Thanh Lam thời này hát hay thật, mà lại đẹp nữa chứ
Chúc chị Tím và cả nhà ngày mới vui vẻ !
Thanks bạn! Chúc bạn happy nhé
Hôm qua lúc 16:00
DỰ ĐOÁN PHONG THỦY CHO NGÀY 4 THÁNG 10
Thứ ba
Ngày Bính Dần Kim
chỉ nam: 6, “cầm tinh”
Chòm sao trong ngày: 13, “Phòng”
Đầu tháng
Âm lịch Ngày 9/10, 16,49
Mặt Trăng ở Ma Kết / Bảo Bình, 13,20
Mặt Trăng không có khóa học 06.49-13.20 Xung khắc
với con Khỉ
Giờ tốt nhất cho tuổi Dần: Sửu, Dần, Thìn
Giờ bất lợi: Tý, Khỉ, Tuất
Chỉ số may mắn tự nó không hỗ trợ đắc lực trong công việc làm ăn và thường nâng cao các đặc điểm khác trong ngày.
Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy chú ý đến những lời khuyên mà ngày đỗ xe âm lịch và ngày cúng đầu tháng dành cho chúng ta.
Ngày do đài 13 âm lịch cai trị nên thuận lợi cho hầu hết mọi công việc kinh doanh và sự kiện, các chủ trương trong các lĩnh vực của cuộc sống, cho bất kỳ công việc xây dựng nào.
Nhưng sha đầu tiên mang lệnh cấm đi lại và du lịch đường dài. Ngoài những tình huống nguy hiểm trên đường, việc đi lại có thể mang lại tổn thất về tiền bạc, tài liệu, sự chậm trễ, xung đột. Ngoài ra trong một ngày như vậy không nên bắt đầu sửa chữa, mang theo số tiền lớn bên mình.
Hãy cân nhắc những khuyến nghị này khi lập kế hoạch cho ngày hôm nay, và điều này đặc biệt áp dụng cho các đại diện của dấu hiệu Khỉ.
Và một vài khuyến nghị từ tử vi âm lịch.
Mặt Trăng ở cung Bảo Bình là thời điểm dễ dàng khi bạn tìm thấy điều gì đó làm hài lòng và cổ vũ bạn trong những điều bình thường. Thời gian dành cho tình yêu, tình bạn, sự giúp đỡ lẫn nhau. Một thời gian tuyệt vời cho giao tiếp và giao tiếp tâm linh.
Nhưng tốt hơn hết bạn nên dành nửa cuối ngày để giao tiếp với bạn bè, vì trong khoảng thời gian ảnh hưởng của 9 âm lịch, chúng ta dễ xúc động và không khoan dung với môi trường xung quanh.
Và buổi tối tốt hơn là dành cho gia đình, ở nhà.
Người ta tin rằng ngày 10 âm lịch là ngày bật trí nhớ nghiệp báo và tất cả các sự kiện trong ngày đều phản ánh nghiệp chướng của gia đình và con người. Hãy dành buổi tối ở nhà, nhớ về những người không còn bên bạn. Hãy đến thăm cha mẹ và ông bà của bạn, hoặc ít nhất là cho họ một cuộc gọi.
Không nên xuất hành xa nhà vào ngày 10 âm lịch.
MUA SẮM TỐT dưới dấu hiệu Bảo Bình: xe hơi, căn hộ, máy tính và đồ gia dụng, đồ điện tử, đồ dùng, sách, phụ kiện và quần áo đặc biệt.
:female_sign:TÓC ngày 9 âm lịch: việc cắt tóc, nhuộm màu không thuận lợi. Có hại cho sức khỏe, tình trạng tóc.
:female_sign:TÓC MÙI ngày 10 âm lịch: việc cắt tóc không thuận lợi, được phép nhuộm tóc bằng thuốc nhuộm tự nhiên. Cắt tóc làm xấu đi sức khỏe
Chủ píc có xem chiêm tinh không?
Bro đổi lại ảnh avatar này nó hay và ấn tượng hơn. HHT thích phong thuỷ hơn bro ơi. Chiêm tinh cũng rất hay nhé
Chắc vn mình hay thích tử vi và phong thủy hơn nhỉ, các tài liệu chiêm tinh dù có chắc cũng toàn tiếng anh nên hơi khó tiếp cận thì phải.
Chiều nay ATC bật đấy nha nha
Không hẳn thế đâu bro nhé.
:female_sign:TÓC MÙI ngày 10 âm lịch: việc cắt tóc không thuận lợi, được phép nhuộm tóc bằng thuốc nhuộm tự nhiên. Cắt tóc làm xấu đi sức khỏe
Sao cái này tử vi xem kỹ quá nhỉ, về vấn đề làm đẹp chị em cần tránh lúc kim tinh nghịch hành và khi nó bị tác động bởi các sao quả tạ khác thui.
