Top pic dành riêng cho Các Bé Mầm, Lá. Không dành cho Các Bô Lão mắt sáng chân nhanh! P2

Mừng pic mới của chị. :tulip:


(ảnh st)

5 Likes
8 Likes

Thanks bạn! Chúc bạn happy :sunflower:

4 Likes
8 Likes

Chào chị Tím.Chúc chị và mọi người 1 ngày tốt lành

1 Likes

Thanks bạn! Chúc bạn happy nhé :sunflower:

3 Likes

VCI:
Ngày hưởng quyền cổ tức cổ phiếu mã VCI. Tỷ lệ 30%. Dự kiến thanh toán 18/11/2022. :sunflower:

8 Likes

VIX sắp chốt quyền cổ tức nhé. :sunflower:

7 Likes

Chào mừng nhà mới. E chúc chị hht và cả nhà tuần mới an lành ạ.:cherry_blossom::cherry_blossom::cherry_blossom::cherry_blossom::cherry_blossom:

1 Likes

Hi bạn! HHT không có tham gia bất cứ một groups nào. Cứ thanh thiên bạch nhật tại trang web f247 (HHT rất quý trọng BQT và các Mods f247. Cách Hành sử như các trang web lớn của nước ngoài trên thế giới, đúng như thời đại 4.0).:sunflower::kissing_heart:

10 Likes

Thanks bạn! Chúc bạn happy nhé :sunflower:

4 Likes
6 Likes

chúc mừng nhà mới c Tím, chúc c mạnh khoẻ, happy nha :purple_heart::shamrock::vietnam:

3 Likes

Thanks bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và bình an nhé :sunflower:

2 Likes

Chào mừng Pic mới. Chúc chị HHT và mọi người tuần mới may mắn và bình an

2 Likes

Thanks bạn! Chúc bạn happy :sunflower:

2 Likes

Bác giúp việc dùng ví điện tử và mục tiêu xây dựng thế hệ số của Viettel ở Đông Timor

Thứ 2, 22/08/2022, 11:28

“Nhiệm vụ của Telemor (Viettel Timor) bây giờ là kiến tạo thế hệ số, tức nâng cao nhận thức về công nghệ tại Timor. Đây là nền tảng cho việc kiến tạo xã hội số mà Tập đoàn Viettel luôn nói đến”, ông Trần Văn Bằng – Tổng giám đốc Telemor chia sẻ .

Kể từ khi đặt bước chân đầu tiên đến quốc gia trẻ Đông Timor cho đến khi hoàn thành công cuộc “bình dân hóa” cước viễn thông và sắp đặt những nền tảng cho sự phát triển dịch vụ công nghệ, Telemor – thương hiệu của Tập đoàn Viettel tại đây – đã ghi dấu mốc kỷ niệm 10 năm.

Nhân dịp này, ông Trần Văn Bằng – Tổng giám đốc Telemor đã có chia sẻ về những bước đi trong giai đoạn mới.

Bác giúp việc dùng ví điện tử và mục tiêu xây dựng thế hệ số của Viettel ở Đông Timor - Ảnh 1.

Năm ngoái, ông có chia sẻ rằng, vào dịp kỷ niệm 7 năm có mặt tại Timor (2019), Telemor bắt đầu nói câu chuyện về ví điện tử, sau khi tạo ra thay đổi lớn về viễn thông tại đây . Dịp kỷ niệm 9 năm (2021) câu chuyện làm thay đổi hành vi tài chính cho người dân Timor. Còn câu chuyện 10 năm là gì?

Câu chuyện 10 năm là xây dựng thế hệ số.

Hiện tại Timor không chỉ cần nâng cao về công nghệ, hạ tầng mà chất lượng nhân sự cũng như nhận thức của người dân về công nghệ cũng cần phải được đẩy mạnh.

Cho nên, kiến tạo thế hệ số mà tôi nói đến chính là về con người, tức là Telemor đặt ra nhiệm vụ thay đổi nhận thức về công nghệ tại Timor, từ học sinh sinh viên, công nhân viên chức, cơ quan chính quyền, cho đến người dân. Việc này được thực hiện thông qua công tác số hóa, truyền thông, trải nghiệm dịch vụ mới, đồng hành với các chương trình của chính phủ, cũng như số hóa các tương tác của Telemor với khách hàng.

