Topic giải đáp cổ phiếu riêng lẻ cho NĐT F0 trên cả TA + FA chi tiết kết hợp! Phần 2

DPG thực sự là một trong những “siêu cổ” về TA trong một năm qua đấy, câu hỏi vẫn là liệu DPG có còn dư địa hay không? Thì đây là góc nhìn của Team nhé!

1. Về câu chuyện cơ bản của DPG

DPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 607 tỷ đồng, tăng 38,3% so với lợi nhuận đạt được quý 3/2020 dù doanh thu giảm. Điều này đến từ việc chuyển nhượng một phần Khu chung cư cao tầng dự án phân khu số 4 và phân khu số 9 thuộc dự án khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội ở Bình Định

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần PDR đạt 2.391 tỷ đồng, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2020 và mới chỉ hoàn thành trên 50% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.109 tỷ đồng, tăng 54,5% và thực hiện được gần 60% chỉ tiêu cả năm.

Xét về cơ cấu doanh thu, trong 9 tháng đầu năm doanh thu tăng trưởng chủ yếu từ lĩnh vực bán điện thương mại. Cụ thể, doanh thu bán điện thương mại tăng 89,4% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 135,4 tỷ đồng lên 286,8 tỷ đồng; doanh thu hợp đồng xây dựng tăng 7,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 44,3 tỷ đồng lên 651,2 tỷ đồng; doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư giảm 3,3%, tương ứng giảm 19,8 tỷ đồng về 588,6 tỷ đồng.

Khá bất ngờ khi nhóm bất động sản vượt kỳ vọng với nhiều đơn vị báo lãi lớn, bất chấp Covid-19. Trên thị trường, sớm phản ánh kỳ vọng, cổ phiếu nhóm bất động sản đã bật tăng mạnh, lên mặt bằng giá mới. Điển hình là DPG. Khi nguồn cung còn thiếu hụt, nhu cầu vẫn còn và ngày một tăng cao khiến cho giá BĐS vẫn trong xu hướng tăng thì cơ hội cho CP này vẫn còn.

Tuy nhiên gần đây DPG cũng gặp phải những tin tức không tốt lắm về việc mua - bán của các cổ đông. Nếu nắm giữ cổ này thì anh chị nên quan sát kỹ động thái từ cổ đông nhé!

2. Về bức tranh TA của DPG

Bức tranh lớn vẫn là xu hướng tăng bền vững và mạnh mẽ trong nguyên một năm qua. Có lẽ dịp gần đây với sự rung lắc của thị trường kết hợp với hành động bán của cổ đông nên TA cũng thể hiện một nhịp chỉnh và điều đó cũng cho thấy trên chỉ báo RSI.

DPG chạm MA50 ngày với cây nến xanh rút chân và sau đó là sự giữ nhịp đi ngang, thiếu vắng thanh khoản. Kháng cự ở vùng 97x và hỗ trợ thì có thể dùng chỉ báo Ma50 ngày. Để tiếp tục hành trình “ngôi vương” thì DPG cần break kháng cự với sự ủng hộ của thanh khoản và sự khởi sắc trong câu chuyện cơ bản, cũng như sự uy tín của cổ đông.

Chiến lược cụ thể cũng còn tùy thuộc vào vị thế của NĐT. Anh chị có thể liên hệ team để trao đổi chi tiết thêm bằng cách nhắn tin qua account này, và có hành động cụ thể với DPG nhé.

35 Likes

Oki người anh chị em nhé.

33 Likes

Bác xem giúp e con ttf với ạ

1 Likes

Bác cho em hỏi con ORS với ạ

1 Likes

Chào Mrkhoai nhé, với ROS thì Team có một vài góc nhìn sau hen:

1. Về câu chuyện cơ bản của ROS

Điểm lại một chút thì quý 3/2021, ROS ghi nhận doanh thu thuần 780 tỷ đồng, tăng trưởng gần 18% so với quý 3 năm ngoái, tuy vậy giá vốn ngốn đến 760 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp giảm 26% còn 20 tỷ đồng. Câu chuyện đầu tư công sóng ngành gần đây phần nào đó cũng giúp ROS “ấn tượng” giữa rừng thị trường nhiều cổ phiếu lắm thanh khoản.

