TMS: Âm thầm lặng lẽ vươn lên top đầu

TMS nay tốt trở lại rồi đấy.

2 Likes

Lại CE. Cuộc đời vẫn đẹp sao!:blush:

2 Likes

Chất lượng cổ đông ngon

3 Likes

cổ của cobe đúng là chất thiệt. lại CE rồi

2 Likes

TMS là cổ chất thật.

NHU CẦU THUÊ NHÀ KHO TĂNG ĐỘT BIẾN TRONG NĂM 2021.

Theo báo cáo tháng 5 của CBRE Việt Nam, trong đợt bùng phát dịch COVID-19, sự phát triển của thương mại điện tử cùng với việc trì hoãn các hoạt động xuất nhập khẩu do vận tải bị gián đoạn đã đẩy mạnh nhu cầu về kho bãi. Trong hai năm trở lại đây, thị trường nhà máy, kho bãi của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng do sự tăng trưởng nguồn cung mạnh mẽ và hiệu suất ổn định. Bà Thanh Phạm, Phó Giám đốc Công ty Nghiên cứu và Tư vấn CBRE, cho biết đến cuối năm 2020, tổng nguồn cung của kho xây sẵn ở miền Nam sẽ là 2,7 triệu m2, tăng 28% so với năm 2019. Sau dịch COVID-19, giá thuê kho trung bình sẽ tăng từ 4% đến 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy đây là một cơ hội tốt đáng để các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư và phát triển.
Với 37 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistic và vận hành kho bãi, Transimex tự hào là một trong những nhà cung cấp dịch vụ kho tốt nhất Việt Nam. Sở hữu hệ thống kho đa dạng: Kho Chứng từ, kho lạnh, kho thường, kho CFS, Kho ngoại quan. Được trang bị hệ thống khung kệ tiên tiến, xe nâng, hệ thống chiếu sáng, camera quan sát, hệ thống phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu thuê kho đang ngày một nâng cao tại TP.HCM.
Nguồn: Báo Phát Luật- tpHCM

Transimex- Simply Better
:envelope_with_arrow: Mail: tms.sales@transimex.com.vn
:phone: Tel: (84-28) 2220 2888 ext: 957/968/977/139/982
:desktop_computer: Web: http://transimex.com.vn/
#transimex #logistic #vantainoidia #khobai #cuoctau #phanphoi #xelanh #xekho

hình ảnh hình ảnh

4 Likes

TẤT NIÊN NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN TRANSIMEX 2020
Ngày 04/01/2021, Công ty Cổ Phần Transimex đã tổ chức tiệc tất niên năm 2020, tại Trung tâm Hội nghị Tân Sơn Nhất, Quận Tân Bình, Tp.HCM. Tham dự buổi tiệc, gồm có:
Chủ Tịch HĐQT cùng các Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Transimex, Ban Tổng Giám đốc Công ty, cán bộ quản lý các Phòng ban cùng toàn thể CB-CNV trong Công ty, Cán bộ Hưu trí, Đại diện các Chi nhánh, Công ty liên doanh Nippon Express và các Công ty thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Transimex.

Tại buổi tiệc, Ông Bùi Tuấn Ngọc – Chủ tịch HĐQT Công ty đã phát biểu, nêu bật những thành tích đạt được trong năm 2020, và biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2020. Tiêu biểu như tổng sản lượng lưu kho tăng hơn 40%, vận chuyển bách hóa tăng 129%, sản lượng vận chuyển container đường bộ tăng 61% và các dịch vụ khác đều tăng so với 2019.

Buổi tất niên là dịp để toàn thể CBCNV Công ty Cổ phần Transimex nhìn lại chặng đường một năm đã qua, là lời tri ân chân thành cũng như khích lệ của Ban lãnh đạo đến toàn thể CBCNV công ty đã nỗ lực hết mình cho sự phát triển của Transimex.

3 Likes

TRANSIMEX-Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2020

Năm 2020, Công ty Cổ phần Transimex xếp thứ 4 trong Top 10, tăng 3 bậc so với năm 2019. Đó là thành quả của chiến lược đầu tư phát triển có chiều sâu, sự lãnh đạo sáng suốt và đặc biệt là sự nỗ lực không mệt mỏi của 1.100 CB-CNV vì khách hàng thân yêu của mình.
Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2020 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2020.

Công ty Cổ phần Transimex đã, đang và sẽ không ngừng cải tiến, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng logistics, công nghệ khai thác, chất lượng nhân sự để ngày càng khẳng định vị thế, uy tín, chất lượng, luôn là đối tác tin cậy của quý khách hàng.


