ai con giữ TTF ko, game này lên 9 nhé…Xóa nợ thành công+ dc vay vốn ngân hàng+huy động vốn để hợp tác đầu tư với nazuzzi singapo. Em nó vẫn đang tái vơ cấu đúng lộ trình…
Trên web vừa tuyển thêm 500 lao động + 1500 lao động hồi đầu năng> tín hiệu tăng trưởng vững bền.
Tôi đầu tư TTF và thành danh cả một room ■■■■ “A Thuận Đồng Nát”. Anh em họ đặt và bầu tôi làm ad vì mua TTF dòng từ 2.5 về 1.87 tôi cho taget mua năm 2020 là dưới 3. Nhiều bố chê chửi TTF là do họ ko có tầm nhìn. Tôi có mã LMH lãi gần ngàn % TTF thì 300% ngoài ra giờ tôi đang mua C69.
Athuandongnat cho xin ■■■■ dc ko ban?
Athuandongnat cho xin cái za lô dc ko bạn?
ok>bạn
ngày nào cũng có vài container sang mỹ> sớm hay muộn thành công thôi
lại đang tuyển 500 công nhân sản xuất nữa> chứng tỏ doanh nghiệp đang hồi phục, tái cơ cấu thành công. Dần dần giá sẽ tăng xứng với vị thế TTF thôi
trước đó hồi tháng 2/2021 =TTF đã tuyển 1000 lao động rồi nhé. link đây
TheLEADER"Tố chất để U30 có thể hoá rồng trước tiên là có lòng tự tôn và có tầm quốc tế, hiểu quốc tế như hiểu nhà mình”. Đó là nhận định của ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc U&I Group trong CEO Forum 2020 “Chuỗi giá trị toàn cầu, dòng chảy mới - cá có hoá rồng”. Cơ hội dành cho tất cả, nhưng chỉ số ít doanh nghiệp tận dụng được Một câu hỏi lớn trở đi trở lại trong các cuộc tranh luận của CEO Forum 2020 là liệu Việt Nam có đang đứng trước một vận hội mới, hay chỉ là ảo ảnh với các nhà sản xuất? Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hiện đang gặp khó khăn. Một doanh nghiệp đang hoạt động trong chuỗi nguyên vật liệu cho biết: “Đây là cơ hội cho ngành cơ khí, tôi đang làm thiết bị cơ khí xuất khẩu, nhưng xuất khẩu bị rất nhiều rào cản, nguồn nguyên liệu mình lại không có lợi thế. Khi cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ đang căng thẳng, đầu năm trở lại đây, doanh nghiệp tôi nhận được rất nhiều lời mời từ doanh nghiệp Trung Quốc chuyển dịch sang, nhưng khi mình chưa chuẩn bị kịp đón họ thì nhà cung cấp của họ từ Trung Quốc đã sang mở nhà máy luôn rồi, mình không bắt được con cá đó…” Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí điện TP.HCM đặt câu hỏi: “Vậy ngành nào sẽ được hưởng lợi đầu tiên khi làn sóng FDI dịch chuyển vào Việt Nam? Doanh nghiệp Việt đã đầu tư vào cơ khí chế tạo chưa? Hàn Quốc, Nhật Bản có ngành sản xuất mạnh là nhờ chính sách, tại sao Việt Nam không chịu thay đổi chính sách cho ngành cơ khí, được coi là “trái tim” của ngành công nghiệp?" Trả lời cho những câu hỏi này, ông Mai Hữu Tín cho rằng: “Cơ hội là có, nhưng chủ yếu vẫn chỉ dành cho các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp Việt được hưởng không nhiều, do sự chuẩn bị của chúng ta, do chính sách của chúng ta và do chúng ta không ưa thích đầu tư cho sản xuất". Theo ông Tín, Việt Nam có 15 năm qua để phát triển sản xuất, nhưng số doanh nghiệp vươn lên ngang bằng với doanh nghiệp FDI không nhiều. