năm 2026.

Ông thích mua cổ phiếu có đà tăng trưởng tại điểm kéo ngược (pullback) hay thích mua tại điểm phá vỡ (breakout)?

Minervini: Hầu hết các giao dịch mua theo điểm kéo ngược của tôi được thực hiện khi cổ phiếu vẫn ở trong một nền giá, trước khi xảy ra điểm phá vỡ. Thỉnh thoảng tôi mua khi cổ phiếu điều chỉnh về điểm phá vỡ trước đó, nhưng hiếm khi tôi mua khi giá kéo ngược về đường trung bình di động (chẳng hạn như MA 50 ngày) sau khi xảy ra điểm phá vỡ. Thông thường tôi hy vọng đã có sẵn cổ phiều trước khi xây ra hiện tượng kéo ngược. Tôi mua khi nào có các điểm mua tốt với mức rủi ro thấp. Đó có thể là mua theo điểm phá vỡ hoặc mua tại các điểm kéo ngược. Tất cả đều được mang lại hiệu quả. Tôi cố gång phát hiện ra “bối cảnh” kỹ thuật ở từng chu kỳ và sau đó giao dịch theo xu hướng của thị trường trong bối cảnh đó. Điều quan trọng là đưa ra quyết định chất lượng cho mỗi giao dich. Đừng nhận lấy quá nhiều rùi ro, cho dù đó là giao dịch theo điểm kéo ngược hay điểm phá vo.

Ryan: Điều này thực sự phụ thuộc vào kiểu thị trường mà bạn tham gia. Nếu thị trường tăng giảm thất thường, các phiên xuất hiện điểm phá vỡ thường có xu hướng thất bại hoặc không tăng thêm đươc nhiều. Trong thị trường đó, tôi hay mua theo kiểu kéo ngược hơn. Trong một thị trường tăng mạnh, các điểm phá vờ thường có xu hướng tăng tiếp và nếu bạn chờ đợi điểm kéo ngược để mua, bạn có thể bỏ lỡ một sóng tăng lớn.

Zanger: Mua theo điểm phá vỡ là tốt nhất. Kiểu mua này dĩ nhiên sẽ cho lợi nhuận lớn hơn. Nhưng nếu tôi bỏ lỡ điểm điểm phá vỡ dầu tiên, không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua tại các điểm kéo ngược), Điểm mua điều chỉnh ở đây là khi giá điều chỉnh về đường MA 10 ngày, hoặc thay vào đó có thể sử dụng các khung thời gian ngắn như đồ thị 5 phút hoặc đồ thị 30 phút.

Ritchie II: Tôi thích điểm mua theo điểm phá vỡ hơn vì những vị thể tốt nhất thường không điều chỉnh nhiều. Do đó, tôi chấp nhận trả thêm tiền để mua tại điểm phá vỡ. Nhưng không có nghĩa là tôi không mua tại các điểm kéo ngược. Thông thường, tôi chỉ mua theo điểm kéo ngược sau khi một cổ phiếu tạo điểm phá vỡ thành công, và sau đó điều chinh một cách có trật tự, thường là vài ngày thậm chí vài tuần sau đó.

1 Likes