em thấy vừa tăng cổ phần tại VNT, không biết quý này ra sao?
theo dự báo thì quý 3 tất cả các công ty logistics đều báo cáo tăng trưởng rất mạnh bác à, TMS chắc sẽ có 1 quý báo cáo tăng trưởng vượt bậc
TMS là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics với 12 công ty con và 10 công ty liên doanh, liên kết (tính đến ngày 30/6/2021), trong đó có thể kể tới một số cái tên đáng chú ý như: CLX, CTCP Giao nhận Vận tải Ngoại thương (Mã CK: VNT), CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (Mã CK: TJC), CTCP Cảng Mipec. Ngoài ra, TMS còn có các khoản đầu tư vào CTCP Cảng Cát Lái (Mã CK: CLL), CTCP Cảng Đồng Nai (Mã CK: PDN)./.
TMS còn uptrend dài em
Ít nhất thì kho ở đà nẵng chưa xây xong, đưa vào sử dụng chắc lại tăng tiếp
MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH TRONG BCTC QUÝ 3/21 CỦA TMS
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Quý 3/21, mặc dù chịu ảnh hưởng của giãn cách xã hội kéo dài do Covid ở cả miền nam và miền bắc nhưnghoạt động sxkd của TMS lại rất khởi sắc:
• Doanh thu tăng 62% (1,556 tỷ so với 961 tỷ cùng kỳ);
• Lợi nhuận gộp tăng 54% (129 tỷ so với 84 tỷ cùng kỳ);
• Biên LN gộp giảm từ 9% xuống còn 8%;
• Doanh thu hoạt động tài chính tăng 400% (25 tỷ so với 5 tỷ cùng kỳ);
• Lãi từ công ty liên doanh, liên kết giảm 27% (32 tỷ so với 44 tỷ cùng kỳ)
• Lợi nhuận sau thuế tăng 69% (147 tỷ so với 87 tỷ cùng kỳ)
• Lũy kế 9 tháng đầu năm, Doanh thu đạt 4,060 tỷ, tăng 77% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 374 tỷ, tăng 60% so với cùng kỳ. EPS cho 9 tháng đầu năm đạt 4,597 tăng 39% so với cùng kỳ năm 2020.
Chuỗi cung ứng ở VN và thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid. Điều này dẫn đến nhu cầu thị trường tăng và kéo theo sự tăng giá mạnh của cước vận tải, thuê containers, kho bãi, cầu cảng và các dịch vụ Logistics. TMS và các công ty thành viên như HAH, Nippon express,… đều được hưởng lại và có kqkd rất tích cực trong năm 2020 và 2021. Doanh thu tăng mạnh nhưng Giá vốn cũng tăng nhanh khiến cho biên lợi nhuận gộp giảm xuống còn 8% (cùng kỳ là 9%).
Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 400% so với cùng kỳ. BCTC Q3/21 không thuyết minh 25 tỷ doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ gồm những gì nhưng tham chiếu vào BCTC bán niên thì chủ yếu bao gồm lãi tiền gửi và chênh lệch tỷ giá hối đoái, có thể trong Q3 phát sinh thêm khoản cổ tức nhận được từ các đơn vị đầu tư (không phải công ty con và liên kết).
Sự đóng góp của các công ty liên doanh, liên kết đối vớitổng LN trước thuế của TMS là 22%, nhưng lại giảm đi so với cùng kỳ.
Về cơ bản, trong Q3/21, TMS vẫn giữ được mức tăng trưởng lớn về doanh thu và lợi nhuận như các quý trước.
Tài sản và công nợ
• Tại ngày 30/9/2021, Tổng tài sản của TMS tăng 18% (4,623 tỷ so với 3,919 tỷ đầu kỳ). Trong đó,đáng chú ý:
-
Tiền (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn) tăng 54% (977 tỷ so với 635 tỷ đầu kỳ). Tiền tăng mạnh một phần là do kqkd tốt nhưng nhưng theo suy đoán (BCTC Q3/21 không thuyết minh) thì Tiền tăng mạnh khả năng là do cổ tức bằng tiền nhận từ các công ty liên doanh, liên kết (xem giải thích bên dưới).
-
Phải thu khách hàng tăng 30% (483 tỷ so với 371 tỷ) > tăng do doanh thu trong kỳ tăng. AR turnover day là 9 ngày > tốt.
-
Phải thu khác tăng 165% (557 tỷ so với 210 tỷ) > BCTC Q3/21 không thuyết minh chi tiết nên ta không biết rõ được số dư 557 tỷ này bao gồm những gì. Tham chiếu vào báo cáo tài chính bán niên (với số dư 267 tỷ) thì khoản mục lớn nhất là khoản ký quỹ bảo lãnh thanh toán (chiếm 62%).