2. Về bức tranh TA của ROS

Xu hướng chung là tăng với nhịp tích lũy sideway up trước đó. Nếu cổ phiếu này break đỉnh với thanh khoản ấn tượng thì có thể “vào form” để chinh phục mốc 11x. Các đường MA gióng lên ủng hộ đà tăng và ROS cũng đang giữ được MA8 ngày, vận động trong BB. Điều bất ngờ sẽ chờ ta phía trước :smiley:

36 Likes

1. Về câu chuyện cơ bản của CII

Ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mảng kinh doanh thu phí giao thông và BĐS của CII quý 3/2021 giảm: doanh thu thuần giảm 86% YoY đạt 259 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS chỉ đạt 2 tỷ đồng (-92% YoY).

9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của CII giảm 25% đạt 2,2 nghìn tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm mạnh 88% YoY đạt 34 tỷ đồng.

Doanh thu thuần của CII giảm YoY trong 9 tháng năm 2021 chủ yếu do doanh thu BĐS giảm 35% YoY, được bù đắp một phần bởi doanh thu thu phí tăng 21% YoY. Chủ yếu do chi phí tài chính ròng tăng 123% YoY trong bối cảnh vị thế đòn bẩy tài chính hiện tại của CII cao.

Doanh thu thu phí tăng 21% YoY trong 9 tháng năm 2021 bất chấp việc hoãn thu phí bắt buộc một số dự án BOT trong quý 3 do các biện pháp giãn cách xã hội. Doanh thu của mảng này chủ yếu nhờ vào dự án BOT Xa lộ Hà Nội Mở rộng -vốn bắt đầu thu phí vào đầu quý 2/2021.

2 dự án cần quan trọng là dự án Sơn Tịnh ở Quảng Ngãi và dự án 152 Điện Biên Phủ ở TP.HCM. Chi phí lãi vay cao đang cho thấy cao hơn dự kiến.

Theo bộ chỉ số CANSLIM thì CII đang cho thấy sự sụt giảm. Về bộ chỉ số hiệu quả hoạt động cũng vậy.

2. Về bức tranh TA của CII

CII đang cho thấy một nhịp chỉnh sau khi leo dốc trước đó. Tăng rồi thì cũng cần một khoảng thời gian “nghỉ ngơi nạp sức”. Các đường MA chụm lại và có xu hướng hướng lên. CII giữ được MA50 ngày nhưng lại gãy MA20. Có lẽ cần thời gian để CII test thành công MA20. Tuy nhiên tích cực ở chỗ, CII vẫn vận động trong BB. Thanh khoản sụt giảm cũng là một tín hiệu đáng để theo dõi.

Với mức giá 29 mà mình đã mở vị thế thì anh chị có thể liên hệ thêm với team để trao đổi sâu hơn về số lượng cổ phiếu mà mình đang nắm giữ và có chiến lược cụ thể để có các bước cơ cấu tiếp theo bằng cách nhắn tin cho account này.

36 Likes

Ad xem giúp e FCN và Gex chiều nắm giữ ạ. E cảm ơn

1 Likes

E xin view VHM với ạ, em cám ơn ạ, e cầm từ lúc chia cổ tức tới giờ mà vẫn chưa có tiến triển gì :((

1 Likes

Bác view giúp em con ADS với ạ. Cảm ơn bác.

1 Likes

Quá chất lượng

1 Likes

Anh Cường xem giúp em view của PAN với ạ!

1 Likes

DXG view giữ ngắn hạn 2 tuần cái các cụ ưi ,e cảm ơn nhiều :>

2 Likes

Đối với CTG thì Team có vài góc nhìn khách quan như sau nhé:

1. Về câu chuyện cơ bản của CTG:

Điểm nhấn đáng chú ý là câu chuyện thoái vốn khỏi Vietinbank Leasing và hoàn tất hợp đồng bancassurance độc quyền với Manulife có thể hỗ trợ lợi nhuận và bộ đệm vốn cho ngân hàng.

Tất cả các nguồn thu nhập đều giảm tốc trong quý 3/2021 (+6.5% YoY hay -13% QoQ). Nguyên nhân chính khiến tăng trưởng thu nhập hoạt động ở mức vừa phải là do các gói hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ Covid19:

  • Số tiền lãi đã giảm cho khách hàng ở mức 1,4 nghìn tỷ đồng.

