Mắc gì buồn bác:)))
DN tốt, câu chuyện có, kỳ vọng AI thì không đong đếm được. Kỳ lần công nghệ thì tại sao những người cầm hàng NVIdia phải buồn bác:))
xác suất tuần sau 1300 là rất cao
Còn sau đấy làm gì thì k biết
bùm
surprised
Trong tuần từ 26-30/8, VNINDEX giảm nhẹ 1,45 điểm, kết tuần tại mức 1.283,87 điểm với thanh khoản thấp. Trong tuần, VNINDEX dao động hẹp quanh vùng 1.28x, với sự dẫn dắt chủ yếu từ các cổ phiếu họ Vin như VIC, VHM. Hiện tại, chỉ số đang ở trạng thái quá mua ngắn hạn, dễ có khả năng xuất hiện rung lắc điều chỉnh. Trong kịch bản tích cực, VNINDEX có thể điều chỉnh nhẹ về vùng hỗ trợ 1.25x-1.26x trước khi tiếp tục bứt phá vượt mốc 1.300.
Thanh khoản và xu hướng:
- Điểm sáng là thanh khoản duy trì dưới mức trung bình và có xu hướng giảm dần, cho thấy áp lực bán không quá lớn và các nhịp rung lắc trong phiên vẫn có lực cầu đỡ. Đây là diễn biến bình thường khi chỉ số tiếp cận ngưỡng kháng cự quanh vùng 1.28x-1.300. Ngay cả khi có điều chỉnh, tình hình cũng không quá xấu. Cần lưu ý hai yếu tố quan trọng:
- Nếu thị trường đi ngang hoặc điều chỉnh, volume cần giảm dần để cho thấy cung đã yếu đi, tạo điều kiện cho sự phục hồi mạnh mẽ sau đó.
- Nếu volume vẫn cao, cho thấy cung vẫn mạnh, cần có nhịp điều chỉnh mạnh hơn.
Hành động: Với bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước Việt Nam mình, kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn đến cuối năm. Những nhịp điều chỉnh trong thời gian tới sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt để mua vào các cổ phiếu mạnh, thu hút dòng tiền. Nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu hơn là cố gắng dự đoán chỉ số VNINDEX. Đối với các cổ phiếu đang trong giai đoạn tích lũy với khối lượng thấp, đặc biệt là các cổ phiếu có xung lực mạnh trong nhịp tăng số 1, khi điều chỉnh đủ biên độ (5-7%) và volume duy trì dưới mức trung bình, có thể canh mua vào. Tránh mua khi khối lượng bán lớn vì có thể là dấu hiệu của dòng tiền lớn thoát ra.
Danh mục cổ phiếu cần chú ý từ 4-6/9:
- Ngân hàng: CTG, BID, MBB, ACB, STB.
- Chứng khoán: FTS, CTS, BSI, MBS, HCM
- Phân bón, hóa chất: DCM, DGC
- Công nghệ: FPT, CMG, CTR
- Bán lẻ: FRT, MWG, DGW.
Ngày 5/9/2024: Hiện tại, chỉ báo PM vẫn đang cho tín hiệu xanh, biểu thị khu vực an toàn cho VN-Index. Như đã phân tích trong những phiên trước, VN-Index đang đối mặt với ngưỡng kháng cự mạnh tại khu vực 1.286 - 1.305 điểm, khiến chỉ số tích lũy trong nhiều phiên và tiếp tục có những phiên rung lắc, điều chỉnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần theo dõi thêm tín hiệu từ PM để phòng trường hợp VN-Index di chuyển theo mô hình đi ngang (sideway). Nếu VN-Index đang ở vùng kháng cự phía trên của kênh đi ngang và PM đưa ra tín hiệu bán, báo hiệu thị trường chung chuyển sang vùng rủi ro (vùng đỏ), thì việc quản trị rủi ro bán giảm tỷ trọng là cần thiết.
- Các chỉ báo kỹ thuật như MACD đang tiệm cận đường tín hiệu và có khả năng cắt xuống, kèm theo biểu đồ histogram thu hẹp về mốc 0, cho thấy xu hướng tăng đang yếu dần và bên bán bắt đầu xuất hiện. Bên cạnh đó, RSI với giá trị 57 đang có xu hướng giảm, cũng cho thấy tín hiệu suy yếu trong xu hướng hiện tại. Kịch bản tích cực nhất lúc này là thị trường tạm ngừng tăng/giảm và tích lũy thành công trong 1-2 phiên quanh vùng hỗ trợ 1.268 - 1.264 điểm. Nếu thanh khoản duy trì trên 610 triệu cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch, xu hướng tăng sẽ rõ ràng hơn.