-
Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết giảm 14% (1,160 tỷ so với 1,358 đầu kỳ) > BCTC Q3/21 không thuyết minh biến động khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết nhưng dựa vào phương pháp hoạch toán kế toán (khoản đầu tư vào công ty liên doanh/liên kết được hạch toán theo nguyên tắc vốn chủ sở hữu) thì ta có thể suy ra khoản mục này giảm là do nhận cổ tức từ các công ty liên doanh liên kết trong kỳ. Tại ngày 30/6/2021 (bán niên), số dư khoản mục này đượcbáo cáo là 1,476 tỷ. Đến ngày 30/9/2021(Q3/21), số dư giảm xuống còn 1,160 tỷ (chênh lệch 316 tỷ). Q3/21, TMS vẫn báo lãi nhận từ công ty liên doanh/liên kết là 32 tỷ. Do đó, phần giảm 316 tỷ của khoản mục đầu tư vào công ty liên doanh/liên kết là do cổ tức bằng tiền nhận từ công ty liên doanh, liên kết >> khá hợp lý, ứng với phần tăng của khoản mục Tiền bên trên.
• Tại ngày 30/9/2021, Tổng Nợ phải trả tăng 29% (2,036 tỷ so với 1,573 tỷ đầu kỳ). Trong đó, đáng chú ý:
-
Phải trả người bán tăng 14% (377 tỷ so với 332 tỷ đầu kỳ).
-
Vay nợ tăng 23% (1,037 tỷ so với 843 tỷ đầu kỳ) >> Trong kỳ, TMS có phát hành 300 tỷ trái phiếu.
-
Phải trả khác tăng 29% (360 tỷ so với 278 tỷ đầu kỳ) >> BCTC Q3/21 không thuyết minh nhưng tham chiếu BCTC bán niên, khoản mục này chủ yếu bao gồm tiền cước thu hộ và nhận ký quỹ, đặt cọc.
-
Hệ số thanh toán nhanh (TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) là 1.8 lần (so với 1.3 lần đầu kỳ) >> tốt
-
Hệ số Nợ/Vốn CSH là 0.8 lần (so với 0.7 lần đầu kỳ) >> không cao, tốt
-
Hệ số Vay/Vốn CSH là 0.4 lần (so với 0.4 lần đầu kỳ) >> không cao, tốt
Nói chung tình hình tài chính của TMS khá lành mạnh. Các khoản mục có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh của TMS. Các chỉ số nợ vẫn tốt, TMS đảm bảo kiểm soát dòng tiền và khả năng thanh toán.
Dòng tiền
• Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương 374 tỷ (cùng kỳ: dương 12 tỷ)
• Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 462 tỷ (cùng kỳ: âm 174 tỷ)
• Dòng tiền từ hoạt động tài chính dương 363 tỷ (cùng kỳ: dương 142 tỷ)
• Dòng tiền thuần trong kỳ dương 274 tỷ (cùng kỳ: âm 18 tỷ)
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm mạnh là do 1) đầu tư mua sắm TSCĐ, 2) gia tăng tiền gửi kỳ hạn ngân hàng trên 3 tháng (net), 3) đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Dòng tiền tư hoạt động tài chính dương mạnh là do 1) Phát hành cổ phiếu, 2) Vay trái phiếu trong kỳ.
Nói chung, TMS vẫn duy trì dòng tiền mạnh có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh bùng nổ của mình.
Nhận xét chung:
• TMS có một Q3/21 bùng nổ cả về doanh thu và lợi nhuận với mức tăng trưởng lớn. Với tính hình hiện tại, TMS được dự đoán là cũng sẽ có được một Q4/21 với kết quả kinh doanh xuất sắc.
• TMS đang duy trì được dòng tiền mạnh từ hoạt động sxkd tốt của mình;
• Tình hình tài chính của TMS đánh giá chung là rất lành mạnh. Đây là tiền đề để TMS tăng cường các dự án đầu tư (trong đó có kế hoạch M&A) trong tương lai để đảm bảo mức tăng trưởng cao và giữ vững được vị trí đầu ngành trong lĩnh vực logistics.
• BCTC Q3/21 trình bày khá sơ sài phần Thuyết minh báo cáo tài chính nên thông tin cung cấp cho người đọc bị hạn chế khá nhiều.
Anh phân tích chi tiết quá, cám ơn anh.
TMS ngon quá mà mới mua được có 7k, nay đặt tham chiếu mua ko được luôn
Túc tắc mua em
Không thấy bác chủ chú ý tới VCR nữa ạ
Mình thấy VCR đang tăng tốt mà! Nó còn uptrend dài! Có điều sao mua hết được các cp bds chứ
TMS đang nắm 50% Nippon thì kinh khủng nhỉ
50% vốn góp này , theo định giá hiện giờ là lời khủng luôn. TMS giá 1xx