Top pic dành riêng cho các Bé Lá, Mầm. Không dành cho Các Bô lão mắt sáng chân nhanh!

6 Likes
6 Likes

Em thích bài này lắm, em BN nà

2 Likes

HHT được mời dự ngày hội của liền anh liền chị tại làng toàn người hát nổi tiếng. Ngày hội này giống như ngày tết nguyên đán của Việt Nam. Khách đến chơi nhà càng đông thì chủ nhà vui mừng khôn xiết. Nếu mình đến mà bỏ đi ngay là chủ nhà không vui, cho đó là sẽ không may mắn cho chủ nhà. Hát thâu đêm luôn, rất vui và rất hay bạn ơi. Hôm đó HHT dắt các bạn NN đến đông và các bạn NN rất thích. Khi tan tiệc chủ nhà và cả làng tiễn biệt nhau và hát bài:

10 Likes

Vâng. Vui lắm chị ạ ngày này mn đều đến tụ tập xem và vui chơi ca hát nữa. đây là 1 lễ hội truyền thống văn hóa của BN đó ạ.

4 Likes
5 Likes
6 Likes

Bài này cực vui, em nghe mà cười phớ lớ. Em người HP :smile:

4 Likes

HHT đi HP nhiều lắm bạn! Hay nghỉ ở KS Quân đội bạn, đi với các bạn NN làm việc.

8 Likes

HP có rất nhiều lí do để thu hút mọi người đến chơi và sinh sống. Em cảm thấy ở HP rất tuyệt.

4 Likes

17 THÁNG 8, 14:18

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine, Nord Stream vẫn ở mức khối lượng trước đó vào thứ Tư

Trước đó, có thông tin cho rằng không loại trừ giá khí đốt ở châu Âu sẽ tăng trên mức kỷ lục 4.000 USD / 1.000 mét khối vào mùa đông

MOSCOW, ngày 17 tháng 8. / TASS /. Nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu thông qua các con đường xuất khẩu chính có thể vẫn ở mức của những ngày trước đó là khoảng 42,2 triệu mét khối mỗi ngày khi vận chuyển qua Ukraine và 34 triệu mét khối qua Nord Stream vào thứ Tư, ngày 17 tháng 8.

Các đề cử cho quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine vào ngày 17 tháng 8 thông qua trạm phân phối khí Sokhranovka đã vắng mặt, trong khi các đề cử cho quá cảnh qua nhà ga Sudzha gần như đứng ở mức khoảng 42,2 triệu mét khối, theo dữ liệu được công bố trên trang web của Nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của Ukraine (GTSOU).

Trong khi đó, việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Nord Stream, con đường chính để xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu, vẫn ở mức của những ngày trước là khoảng 34 triệu mét khối mỗi ngày, theo dữ liệu do Nord Stream AG cung cấp.

Điều đó cho thấy, trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga giảm, các nước châu Âu tiếp tục bơm khí đốt vào các cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm của họ (UGSF), với các kho khí đốt châu Âu hiện đã đầy hơn 74%, theo Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE). Trước đó, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất rằng mức lấp đầy được áp dụng cho các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU là ít nhất 80% cho mùa đông 2022-2023 và 90% cho tất cả các giai đoạn mùa đông trong tương lai.

Vào ngày hôm trước, giá khí đốt giao ngay tại châu Âu lần đầu tiên vượt mức 2.600 USD / 1.000 m3 kể từ đầu tháng Ba. Đến lượt mình, Gazprom không loại trừ giá khí đốt ở châu Âu sẽ tăng trên mức kỷ lục 4.000 USD / 1.000 m3 vào mùa đông.

Xuất khẩu khí đốt sang các nước ngoài CIS đã giảm 36,2% xuống 78,5 tỷ mét khối trong 7,5 tháng của năm 2022, theo nhà sản xuất khí đốt.

