Chúc cả nhà cuối tuần vv
chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ bên gd
Chào buổi sáng cuối tuần . Chúc cả nhà vui vẻ bên gd . Sáng tuần mới khởi sắc
chúc bà con có 2ng cuối tuân thoải mái thư giãn. sang tuần sẽ ổn trở lại thôi cả nhà!!!
Nguoidilangthang khuyên thật lòng những người Ae thiện lành F0.hãy tránh xa hoặc xoá những room như này đi.sẽ cùng nhau chết tập thể trong một thời gian không xa.chân tình.pp những người Ae thiện lành.bảo trọng
Lần đầu tiên trong lịch sử đội gà bay không mong giao dịch T7, Cn nữa :)))) Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi cả nhà. CHúc mn cuối tuần vui vẻ an nhiên.
Ô mấy bác tay to trong bản gà bán hết HAR rồi à, còn lại bà con nhỏ lẻ bơ vơ ôm với nhau thôi à…
Thị trường tuần qua chạy đi đâu chả chết…tôi nghĩ tài khoản bác chắc không đỏ đâu nhỉ… chắc bác đang cầm FLC.
@Mrkhoai
Ấy ơi…? Ấy mở topic riêng rồi nói chuyên thoải mái trong nhà của mình đêy ạ, đây gửi Ấy @fo22022 1thùng bia 333 khai trương pic mới nha.
Vâng Bác Khoai💕, ngày mai trời lại quang mây Bác nhỉ. Làng bà con gà bay lại rôm rả, phấn khởi.
k hiểu sao và pic mik làm gì sai vs bác gabayvisin mà tự nhiên bác biến mất nhỉ, tự nhiên mất đi 1 thành viên tích cực trực pic và hô hào bà con :))))
Bác ý đủ lông đủcánh bay đi rồi!đang hô hào píc riêng và pic khác rồi bác!
Chúc bà con Gà Bay cuối tuần vui vẻ.
Hello mọi người, chúc mọi người ngày cuối tuần vui vẻ. Vẫn cứ những ngày như này hãy rèn luyện sức khoẻ và tinh thần để cùng nhau vượt qua thời gian khó khăn. Thành quả rồi sẽ lại tới thôi
Bác ý bán thành công HAR rồi nên giờ ko cần thức khuya dậy sớm động viên, hô hào bà con nữa.
Bác ấy hô mạnh quá vụ har, nhiều bà con vào sau bị âm nặng với hô mua thêm lúc tt đang xấu đâm ra bác ấy ngại vào pic mình luôn.
Đang ôm valy k biết sang tuần có tàu k?có bác ới e cái nhé
Cười thật tươi ! May mắn tự nhiên tới.
Mình thấy HAR tài sản rất nhìu sao bà con bán hết vậy. Em bán nhưng giữ lại 30% xem gỡ lại đc tất cả ko :)).
“Mẹ ơi, hăm sáu con về”
Cuộc điện thoại giữa chiều của mẹ làm lòng tôi chùng xuống, tôi thấy có lỗi với mẹ quá, muốn gọi lại nói gì đó với mẹ, nhưng vẫn chưa biết lịch nghỉ Tết thế nào, nói rồi lỡ không về được như những năm trước, sợ mẹ ngóng rồi lại thêm buồn.
-
Năm ni về không con?
-
Dạ con chưa tính, còn cả tháng nữa mới Tết mà mẹ!
Giọng mẹ ngậm ngùi khi nghe tôi trả lời “con vẫn chưa tính!”.
Cuộc điện thoại giữa chiều của mẹ làm lòng tôi chùng xuống, tôi thấy có lỗi với mẹ quá, muốn gọi lại nói gì đó với mẹ, nhưng vẫn chưa biết lịch nghỉ Tết thế nào, nói rồi lỡ không về được như những năm trước, sợ mẹ ngóng rồi lại thêm buồn.
Tôi ngẩn người nhìn dòng người qua lại trước mặt mình. Quán tạp hóa cạnh nhà tôi từ bao giờ đã bày biện thêm các kệ hàng phía trước sân, toàn những mặt hàng phục vụ Tết. Có lẽ, tại tôi lơ đễnh không nhớ ngày nhớ tháng chứ chẳng phải “Tết còn lâu mới tới”.
Tháng Chạp rồi. Tầm này ở quê đi đâu cũng đã nghe người ta nhắc đến Tết. “Thằng San Tết có về không?” " Ngày mấy con Mai về!" " Hai tám thì muộn quá nhỉ, nhưng về được là vui rồi!"…
Thì ngày bé tôi mà chẳng đếm ngược từng ngày để chờ ngày dì Năm từ Sài Gòn về đó sao?
Tháng Chạp quê căm căm gió rét
Mẹ chờ trời hửng nắng mang chăn, chiếu, mùng, màn… ra giặt. Ba chất thêm củi lên chạn bếp, chiều chiều tranh thủ ra ao lấy thêm ít cỏ rong về thả xuống hồ cho mẻ cá Tết.