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết gia công lại, chưa có sự dấn thân, thiếu khả năng tiếp xúc với những gì tốt nhất của thế giới. Làm sao cho cá hoá rồng? Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc U&I Group tại Vietnam CEO Forum 2020 Vậy ngành nào sẽ hưởng lợi đầu tiên? “Ngành thời trang cao cấp sẽ hưởng lợi sớm nhất”, ông Tín cho biết. “Ngành cơ khí sẽ không hưởng lợi ngay lập tức, nhưng sẽ tạo nền tảng cho các ngành khác. Cơ khí chế tạo phục vụ cho lĩnh vực xuất khẩu sẽ lớn lên cùng với da giày". Ông Tín phân tích, làn sóng M&A sẽ mạnh mẽ hơn, đó cũng là cơ hội. Nhiều doanh nghiệp qua tuổi 60 đã già cỗi, nhân cơ hội này nên bán doanh nghiệp của mình đi, có vốn FDI để phát triển tiếp. “Người mua hàng đang cần nguồn nên họ sẵn sàng dạy lại người Việt để tăng năng lực cung ứng cho họ. Đó là cơ hội thực sự. Nhiều doanh nghiệp FDI không bao giờ đầu tư nhà máy cả và họ sẵn sàng dạy lại mình để bán hàng đạt chuẩn cho họ”, ông Tín nói. Vị chuyên gia đến từ U&I Group khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước nên làm việc dễ nhất là biến công ty mình thành một tổ chức học tập liên tục, có rất nhiều doanh nghiệp FDI điều hành tốt để học. "Tôi tin các anh chị dính đến sản xuất luôn đau đáu một điều tại sao Trung Quốc làm giá rẻ vậy? Không chỉ vì họ làm ở quy mô lớn, có những ngành công nghiệp hỗ trợ sau lưng. Nhưng họ sẽ không làm được đơn hàng nhỏ. Đừng nhìn sự to, sự rẻ của họ mà chịu thua. Nếu cố gắng học hỏi liên tục thì cơ may dành cho chúng ta vẫn còn…”, ông Tín khẳng định. Ông Lê Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc đầu tư, Trưởng phòng nghiên cứu Dragon Capital cho rằng cơ hội là “vừa có vừa không”. Theo ông Tuấn, khoảng cách giữa các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp FDI là rất lớn. Nên khi Việt Nam tiếp nhận dòng vốn mới, cạnh tranh sẽ nhiều hơn ở cả trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, cạnh tranh ngày càng quyết liệt khiến cho mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều phải làm việc nhiều hơn, thúc đẩy đổi mới, phát triển năng lực. Một thay đổi có ý nghĩa là về cung cách quản trị. Trước năm 2007, 100% doanh nghiệp tư nhân Việt mang tính gia đình, sau 2007 chuyển dịch rất mạnh sang quản trị chuyên nghiệp. Ông Tuấn đưa ra một số ví dụ về sự thay đổi tích cực từ hội nhập, cạnh tranh. Tập đoàn Xây dựng Coteccos đã xây dựng được môi trường học hỏi liên tục. Những doanh nghiệp cuốn vào cơm áo gạo tiền sẽ mất cơ hội học tập. Các nhà sản xuất thay vì đầu tư bất động sản, nên tập trung vào học tập, sẽ có nhiều cơ hội lớn. “Tôi còn nhớ cách đây vài năm, khi Intel mới vào Việt Nam, muốn kiếm 500 kỹ sư giỏi rất khó. Giờ thì kiếm được dễ dàng, nhờ thị trường lao động đã được cải thiện rất nhiều. Đó là tín hiệu tốt”, ông Tuấn nói. Chuyên gia của Dragon Capital cho rằng, các doanh nghiệp FDI mới vào Việt Nam sẽ nhắm đến 1.000 doanh nghiệp