Trong trường hợp thị trường tích cực, chỉ số có thể quay lại kiểm định lực cung ở vùng kháng cự 1.280 - 1.285 điểm, nơi mà lực bán có khả năng gia tăng, dẫn đến các phiên dao động điểm số. Nhà đầu tư có thể tận dụng những đợt điều chỉnh về vùng hỗ trợ để mở vị thế mua mới ở một số cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền, bao gồm bất động sản, đầu tư công, bán lẻ, và chứng khoán.
Hành động:
-
Dù thị trường đã có sự hồi phục rút chân vào cuối phiên, việc VN-Index giảm và tạo “gap down” là tín hiệu cần thận trọng. Thị trường có thể cần thêm thời gian để kiểm định lại lực cầu và lấp gap trước khi tiếp tục đà tăng trung - dài hạn. Đây có thể là cơ hội để nhà đầu tư xác định lại những nhóm ngành tiềm năng, chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
-
Một số nhóm CP tỏ ra mạnh mẽ khi thị trường điều chỉnh như nhóm CP Đầu tư công như HHV, LCG, FCN, VCG…và 1 số CP dòng BĐS như CEO, NLG, PDR. Dòng chứng khoán có FTS, CTS, Ngân hàng có CTG tích cực. Nhóm trụ có VHM, VRE, VNM tăng giá.
-
NĐT có thể chờ mua dần khi thị trường điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh 125x – 126x tương ứng CP điều chỉnh về những vùng hỗ trợ an toàn.
-
Ưu tiên form giữ giá kiệt volume hoặc chỉnh chéo vol thấp. Chú ý các CP có xung lực mạnh đang trong nhịp tăng số 1, chỉnh đủ biên (5-7%) với volume quanh dưới trung bình sẽ canh đánh nhịp test đỉnh. Còn volume bán lớn sẽ chưa mua vội vì thường sẽ có rũ hoặc mất nhiều thời gian cân bằng hơn.-
-
Các CP gãy sâu sẽ có xu hướng hồi ngắn hạn, ưu tiên đánh T+ nếu còn dư địa tốt về cản ngắn, không mua khi sát cản.
Nhận định thị trường ngày 6.9.2024:
-
Phiên giao dịch ngày 5/9 VNINDEX giảm 7.6 điểm, chốt phiên ở mức 1268.21 với thanh khoản đạt khoảng 16.5 nghìn tỷ đồng, cho thấy mức giao dịch trung bình. Nhóm cổ phiếu họ Vin như VIC, VHM, VRE dù tăng giá nhưng vẫn không đủ bù đắp cho đà giảm mạnh từ các mã lớn như MSN, FPT, MBB, GVR, PLX…
-
Khối ngoại bán ròng tổng cộng 680,12 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào FPT, HPG, VPB, VCI, HSG, HCM, và VCB. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, họ mua ròng các mã VHM, VNM, FUEVFVND, NVL, và MWG. Thị trường hiện đang gặp áp lực từ nhiều yếu tố, bao gồm tác động trong nước và quốc tế, trong đó nổi bật là thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua lại USD, làm dấy lên lo ngại về khả năng ảnh hưởng đến dòng vốn.
Xu hướng thị trường: VNINDEX đang trong giai đoạn điều chỉnh, khi dòng tiền tạm thời rút khỏi các mã blue-chip và vốn hóa lớn. Dù vậy, vẫn có những cơ hội từ nhóm cổ phiếu mid-cap và small-cap nhờ vào sự hấp dẫn của dòng tiền. Nhịp điều chỉnh hiện tại được coi là cơ hội để nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục và chuẩn bị cho những đợt hồi phục sắp tới. Điều quan trọng là duy trì chiến lược đầu tư ổn định, tránh bán tháo nếu thị trường điều chỉnh sâu quá sâu.
Phân tích kỹ thuật: VNINDEX đang cho tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn, với vùng hỗ trợ gần nhất nằm quanh 125x. Diễn biến giảm cùng với thanh khoản thấp cho thấy nhịp điều chỉnh này là hợp lý, không quá đáng ngại, và có thể mở đường cho một đợt tăng trưởng mới. Dự kiến, VNINDEX sẽ tích lũy quanh vùng 125x trước khi quay đầu tăng trở lại. Nhà đầu tư nên theo dõi sát sao thị trường, có thể cân nhắc mua từng phần khi VNINDEX chạm mốc 125x trong các phiên tới.
Chiến lược giao dịch: Phiên ngày hôm qua đã xuất hiện một cây nến cảnh báo bán, do đó nhà đầu tư có thể sử dụng mốc thấp nhất và cao nhất của phiên này làm điểm tham chiếu để quyết định tăng giảm tỉ trọng cổphiếu. Nếu trong phiên tới giá tiếp tục đóng cửa dưới mức thấp nhất của phiên trước, thị trường có khả năng tìm về vùng hỗ trợ thấp hơn quanh 1250. Trong trường hợp giá bật lại, nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ vị thế. Nếu VNINDEX phá vỡ mốc 1268, nhà đầu tư có thể giảm tỉ trọng và mua lại tại vùng hỗ trợ 1250. Nên thiên về bảo toàn vốn, và hạ bớt quy mô giao dịch khi TT có những tín hiệu tích cực trong 1 vài phiên tới. Hạn chế mua đuổi cổ phiếu, các vị thế lướt cổ phiếu nên sử dụng tỷ trọng thấp. Những nhà đầu tư có vị thế tốt có thể kiên nhẫn chờ đợi qua nhịp điều chỉnh này, vì đó là giai đoạn tích lũy cần thiết để VNINDEX tiến tới mốc 1300 trong những lần tăng trưởng sắp tới.