Việc kiến tạo thế hệ số là nền tảng cho việc kiến tạo xã hội số mà Tập đoàn Viettel luôn nói đến.

Hiện tại, tình hình những sản phẩm công nghệ như Ví điện tử MOSAN, siêu ứng dụng Kakoak… mà Telemor phát triển ở Timor ra sao?

Về ví điện tử MOSAN, tôi xin chia sẻ câu chuyện này.

Tại Timor, chúng tôi có một bác giúp việc, bác sống ở thủ đô nhưng quê ở tỉnh khác. Một hôm, trong cuộc trò chuyện, bác ấy bỗng nhiên khen ví điện tử MOSAN. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Bác cũng biết MOSAN sao?”, bác ấy trả lời: “Ngày trước để chuyển tiền về quê, tôi phải đi ra bến xe buýt nhờ chuyển tiền. Bây giờ, khi có lương, tôi chỉ cần sử dụng dịch vụ Mosan là chuyển được tiền cho người thân ở quê luôn. Tiện lắm!”

Tôi rất vui, rất tự hào vì hóa ra người giúp việc ngay cạnh mình chính là minh chứng cho thành quả mà chúng tôi đã làm được ở Timor.

Hiện tại, MOSAN giúp người dân có thể thanh toán hóa đơn viễn thông, hóa đơn điện, thanh toán khi mua sắm tại siêu thị. Người dân thủ đô bước đầu đã quen với việc sử dụng ví điện tử, nhưng ở các tỉnh, huyện khác thì vẫn rất ít.

Tính đến hiện tại, thuê bao ví tăng trưởng tầm 8-10% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng trong năm ngoái cao hơn nhưng chiến lược bây giờ là tập trung vào chăm sóc khách hàng trung thành và phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận ví với quyết tâm bao phủ hết Timor.

Còn về Kakoak – một ứng dụng tích hợp các dịch vụ như xem phim, xem truyền hình, chơi game cộng với các tiện ích của nhà mạng như kiểm tra số dư tài khoản, xem chi tiết cước thanh toán, đăng ký các gói cước,… hiện tại đã có 260.000 tài khoản, chiếm 80% thị phần – tăng thêm 80.000 tài khoản so với năm ngoái, hàng ngày có 60.000 người đăng nhập ứng dụng. So với dân số Timor chỉ khoảng 1,2 triệu người, con số này tương đương với 5% dân số, sau chưa đến 2 năm triển khai thì đây là một con số rất ấn tượng.

Mục tiêu của chúng tôi với Kakoak là toàn bộ người dùng Telemor và sau đó là toàn bộ người dân Timor sẽ cài đặt và sử dụng cho mục đích hàng ngày của mình.

Trong năm 2022, con số kinh doanh của Telemor ra sao?

6 tháng đầu năm, chúng tôi rất vui khi được khen thưởng vì các chỉ tiêu chính đều đạt. Doanh thu tăng trưởng 15,9%, tức gấp đôi so với mức 7,5% của kế hoạch.

Thông thường trong lĩnh vực viễn thông, khi kinh doanh đến năm thứ 6 thì thị trường đã bão hòa, nên mức tăng trưởng 4-5% cũng là điều thách thức. Năm ngoái, Telemor chỉ tăng trưởng 2-3% do dịch Covid nhưng đến năm thứ 10 này, mức tăng trưởng đạt 2 con số. Làm được điều này là nhờ Telemor đẩy mạnh phát triển thuê bao 4G, chuyển đổi các thuê bao 2G, 3G sang 4G và áp dụng chuyển đổi số.

Năm nay Tập đoàn đặt ra thách thức cho chúng tôi là đẩy mạnh tăng trưởng về 4G thêm 80.000 thuê bao mới. Chúng tôi rất tự tin mình sẽ hoàn thành mục tiêu Tập đoàn đã đề ra.

mặt tại Timor đã 10 năm, ô ng có thể chia sẻ những thay đổi mà Telemor đã tạo ra cho thị trường viễn thông nơi đây ?