Đường ống dẫn khí Nord Stream, cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu, đã được sử dụng ở mức khoảng 20% ​​công suất tối đa kể từ ngày 27/7 do hai tuabin khí ngừng hoạt động. Một trong số chúng, được chế tạo tại Canada bởi Siemens Energy, đã được gửi đến Montreal để sửa chữa. Do lệnh trừng phạt của Ottawa đối với Nga, ban đầu nhà sản xuất từ ​​chối trả lại tuabin đã sửa chữa cho Đức, nhưng sau nhiều lần yêu cầu từ Berlin, công ty đã quyết định thực hiện. Vào ngày 25 tháng 7, Gazprom đã thông báo về việc buộc ngừng hoạt động một động cơ tuabin khí khác tại trạm máy nén Portovaya. Do đó, hiện nay chỉ còn một tuabin trong tình trạng hoạt động.

Hơn nữa, Nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của Ukraine đã đình chỉ việc vận chuyển khí đốt đến châu Âu qua nhà ga Sokhranovka kể từ ngày 11 tháng 5 vì lý do bất khả kháng. Do đó, Gazprom cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine thông qua trạm bơm khí Sudzha, trong khi yêu cầu bơm qua Sokhranovka bị phía Ukraine từ chối.

9 Likes

17 THÁNG 8, 14:22

Triều Tiên phóng hai tên lửa hành trình về phía Hoàng Hải - hãng tin

Người ta nói thêm rằng vụ phóng tên lửa hành trình là lần đầu tiên kể từ tháng Giêng

© AP Ảnh / Lee Jin-man

SEOUL, ngày 17 tháng 8. / TASS /. Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức quân đội Hàn Quốc đưa tin Bình Nhưỡng đã phóng hai tên lửa hành trình về phía Hoàng Hải hôm thứ Tư.

“Chúng tôi ghi nhận rằng Triều Tiên đã phóng hai tên lửa hành trình về phía Hoàng Hải vào rạng sáng hôm nay từ [quận] Oncheon ở tỉnh Nam Pyongan”, quan chức này cho biết.

Như cơ quan này đã chỉ ra, vụ phóng tên lửa hành trình là lần đầu tiên kể từ tháng Giêng. Vụ thử tên lửa đạn đạo diễn ra vào ngày 5 tháng 6. Hôm thứ Ba, quân đội Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã bắt đầu các cuộc diễn tập sơ bộ, sau đó là diễn tập Lá chắn Tự do Ulchi. Cũng trong ngày thứ Tư, Tổng thống Yoon Suk-yeol của Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo để đánh dấu một trăm ngày đầu tiên của ông tại vị.

Hôm thứ Hai, nhân kỷ niệm ngày giải phóng Bán đảo Triều Tiên khỏi sự cai trị của Nhật Bản, Yoon Suk-yeol đã trình bày chi tiết về “kế hoạch táo bạo” của mình, theo đó Seoul cung cấp viện trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng để đổi lấy phi hạt nhân hóa. Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, Yoon Suk-yeol đã nhắc lại lời cầu hôn của mình.

Hãng thông tấn Yonhap lưu ý, vụ phóng tên lửa hành trình không vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

9 Likes

Anh mặt xệ chưa gõ trống thổi kèn đã có người khác gõ rùi :relaxed:

4 Likes

Ca sĩ này xưa em hay xem sân khấu. chắc giờ cũng tương đối lớn tuổi rồi

1 Likes

“Cần tổng kết mô hình Tập đoàn kinh tế của Viettel”

7 giờ trước

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tổng kết mô hình Viettel sau 30 năm thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển một tập đoàn kinh tế nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xem các sản phẩm của Viettel.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xem các sản phẩm của Viettel.

Viettel là Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam

Ngày 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Báo cáo với Thủ tướng Phạm Minh Chính tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Viettel, Đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel nhấn mạnh sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay, Viettel đã trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu tại Việt Nam. Các ngành nghề kinh doanh chính của Viettel hiện nay gồm: Viễn thông; Giải pháp CNTT và dịch vụ số; Nghiên cứu sản xuất công nghệ cao; Thương mại điện tử và Logistics.