Topic hay quá, cảm ơn chị vì những đóng góp. Ban đầu đọc pic tôi tưởng là vào đọc báo thôi. kkk.
Đây là phong thuỷ của Thầy phong thủy rất có tên tuổi ở NN xem đấy bro.
Thanks bro! Chúc bro happy nhé
Cả nhà chú ý những mã ngon lành cành đào giá đã về điểm xuất phát khi TT bắt đầu đánh lên 1,300 rồi nhé
nay nhiều bất ngờ e nhỉ. Ai cũng 9xx thì khéo vùng này lại múc dần thôi
Anh cm vẫn giọng run run lắm á
Tại sao bạn cần vứt bỏ cái cũ:
-
Có một quy luật của sự phong phú - đối với cái mới đến, bạn cần phải loại bỏ cái cũ. Nếu không, đối với cái mới, Vũ trụ không thấy nơi nào mà bạn có thể “gửi” cái này.
-
Ở Trung Quốc có câu nói “Cái cũ không qua khỏi, cái mới sẽ không đến”.Những thứ cũ kỹ (rác rưởi, chất nhầy) không cho phép năng lượng sống của Khí lưu thông tự do, và do đó không thể nói về bất kỳ thay đổi nào trong cuộc sống hoặc những điều mới mẻ.
-
Một kết luận khác: khi chúng ta khoác lên mình một món đồ cũ, hoặc sử dụng nước hoa đã lâu không dùng, hoặc nghe nhạc từ quá khứ, chúng ta đang trở về quá khứ theo đúng nghĩa đen. Nhưng thực tế là không chỉ cảm xúc xuất hiện - những suy nghĩ cũ kỹ xuất hiện trong chúng ta, mà điều này rất có hại, bởi vì những suy nghĩ, như chúng ta biết, định hình cuộc sống. Vì vậy, chúng ta đang định hình cuộc sống với những suy nghĩ cũ kỹ và không đạt được những gì chúng ta muốn.
-
Cứ ôm đồm cũ với suy nghĩ “Sẽ ra sao nếu không có tiền mua cái mới, và mình sẽ không bao giờ có cái này nữa?”, Chúng ta cộng hưởng tâm lý ham nghèo, ham nghèo. Nếu chúng ta bình tĩnh vứt bỏ những thứ không cần thiết với suy nghĩ “Tôi sẽ mua nhiều hơn hoặc vũ trụ sẽ cho tôi tốt hơn”, chúng ta cộng hưởng với tâm lý thịnh vượng và nhận được sự giàu có.
Đoàn giám sát của IMF: Có căn cứ để tin tưởng triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam
Thứ 3, 04/10/2022, 10:29
Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Era Dabla-Norris, Trưởng đoàn giám sát của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về kinh tế vĩ mô và tài chính, tiền tệ của các nước hội viên đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng cảm ơn những hỗ trợ quý báu mà IMF đã dành cho Việt Nam từ những năm đầu phát triển đến nay - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cảm ơn những hỗ trợ quý báu mà IMF đã dành cho Việt Nam từ những năm đầu phát triển đến nay, các hoạt động tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực thời gian gần đây, đặc biệt là các báo cáo phân tích, đánh giá và khuyến nghị cho các lĩnh vực quản lý kinh tế trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Thủ tướng hoan nghênh các biện pháp, phản ứng chính sách kịp thời và phù hợp mà IMF đã thực hiện trong hơn 2 năm qua giúp các nước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch COVID-19; đánh giá cao việc IMF ban hành kịp thời Cơ chế chống sốc lương thực (khoản vay có thời hạn 1 năm dành cho các nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán và khó khăn về tiếp cận nguồn lương thực) ngày 1/10/2022 vừa qua nhằm hỗ trợ các nước đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Trao đổi về tình hình kinh tế Việt Nam, Thủ tướng cho biết, cùng với việc tiếp tục kiểm soát dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam hiện duy trì ổn định và hồi phục tích cực. GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, kinh tế tăng trưởng đều trên cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Lạm phát được kiểm soát ở mức 2,73%. Tỷ giá, lãi suất, thị trường ngoại tệ cơ bản ổn định. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm (thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 94% dự toán, tăng 22%; xuất nhập khẩu đạt gần 559 tỷ USD, tăng 14,2%, xuất siêu 6,52 tỷ USD; an ninh năng lượng (điện, xăng, dầu), an ninh lương thực được bảo đảm, xuất khẩu trên 5,4 triệu tấn gạo, xuất khẩu nông sản đạt 40,8 tỷ USD; thị trường lao động phục hồi nhanh, bảo đảm cung cầu lao động). Chính trị ổn định; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh phù hợp tình hình; uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng lên.