  • Các gói miễn giảm phí khoảng 400 tỷ đồng.

Chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn là điểm đáng lưu tâm, khi nợ xấu và nợ tái cơ cấu đều có xu hướng tăng. Để đối phó với tình hình này, CTG cần trích lập dự phòng thêm, đặc biệt với bộ đệm vốn mỏng của CTG. Đối với nợ tái cơ cấu, lĩnh vực lưu trú có thể chưa phục hồi trong ngắn hạn.

Như vậy rủi ro cần quan tâm: chi phí tín dụng và nợ xấu mới hình thành cao.

Tính đến thời điểm hiện tại, tăng trưởng tín dụng đạt gần 9.5%, là mức trần tín dụng của NHNN cấp cho CTG và CTG đang xin nới lên 10-12%. CTG kì vọng LNTT 2021 đạt 16,800 tỷ VND tương đương LNTT 4Q2021 đạt khoảng 2,889 tỷ VND.

2. Về bức tranh TA của CTG

Nếu đầu năm 2021 là cơn sóng của nhóm Ngân hàng thì những tháng gần đây điều đó đã hạ nhiệt. Hầu như tất cả cổ phiếu nhóm Ngân hàng đều chưa giữ được xu hướng uptrend trước đó, CTG là điển hình. Cổ phiếu này đã có nhịp điều chỉnh khá sâu và hiện tại đang cố gắng tích lũy cân bằng để đi lên.

Kháng cự gần nhất quanh 35x và xa hơn là ở mức đỉnh lịch sử quanh 42x. Thách thức chiều tăng đòi hỏi nhiều nỗ lực tăng điểm ấn tượng kết hợp với thanh khoản bùng nổ. Tất nhiên, cổ chạy theo dòng, câu chuyện sẽ cần có sự ủng hộ đà tăng từ nhóm ngành này nói chung.

Thanh khoản gần đây đang cho thấy dấu hiệu dồi dào trở lại. Các đường MA chụp lại và nỗ lực ngóc lên là điều đáng ghi nhận. Có lẽ sẽ hoàn toàn thức giấc sau khi đang còn “tranh tối tranh sáng” trong cảnh “nửa tỉnh nửa mê”.

Có thể trao đổi thêm bằng cách nhắn tin cho account này.

35 Likes

Hàng không với câu chuyện về năm 2022 khi kế hoạch nối lại các đường bay và tỷ lệ tiêm chủng cải thiện.

Dịch bệnh là điều không ai muốn nhưng khi nó xuất hiện đã tác động tiêu cực, đặc biệt với ngành hàng không. Với việc cải thiện tiêm chủng, Chính phủ đặt mục tiêu dần khôi phục lại hoạt động hàng không nội địa trong Q4/21 và hoạt động bình thường trở lại vào Q1/22. Theo kế hoạch được kỳ vọng, hàng không quốc tế Việt Nam có thể hoạt động bình thường trở lại kể từ Q3/22.

Câu chuyện với nhóm ngành này còn đến từ việc kỳ vọng tăng tốc đầu tư cho cơ sở hạ tầng hàng không kể từ 2022. Siêu dự án Sân bay Quốc tế Long Thành đang trên đà hoàn thiện.

Dành cho người đến sau thì team sẽ review về VJC.

1. Về câu chuyện cơ bản của VJC

Trong khi HVN có thị phần giảm dần thì VJC đang dần chiếm thị phần. Tổng số chuyến bay của HVN trong 10T21 giảm 44,1% yoy trong khi VJC giảm 43,7% so với cùng kỳ.

Với mô hình hàng không giá rẻ, VJC sẽ giảm giá vé và thu hút khách hàng, nhất là trong thời điểm người dân gặp khó khăn tài chính và ưa thích các chuyến bay giá rẻ. VJC sẽ ít bị ảnh hưởng hơn từ việc tăng giá nhiên liệu máy bay so với các hãng hàng không khác. Điểm đáng quan tâm là việc thanh lý tài sản nhằm cải thiện dòng tiền, ứng phó với đại dịch của VJC.