Viettel là doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong thực thi chiến lược quốc gia về lĩnh vực viễn thông - CNTT và công nghiệp quốc phòng CNC. Luôn là doanh nghiệp hiệu quả nhất, lợi nhuận trước thuế các năm gần đây của Viettel luôn duy trì trên 40.000 tỷ đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu luôn duy trì trên 25%.

Hai năm liên tiếp 2020 và 2021, Viettel là doanh nghiệp Việt Nam có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Viettel đồng thời là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Việt Nam, đứng số 1 tại Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 18 trong số các nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2022. Viettel trở thành hình mẫu của một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sáng tạo và có hiệu quả.

Là doanh nghiệp dẫn đầu về viễn thông và CNTT tại Việt Nam, Viettel đồng thời cũng là doanh nghiệp tiên phong và hiệu quả trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài với 10 thị trường có tổng dân số 260 triệu dân, tại 3 châu lục. Đến nay 7/10 thị trường kinh doanh đã có lợi nhuận, dòng tiền về nước những năm gần đây ở mức 250-350 triệu USD/ năm. Đến nay, Viettel đã thu về 900,3 triệu USD, tương đương 62% tổng đầu tư.

Viettel là nhà cung cấp dịch vụ an toàn thông tin số 1, luôn đón đầu xu thế và làm chủ công nghệ lõi với các sản phẩm dịch vụ Make in Vietnam, phủ rộng hoàn toàn 4/4 nhóm giải pháp, hỗ trợ giám sát và xử lý sự cố hiệu quả, kịp thời 24/7 cho các hạ tầng trọng yếu quốc gia và các doanh nghiệp, tổ chức.

Là doanh nghiệp tiên phong, chủ lực góp phần kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, những năm qua Viettel đã tập trung nhiều nguồn lực tư vấn chuyển đổi số, xây dựng và triển khai hạ tầng số, các nền tảng số, dịch vụ số để đồng hành cùng Chính phủ thực hiện chương trình CĐS trên cả 03 trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Hạ tầng và các sản phẩm, dịch vụ số của Viettel là các sản phẩm chủ lực, đóng góp tích cực vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu kiến tạo xã hội số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Với vai trò hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Việt Nam, Viettel đã và đang nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành trang bị kỹ thuật công nghệ cao để cung cấp cho Quân đội. Hệ sinh thái sản phẩm của Viettel được xây dựng theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới.

Viettel cũng đã góp phần hình thành nền công nghiệp điện tử viễn thông bằng cách nghiên cứu, làm chủ các thiết bị hạ tầng mạng viễn thông trên cả 4 lớp mạng. Các thiết bị này đã được triển khai trên mạng lưới của Viettel.

Viettel cũng luôn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội của đất nước, trong đó tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế và giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Đến nay, Viettel đã đóng góp khoảng 15.000 tỷ đồng cho các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Viettel đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyến thăm và làm việc với Viettel nhằm kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, chương trình phục hồi và phát triển, chương trình chuyển đổi số, phát triển xanh, phát triển năng lượng sạch.

Qua kiểm tra và lắng nghe báo cáo, ý kiến phát triển, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự phát triển nhanh và bền vững của Viettel, đã chuyển đổi mô hình rất thành công từ chủ yếu phục vụ quốc phòng sang mô hình lưỡng dụng, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Thủ tướng đánh giá Viettel đã nắm chắc tình hình trong và ngoài nước, xu thế và yêu cầu phát triển, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, xác định chiến lược và sứ mệnh một cách phù hợp tình hình, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả; đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước; đóng góp trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ.

"Cần tổng kết mô hình Tập đoàn kinh tế của Viettel" ảnh 1Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Viettel.