Nhận định thị trường ngày 9/9/2024
-
Tuần từ 4-6/9 VNINDEX giảm 10đ đóng tuần ở 1272đ. Diễn biến thị trường giảm do ảnh hưởng từ thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu đều giảm. Vnindex điều chỉnh giảm với thanh khoản nhỏ dần, có lực hấp thụ cổ phiếu ở vùng giá thấp khi VNINDEX tiệm cận vùng hỗ trợ 126x với lực đỡ từ tự doanh và khối ngoại.
-
Lực cầu tham gia phiên cuối tuần giúp chỉ số tạo nến rút chân, dù thanh khoản giảm cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng sau nhịp chỉnh. Đầu tuần tới, chỉ số có khả năng thử thách lại vùng gapdown quanh 128x. Việc lấp lại khoảng trống giá sớm sẽ thể hiện sức mạnh lực cầu, giúp xác nhận nhịp giảm trước chỉ là rũ bỏ tạm thời. Nếu không, khả năng điều chỉnh sâu hơn có thể xuất hiện. Vùng 1255 - 1260 vẫn đóng vai trò hỗ trợ tốt khi áp lực bán đã được kiểm soát phần nào.
-
Xu hướng ngắn hạn của VNINDEX vẫn đang là xu hướng giảm. Tuy nhiên về trung và dài hạn kỳ vọng thị trường sẽ tích cực bởi các yếu tố Vĩ mô trong nước đang có nhiều thuận lợi như Kinh tế tăng trưởng, tỷ giá USD/VNĐ giảm sâu, NHNN mua USD vào đồng thời bơm 1 lượng tiền VND ra hệ thống ngân hàng, NHNN chỉ đạo giảm lãi suất cho vay hơn nữa để kích thích kinh tế, UBCK có nhiều động thái quyết liệt để nâng hạng thị trường.
Hành động: Dự báo tuần từ 9-13/9 VNINDEX có thể tiếp tục điều chỉnh thêm và tích lũy tạo đáy ngắn hạn vùng 125x-126x sau đó sẽ tăng trở lại. Đây đã là lần thứ 4 chỉ số không thể vượt qua ngưỡng 1300 dù có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ, điều này có thể gây ra tâm lý chán nản và mất kiên nhẫn của một số nhà đầu tư, khiến họ quyết định bán mạnh hơn, gia tăng áp lực cung lên thị trường.
- Tỷ trọng cổ phiếu nên duy trì ở mức an toàn từ 30% đến 50%, quan sát các CP thu hút dòng tiền, điều chỉnh ít hơn thị trường, vận động khỏe hơn thị trường. Mua dần từng phần những CP khỏe khi VNINDEX điều chỉnh về vùng hỗ trợ 125x-126x. Tuyệt đối tránh mua đuổi những mã đã tăng mạnh và không mua thêm khi chỉ số chưa xác nhận trạng thái ổn định.
Các nhóm ngành có tiềm năng hưởng lợi sau siêu bão Yagi:
-
Vật liệu xây dựng: Các doanh nghiệp sản xuất tôn (như HSG, GDA, NKG) và xi măng (BCC, HT1) sẽ được hưởng lợi nhờ nhu cầu sửa chữa nhà cửa và cơ sở hạ tầng tăng mạnh sau bão.
-
Phân bón: Những doanh nghiệp sản xuất phân bón như DGC, DCM, DPM, BFC sẽ có cơ hội tăng trưởng khi người dân cần phân bón để phục hồi sản xuất nông nghiệp và cải thiện đất đai sau thiên tai.
-
Bán lẻ: Các doanh nghiệp như MSN và MWG có thể chứng kiến nhu cầu tăng cao đối với nhu yếu phẩm, thiết bị gia dụng và sửa chữa nhà cửa, do người dân tích trữ hàng hóa trước và sau bão.
-
Logistics: Những công ty vận tải và logistics như VTP với khả năng nhanh chóng khôi phục mạng lưới vận chuyển, sẽ tận dụng được nhu cầu vận tải hàng hóa khẩn cấp sau bão.