Điều khiến chúng tôi tự hào đó là sự xuất hiện của Telemor đã góp phần thay đổi nền viễn thông Timor. Telemor đã khiến giá cước viễn thông vốn được coi là thứ hàng hoá xa xỉ, trở thành bình dân, phổ cập để ai cũng có thể sử dụng.

Năm 2012 khi chúng tôi sang Timor bắt đầu triển khai hạ tầng mạng lưới, cước data là 1 USD/giờ, cước gọi 1 USD được tối đa 4 phút. Với sự tham gia của Telemor, tính đến thời điểm hiện tại, với 1 USD, người dân dùng được data trong 4-5 ngày, gọi thoại trong hơn 100 phút chưa tính đến các gói khuyến mại.

Có thể thấy sau 10 năm Viettel hiện diện tại Timor, giá dịch vụ cước thoại đã giảm đến 30 lần còn cước data giảm cả trăm lần. Mật độ dân số dùng điện thoại từ 55% và chỉ nhà giàu sử dụng, đã tăng lên 113% dân số, đặc biệt giúp cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa nghèo nàn, lạc hậu cũng có thể sử dụng dịch vụ viễn thông.

Bên cạnh đó, Telemor cũng góp phần đẩy mạnh nền công nghệ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin tại Timor. Chúng tôi luôn là đơn vị tiên phong đưa những dịch vụ tốt nhất đến cho tất cả mọi người. Từ công nghệ 2G, lên 3G, 4G và hiện nay chúng tôi cung cấp 4G+. Câu chuyện 5G cũng đã được Tập đoàn đặt mục tiêu cho Telemor đến cuối năm 2025.

Chúng tôi rất vui vì người dân ở vùng sâu vùng xa dành rất nhiều tình cảm cho Telemor. Khi nhân sự của Telemor đi đến đâu là người dân đều hô khẩu hiệu của Telemor.

Không chỉ vậy, chúng tôi tự hào vì đã góp phần đưa hình ảnh của Timor ra quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, bởi vì Telemor là công ty đi đầu ở Timor tham gia và giành các giải thưởng quốc tế danh giá. Khi đó, những người bạn quốc tế biết thêm về một đất nước trẻ như Timor trên bản đồ công nghệ.

Có thể nhắc đến một niềm tự hào là Telemor đã thuyết phục được Facebook và Google chấp nhận đặt hệ thống tại Timor. Các ông lớn này thường không quan tâm đến những thị trường có lượng người dùng quá thấp, nhưng với lợi thế thương hiệu Viettel, Telemor đã đưa được Facebook, Google về với Timor để nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho người dân.

Sau 10 năm phát triển tại Timor , theo ông, những yếu tố quan trọng nhất để Telemor đạt được thành công là gì?

Tôi nghĩ có mấy điều thế này.

Một, chúng tôi đặt khách hàng là trọng tâm khi xây dựng và cung cấp dịch vụ sản phẩm của mình.

Hai, tuân thủ pháp luật. Để một doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững thì phải có tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ các quy trình, quy định của nhà nước, đồng hành cùng với nhà nước.

Ba, không ngại khó khăn. Trong Covid chẳng hạn, tất cả mọi người đều khó khăn. Vậy chúng ta cần hỗ trợ Chính phủ như thế nào, phục vụ người dân ra sao, đảm bảo chất lượng như thế nào? Luôn đi đầu trong tư tưởng và hành động, vượt qua được lúc khó khăn nhất thì chúng ta sẽ vượt qua đối thủ, vượt qua chính mình.

Cuối cùng là công nghệ. Áp dụng công nghệ góp phần quan trọng cho sự thành công của Telemor đến nay. Khi có công nghệ mới, chúng tôi cố gắng đi trước đón đầu. Nhanh hơn người khác chính là cơ hội cho mình. Chuyển đổi số, ví điện tử, siêu ứng dụng… là các dẫn chứng.

Điều khiến người dân Timor ấn tượng với Telemor là câu chuyện: Đi đâu cũng có dịch vụ của Telemor.

Với những người nào quan tâm hơn một chút thì sẽ biết về văn hóa làm việc không nghỉ của Telemor. Việc Telemor làm việc buổi tối hay cuối tuần là chuyện bình thường trong khi các nhà mạng khác đều nghỉ. Nhờ đó dịch vụ được cung cấp thông suốt và được người dân tin dùng.