Tập đoàn cũng có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội, nhất là tại những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần và khát vọng vươn lên của cán bộ, chiến sĩ, người lao động ngày càng cao, Viettel là nơi làm việc hấp dẫn của các nhân lực chất lượng cao.

“Viettel hình thành trong khó khăn, tồn tại trong khó khăn và phát triển trong khó khăn”, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, khẳng định tinh thần “trong nguy có cơ”, “non cao cũng có đường trèo, đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi”, Thủ tướng phát biểu.

Tổng kết mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước của Viettel sau 30 năm thực hiện

Thủ tướng nhận định, nguyên nhân mang lại những thành công của Viettel là chấp hành nghiêm sự lãnh đạo của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nguyện vọng của Nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để tổ chức thực hiện hiệu quả.

Bên cạnh đó là sự nỗ lực vươn lên của cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Viettel các thời kỳ với tinh thần tự lực, tự cường, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”; sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, sự ủng hộ của người dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết mô hình Viettel sau 30 năm thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển một tập đoàn kinh tế nhà nước.

Thủ tướng gợi mở bước đầu một số bài học như: Sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo; cấp trên giao nhiệm vụ nhiều hơn, nặng hơn để truyền cảm hứng, tạo động lực phấn đấu, vượt qua chính mình; luôn luôn đổi mới sáng tạo, luôn luôn hướng tới nhân dân, vì nhân dân phục vụ, hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là động lực và nguồn cảm hứng.

Thủ tướng cũng nêu rõ, bên cạnh những lúc đột phá, sự phát triển của Viettel cũng có lúc chững lại. Thủ tướng lưu ý không được say sưa, thỏa mãn, phải luôn khiêm tốn, phát huy, kế thừa những thành quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vươn lên.

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2022 và những năm tiếp theo, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp; chúng ta phải tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân; xây dựng nền kinh tế VN độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả; phát triển nền công nghiệp hiện đại.

Thủ tướng giao nhiệm vụ và mong muốn Viettel kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp, tô thắm thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ; tiếp tục đổi mới sáng tạo, vươn lên, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, kiểu mẫu, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân, trực tiếp là TƯ, Quân ủy Trung ương, Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao phó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, xây dựng một tập đoàn công nghiệp - viễn thông đóng góp tích cực cho hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đề cao trách nhiệm, “thượng tôn pháp luật”, hoạt động đúng pháp luật, thực thi pháp luật nghiêm túc, góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Viettel có vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi số Quốc gia

Về công việc cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, Viettel phải quyết tâm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cụ thể, trực tiếp cho Tập đoàn. Trong đó, có việc nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ đắc lực, hiệu quả chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, là một trong những tập đoàn đóng vai trò dẫn dắt quá trình này, làm trung gian thanh toán chuyển mạch, bù trừ điện tử.

Cùng với đó, Viettel cần góp phần xây dựng dữ liệu quốc gia, tăng cường an ninh, an toàn mạng, an toàn viễn thông; phát triển các lĩnh vực viễn thám, logistics và thương mại điện tử.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tổng kết thực tiễn, triển khai đầu tư ra nước ngoài chắc chắn, thận trọng, hiệu quả, đúng quy định của Việt Nam và pháp luật nước sở tại; góp phần vào hòa bình, hợp tác, phát triển, xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước.

Cùng với đó, tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội, đầu tư cho những nơi khó khăn theo hướng lưỡng dụng vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm an ninh quốc phòng. Tham gia tích cực vào chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch, phát triển kinh tế xanh, thích ứng biến đổi khí hậu. Góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính, đổi mới quản trị quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho ý kiến cụ thể với các nội dung đề xuất, kiến nghị của Tập đoàn. Những nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách và trách nhiệm của các bộ, ngành địa phương, giao các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất, giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trước vận hội mới, thời cơ mới, Thủ tướng yêu cầu Viettel tiếp tục kế thừa, phát huy các thành quả đã đạt được, thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, luôn luôn đổi mới, luôn luôn sáng tạo, luôn luôn đột phá, không để chững lại, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, sử dụng nguồn lực tập trung, hiệu quả, xác định công việc trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, “khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành”.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng đã có một số đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành liên quan về các cơ chế chính để tạo động lực phát triển, giúp Viettel thực hiện thành công chiến lược giai đoạn tới, đồng thời tiếp tục trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước.