Mẹ ra nhà sau ngó nghiêng cặp mía đã cột làm dấu để lũ trẻ chúng tôi biết đó là mía để dành cho Tết, bóc những tàu lá đã khô rũ xuống cho thân mía lộ ra thêm vàng, bóng mướt, để lũ sâu không ẩn nấp bên dưới đục vào thân mía.
Tết đến, trên bàn thờ tổ tiên của gia đình tôi bao giờ ba cũng trưng một cặp mía, mỗi cây cột vào một bên chân bàn thờ. Mía để dành cho Tết được mẹ chọn lựa kỹ từ trước, đó là cây mía to, thẳng, đều lóng, không sâu.
Có lần tôi thắc mắc, tại sao quê mình Tết hay cúng mía? Ba bảo, thân mía chắc mà ngọt, cúng mía là cầu mong cho năm mới mọi sự trôi chảy và vững chãi, mía cũng tượng trưng cho sự kết nối âm - dương, giao hòa đất - trời.
Lá mía tượng trưng cho mây, trời. Gốc rễ tượng trưng cho đất đai, nguồn cội. Lóng mía là những nấc thang nối liền âm - dương, trời - đất dẫn đón linh hồn tổ tiên về sum vầy với con cháu trong những ngày Tết.
Qua rằm tháng Chạp, căn bếp mẹ đỏ lửa nhiều hơn
Căn bếp nhà tôi là cái chái nhỏ nối liền với nhà ba gian, ở đó cất đủ mọi thứ, từ đôi quang gánh, cái cuốc, cái xẻng… đi làm đồng của ba mẹ, đến chiếc tổ của con gà mái ấp trứng. Cạnh bếp bao giờ cũng có mấy chiếc giống con treo lủng lẳng, mẹ thường cho đồ ăn lên đấy để mèo khỏi ăn vụng.
Căn bếp dù nhỏ và đơn sơ nhưng có bàn tay mẹ lúc nào cũng gọn gàng, ấm cúng. Những buổi tối tháng Chạp mẹ cời than, ngồi gọt cả rổ gừng bự để sên mứt. Tôi phụ mẹ, vừa sưởi ấm, thi thoảng hơ bàn tay lên than rồi áp lên má cho ấm. Mùi gừng cay nồng phả vào hơi lửa, ấm cả gian bếp.
Trong lúc ba mẹ con gọt gừng thì ba soạn bộ lư đồng trên bàn thờ nội, tranh thủ lau chùi lại cho bóng. Ba cắt miếng da trâu treo trên bếp từ bận trước, cạo rửa sạch bồ hóng, cho vào bếp nướng, chia cho chị em tôi mỗi đứa một miếng.
Da trâu treo bếp, nướng ăn thì ngon thôi rồi! Đó là món ba để dành để Tết tiếp mấy chú bạn nhậu cùng xóm, ba bảo, Tết đến nhà nào cũng thịt heo, cá kho, nhà mình da trâu gác bếp cho khác chút.
Tết đến, nhà tôi bao giờ cũng gói rất nhiều bánh chưng, chị em tôi thích thú ngồi lau những chiếc lá dong phụ ba. Đêm đến chẳng đứa nào chịu đi ngủ, cứ ngồi cạnh bếp nghe tiếng sùng sục phát ra từ nồi bánh.
Em tôi thỏ thẻ “mai là Tết rồi chị nhỉ!”. Chao ôi, cái từ ngày mai ấy sao thường ngày thì nó nhanh mà Tết nó lâu đến thế, thiêng liêng đến thế. Chỉ ngày mai thôi là đã thành cũ - mới.
Nhẩm tính cũng đã bốn cái Tết rồi chưa về với mẹ. Cuộc sống cứ cuốn tôi vào những công việc, bộn bề con dại, vậy nên hai chữ “về quê” sao mà xa ngái quá!
Năm nay vợ chồng con gái bác có về không?
Cũng mấy năm rồi chúng nó không về nhỉ!
Tôi tiếng cô Chiến hàng xóm hỏi mẹ vọng vào điện thoại. Mẹ cười cười trả lời cô Chiến “chúng nó còn con dại”. Tôi hình dung đôi mắt mẹ buồn mong ngóng. Giá mà, tôi có thể về ngay với mẹ!
Quanh tôi, dòng người vẫn tấp nập xuôi ngược, phố nơi tôi sống không thấy khói bếp mỗi sớm mai và chiều về, người ta cũng không chưng cây mía lên bàn thờ tổ tiên, Tết cũng không cần phải sắm sửa tất bật từ đầu tháng, thời buổi công nghệ, chỉ cần lướt Facebook chốt đơn là có người mang đến tận nhà không thiếu thứ gì. Tiện và gọn lắm.
Ấy thế mà tôi lại ước mình bé lại để thoải mái sà vào lòng mẹ, cùng mẹ gọt gừng sên mứt bên bếp lửa đầy than ấm của tháng Chạp xưa cũ.
Chồng tôi nhắn “năm nay anh còn mười ngày phép, được nghỉ dịp Tết, mình về quê nhé!”.
Chỉ có thế thôi mà nước mắt tôi trào chảy. Tôi gọi ngay cho mẹ “mẹ ơi, hai sáu con về!”.