niêm yết trên sàn trước tiên, xem có doanh nghiệp trong nước nào sản xuất bao bì lớn nhất để liên kết hay mua lại. Đó là cơ hội cho những doanh nghiệp già cỗi M&A. “PS nếu không bán sẽ giống Thorakao”, ông Tuấn dẫn chứng và cho rằng, “bán mình để thu hồi vốn và phát triển lên một tầm cao mới là không có gì xấu cả. Đây chính là cơ hội rất lớn để M&A”. Bình luận về khả năng huy động vốn trên thị trường, ông Tuấn cho rằng, thị trường vốn mới hình thành 10 năm nay, trong khi các quỹ đầu tư chỉ nhắm cơ hội trước mắt. Trong bối cảnh đó, mỗi doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tự đi tìm nguồn vốn để phát triển sản xuất. “Chúng ta là người Việt, hiểu thị trường, văn hoá Việt nhất. Thế mạnh đó không doanh nghiệp nước ngoài nào có thể cạnh tranh trong hiện tại. Kem Tràng Tiền bán doanh thu lớn hơn là nhờ thương hiệu, tuy nhiên khả năng trường vốn không bằng FDI. Từ đó, tôi có thể kết luận là rủi ro cho rất nhiều người và cơ hội cho số ít”, ông Tuấn nói. Làm sao cho cá hoá rồng? 1 Ông Lê Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc đầu tư, trưởng phòng nghiên cứu Dragon Capital Làm sao cho cá hoá rồng? “Trước tiên chúng ta phải định nghĩa thống nhất với nhau Rồng là gì? Tôi tạm coi đó là doanh nghiệp lọt vào Top 500 thế giới, nếu thế sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam? Có đấy, nhưng chắc chắn không ngồi trong khán phòng này, kể cả tôi”, ông Mai Hữu Tín đề dẫn. Ông Tín cho rằng, nếu chỉ là doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường nội địa thì chắc chắn không lọt Top 500 thế giới. "Lợi thế nào cho doanh nghiệp Việt Nam? Sự ủng hộ nào của chính phủ để làm được chuyện đó? Tôi không nhìn ra 31 năm nay rồi! Tôi không xác định doanh nghiệp mình sẽ hoá rồng, mà ít nhất trở thành số 1 Việt Nam để FDI không thể lấy đi cơ hội đó ở thị trường này”, ông Tín nói. Ông Tuấn cũng thẳng thắn nhận định: “Cá nhảy khỏi hồ có 3 trường hợp gồm nhảy sang hồ khác lớn hơn, rớt xuống trở lại hồ, và có khả năng bị… vào nồi”. Theo ông Tuấn, doanh nghiệp muốn tiến hoá, muốn vượt vũ môn, trước hết phải có những quyết định mà người khác không tưởng tượng được. “Với Thép Hoà Phát, năm 2018, công ty này quyết định một cú mà nhà đầu tư xanh mặt, đó là tăng một phát 100 tỷ vào đúng chu kỳ sắt thép Trung Quốc tràn ngập Việt Nam! Đó là quyết định con cá hoá rồng, rất ít người làm được. Quyết định này không phải bộc phát, nó là sự tích luỹ tư tưởng, ham muốn tột bậc của người dẫn đầu”, ông Tuấn lấy ví dụ. “Vingroup đầu tư VinFast cũng vậy, các vị ngồi đây có ngần ấy tiền liệu có dám đầu tư vào ngành ô tô không? Chúng ta cần những người có quyết định không tưởng để vượt vũ môn, vì xác suất chết cao lắm. Vinamilk khi đẩy công suất cực mạnh, chị Mai Kiều Liên quyết định rất mạnh mẽ để vượt vũ môn, đó là những cú tích luỹ được chuẩn bị rất kỹ càng…” Vậy khi có những quyết định vượt vũ môn, cái bẫy nào đang đặt ra? Ông Tín nói: “Cái