Nhận định thị trường ngày 10/9/2024:
- Phiên giao dịch đầu tuần 9/9, VNINDEX giảm nhẹ 6.23 điểm, chốt phiên ở mức 1,267.73 với thanh khoản khiêm tốn 11.7 nghìn tỷ đồng. VNINDEX tiếp tục cho thấy sự hỗ trợ vững chắc quanh mốc 1,260 khi liên tục xuất hiện những cây nến rút chân tại đây, minh chứng rằng lực cầu đang hấp thụ tốt tại vùng hỗ trợ này. Trước mắt, chỉ số có thể duy trì quá trình dao động với biên độ từ 1,255 đến 1,260 và kháng cự ở ngưỡng 1,28x. Giai đoạn điều chỉnh trong một xu hướng tăng là điều tất yếu, và chỉ khi nhóm ngành dẫn dắt xuất hiện thì thị trường mới có cơ hội thoát khỏi trạng thái giằng co hiện tại.
- Điểm yếu cần lưu ý là VNINDEX chưa đủ sức mạnh để lấp lại khoảng trống giá (gapdown) mở ra từ phiên ngày 4/9 quanh vùng 1,28x, cho thấy lực cầu giá cao còn hạn chế. Sự giằng co kéo dài dưới gap này có thể tiềm ẩn nguy cơ thị trường phải điều chỉnh thêm một nhịp nữa để tìm kiếm lực cầu vững chắc hơn. Kháng cự quan trọng nằm ở vùng 1,28x-1,300, đây sẽ là ngưỡng quyết định liệu thị trường có bước vào một nhịp tăng mới hay không. Thông thường, trước khi một đợt sóng lớn hình thành, thị trường cần có giai đoạn tái tích lũy với sự chán nản và ảm đạm từ nhà đầu tư, kèm theo những đợt tăng giảm xen kẽ và biên độ lợi nhuận hạn chế, khiến cổ phiếu phân hóa mạnh. Trong giai đoạn này, nếu không có lực bán quá lớn, nhà đầu tư có thể kiên nhẫn theo dõi.
- Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường có thể hưởng lợi từ việc chỉ số Dow Jones tăng đêm qua, nhưng nếu lực cầu không đủ mạnh khi chỉ số kéo lên, VNINDEX có thể sẽ quay lại khu vực hỗ trợ quanh 1,25x trong 2 3 phiên tới. Sự phân hóa giữa các cổ phiếu hiện đang rất lớn, do đó hành động của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình từng cổ phiếu. Nên tránh việc mua bán đuổi theo biến động giá trong giai đoạn giằng co. Tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu nên duy trì ở mức trung bình, tập trung vào các cổ phiếu có giữ giá tích cực hoặc điều chỉnh nhẹ với khối lượng giao dịch thấp, có dòng tiền nâng đỡ.
Với những cổ phiếu có biến động bán mạnh, ưu tiên cơ cấu ngắn hạn và chờ đợi đến khi thị trường đạt điểm cân bằng. Đối với chiến chiến lược gom cổ phiếu trung hạn, cần tuân thủ tỷ trọng theo kế hoạch và không để biến động ngắn hạn tác động đến quyết định đầu tư.
chờ nhận định 11/9 trước giờ giao dịch của bác nhé
Nhận định thị trường ngày 11.9.2024:
- Trái ngược với diễn biến tích cực của chứng khoán thế giới. Lực cầu yếu khiến VN-Index giảm 12,5 điểm, đóng cửa ở mức 1.255 điểm, gần với mức thấp nhất trong ngày. Khối ngoại tiếp tục duy trì đà bán ròng với giá trị hơn 385 tỷ đồng trên sàn HSX, tập trung chủ yếu vào các mã như MSN (-109 tỷ), FPT (-104 tỷ), VPB (-78 tỷ),…
- Tại vùng hỗ trợ 1255-1260, đã có lực bắt đáy giúp chỉ số hồi phục nhẹ. Tuy nhiên, hai yếu tố quan trọng là độ đàn hồi chưa cao và thanh khoản thấp, khiến VN-Index cần thêm thời gian tích lũy để hấp thụ nguồn cung. Khi nguồn cung vẫn còn dồi dào và dao động giá lớn, khả năng xuất hiện bẫy tăng giá (bulltrap) là rất cao, khi lực cầu bị dụ để bán ra trước khi đẩy giá giảm tiếp. Nhà đầu tư nên thận trọng, giao dịch chậm lại và theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh danh mục khi cần.
Để thị trường có thể bước vào một đợt tăng trưởng bền vững, cần hội tụ một số điều kiện quan trọng:
- Xuất hiện nhóm cổ phiếu dẫn dắt với vốn hóa lớn và có sự đồng thuận tăng trưởng.
- Không có nhóm cổ phiếu lớn bị thủng đáy.
- Khi thị trường hấp thụ nguồn cung, dù có đi ngang hay điều chỉnh, thanh khoản cần duy trì ở mức thấp và giảm dần.
- Nếu thị trường tăng điểm nhưng không có dòng dẫn dắt rõ ràng, hoặc xuất hiện nhóm cổ phiếu lớn thủng đáy, rủi ro bulltrap sẽ rất cao. Sau phiên giảm điểm này, nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý để tránh rơi vào bẫy tăng giá.