Vậy nên nếu bạn hỏi một người dân Đông Timor về Telemor, chắc chắn là họ sẽ giơ ngón tay cái lên với bạn và nói “Hetan Diak Liu” nghĩa là Telemor đem đến những điều tốt đẹp hơn cho người dân.

Cảm ơn ông!

Theo Thu Hương

8 Likes

Vịnh Cam Ranh sẽ trở thành ‘thung lũng Silicon’ của Việt Nam?

Thứ 2, 22/08/2022, 11:31

Mới đây, Công viên Phần mềm quân đội đã có sáng kiến hợp tác với Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia để phát triển Tổ hợp Khởi nghiệp lưỡng dụng quốc gia, thí điểm đầu tiên tại Khánh Hòa.

Triển vọng của Khánh Hòa

Trong khuôn khổ chương trình Techfest vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên năm 2022, ông Phạm Hồng Quất, Cục Trưởng Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KH&CN (thuộc Bộ KH&CN) cho biết, thời gian tới, nước ta cần có những cơ chế để thu hút lực lượng tài năng trẻ Việt Nam ở nước ngoài về nước.

“Từ đó, những “kỳ lân” công nghệ trong tương lai của Việt Nam sẽ tăng. Hiện, những doanh nghiệp có định giá trên 100 triệu USD của chúng ta khá nhiều, trong đủ các lĩnh vực, đây chính là sự khởi đầu của một ngành kinh tế mới dựa trên trí tuệ, dựa trên tài năng trẻ”, ông Quất cho hay.

Vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang có rất nhiều điểm tương đồng với Vịnh San Francisco (thung lũng Silicon của Hoa Kỳ). Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đầu tư rất nhiều tiền để các trung tâm hỗ trợ, các trường đại học nghiên cứu tạo ra vật liệu silicon và làm nên một cuộc cách mạng về máy tính.

Sau đó, các nghiên cứu của quốc phòng được chuyển sang dân sự, rất nhiều mô hình kinh doanh đã được phát triển từ thung lũng Silicon khi vốn công nghệ của an ninh - quốc phòng được chuyển sang cho các “nhà đầu tư thiên thần” để biến thành các sản phẩm dân sinh.

“Trong đó có một tập đoàn bất động sản chuyển sang đầu tư công nghệ. Tôi có liên tưởng các tập đoàn như Sungroup, Vingroup, các tập đoàn này hiện cũng đang đầu tư vào Khánh Hòa và tạo nên một lợi thế rất đặc biệt. “Bộ não” của VinFast đang đặt ở Hòn Tre, chứ không phải nhà máy ở Hải Phòng vì chuyên gia quốc tế họ thích “khung trời, cửa biển” ở Khánh Hòa”, ông Quất cho hay.

Vịnh Cam Ranh là một vị trí chiến lược của quốc phòng - an ninh, Bộ Quốc phòng đang đầu tư rất nhiều vào khu vực này, vì vậy ông Quất kỳ vọng các tập đoàn cũng sẽ đầu tư vào khu vực này và sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho một nền kinh tế sáng tạo mới.

Mới đây, Công viên Phần mềm quân đội đã có sáng kiến hợp tác với Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia để phát triển Tổ hợp Khởi nghiệp lưỡng dụng quốc gia, thí điểm đầu tiên tại Khánh Hòa.

Các doanh nghiệp đã giới thiệu nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới tại chương trình Techfest Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 2022. Ảnh: Nguyễn Tri

“Vì không gian của Công viên Phần mềm quân đội đã được Bộ Quốc phòng đầu tư và con người ở đó rất tuyệt vời. Bây giờ đưa thêm chuyên gia, cố vấn, mạng lưới các làng công nghệ vào thì có thể đây là điểm xuất phát đầu tiên để chúng ta xuất hiện một tổ hợp tương tự như thung lũng silicon ở San Francisco”, ông Quất kỳ vọng.

Thúc đẩy công nghệ, khai thác kinh tế biển

Theo ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, không gian biển, kinh tế biển trở thành một lợi thế vượt trội của khu vực Nam Trung Bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng.