Cụ thể Viettel đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Viettel một số nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh, phát huy thế mạnh và thể hiện vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, an toàn, an ninh mạng, xây dựng và triển khai nền tảng chuyển đổi số quốc gia, trung gian thanh toán chuyển mạch và bù trừ điện tử.

Viettel cũng mong muốn được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu; nghiên cứu công nghệ năng lượng xanh, hiện đại hóa các cở sở hạ tầng quan trọng như giao thông vận tải, logistic, đô thị, khoa học công nghệ…

Viettel đồng thời đề xuất Chính phủ tăng tính chủ động cho doanh nghiệp nhà nước trong công tác đầu tư, tiền lương và tổ chức, sắp xếp lại đơn vị nội bộ; bổ sung mới hành lang pháp lý mới cho các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có đề xuất Thủ tướng nghiên cứu cơ chế để thực hiện đánh giá trên nguyên tắc đánh giá hiệu quả đầu tư trên tổng thể thay cho việc đánh giá dựa trên các khoản mục, dự án đầu tư riêng lẻ và cơ chế thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm cho hoạt động đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

11 Likes

3 yếu tố sẽ giúp GDP Việt Nam đạt đỉnh vào quý 3/2022

Thứ 4, 17/08/2022, 10:30

Các chuyên gia phân tích VNDirect dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 3/2022 có thể đạt đỉnh ở mức 11% so với cùng kỳ, sau đó hạ nhiệt trọng quý 4/2022. Song, VNDirect cho rằng, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022.

3 yếu tố sẽ giúp GDP Việt Nam đạt đỉnh vào quý 3/2022

Theo báo cáo cập nhật tình hình vĩ mô được CTCK VNDirect công bố gần đây, nhu cầu trên thế giới suy yếu đã làm giảm tốc tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, PMI của Việt Nam đã giảm xuống 51,2 điểm vào tháng 7/2022 từ mức cao 54,0 điểm của tháng trước, trong khi giá trị xuất khẩu giảm 7,7% so với tháng trước, xuống còn khoảng 30,3 tỷ USD vào tháng 7/2022.

Báo cáo cho biết, một số thách thức mà ngành sản xuất của Việt Nam phải đối mặt trong những tháng cuối năm 2022, bao gồm nhu cầu tiêu dùng thấp hơn tại các thị trường xuất khẩu chính (như Mỹ, châu Âu,…), giá nguyên vật liệu đầu vào cao và hoạt động vận chuyển gặp khó khăn.

“Ngoài ra, qua số liệu xuất khẩu, chúng tôi nhận thấy đơn hàng đặt mới đối với một số mặt hàng xuất khẩu đang chậm lại như gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm từ sắt thép, xi măng và đồ nội thất bằng vật liệu không phải gỗ”, báo cáo VNDirect nhận định.

3 yếu tố sẽ giúp GDP Việt Nam đạt đỉnh vào quý 3/2022 - Ảnh 1.

Về nhập khẩu, chi tiêu nhập khẩu của Việt Nam đạt 30,3 tỷ USD trong tháng 7, giảm 6% so với tháng trước, tăng 3,4% so với cùng kỳ. Báo cáo nhận định, hoạt động nhập khẩu chậm lại có thể báo hiệu tăng trưởng lĩnh vực sản xuất công nghiệp giảm tốc trong những tháng tới. Về cán cân thương mại, Việt Nam xuất siêu 21 triệu USD trong tháng 7. Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất siêu 0,8 tỷ USD,

“Con số này cải thiện đáng kể so với mức nhập siêu 3,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2021. Sang năm 2022, chúng tôi dự báo cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 7,2 tỷ USD, cải thiện so với mức thặng dư là 3,3 tỷ USD trong năm ngoái”, báo cáo cho hay.