- Thị trường hiện đang diễn biến đúng theo dự đoán ban đầu. Khi VN-Index bị thu hút về vùng hỗ trợ 124x-1250 điểm, khả năng cao sẽ có một đợt hồi phục ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể cân nhắc tận dụng cơ hội này để tham gia một số mã cổ phiếu cho giao dịch T+ với tỷ trọng thấp.
Chiến lược giao dịch:
- Duy trì tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu ở mức trung bình thấp, khoảng 20% - 40% danh mục.
- Đối với các mã giao dịch ngắn hạn, cần tuân thủ chặt chẽ các mức mục tiêu lợi nhuận và cắt lỗ.
- Với các cổ phiếu gom trung hạn, phải giữ đúng tỷ trọng theo kế hoạch, không bị ảnh hưởng bởi biến động ngắn hạn của thị trường. Trong giai đoạn tới, chiến lược chính là tái cơ cấu danh mục, loại bỏ những cổ phiếu có động lực yếu và dễ bị bán tháo mạnh. Ưu tiên giữ lại những cổ phiếu giữ giá tốt, có thanh khoản thấp trong các nhịp điều chỉnh. Nếu xuất hiện tín hiệu bulltrap, nên giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu xuống mức thấp để bảo toàn vốn.
Nhận định thị trường ngày 12/9/2024:
-
Vnindex kết phiên với nến đỏ thân nhỏ có bóng nến dưới dài đi kèm khối lượng có phần suy giảm so với phiên trước đó và thấp hơn trung bình 20 phiên cho thấy lực bán trong phiên chưa mạnh và lực mua cũng chưa thật sự mạnh, MACD, RSI=45 hướng xuống cho thấy bên bán đang hiện hữu.
-
Thế giới, tin tức tích cực đến từ chỉ số CPI của Mỹ, công bố ở mức 2.5%, gần đạt mục tiêu 2% của FED. Thị trường Mỹ có cú “quay xe” ngoạn mục khi từ mức giảm 700 điểm đã bật lên tăng 100 điểm, giảm áp lực lan tỏa liên thị trường cho nhà đầu tư tại Việt Nam.
-
Xét theo khung thời gian 1 giờ, VN-Index đã về ngưỡng quá bán và với cung bán suy yếu, khả năng cao sẽ có nhịp hồi ngắn hạn trong 2-3 phiên tới. Tuy nhiên, đây chỉ là nhịp hồi mang tính kỹ thuật, và thị trường có thể tiếp tục điều chỉnh thêm sau khi test lại vùng hỗ trợ 1260-1265. Trong kịch bản tiêu cực, nếu thị trường dao động với biên độ lớn và khối lượng giao dịch tăng mạnh, khả năng cao sẽ có hiện tượng bulltrap, đẩy chỉ số xuống sâu hơn, về mức hỗ trợ 122x.
Chiến lược:
Hướng bán: Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng cổ phiếu vừa phải, chờ tín hiệu ổn định hơn từ thị trường. Nhịp hồi kỹ thuật có thể là cơ hội tốt để hạ tỷ trọng những danh mục không an toàn. Đối với các cổ phiếu có dấu hiệu dòng tiền thoát ra, cần ưu tiên cơ cấu lại danh mục.
Hướng mua: Cần cẩn trọng với các nhịp hồi kỹ thuật thiếu quyết đoán. Nếu thị trường không có dòng dẫn dắt rõ ràng và sự đồng thuận, khả năng cao là bulltrap, nhà đầu tư nên tránh mua đuổi trong giai đoạn này. Chỉ nên tham gia nếu VN-Index có sự tái tích lũy thành công trên mốc 1250 và các cổ phiếu mạnh giữ được dòng tiền tích cực, biên độ dao động thu hẹp.
Cổ phiếu tiềm năng cho nhịp hồi T+ ngắn hạn:
- Bất động sản: DXG, PDR, DPG
- Chứng khoán: FTS, HCM
- Ngân hàng: CTG, BID
- Khác: GVR, DGC, NTP.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 13/09/2024:
-
Thị trường mở cửa với tâm lý tích cực, được tiếp thêm động lực từ sự khởi sắc của thị trường Mỹ. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index ghi nhận mức tăng nhẹ 3,1 điểm (tương đương 0,25%), dừng chân tại mốc 1.256 điểm. Dù tăng trưởng nhưng thanh khoản lại giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, với chỉ hơn 381 triệu đơn vị giao dịch, tương đương khoảng 9.287 tỷ đồng.
-
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò nổi bật trong việc hỗ trợ đà tăng của thị trường. Các mã quen thuộc như VIB (+1,7%), VPB (+1,4%), VCB (+1,2%) và ACB (+1,2%) đều có mức tăng tích cực. Trái lại, SSB lại gặp khó khi giảm gần 6%, mặc dù thanh khoản tăng vọt lên hơn 5,2 triệu đơn vị, mức cao nhất kể từ đầu năm.