Khánh Hòa đang định hướng phát triển không gian kinh tế biển và phát triển kinh tế biển bền vững theo tinh thần Nghị quyết 36 của Trung ương năm 2018, cũng như Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị đối với tỉnh Khánh Hòa, trong đó, phát triển địa phương đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng của phát triển xanh và bền vững.

Với nhiều kỳ vọng, Khánh Hòa cũng đã được gợi mở để chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang kinh tế xanh dựa trên các thế mạnh khai thác thủy hải sản, cảng biển với logistic, du lịch…

Không gian biển, kinh tế biển trở thành một lợi thế vượt trội của khu vực Nam Trung Bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Ảnh: Quốc Toàn

Ở Việt Nam, trên đất liền có hàng ngàn doanh nghiệp công ty, tập đoàn lớn; nhưng trên biển, các tập đoàn, công ty chuyên về kinh tế biển và đóng vai trò dẫn dắt chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Muốn phát triển kinh tế biển hiệu quả phải nhìn ra xa hơn, xuống sâu hơn và đây là không gian hết sức quan trọng của kinh tế biển. Tuy nhiên, muốn ra xa, xuống sâu, phải có công nghệ. Chúng ta đi thuyền thúng ra đó thì không thể nói rằng chúng ta mạnh về biển được”, ông Hồi chia sẻ.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, muốn có đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phát triển kinh tế biển phải dựa trên nền tảng khoa học công nghệ; nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng và đầu tư vào kinh tế biển hiệu quả.

Vì vậy, cần phải có sự thay đổi, trong đó Nghị quyết 09 đã gợi ý, cho phép Khánh Hòa thời gian tới thành lập Trung tâm nghiên cứu Quốc gia về công nghệ đại dương.

Đây là trung tâm mà Trung ương Đảng kỳ vọng sẽ là bước đột phá về thể chế, cơ chế chính sách và chức năng nhiệm vụ. Đây là trung tâm gắn với đổi mới sáng tạo để chuyển giao công nghệ, nghiên cứu mới những công nghệ về đại dương, giải quyết các thách thức và phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế biển.

“Muốn là chủ các công nghệ này trong tương lai, chúng ta phải bắt đầu ngay từ hôm nay. Ai kiểm soát được không gian ngầm dưới đáy biển sẽ làm chủ được kinh tế biển, sẽ khai thác được kinh tế biển một cách hiệu quả”, ông Hồi chia sẻ thêm.

Theo Nguyễn Tri

5 Likes
6 Likes

10 nguyên tắc cha mẹ Nhật dạy con được cả thế giới chia sẻ, áp dụng với mọi lứa tuổi đều hiệu quả

Người Nhật luôn nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ trong cách đối nhân xử thế và đặc biệt họ rất chú trọng việc dạy con ngay từ khi chúng còn nhỏ.

1. Giữ trật tự nơi công cộng

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn thấy các em bé người Nhật ngồi trên tàu điện rất ngoan ngoãn, không quấy phá hay nghịch ngợm. Đó là vì các bé đã được học nguyên tắc phải giữ phép lịch sự, tôn trọng người khác khi ở nơi đông người. Với các bé nhỏ tuổi, cha mẹ sẽ tìm cách dỗ dành, còn với các bé lớn, các con đã đủ hiểu và thực hiện rất đúng nguyên tắc.

Vì vậy, không gian yên lặng tại nơi công cộng là điều thường thấy ở Nhật Bản. Trẻ em Nhật Bản cũng được khuyến khích nói càng nhỏ càng tốt. Những phụ huynh để con cái chạy lung tung, gây tiếng ồn thường bị cho là vô trách nhiệm. Một số nơi công cộng ở Nhật còn áp dụng quy định giới hạn độ tuổi để đảm bảo môi trường ăn uống yên tĩnh cho khách.

10 nguyên tắc cha mẹ Nhật dạy con được cả thế giới chia sẻ, áp dụng với mọi lứa tuổi đều hiệu quả - Ảnh 1.