Thủ tướng cho biết công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam đang được tiến hành theo hướng chủ động, chắc chắn, linh hoạt, kịp thời, quyết liệt, hiệu quả - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cho biết công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam đang được tiến hành theo hướng chủ động, chắc chắn, linh hoạt, kịp thời, quyết liệt, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam và yêu cầu thực tiễn; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, lo sợ trước tình hình, kiên quyết không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài có thể tác động lớn tới bên trong; trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam xác định gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn là cơ hội và thuận lợi, do cạnh tranh chiến lược gay gắt, giá nguyên vật liệu đầu vào biến động, áp lực lạm phát tăng cao, các nước điều chỉnh chính sách, ngân hàng Trung ương nhiều nước tăng lãi suất, các thị trường xuất khẩu lớn bị thu hẹp…
Việt Nam kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; triển khai chương trình phục hồi và phát triển với quy mô tương đương 4% GDP; phát triển các thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ… ổn định, lành mạnh, an toàn, bền vững…; tái cơ cấu và đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới…
Bà Era Dabla-Norris tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua được đoạn đường gập ghềnh thời gian tới để thực hiện được các mục tiêu trong trung và dài hạn - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị IMF ưu tiên hỗ trợ Việt Nam là một nước đang phát triển, trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế đang chuyển đổi và còn nhiều khó khăn; tăng cường hoạt động tư vấn chính sách cho Chính phủ và các cơ quan hữu quan về điều hành kinh tế, đối phó với bối cảnh rủi ro gia tăng hiện nay; tiếp tục cung cấp các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho các lĩnh vực quản lý kinh tế; tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, thương mại điện tử…
Tại buổi tiếp, bà Era Dabla-Norris chúc mừng Chính phủ Việt Nam về những thành quả phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 và các năm trước, trong đó có những thay đổi về mặt cấu trúc nền kinh tế rất đáng ngưỡng mộ. Năm 2021 và năm 2022, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thành công so với nhiều nước khác nhờ việc tiêm chủng vaccine thành công, những giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả của Chính phủ, cùng những nền tảng và bệ đỡ có được từ trước đại dịch.
Bà đánh giá cao các chính sách tiền tệ, tài khóa của Việt Nam; các công cụ chính sách được kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa là lý do giúp Chính phủ kiểm soát được lạm phát; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được triển khai một cách chắc chắn; chính sách hỗ trợ hiệu quả các hộ gia đình và doanh nghiệp như miễn giảm thuế, phí…; Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp đã đưa ra nhiều quy định mới tích cực.
Thủ tướng ghi nhận những khuyến nghị, nhận định các khuyến nghị của Đoàn phù hợp với định hướng điều hành, Chính phủ và cơ quan liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét, áp dụng trong quá trình chỉ đạo, điều hành - Ảnh VGP/Nhật Bắc
IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ khoảng 7-7,5%; lạm phát trung bình thấp hơn so với mục tiêu 4%, đồng thời thấp so với các nước trên thế giới và khu vực; các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phục hồi mạnh mẽ và rộng khắp.
“Đây là điều chúng tôi không quan sát được ở các nền kinh tế khác, ví dụ, nhiều nước tăng trưởng tốt nhưng lạm phát rất cao. Chúng ta có thể thấy các tin xấu đến hằng ngày nhưng với Việt Nam thì chúng ta có căn cứ để tin tưởng rằng nhìn chung bức tranh kinh tế là tích cực bất chấp các cú sốc bên ngoài. Các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn chắc chắn và các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào Việt Nam. Nếu thực hiện tốt các giải pháp thì Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua năm 2023 rất khó khăn và hướng tới năm 2024 một cách tích cực hơn nữa”, đại diện IMF phát biểu.
“Trong hai thập kỷ qua, điều khiến chúng tôi ngưỡng mộ nhất về đất nước và con người Việt Nam là sự quyết tâm và kiên định với mục tiêu của mình; chúng tôi tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua được đoạn đường gập ghềnh thời gian tới để thực hiện được các mục tiêu trong trung và dài hạn”, bà nói.
Tuy nhiên, bà đồng ý với nhận định của Thủ tướng rằng tình hình đang có rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó áp lực lạm phát với Việt Nam đang gia tăng cùng với tốc độ phục hồi của kinh tế trong nước và các rủi ro từ tình hình thế giới. Đại diện IMF đưa ra nhiều khuyến nghị với Việt Nam, trong đó cần phối hợp các chính sách vĩ mô một cách cẩn trọng, đồng bộ, thống nhất, nhất quán và làm tốt công tác truyền thông chính sách để quản lý rủi ro, giảm nhẹ tác động của các lựa chọn chính sách; triển khai tốt chương trình phục hồi và phát triển…
Thủ tướng ghi nhận những khuyến nghị, nhận định các khuyến nghị của Đoàn phù hợp với định hướng điều hành, Chính phủ và cơ quan liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét, áp dụng trong quá trình chỉ đạo, điều hành.
Theo Hà Văn