-
Về giao dịch của khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại xu hướng bán ròng hơn 216 tỷ đồng trên hai sàn HNX và HOSE. VPB và VCI là hai mã bị bán mạnh nhất, với giá trị lần lượt đạt 75 tỷ và 57 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, FPT và VHM thu hút dòng tiền từ khối ngoại, với giá trị mua ròng lần lượt đạt 116 tỷ và 38 tỷ đồng.
-
Đêm qua, các số liệu kinh tế Mỹ cho thấy số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp phù hợp với dự báo, trong khi chỉ số lạm phát PPI tháng 8 tăng cao hơn kỳ vọng nhưng vẫn thấp hơn khi so với cùng kỳ năm trước, cho thấy xu hướng giảm lạm phát vẫn đang được duy trì. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tiếp tục cắt giảm lãi suất 0,25%, lần giảm thứ hai liên tiếp, mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường tài chính toàn cầu. Điều này cũng làm tăng thêm kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp vào ngày 19/9 tới đây.
Hành động thị trường:
- VN-Index kết thúc phiên với cây nến đỏ thân nhỏ, đi kèm khối lượng giao dịch sụt giảm so với phiên trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên gần đây. Điều này phản ánh sự thận trọng rõ rệt của nhà đầu tư, khi xu hướng chính của thị trường vẫn chưa được xác nhận. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD và RSI ở mức 46 đang hướng lên, cho thấy xu hướng giảm vẫn còn hiện diện.
- Hiện tại, thị trường đang ở giai đoạn nỗ lực cân bằng sau những đợt bán, và đây thường là giai đoạn đầy thách thức. Nhà đầu tư cần chú ý sát sao đến khối lượng và sự biến động của giá cổ phiếu để đánh giá xem nỗ lực tăng giá có tương xứng hay không. Theo nguyên tắc, nếu giá tăng và khối lượng tăng, hoặc giá giảm và khối lượng giảm, đây sẽ là dấu hiệu tích cực, cho thấy quá trình hấp thụ đang diễn ra tốt. Ngược lại, nếu thị trường không tuân theo nguyên tắc này, có thể cần chờ đợi một mức chiết khấu tốt hơn để ra quyết định.
Khung thời gian ngắn (1 giờ): - Ở khung thời gian 1 giờ, VN-Index đã quay về vùng quá bán trước đó, kết hợp với sự suy yếu của lực cung, dẫn đến một đợt hồi kỹ thuật. Tuy nhiên, đây chỉ là đợt bật đầu tiên và thị trường có khả năng sẽ tiếp tục trải qua 1-2 đợt bán nữa để kiểm tra lại cung. Chỉ khi lực cung suy yếu thì xu hướng mới có thể được xem là tạm ổn định.
Mốc hỗ trợ ngắn hạn quan trọng hiện tại là vùng 1.225 điểm (cây FTD).
Tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu:
Hiện tại, tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu nên duy trì ở mức trung bình, khoảng 30% - 50%.
Đối với các giao dịch ngắn hạn, nhà đầu tư cần tuân thủ chặt chẽ mục tiêu lợi nhuận và mức cắt lỗ đã đặt ra.
Đối với các khoản đầu tư trung hạn, nhà đầu tư cần bám sát kế hoạch phân bổ tỷ trọng, tránh bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn của thị trường.
Cơ cấu danh mục: Ưu tiên loại bỏ những cổ phiếu có động lực yếu hoặc chịu áp lực bán lớn. Chỉ giữ lại các cổ phiếu có khả năng giữ giá tốt hoặc điều chỉnh với khối lượng thấp.
Tăng tỷ trọng: Chờ đợi tín hiệu ổn định từ thị trường tại vùng cân bằng rõ ràng mới có thể gia tăng tỷ trọng đầu tư.
Dấu hiệu bulltrap: Nếu thị trường có dấu hiệu bulltrap (như kéo giá lên với khối lượng thấp, không có dòng cổ phiếu dẫn dắt, hoặc các nhóm cổ phiếu lớn phá vỡ mức đáy), nhà đầu tư nên nhanh chóng hạ tỷ trọng xuống mức thấp để bảo toàn vốn.
sao nay hông update
Nhận định thị trường tuần từ 9-13/9 và chiến lược cho tuần từ 16-20/9
- Trong tuần vừa qua, từ ngày 9-13/9, chỉ số VN-Index giảm 22,25 điểm, đóng cửa tuần ở mức 1.251,71 điểm với thanh khoản duy trì ở mức thấp. Điều này cho thấy dòng tiền trên thị trường vẫn yếu, và chỉ một số ít cổ phiếu có thể duy trì được đà tăng.
- Tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất, dẫn đến rủi ro suy thoái kinh tế. Thường thì giai đoạn đầu của chu kỳ hạ lãi suất, thị trường chứng khoán sẽ giảm, nhưng theo lịch sử, sau đó sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đi trước trong việc giảm lãi suất, trong khi tỷ giá USD/VND cũng đã giảm sâu. Động thái mua lại USD và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng của NHNN là bước quan trọng nhằm tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm.
- Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư công để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cũng là yếu tố quan trọng. Một thông tin đáng chú ý là khả năng quỹ FTSE Russell sẽ công bố nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên “thị trường mới nổi” vào tháng 10, điều này có thể trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường trong thời gian tới.
- Đối với thị trường quốc tế, tất cả ánh mắt đều hướng về cuộc họp chính sách của FED vào tuần tới, khi cơ quan này có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020. Thị trường hiện đang dự đoán có 50% khả năng FED sẽ giảm 0.25% lãi suất và 50% khả năng giảm 0.5%. Mức giảm cụ thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Đây là thời điểm quan trọng khi nền kinh tế Mỹ chuyển sang chu kỳ chính sách tiền tệ nới lỏng hơn – điều mà các nhà đầu tư quốc tế đã chờ đợi trong một thời gian dài.
- Chỉ số Dow Jones (DJ) đã thể hiện sự đảo chiều tích cực trong tuần qua, đặc biệt sau khi nhận được các số liệu lạm phát như dự báo. DJ tăng liên tiếp trong ba phiên cuối tuần, kết thúc tuần với mức tăng hơn 1.000 điểm so với tuần trước, tạo đà lạc quan cho thị trường thế giới.Trong bối cảnh này, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ khi dòng vốn ngoại có thể đổ vào, cùng với các biện pháp kích thích từ chính phủ nhằm thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn cuối năm.
Cơ cấu danh mục: Ưu tiên bán ra các cổ phiếu có sức bật yếu hoặc bị ảnh hưởng bởi lượng bán lớn. Giữ lại các mã có khả năng giữ giá tốt hoặc điều chỉnh nhẹ với khối lượng thấp.
Gia tăng tỷ trọng: Chờ tín hiệu từ thị trường khi có dấu hiệu cân bằng rõ ràng.
Cảnh giác bulltrap: Nếu xuất hiện hiện tượng kéo lên với khối lượng thấp hoặc không có dòng dẫn, hoặc nếu nhóm cổ phiếu lớn đồng loạt thủng đáy, nên hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp để bảo toàn vốn.
Chiến lược này đảm bảo vừa giữ sự an toàn trong ngắn hạn, vừa tối ưu hóa cơ hội cho những đợt sóng tăng sắp tới khi thị trường có dấu hiệu phục hồi. Danh mục các CP cần quan tâm tuần từ 16-20/9:
- Chứng khoán: FTS, MBS, BVS,
- Phân bón: DCM, DPM, BFC, DGC
- Ngân hàng: BID, MBB, NAB
- Công nghệ: FPT, CMG, CTR
- ĐTC: HHV
- BĐS: DPG, NLG, KDH
- Nhựa: NTP, BMP.
Do mình bận nên quên bạn nhé ^^ mình sẽ cố gắng update liên tục để anh em theo dõi
Nhận định thị trường ngày 17.9.2024
- Mở đầu tích cực nhưng lực bán gia tăng mạnh khiến VN-Index giảm 12.45 điểm, kết phiên tại 1239 điểm (-0.99%). Số mã giảm áp đảo với tỷ lệ 312/97. Các ngành giảm mạnh gồm viễn thông (-2.01%), dịch vụ tiêu dùng (-1.72%), công nghệ (-1.36%). Khối ngoại mua ròng 218 tỷ đồng, tập trung vào TCB, NAB, FPT, VNM, và VHM, trong khi bán mạnh HSG, MWG, VCI, và HPG.
- Về kỹ thuật giá đang chạm dãy dưới Bollinger band và MACD đang hướng xuống, gia tăng biểu đồ histogram dưới 0 cùng RSI=38 hướng xuống cho thấy thị trường đang suy yếu tiến vào vùng quá bán, xu hướng giảm đang hiện hữu.
- Dow Jones tăng 0.55% lên mức kỷ lục mới 41,622.08 điểm, lên đỉnh mới ngay trước cuộc họp của FedFed được dự đoán sẽ hạ lãi suất, giúp giảm chi phí vay cho các doanh nghiệp. khi FED chính thức cắt giảm lãi suất, thị trường sẽ không biến động quá mạnh do không có yếu tố “bất ngờ”, trừ khi FED giảm mạnh tay 50 điểm phần trăm.
Hành động: Việc đẩy lệnh vào ATC phiên trước đã tạo ra quán tính bán, nhiều khả năng sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong đầu phiên hôm nay. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index trên khung giờ 1 giờ đang tiến vào vùng quá bán, có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật. Tuy nhiên, tương tự những lần trước, nhịp hồi đầu thường chỉ mang tính chất ngừng bán tạm thời. Quan trọng hơn là sau khi retest, áp lực bán phải giảm và bên mua dần chấp nhận giá để xác nhận đáy ngắn hạn, vì vậy cần theo dõi sát sao.