Liên quan đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, VNDirect kỳ vọng tổng vốn FDI đăng ký sẽ phục hồi trong các quý tiếp theo khi Việt Nam đẩy nhanh tốc độ mở cửa kinh tế và nhiều đường bay quốc tế được nối lại hoạt động. Ngoài ra, Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ các công ty đa quốc gia nước ngoài theo đuổi chiến lược “Trung Quốc+1” và đa dạng hóa vào Việt Nam do chi phí lao động cạnh tranh, gần Trung Quốc và ổn định chính trị.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt đỉnh vào quý 3/2022, sau đó hạ nhiệt trong quý 4/2022

Trên cơ sở đó, VNDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 11,0% so với cùng kỳ trong quý 3/2022. Theo các chuyên gia phân tích của VNDirect, mức tăng trưởng cao này là nhờ 3 yếu tố. Thứ nhất, mức nền thấp trong quý 3/2021 với GDP của Việt Nam giảm 6,0% so với cùng kỳ năm 2020. Đồng thời, do tác động của giãn cách xã hội, ngành dịch vụ và ngành công nghiệp & xây dựng trong quý 3/2021 giảm lần lượt 8,6% và 5,5% so với cùng kỳ trong quý 3/2021.

Thứ hai, ngành dịch vụ sẽ là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế nhờ du lịch trong nước tiếp tục phát triển mạnh và nhu cầu trong nước phục hồi nhờ thu nhập của người dân cao hơn và thuế giá trị gia tăng giảm 2% (kéo dài đến hết năm 2022).

3 yếu tố sẽ giúp GDP Việt Nam đạt đỉnh vào quý 3/2022 - Ảnh 2.

Các chuyên gia VNDirect kỳ vọng GDP quý 3/2022 của Việt Nam sẽ tăng trưởng 11% so với cùng kỳ

Cuối cùng, việc thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ ethanol) tổng cộng 3.000 đồng/lít và giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu từ 20% xuống 10%. Ngoài ra, nhờ ngân sách dồi dào cho phép Chính phủ đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói kích thích kinh, đặc biệt trong nửa cuối năm 2022, bao gồm giảm thuế VAT 2%, gói bù lãi suất bổ sung trị giá 40.000 tỷ đồng và gói đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 113.050 tỷ đồng. Những chính sách này sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2022 và 2023.

VNDirect cho rằng, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt đỉnh vào quý 3/2022, sau đó hạ nhiệt trong quý 4/2022. Đồng thời, VNDirect duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 là 7,1% so với cùng kỳ.

“Nhìn chung, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022”, báo cáo nhấn mạnh.

Sang năm 2023, VNDirect duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 6,9% so với cùng kỳ. Theo VNDirect, triển vọng tăng trưởng năm 2023 thấp hơn do các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu tăng trưởng kinh tế chậm lại, có thể làm giảm triển vọng xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, lạm phát cao hơn có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, lãi suất tăng làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.

“Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 như nguồn vốn đầu tư công dồi dào, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vững chắc và lượng khách du lịch quốc tế trên đà phục hồi mạnh mẽ”, VNDirect cho hay.

Theo Giang Anh

9 Likes

Mai vgi lại bay tiếp rồi bạn HHT.

3 Likes

Nói chung thời điểm nào tham gia đầu tư vào dòng viễn thông đều ổn và an toàn bạn. Nhưng phải rất kiên trì nhé. Dòng này đừng hy vọng ăn bằng lần, nhưng nó cho ta hưởng lộc đều đặn và bền bỉ. Dòng này ăn T+ rất khó. Có ăn được T+ là mất hàng ngay á :sunflower:

9 Likes

Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam đứng đầu ASEAN

7 giờ trước

(ĐTCK) Mở rộng giao thông đường bộ trở thành ưu tiên số một, nhưng Việt Nam cần tiến hành thêm cải cách để thu hút sự tham gia đầu tư của khối tư nhân.