bẫy lớn nhất là chúng ta đánh giá mình… cao quá! Các bạn có biết mỗi năm tăng trưởng gấp đôi tính ra bao nhiêu phần trăm không? Phải đạt mức tăng trưởng 15%/năm, thì bảy năm mới tăng gấp đôi, vậy bao giờ mới thành rồng? Đừng đặt ra cho mình giấc mơ, hãy cố gắng đặt ra tầm nhìn khả thi và đạt tầm nhìn đó đã là thành công lắm rồi. Đừng ảo tưởng, vì chẳng bao giờ chúng ta thành rồng đâu!” Ông Tuấn lại cho rằng: “Cái bẫy lớn nhất là lòng tham. Doanh nghiệp bất động sản thành công có thể đếm được, nhưng con số thất bại nhiều lắm, đếm không hết đâu. Doanh nghiệp Việt Nam hiểu về cơ cấu tài chính cực kỳ ít, dựa trên cảm tính là nhiều. Trình độ quản trị tài chính kém là cái bẫy cực kỳ nguy hiểm khi đưa ra quyết định liều lĩnh. Khi doanh nghiệp chỉ một người lãnh đạo thì tiến rất nhanh, nhưng sẽ tạo ra những cú sốc không còn hai chiều, tinh thần nịnh bợ rất cao. Từ quản trị “vương triều” chuyển sang “cộng hoà”, để nhiều người cùng suy nghĩ, lại gặp trở ngại là công ty tiến rất chậm, đó là điều doanh nghiệp Việt Nam phải suy nghĩ…” Ông Tín dẫn lại năm 2005, nói đến ngành điện tử tiêu dùng thế giới là nói tới Sony, Toshiba. Trung Quốc lúc ấy không hề có tên trên bản đồ thế giới, còn ngày nay, Xiaomi, Tiktok đã là rồng. “Những tên tuổi của doanh nghiệp Trung Quốc trở thành rồng như Huawei vì khát khao dấn thân thành công của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng họ đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước, đa số họ là doanh nghiệp nhà nước, họ có được nguồn tín dụng hỗ trợ rất rẻ của nhà nước”, ông Tuấn nói. “Nhưng chúng ta có quyền hy vọng nếu những người trẻ hơn U30… đi cùng một thể chế tốt, tôi tin thế hệ sau sẽ có. Còn thế hệ tôi không cách gì thành rồng được!” "Tố chất để U30 có thể hoá rồng trước tiên là người Việt có lòng tự tôn, có tầm quốc tế, hiểu quốc tế như hiểu nhà mình mới hoá rồng được”, ông Tín khẳng định. Ông Tống cũng tỏ ra thấm thía với nhận định của ông Tín: “Cỡ anh Tín chẳng mơ thành rồng thì mình mơ làm gì! Cộng đồng doanh nghiệp cơ khí cũng chẳng ai mơ thành rồng, chỉ mơ mình phát triển lớn hơn, bền vững hơn. Hội tôi đang xây dựng chương trình “Made By Vietnam”, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, và kiến nghị cụ thể cần tương tác với chính sách thế nào để phục vụ cho nhu cầu ngành cơ khí đang phát triển. Đây là thời kỳ chuyển hoá, chấp nhận khó, vượt qua nó, đầu tư để phát triển. Tôi đã đầu tư 180 tỷ vào sản xuất dòng sản phẩm mới lần đầu tiên có ở Việt Nam, thể hiện sự dấn thân mạnh mẽ, quyết đoán. Ngành cơ khí thực sự đòi hỏi sự dấn thân rất lớn, bởi phát triển chậm chứ không nhanh, mạnh ngay được”. Ông Tuấn bổ sung thêm: “Tôi cũng đồng quan điểm với anh Tín, anh ấy nắm vững từng chi tiết trong chuỗi cung ứng trải qua 20 năm, hiểu được hết ngóc ngách của thị trường. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp lớn lên rất quan trọng, lãi suất của Việt Nam thực dương cao nhất thế giới, doanh nghiệp chịu sao nổi. Lợi thế vốn đã thua người ta rồi. Để hoá rồng, thế hệ U30 hôm nay phải đến 20 năm sau mới có thể tích luỹ tư bản, tích luỹ kinh nghiệm, bởi với ngành sản xuất trong 15 năm tới muộn rồi, ngành phụ trợ tới thời điểm này chúng ta chưa tạo được sự xuyên phá. Chúng ta phải tích luỹ, làm điều cần làm, nhưng phải có giấc mơ lớn. Khi tích luỹ đủ rồi cần một chút liều, và tuỳ vào vận hội của đất nước này…” Có mặt tại sự kiện CEO Forum 2020 còn có ông Võ Quang Huệ, Phó tổng giám đốc tập đoàn Vingroup phụ trách sản xuất và kinh doanh VinFast. Ông Huệ cũng chia sẻ băn khoăn của mình: “Câu hỏi các bạn nêu ra Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp thành rồng trong tương lai? Muốn trả lời được, phải nhìn vào sản xuất cả thế giới. Hiện sản xuất dư hơn cầu ở rất nhiều ngành, kể cả ngành ô tô. Tôi rất ấn tượng với câu hỏi của ông Don Lam, Chủ tịch Vina Capital: “3 năm nữa liệu ngành kinh tế có thể trở lại số cầu như hiện nay của khu vực, của thế giới không?” Những sản phẩm đang có sẵn chắc chắn sẽ rất cạnh tranh. Mình có trung tâm nghiên cứu không? Một năm có bao nhiêu bằng sáng kiến để tăng năng lực cạnh tranh lên? Chưa trả lời được thì đừng nói hoá rồng. Đó là chưa kể đến một loạt câu hỏi mới đang đặt ra, liệu thế giới sau Covid-19 thế nào? Cần gì? Đi về đâu? Phải làm gì? Phải đi trước về sáng kiến, về mở rộng thị trường, năng lực của ta có đủ để đi không? Trong vai trò Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp phụ trợ Việt Nam, tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam và chính phủ cần chuyển động mạnh hơn để thu hút đầu tư, đừng quên cách thế giới phát triển, kể cả Trung Quốc, thu hút nhờ có công nghiệp phụ trợ. Mong tinh thần đi vào công nghệ, công nghiệp sản xuất là nền tảng cho Việt Nam phát triển trong thời gian sắp tới”. Dù khá bi quan nếu đi riêng lẻ, nhưng ông Mai Hữu Tín lại tỏ ra hy vọng khi có thể cùng nhau kết nối, để tạo nên sức mạnh. “Tôi rất muốn chia sẻ điều này với các bạn, xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân trong tổ chức của mình thôi, chúng ta chỉ sản xuất cái thiên hạ đã sản xuất được thì rất khó có cơ may hoá rồng. Phải có khả năng học để làm ra những gì khác biệt so với thế giới, mà vẫn phải nuôi sống nhân viên hàng ngày. Chúng tôi chọn những người giỏi nhất thế giới và cố gắng làm bằng họ, để tạo ra sản phẩm số 1 thế giới. Trước hết phải bằng người mới tới hơn người. Cộng đồng này làm được gì thay vì từng cá nhân, để biến một ngành thành rồng? Có thể! Chúng tôi đang dẫn dắt 12 đơn vị ở Việt Nam, tìm xung quanh mình bạn bè người Việt trong lĩnh vực đó để chia sẻ kinh nghiệm, cách thức quản trị bằng chính sách “Open Book”, khi đó mới phát hiện ra họ đang lỗi chỗ nào, đang cần sửa sai ra sao, để biến những doanh nghiệp đó thành chuỗi cung ứng của riêng mình. Đó là việc chúng tôi đang làm…”, ông Tín kết luận
