Bác @Aloha2022 chắc hẳn là một fan cuồng của nhóm BĐS. Vẽ Tranh Tím có một vài góc nhìn đối với nhóm ngành này và vài tips để lựa chọn doanh nghiệp có động lực tăng trưởng về KQKD nhé:
1. Tình hình chung:
Nguồn cung gần như không thay đổi trong khi giá cho thuê tăng nhẹ 4 – 5% chủ yếu ở khu vực trung tâm, trong khi giá cho thuê khu vực ngoại thành cũng đang dần trở lại mức giá trước dịch.
Trong bối cảnh Luật đất đai vẫn còn đang sửa đổi và có thêm nhiều quy định về phát hành trái
phiếu của chủ đầu tư, nguồn cung mới tiếp tục bị hạn chế. Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, trong Q1, số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới giảm 59% so với cùng kỳ.
2. Một số điểm đáng chú ý:
Thắt chặt dòng vốn tín dụng vào thị trường BĐS kiểm soát chặt chẽ kèm với đó là lãi suất có xu hướng tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu trên thị trường.
Chính phủ và động thái hạ nhiệt bong bóng BĐS trong việc thắt chặt pháp lý, kéo dài quá trình phát triển dự án, phát sinh thêm chi phí đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và cũng sẽ hạn chế đáng kể nguồn cung BĐS trong thời gian tới. Kèm theo đó giá BĐS tại các vùng tăng nóng sẽ có sự hạ nhiệt đáng kể.
2023-2024 sẽ là điểm rơi đáo hạn của số lượng lớn trái phiếu, các chủ đầu tư sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao và dòng tiền yếu sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để phát triển dự án và cơ cấu nợ đặc biệt là các doanh nghiệp chưa niêm yết
3. Cách lựa chọn doanh nghiệp tốt:
Các công ty hoạt động bài bản có thể là lựa chọn an toàn trong giai đoạn khó khăn: đòn bẩy tài chính hợp lý, đa dạng hóa nguồn vốn và huy động vốn quốc tế.
DN có danh mục dự án tiềm năng tốt, kỳ vọng sẽ mang lại dòng tiền mạnh và kết quả kinh doanh tốt trong 3 năm tới từ quỹ đất có giá trị tại Hà Nội và khu vực lân cận TP.HCM cũng như các thành phố cấp 2.
(2) Sau giai đoạn biến động mạnh, thanh khoản thị trường đang dần cải thiện từ những phiên 10.000 tỉ đến 15.000 tỉ và có thể lên đến 20.000 tỉ.
(3) Cơ chế giao dịch T+2 nếu được áp dụng từ ngày 29/8 sẽ góp phần đẩy nhanh thanh khoản và tăng số vòng quay tài sản giao dịch và đóng góp lớn vào doanh thu môi giới của các CTCK.
(4) Về vận động giá cổ phiếu của ngành, Team đánh giá thời điểm này mua mới sẽ không còn quá hấp dẫn bới dư địa tăng giá không còn nhiều do mọi thứ gần như đã phản ánh kì vọng của thị trường.
Đầu tư có rất nhiều trường phái, có người thuần phân tích cơ bản nhưng cũng có người ưa thích về phân tích kĩ thuật, dòng tiền… Cổ tốt là cổ sinh lãi cho túi tiền bác @Ton_Sach nhỉ
Nhận định của team về DPM, bạn tham khảo nhé 1. Kết quả kinh doanh
Q2/2022: DT thuần đạt 5.013 tỷ đồng, tăng 71,1% svck) và LN thuần đạt 1.279 tỷ đồng, tăng 87% svck nhờ giá bán bình quân tăng mạnh hơn giá khí đầu vào. Nhưng LNST giảm 40.3% so với quý I.