Ảnh Internet

Ảnh Internet

Báo cáo Vietnam at a glance - Quay về sách lược cũ của HSBC vừa công bố nhận định, rất rõ ràng, Việt Nam có niềm tin vững chắc vào việc cơ sở hạ tầng chất lượng chất lượng sẽ hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Sau hai năm gián đoạn do đại dịch, vấn đề về cơ sở hạ tầng cuối cùng đã trở lại, thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách.

“Không ngạc nhiên khi Chính phủ một lần nữa đặt việc phát triển cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu cần đạt được trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2021-2030”, các chuyên gia của HSBC nhận định.

Cơ sở hạ tầng cần được quan tâm

Theo HSBC, mặc dù đã có những cải thiện nhất định, Việt Nam vẫn cần đạt được tiến triển hơn nữa trong chất lượng cơ sở hạ tầng. Theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu năm 2019, Việt Nam xếp thứ 77 trong tổng số 141 quốc gia về cơ sở hạ tầng tổng thể, với thứ hạng thấp trên hầu hết các lĩnh vực giao thông, đặc biệt là về chất lượng vận tải đường bộ và hàng không. Có thể thấy, Việt Nam là quốc gia đứng đầu khu vực về thu hút FDI, cơ sở hạ tầng lạc hậu và quá tải liên tục được coi là trở ngại đối với năng lực sản xuất trong tương lai.

Chẳng hạn, trong cuộc khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại châu Âu, các lãnh đạo doanh nghiệp đã xác định khó khăn về hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng là hai lĩnh vực chính cần cải thiện trong tương lai. Phần lớn vốn FDI chảy vào lĩnh vực sản xuất, điều này gây trở ngại cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa công nghiệp.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, chi phí thương mại phi thuế quan của Việt Nam đã cao hơn các nước ASEAN, với chi phí do tắc nghẽn vận tải lên tới 21% GDP trong năm 2016, vượt xa mức trung bình toàn cầu là 12%. Do đó, việc nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hiện có sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam giảm bớt các rào cản đối với thương mại và tăng cường khả năng thu hút FDI, từ đó góp phần hỗ trợ tăng trưởng dài hạn.

HSBC cho rằng, ngoài việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, Việt Nam cũng đang cần thu hút thêm đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới để duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thích ứng với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng.

Dựa trên ước tính của Trung tâm Cơ sở hạ tầng Toàn cầu (Global Infrastructure Hub), trung bình Việt Nam cần 25 tỷ USD trong 20 năm tới, cao hơn gần 5 tỷ USD so với ước tính mỗi năm trước đó. Mặc dù lĩnh vực năng lượng vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất (44%), vận tải đường bộ đã tăng lên đáng kể (22%), tiếp theo đó là viễn thông (16%).

Cơ sở hạ tầng “truyền thống” vẫn là cốt lõi trong các dự án cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây. Cụ thể, nâng cấp và mở rộng giao thông đường bộ được chú trọng hàng đầu. Tháng 9/2021, Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch đầu tiên cho một ngành cụ thể theo Luật Quy hoạch. Hiện tại có khoảng 1.290 km đường cao tốc, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển 5.000 km vào năm 2030 và tiếp tục đạt trên 9.000 km vào năm 2050.

Trong số các dự án, đường cao tốc Bắc - Nam, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm và giảm ùn tắc giao thông, được coi là ưu tiên của quốc gia. Việt Nam đang phấn đấu xây dựng hơn 2.000 km ở hành lang phía Đông và 1.000 km ở hành lang phía Tây. Giai đoạn đầu của đường cao tốc bao gồm 11 dự án thành phần trong giai đoạn 2017-2020, trong đó giai đoạn hai gồm 12 dự án thành phần cho giai đoạn 2021-2025. Đầu tháng 1, Quốc hội đã phê duyệt khoản tài trợ hơn 6 tỷ USD để xây dựng 12 dự án thành phần này.