Transimex- A Green Logistics Service Provider
:envelope_with_arrow: Mail: tms.sales@transimex.com.vn
:phone: Tel: (84-28) 2220 2888 ext: 957/968/977/139/982
:desktop_computer: Web: http://transimex.com.vn/
#transimex #logistic #vantainoidia #khobai #cuoctau #phanphoi #xelanh #
Nguồn : Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2020?

3 Likes

3 Likes

hình ảnh

TRUNG TÂM LOGISTICS VĨNH LỘC- ĐỈNH CAO MỚI CỦA TRANSIMEX
Chúng tôi luôn khao khát mang đến cho Khách hàng của mình những chuẩn mực về chất lượng dịch vụ cao hơn.
Transimex đang và sẽ hiện thực hóa khát khao đó tại Trung Tâm Logistics Vĩnh Lộc. Nơi chính thức được đưa vào hoạt động vào tháng 4-2021 trên diện tích 60,000m2 với hơn 140,000 vị trí pallest cho hàng thông thường và hàng lạnh.
Liên lạc với chúng tôi: tms.sales@transimex.com.vn
Để có thông tin cập nhật cho kế hoạch mở rộng và phát triển KD của quý công ty.
Hãy follow fanpage Transimex để luôn cập nhật những tin tức mới nhất.

Transimex- A Total Logistics Provider
:envelope_with_arrow: Mail: tms.sales@transimex.com.vn
:phone: Tel: (84-28) 2220 2888 ext: 957/968/977/139/982
:desktop_computer: Web: http://transimex.com.vn/
#transimex #logistic #vantainoidia #khobai #cuoctau #phanphoi #xelanh #xekho

3 Likes

GMD chỉ mạnh ở mảng cảng biển và vận tải, chứ ko so được với TMS ở mảng kho lạnh, hậu cần. Mặt khác, hiệu quả kinh doanh vốn của GMD nhìn chung không cao, năm 2020 tăng trưởng âm, trong khi TMS tăng trưởng dương 40%. Nói về doanh thu thì TMS hiện nay đã vượt GMD, tỷ xuất lợi nhuận cao hơn hẳn. GMD là cổ phiếu khá loãng, trong khi TMS cô đặc, cổ đông chất lượng vì toàn dân đầu tư giá trị.

2 Likes

Bác cho e hỏi ké xíu con SWC nhưng thế nào ạ?

Ko ăn thua đâu bạn. Mã này giờ là game thuần tuý, nhưng Indotran nó mua xong rồi thì mình nghĩ nó để đó. Trc mình dc ăn 1 tí lướt thôi. Giờ thiên về hold cổ giá trị nên mình chỉ dành 1 phần nhỏ lướt vui.

Dạ, e cám ơn bác nhiều

Phiền bác cho đôi lời về cổ phiếu GIC ạ!

TMS No1 trong ngành rồi thì mình chỉ đầu tư leader thôi. Các mã khác mình đều có điểm chê, nên sẽ ko khách quan khi nhận định.

2 Likes

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 54/2018 về khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển (gọi chung là giá dịch vụ cảng biển).

Tại hội nghị đối thoại với DN cảng biển, chủ tàu, đại lý, môi giới hãng hải… về giá dịch vụ cảng biển ngày 7/8, cũng ghi nhận nhiều ý kiến về lộ trình tăng giá, nhưng đa phần đồng ý tăng giá ngay từ ngày 1/1/2021.

Một số ý kiến khác cho rằng sau khi tăng giá lần 1 vào năm 2021 thì nên điều chỉnh tăng 2năm/lần vào các năm 2023 và 2025.

Đồng ý với các ý kiến trên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho rằng, hệ thống cảng biển là tài nguyên quốc gia, vì thế, cần bảo vệ lợi ích quốc gia, hài hoà lợi ích doanh nghiệp để họ có thể có vốn tái đầu tư, vì thế, ý kiến đều thống nhất việc tăng giá dịch vụ cảng biển.

"Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu cho các chủ tàu, chủ hàng. Chúng tôi sẽ có kiến nghị tới Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng giá cảng biển từ ngày 1/1/2021”, Thứ trưởng nói.

2 Likes

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam dự kiến đạt tăng trưởng 15%-20% vào năm 2025

BNEWS Ngành logistics vốn được coi là xương sống của nền kinh tế, đồng hành với tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ.

Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%.