1H2022: DT thuần đạt 10.842 tỷ đồng, tăng 122% svck, LN thuần đạt 3.394 tỷ đồng, tăng 297% svck
2. Tiềm năng tăng trưởng
Giá urê thế giới dự báo vẫn sẽ ở mặt bằng cao vì giá dầu cao và nhiều khả năng còn tăng tiếp khi mùa đông đến. Trung Quốc và Nga tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure, nguồn cung ure châu Âu thấp hơn.
Thị trường trong nước đang bước vào mùa cao điểm nhu cầu, chuẩn bị cho vụ chính là vụ đông vào quý IV.
3. Thách thức
Lượng phân bón tồn kho trên thế giới, đặc biệt ở châu Mỹ, đang tăng mạnh khi nông dân hạn chế mua.
Giá phân ure có thể điều chỉnh mạnh khi Trung Quốc nới lỏng chính sách xuất khẩu.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ quy định thống nhất một mức thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm tại biểu thuế xuất khẩu, lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Giá đang tích lũy đi ngang sau khi hồi phục từ đáy và tăng mạnh vượt MA20 với khối lượng đáng chú ý vào phiên 3.8. Với RS hiện tại là 27 - yếu, DPM khó có thể hồi mạnh để break MA50. Giá có thể hồi lên 50.6 với hỗ trợ gần nhất tại 46.
KQKD 6T.2022: Doanh thu đạt 82.118 tỷ đồng (+24% yoy) với LNST đạt 12.229 tỷ đồng (-27% yoy).
Giá thép giảm tạo áp lực lên triển vọng lợi nhuận: Nhu cầu sản phẩm thép toàn cầu sụt giảm mạnh, đặc biệt là thị trường bất động sản Trung Quốc. Nhu cầu xây dựng trong nước quý 2 cũng sụt giảm. Tuy nhiên, giá than cốc vẫn neo ở mức cao.
Sản lượng tiêu thụ thép tăng trưởng tốt hơn so với ngành: 6T2022 đạt 2.38 triệu tấn (+29% yoy).
Hàng tồn kho cận kề đỉnh: HSG là một trong những doanh nghiệp có tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản cao nhất ngành.
Là doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy thấp nhất ngành với Nợ phải trả/Tổng tài sản ở quanh mức 50%.
2. Triển vọng doanh nghiệp
Tỷ trọng thép xây dựng xuất khẩu tăng từ 28% trong quý I/2022 lên 36% quý II/2022. Từ quý II/2022, Hòa Phát mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ => Tăng sản lượng tiêu thụ thép và tăng nguồn doanh thu USD để cân bằng cán cân ngoại tệ, giảm bớt rủi ro tỷ giá.
Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại được kỳ vọng sẽ giúp tiêu thụ thép sẽ phục hồi mạnh từ nửa cuối năm.
Hiện biên độ giảm giá thép xây dựng đang thu hẹp dần từ 1,7% xuống còn 0,6%.
Nhu cầu thép trong nước thông thường cũng tăng vào quý IV hàng năm do yếu tố mùa vụ.
3. Thách thức
Sự thừa cung tại một số quốc gia dẫn tới tình trạng bán tháo hàng tồn kho. Biên lợi nhuận sẽ tiếp tục chịu áp lực trong nửa cuối 2022.
Sản lượng giảm khi các nút thắt về nguồn cung bất động sản chưa được giải quyết và giải ngân vốn đầu tư công chưa tích cực có thể bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp thép.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa sản phẩm thép sản xuất trong nước và sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.
HPG vẫn đang trong xu hướng chính là xu hướng giảm, giá vừa mới break ra khỏi vùng tích lũy đi ngang 20.8-23.15 từ ngày 22/6 trong phiên 3/8 mới đây với thanh khoản tăng đột biến. Hiện giá đang điều chỉnh lại sau khi chạm band trên và vượt MA50, thanh khoản cải thiện trong những phiên gần đây. Tuy nhiên, với RS mức 31- rất yếu, giá cổ phiếu chưa thể có một nhịp hồi mạnh mà sẽ tích lũy thêm một thời gian để có thể hoàn toàn break khỏi MA50.