Các chuyên gia của HSBC nhận định, với tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, không khó hiểu tại sao Việt Nam đang đẩy mạnh tiến độ mũi nhọn của tuyến đường cao tốc trọng điểm Bắc - Nam. Đường bộ là phương tiện vận tải đóng vai trò chủ đạo, chiếm 3/4 lượng vận chuyển hàng hóa và hơn 90% lượng chuyên chở hành khách. Việc Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào đường bộ cũng nhấn mạnh nhu cầu đa dạng hóa các luồng giao thông thông qua phát triển các hình thức vận tải khác, chẳng hạn như hàng không và đường sắt, hiện còn hạn chế về khả năng cung cấp và tiếp cận.

“Các nhà chức trách đã nhận ra vấn đề này và thúc đẩy các dự án như sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt cao tốc Bắc - Nam và các tuyến tàu điện ngầm mới của TP. Hồ Chí Minh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa”, Báo cáo HSBC nhận định.

Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam đứng đầu ASEAN ảnh 1

Mặc dù vậy, HSBC cho rằng, có nhiều dự án rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài và đội vốn. Phần lớn trong số 11 dự án thành phần thuộc đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2200 đã bị chậm tiến độ hoàn thành. Chẳng hạn, đường cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, một dự án thành phần của đường cao tốc, tới đầu năm 2022 mới chỉ hoàn thành 1,5%.

Các vấn đề tương tự cũng phát sinh ở tuyến tàu điện ngầm thứ hai của Hà Nội, với thời gian hoàn thành ban đầu dự kiến là đầu năm 2018 sau đó đã được đẩy đến cuối năm 2022. Giờ đây, các cơ quan chức năng đang bắt đầu đóng vai trò tích cực hơn trong việc giám sát tiến độ và tháo gỡ các khó khăn cho các dự án cơ sở hạ tầng này. Mới đây, Chính phủ đã thành lập một ban chỉ đạo do Thủ tướng đứng đầu nhằm hỗ trợ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm.

Vốn ở đâu?

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới công bố tháng 5/2020, khoảng 90% chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam đến từ các nguồn công, với nguồn tài chính ưu đãi chiếm gần 50% tổng ngân sách cơ sở hạ tầng từ năm 2010 đến năm 2015 .

Theo HSBC, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam đứng đầu ASEAN, luôn chiếm hơn 6% trong tổng GDP hàng năm. Điều đó cho thấy, Việt Nam đã và đang tích cực tìm kiếm các nguồn thay thế sau khi “tốt nghiệp” chương trình vay ưu đãi vào cuối năm 2016.

Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam đứng đầu ASEAN ảnh 2

“Do đó, mô hình đối tác công - tư (PPP) đã nổi lên như một giải pháp bền vững để hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng của cơ sở hạ tầng mà không gây thêm gánh nặng về tài khóa và nợ. Tuy nhiên, quy mô của những dự án công tư này vẫn còn hạn chế và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực năng lượng”, HSBC nhận định.

Một điểm tích cực là Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc đơn giản hóa khung pháp lý để giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Luật Đầu tư theo phương thức PPP được Quốc hội thông qua vào giữa năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Lần đầu tiên, Luật PPP cho phép Nhà nước cam kết các cơ chế chia sẻ doanh thu, nhiều khả năng sẽ thúc đẩy các dự án PPP. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng.

“Việt Nam cần thêm nhiều cải cách hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút sự tham gia của khối tư nhân vào các kế hoạch cơ sở hạ tầng dài hạn, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Việt Nam”, HSBC khuyến nghị.

11 Likes

Chúc chị xinh đẹp @Hoanghontim2011 và mọi người ngày mới vui vẻ, may mắn

5 Likes