Phải thấy cái nhục thua người ngoài để sửa mình Mai Hữu Tín - Chủ tịch Tập đoàn U&I - 09:56, 08/11/2019 TheLEADERCó ba việc làm tôi suy nghĩ rất nhiều trong năm qua. Suy nghĩ đó có thể đúng có thể sai, tuỳ góc nhìn của mỗi người. Nếu có doanh nhân nào đó đọc những dòng này và trăn trở, thì tôi có thêm một người bạn. Chuyện anh Dương cứu anh Đức Tôi may mắn có chơi chung với cả hai doanh nhân lớn này, và rất quý họ, tất nhiên là ở những khía cạnh khác nhau. Khi anh Trần Bá Dương hỏi ý kiến về chuyện cứu anh Đoàn Nguyên Đức, bởi tôi cũng làm nông nghiệp, tôi cản. Cản đương nhiên không phải là vì muốn anh Đức gặp khó hơn, hay cho rằng anh Dương không cứu được, mà vì chuyện làm nông nghiệp quy mô lớn là vô cùng khó khăn. Anh Dương đã kín lịch với quá nhiều việc lớn có thể còn lớn hơn nữa. Tôi cản vì không muốn ảnh thêm vất vả. Phải thấy cái nhục thua người ngoài để sửa mình Ông Trần Bá Dương (mặc vest đen) và ông Đoàn Nguyên Đức Tôi không phải là người duy nhất cản anh Dương. Và chắc chính anh Dương cũng đã thấy làm nông nghiệp quy mô lớn khó ra sao. Mọi người bàn nhiều về con số 1 tỉ USD anh Dương đã bỏ ra. Tôi lại thấy sự lao tâm dấn thân của anh Dương vào việc cứu cho được anh Đức mới là việc đáng nói hơn. Đầu tư vào nông nghiệp, dù thành công, sẽ không đem lại cho anh Dương nhiều tiền như các việc khác của anh. Chi phí cơ hội và cả chi phí “khấu hao sức khoẻ” đều rất lớn. Anh Dương làm vì “phải cứu người tốt” và vì “đã hứa thì phải làm đến nơi đến chốn”. Anh Dương không cứu anh Đức để làm anh hùng hay để dựng “thương hiệu trăm năm”. Anh Dương làm vì thấy chuyện đó phải làm. Không sách vở nào dạy doanh nhân đầu tư như vậy. Tôi cầu mong cho sự thành công của một câu chuyện tuyệt đẹp về tình người quá hiếm hoi như vậy. Chuyện này đáng trở thành một điển cứu của việc ứng xử vượt ngoài khuôn khổ của mọi nguyên tắc kinh doanh. Chuyện tỉ phú Joe Lewis Việc tỉ phú người Anh Joe Lewis đưa siêu du thuyền Aviva của ông thăm suốt chiều dài bờ biển Việt Nam đã được rất nhiều báo trong nước tường thuật. Việc ông sở hữu đến khoảng 1% tổng quỹ đất của nước Úc (khoảng 7 triệu ha) cũng được nhiều người biết. Ông sở hữu đội bóng Tottenham Hotspur hay nhiều tranh quý của Picasso cũng là việc bình thường. Công trình tâm huyết để đời của Joe lại ít người ngoài Hoa Kỳ biết. Từ năm 1996 ông đã kỳ công mua gom đất để sở hữu một vùng liên tục rộng khoảng 4.400 ha bên bờ hồ Nona ở Orlando, Florida, Hoa Kỳ, và biến cả vùng đất này thành một đô thị tuyệt đẹp vì con người, trong đó có toàn bộ trung tâm đào tạo và văn phòng chính mới của USTA (Hiệp hội Quần vợt Hoa Kỳ) với 100 sân, trung tâm đào tạo 1000 nhân viên/tuần của KPMG, thành phố y khoa và thành phố thông minh với xe điện tự vận hành. Có tự mắt nhìn thấy những công trình này mới thấy sự vĩ đại mà một cá nhân có thể tạo ra. Joe đã 82 tuổi và đang chuẩn bị làm tiếp một thành phố khác rộng khoảng 9.600 ha gần đó. Phải thật quyết liệt và bền chí, phải nghĩ thật xa