*** Một trong những ngành tiềm năng nhất của nền kinh tế**

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Được phát triển từ những năm 1990, chỉ trong một thời gian ngắn, dịch vụ logistics của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay, thị trường logistics Việt Nam có sự tham gia của khoảng 3.000 doanh nghiệp trong nước và khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn, như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ logistics, KMTC Logistics…

Các doanh nghiệp logistics có quy mô vừa và nhỏ, trong đó 89% là doanh nghiệp Việt Nam, 10% doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Hiện, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang cung cấp từ 2 đến 17 dịch vụ logisitics khác nhau, tập trung vào: giao nhận, vận tải nội địa, khai thác cảng biển và cảng hàng không, kho bãi, quản lý hàng và vận tải quốc tế… Trong đó, vận tải là lĩnh vực dịch vụ quan trọng nhất trong hệ thống logistics của Việt Nam.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây tương đối cao, đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm; tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018 cho thấy, chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Logistics được ghi nhận là một trong những ngành có tiềm năng lớn nhất đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành logistics Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được tập trung khắc phục. Hạn chế lớn nhất, theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, là chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các quốc gia, như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và khối EU.

Nguyên nhân là do hạn chế về kết cấu hạ tầng cảng biển gắn liền với dịch vụ sau cảng; công tác quy hoạch hạ tầng logistics, gồm cảng biển, cảng cạn, trung tâm logistics, depot, bãi đậu xe tải, xe container… chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP quốc gia của Việt Nam cũng ở mức cao, chiếm 18% GDP, trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ 9-14%.

*** Cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh**

Cảng Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Nguyên Linh - TTXVN

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, sửa đổi mục tiêu đề ra cho năm 2025 như sau: Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt 50 trở lên.

Quyết định mới cũng bổ sung lộ trình trình thực hiện Kế hoạch. Cụ thể, năm 2020-2021, rà soát tình hình thực hiện và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Năm 2022, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Năm 2023, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045. Năm 2024, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045. Năm 2025, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025-2035, tầm nhìn đến 2045.

Theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017, Chính phủ chủ trương phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao… Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.

Để cắt giảm chi phí logistics và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020 (tháng 11/2020), Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã đề xuất một số nhóm giải pháp, như: đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục thương mại xuyên biên giới; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại giúp tiết kiệm tối đa thời gian chi phí, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và lưu thông hàng hóa; tăng cường ứng dụng công nghệ mới, hiệu quả hơn vào hoạt động logistics.

Có các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể để đẩy mạnh chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics…; xây dựng mạng lưới liên kết các doanh nghiệp logistics, trong đó tập trung phát triển hệ thống logistics gắn với thương mại điện tử; phát triển các giải pháp mới nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu tái tạo tại các cảng, kho bãi, tăng cường các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường…

Liên quan đến thực trạng chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn cao, theo ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viettel, để giảm chi phí này cần 3 yếu tố.

Trước hết về quy hoạch và hỗ trợ từ phía Chính phủ, cần xây dựng các trung tâm logistics lớn của quốc gia, trong đó chi phí thuế, đất đai, cầu cảng phải được ưu đãi. Cùng với đó, cần tối ưu vận tải của doanh nghiệp, hiện tại đến 70% xe vận tải rỗng chiều về.

Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư áp dụng công nghệ để quản trị tối ưu hơn và giảm chi phí. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau, Chính phủ cũng cần đứng ra liên kết các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp có nền tảng lớn và là trung tâm liên kết cùng các doanh nghiệp nhỏ để tận dụng được nguồn tài nguyên của từng doanh nghiệp.

Để khắc phục thói quen “ngại thay đổi” của doanh nghiệp” các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, ngoài quyết tâm và tập trung nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp, cần có sự hợp tác giữa doanh nghiệp chủ hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics; đồng thời, cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cải cách thủ tục hành chính liên quan, hỗ trợ nguồn vốn trong điều kiện có thể, nhất là với các doanh nghiệp đi đầu về chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics.

Ngoài ra, việc Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng tạo ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài cùng công nghệ hiện đại và gia tăng phương pháp quản trị tiên tiến trong lĩnh vực logistics. Để tận dụng các cơ hội kinh doanh đến từ chính các cam kết trong các FTA, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp logistics cần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tìm các kênh thích hợp để tăng liên kết với các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ logistics khác nhau như: hãng tàu, đại lý thương mại, bảo hiểm…

Nếu chúng ta có thể khắc phục được những hạn chế trên, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và tăng tính kết nối của phương tiện thì sẽ giảm chi phí vận tải, nâng cao được chất lượng dịch vụ logistics.

Giảm chi phí logistics đồng nghĩa với việc thúc đẩy cho sự phát triển của hàng hóa xuất, nhập khẩu, đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia./.

3 Likes

Xanh mới khiếp nhỉ.

1 Likes

thời tới cản không kịp =))

1 Likes