2. Không nói về những đứa con của mình

Nếu các mẹ người Việt rất thích chia sẻ, khoe khoang, thể hiện và tâm sự về mọi chuyện liên quan đến con cái, từ học hành, vui chơi… cho đến các hành vi hài hước thì phụ nữ Nhật thường có xu hướng giữ sự riêng tư cá nhân, chỉ chia sẻ cho những người thân cận nhất. Tất cả những gì họ quan tâm là con của mình đang chơi trong đội bóng đá nào, tham gia câu lạc bộ nào, có hòa đồng không.

Họ không bao giờ khoe khoang con của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là áp lực việc học, tài năng của con cái là không có. Việc nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh để vào các trường top đầu, tuy nhiên họ ít khi “ra vẻ” với những người khác. Các em bé ở Nhật luôn được tôn trọng, dành lời khen dù có đạt thành tích như thế nào.

3. Tháo giày, dép khi cần thiết

Ở Nhật, mọi người rất coi trọng sự sạch sẽ, chỉ cần nhìn đường phố và không gian nhà cửa ở bên đó là đủ hiểu. Khi di chuyển bằng tàu, xe lửa, nhiều đứa trẻ hiếu động, muốn đứng lên ghế để ngắm cảnh vật xung quanh. Khi đó, cha mẹ Nhật sẽ yêu cầu con tháo giày, dép trước khi đứng lên, tránh làm bẩn chỗ ngồi.

Tương tự tại các nhà hàng hoặc nơi công cộng khác, trẻ được hướng dẫn bỏ giày dép bên ngoài trước khi di chuyển vào khu vực bên trong. Nếu để trẻ làm bẩn sàn nhà, ghế ngồi, cha mẹ có thể bị đánh giá là thô lỗ, bất lịch sự.

10 nguyên tắc cha mẹ Nhật dạy con được cả thế giới chia sẻ, áp dụng với mọi lứa tuổi đều hiệu quả - Ảnh 2.

Tại các khu vui chơi, thư viện… trẻ sẽ luôn được yêu cầu phải bỏ giày/dép ở ngoài và đi dép có sẵn theo quy định tại nơi đó. Lâu dần, con sẽ học được cách giữ gìn vệ sinh công cộng và tôn trọng các quy tắc ở những nơi bé tới.

4. Quan tâm đến cảm xúc của con

Để dạy dỗ một đứa trẻ sống hòa đồng trong xã hội có tính tập thể cao, quan trọng nhất phải dạy chúng cảm nhận và tôn trọng cảm xúc, sở thích của người khác. Những bà mẹ Nhật rất tôn trọng cảm xúc của đứa trẻ, điều này thể hiện qua hành động không làm bẽ mặt con mình.

Họ dạy chúng cách hiểu cảm xúc của người khác và thậm chí là cảm xúc của những đồ vật. Ví dụ nếu đứa trẻ làm hỏng đồ chơi, một bà mẹ Nhật sẽ nói: “Thật tội nghiệp cho nó, nó sẽ khóc đấy con!”. Còn một bà mẹ phương Tây sẽ quở trách con: “Dừng lại! Con hư quá!”.

10 nguyên tắc cha mẹ Nhật dạy con được cả thế giới chia sẻ, áp dụng với mọi lứa tuổi đều hiệu quả - Ảnh 3.

5. Học cách biết ơn

Thay vì đòi hỏi hay mè nheo, hoặc so đo giàu nghèo với các bạn thì trẻ em Nhật luôn được dạy phải biết tôn trọng cha mẹ và biết ơn những gì con đang có. Con cần phải học cách cảm ơn cha mẹ, hiểu những khó khăn của cha mẹ và trả lại cho cha mẹ bằng tình yêu thương, cảm ơn người đã nuôi dạy và giáo dục con cái mình. Bắt đầu từ những điều nhỏ trong cuộc sống và biết chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ mình.

Không khó để nhận ra người Nhật luôn nói câu “Cảm ơn” và gập người cúi chào ở mọi trường hợp để thể hiện lòng biết ơn của mình. Từ khi còn nhỏ, trẻ đã được giáo dục thói quen này nhờ vào cách mà người lớn vẫn làm hàng ngày.

6. Luôn bình tĩnh

Trong mọi trường hợp, trẻ được dạy phải giữ bình tĩnh, không tỏ ra nóng nảy, khó chịu, la hét khi ở chỗ đông người. Đây cũng là cách các gia đình khuyến khích con cái hòa thuận, giữ hòa khí với người thân và những người xung quanh.