cho tương lai, và phải chịu đựng áp lực giỏi như thế nào thì mới làm được những chuyện “trăm năm” như vậy. Chuyện khả năng sẽ có một lớp người vô dụng Từ “vô dụng – useless” này là của nhà sử học Yuval Harari người Israel, một trí tuệ vượt bậc. Đọc ba quyển sách ông viết (Lược sử loài người, Lược sử tương lai, và 21 bài học cho thế kỷ 21), và nghe ông nói, thì khó mà nghi ngờ kết luận của ông rằng nhân loại sẽ sớm đối diện với một lớp người vô dụng, bởi tác động kép của những tiến bộ mới nhất trong công nghệ tin học (infotech) và công nghệ sinh học (biotech) sẽ biến đổi hoàn toàn thế giới mà chúng ta đã từng hay đang biết. Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới tương lai đó? Chúng ta phải làm gì để một phần lớn dân số không trở thành vô dụng? Doanh nhân Việt Nam tham gia vào quá trình phát triển này của thế giới ra sao? Những câu hỏi quá khó cho bất kỳ người Việt Nam nào. Phải thấy cái nhục thua người ngoài để sửa mình 1 Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Tập đoàn U&I Mỗi năm dù khó khăn cỡ nào tôi vẫn cố gắng dành cho mình một vài tuần tách khỏi công việc để đi ra ngoài lắng nghe những tư tưởng mới nhất, những thành tựu hay ho nhất, cũng như những điển hình doanh nghiệp xuất sắc nhất. Tôi đi học như vậy đã được đúng 30 năm, và càng lúc càng nhận thấy rằng cái mà “mình không biết là mình không biết” lớn hơn rất rất nhiều so với cái “mình biết” và cái “mình biết là mình không biết”. Có thể là từ nhận thức như vậy mà tôi luôn khuyến khích và tạo điều kiện để người thân, nhân viên, bạn bè… học tập liên tục. Nhận thức như vậy cũng giúp tôi hiểu sự nhỏ bé của mình trước thế giới và sự yêu thương chân thành với những người Việt cùng làm việc với tôi. Chúng ta yếu về mọi mặt. Không học để hiểu và áp dụng được những giá trị tốt đẹp phổ quát đã được nhân loại chứng minh và để theo kịp thiên hạ thì mãi mãi chúng ta thua kém. Không thương yêu nhau để cùng tạo động lực cho nhau tích cực làm việc thì chúng ta vô tình tiếp tay cho người khác ngày càng mạnh hơn chúng ta. Muốn tính chuyện “trăm năm”, e rằng việc đầu tiên là từng người trong chúng ta đều phải thấy cái nhục thua người ngoài, để sửa mình.
thật sư rất ý nghĩa, cảm ơn bác đã chia sẻ ạ
Mình đầu tư full, thì mình phải xác định hoặc làm thế nào đó để trở thành 1 phần của Doanh nghiệp đó rồi. Đầu tư giá trị nên chỉ quan tâm đến giá trị doanh nghiệp. Còn giá cổ phiếu tùy định giá từng người, người kêu đắt, người kêu rẻ >nhưng nếu giá trị doanh nghiệp tăng ( Gỡ bỏ khủng hoảng, tăng doanh thu, xóa nợ) cuối cùng là lợi nhuận tăng thì giá cổ phiếu ở 1 thời điểm nào đó sẽ phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp đó…
Chủ tịch Tín được bầu làm HĐQT PHR rồi nhé>>> Bất cứ điều j cũng đều có cái đích> AE đoán xem nhé,
Chuyện j diễn ra tiếp theo chắc các ae sẽ dần đoán ra thôi
xuất khẩu sang USA vẫn đều như vắt chanh
Anh Tín rất đáng tin
TTF có thêm tin hót> comingsoon