Tăng trưởng doanh thu thuần, lợi nhuận ròng EPS đều hụt hơi so với cùng kỳ. Có lẽ VJC cần thêm thời gian và khi dịch bệnh được kiểm soát để giải quyết bài toán kinh doanh nan giải gây nên nhiều sự đau lòng cho doanh nghiệp ngành hàng không. Khi câu chuyện cơ bản đã có, người xem ắt sẽ xuất hiện.

2. Về bức tranh TA của VJC

VJC đang có nhịp chỉnh mạnh từ đỉnh gần nhất sau xu hướng tăng trước đó. Thanh khoản dồi dào là dấu hiệu đáng để chúng ta quan tâm. Có lẽ niềm hi vọng về triển vọng hồi phục đã dẫn lối nhà đầu tư. Tuy nhiên, mốc đỉnh quanh 136x thực sự là một thử thách khó nhằn cần có sự ủng hộ về cơ bản với VJC.

Sau những phiên giao dịch out khỏi band, thì VJC đang cố gắng tìm lại điểm cân bằng. Gãy MA 50 ngày và các đường Ma dài ngày đang duỗi ra. Hỗ trợ của VJC quanh mốc 122x. VJC sẽ “ngon” hơn nếu câu chuyện cơ bản được cải thiện và thể hiện rõ ràng hơn trên bức tranh TA. Chi tiết thì trao đổi thêm với Team nhé!

33 Likes

Với SSI thì Team có vài góc nhìn như sau nhé, có cần “bơm xăng thay nhớt” hay vẫn cứ tự chạy tốt?

  1. Về câu chuyện cơ bản của SSI

SSI nổi bật với Lợi nhuận quý cao nhất mọi thời đại vào 3Q21

Cụ thể thì SSI tiếp tục thiết lập kỷ lục lợi nhuận quý cao nhất khi 3Q21 ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 848 tỷ đồng (+15.7% q/q, +101.6% n/n) và lợi nhuận sau thuế đạt 683 tỷ đồng (+15.5% q/q, +98.6% n/n). Tới 9T21, SSI đã ghi nhận 1,697 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt qua kế hoạch cả năm 13.4%.

Điểm đáng chú ý khi nhắc tới nội lực của SSI như

(1) Đứng TOP đầu về thị phần môi giới. Doanh thu môi giới tăng trưởng được ủng hộ bởi sự tăng lên của thị trường chứng khoán với thanh khoản dồi dào.

(2) Nguồn cho vay margin lớn nhất với dư địa tăng trưởng

(3) Doanh thu hoạt động ngân hàng đầu tư tăng mạnh. Hoạt động tư vấn trái phiếu đang khá sôi động nhờ vào nhu cầu phát hành trái phiếu của nhóm ngành bất động sản.

(4) Và gần đây là câu chuyện tăng vốn của SSI.

2. Về bức tranh TA của SSI

Chiều xanh sắc tím vẫn luôn là những điểm nhấn chính khi xu hướng tăng vẫn được duy trì. Gần đây thị trường rung lắc, hơn hết mọi cổ phiếu, nhóm ngành chứng khoán nhạy cảm nhiều nhất. Lên rồi xây nền và tiếp tục lên rồi xây nền là quá trình vận động của SSI.

Nhìn từ mức nền gần nhất, SSI đã chạy được một đoạn khá ấn tượng. Sự ủng hộ của thanh khoản là điểm sáng tích cực bên cạnh việc các đường MA hướng lên và cổ phiếu luôn giữ được Ma20 ngày. Như một con đường, SSI chạy trong BB và vẫn đang đi đúng hành trình của mình.

Tuy nhiên, nhịp chỉnh rồi hồi này cũng cần quan sát thêm chỉ số Vnindex. Nhìn dài hạn thì chứng khoán vẫn còn dư đại và là kênh đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, điển hình ở việc ngày càng nhiều người biết chứng khoán. Với vị thế đầu ngành, SSI có thể trông đợi những điều bất ngờ và đột phá hơn nữa :smiley:

35 Likes

Tranh thủ vẽ thêm nhiều mã tranh tím :smiley:

33 Likes

SSI team có review rồi nhé, anh chị có thể search lại trong topic này luôn nghen

33 Likes

Thanks người anh em này nhé :smiley:

32 Likes

AD cho em hỏi cổ phiếu APH có tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn hay không. Thanks ad.

1 Likes

Anh Cường và team có thể giúp mình nhận định về ITA được k ạ?

1 Likes