Đặc biệt, khi xảy ra một chuyện gì đó, ở trường học, ở nhà hay nơi công cộng, trẻ cũng được dạy cách phải bình tĩnh xử lý thay vì gào thét, khóc lóc. Sự bình tĩnh cũng giúp trẻ suy nghĩ thấu đáo hơn và đưa ra cách giải quyết tốt nhất.

7. Tham gia trải nghiệm thiên nhiên

Văn hóa dạy con Nhật Bản luôn coi trọng các giá trị thực tế khi trẻ được hòa mình với tự nhiên. Vào các dịp đặc biệt như lễ hội mùa hè, mùa hoa đào nở, các gia đình thường đưa con đi cắm trại, ngắm hoa hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Các gia đình quan niệm, khi hòa mình vào môi trường tự nhiên, trẻ sẽ được học nhiều kiến thức, kỹ năng mới, đồng thời có thêm thời gian vui chơi sau giờ học.

10 nguyên tắc cha mẹ Nhật dạy con được cả thế giới chia sẻ, áp dụng với mọi lứa tuổi đều hiệu quả - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, đây cũng là cách giúp gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Không chỉ vậy, việc cho con ra ngoài chơi thay vì trung tâm thương mại hay quán ăn cũng sẽ không làm phiền tới những người khác, để trẻ có thể thoải mái chạy nhảy, nghịch ngợm.

8. Cha mẹ là tấm gương điển hình

Để con học hỏi và cải thiện hơn mỗi ngày, cha mẹ cũng cần trở thành một tấm gương cho bé. Gương mẫu là chìa khóa hàng đầu và hiệu quả hơn bất kì một cách giáo dục nào khác. Sẽ rất khó nếu như bố mẹ xem điện thoại nhưng lại bắt con đọc sách, hay bố mẹ ngồi lì một chỗ nhưng ép con tham gia các môn thể thao vận động…

Cha mẹ Nhật thường sẽ cùng con đến thư viện, cùng chọn sách và ngồi đọc cùng trẻ. Hoặc khi ra công viên, họ sẽ cố gắng tham gia các hoạt động cùng con thay vì bấm điện thoại và kệ con chơi một mình. Đây không chỉ là việc dành thời gian “chất lượng” cho bé mà còn là cách họ tôn trọng và yêu thương con, tránh làm việc riêng khi chơi cùng trẻ.

10 nguyên tắc cha mẹ Nhật dạy con được cả thế giới chia sẻ, áp dụng với mọi lứa tuổi đều hiệu quả - Ảnh 5.

9. Gia đình là một trong những điều quan trọng nhất

Người Nhật nghĩ rằng trẻ em không nên được gửi đến trường mẫu giáo trước khi chúng tròn 3 tuổi. Cha mẹ thường không nhờ ông bà hoặc thuê người trông trẻ mà tự mình chăm sóc con. Tuy nhiên, trẻ vẫn được dành nhiều thời gian ở bên ông bà và những người thân khác. Mối quan hệ của chúng với các thành viên trong gia đình thật sự rất ấm áp. Mọi người luôn hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau.

Thế nên ở Nhật, sẽ thấy rất nhiều chị em làm mẹ full-time, quán xuyến nhà cửa, con cái từ A tới Z hoặc vừa đi làm vừa chăm con. Dĩ nhiên, họ vẫn sẽ nhận được sự trợ giúp khi cần thiết và những đứa trẻ cũng học được cách tự lập hơn khi có một bà mẹ bận rộn.

10. Tránh đưa trẻ bị bệnh đến nơi công cộng

Quy tắc phổ biến này được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ riêng Nhật Bản. Trẻ em có hệ thống miễn dịch yếu và ít khi chịu đeo khẩu trang, điều này có thể dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Các khu vực khép kín như nhà hàng và sân chơi trong nhà là nơi hoàn hảo sản sinh các loại vi trùng lây bệnh. Để bảo vệ con mình và người khác, phụ huynh nên cho trẻ ở nhà nghỉ ngơi nếu có triệu chứng ốm, không ra ngoài cho đến khi khỏe lại.

Nguồn: Tổng hợp

8 Likes