- VN-Index có khả năng tiếp tục kịch bản xấu, giảm về vùng hỗ trợ 122x, tương ứng với đường MA200 ngày. Nhìn chung, thị trường hiện tại khá tiêu cực với dòng tiền yếu và tâm lý nhà đầu tư lo ngại thị trường còn có thể giảm thêm. Đa số các nhóm ngành khó tránh khỏi xu hướng chung này. Trong 1-2 phiên tới, nhà đầu tư nên duy trì sự thận trọng, quan sát kỹ động thái của cổ phiếu và thị trường để chờ những dấu hiệu rõ ràng hơn về việc hình thành đáy tại vùng hỗ trợ 1200-122x trước khi quyết định giao dịch.
Nên giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp, tránh sử dụng mg.
Đối với các cổ phiếu đánh ngắn hạn, tuân thủ mục tiêu lợi nhuận/cắt lỗ.
Đối với cổ phiếu gom trung hạn, hãy duy trì tỷ trọng theo kế hoạch, không để biến động ngắn hạn chi phối.
Ưu tiên tái cơ cấu danh mục, loại bỏ các cổ phiếu yếu hoặc chịu áp lực bán lớn, giữ lại những cổ phiếu giữ giá tốt hoặc điều chỉnh nhẹ với khối lượng thấp.
Vào cuối phiên, có thể cân nhắc gia tăng tỷ trọng khi thị trường tìm được vùng cân bằng ổn định.
Nếu xuất hiện dấu hiệu bẫy tăng giá (giá tăng nhưng khối lượng thấp, thiếu dòng dẫn dắt hoặc nhóm cổ phiếu lớn thủng đáy), hoặc phá vỡ ngưỡng 1225, cần bán hạ tỷ trọng về mức thấp nhất.
Nhận định thị trường ngày 19.9.2024:
- Tiếp tục nối dài đà tăng từ phiên trước, VN-Index duy trì sắc xanh xuyên suốt phiên giao dịch. Mặc dù có phần suy yếu khi tiến gần ngưỡng kháng cự 1.270 điểm, chỉ số vẫn kết phiên với mức tăng 5,95 điểm (0,47%) và chốt tại 1.264 điểm. Điều đáng chú ý là thanh khoản thị trường đã có sự cải thiện rõ rệt, khi tổng khối lượng giao dịch trên sàn HSX đạt 598 triệu cổ phiếu, tăng hơn 30% so với phiên trước, với giá trị giao dịch đạt 14.801 tỷ đồng.
- Trong các nhóm ngành, công nghệ và chứng khoán nổi bật với diễn biến sôi động. Đặc biệt, khối ngoại đã có phiên mua ròng thứ ba liên tiếp với giá trị hơn 312 tỷ đồng, tập trung vào các mã như SSI (+137 tỷ), FUESSVFL (+115 tỷ), FPT (+104 tỷ).
- Việc Fed dự kiến giảm lãi suất thêm 0,5% đang báo hiệu một chu kỳ bơm tiền mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước cũng có khả năng bơm thêm thanh khoản sau quyết định này, hỗ trợ đà tăng cho thị trường.
- Dòng vốn ngoại đã có dấu hiệu quay lại, thể hiện rõ trong những phiên gần đây khi các nhà đầu tư nước ngoài tích cực gom cổ phiếu, tương tự như các thị trường khu vực như Thái Lan, Indonesia, và Malaysia, khi các nước này cũng đã bắt đầu mua đón đầu trước tin Fed giảm lãi suất.
- Áp lực tỷ giá giảm bớt, và việc Ngân hàng Nhà nước dự kiến mua lại lượng lớn USD đã bán ra trước đó sẽ tạo thêm động lực bơm tiền vào hệ thống, mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường trong thời gian tới.
Hành động: Hiện tại, trên khung thời gian 1 giờ, VN-Index vẫn đang trong giai đoạn tăng số 1. Vì vậy, nếu xuất hiện nhịp chốt lời ngắn hạn, điều này chưa gây ra mối đe dọa lớn đến đà hồi phục. Nếu chỉ số quay lại kiểm tra ngưỡng kháng cự và không thể vượt qua các đỉnh đã hình thành trước đó, áp lực bán sẽ trở nên mạnh hơn. Tuy nhiên, xu hướng chính của thị trường vẫn đang trong giai đoạn đi ngang (sideway) cho đến khi có nhóm cổ phiếu dẫn dắt xuất hiện và bứt phá.
- Theo các kịch bản đã được phân tích trước đó, tình hình hiện tại phù hợp với kịch bản 1, cho thấy xung lực thị trường đang mạnh lên. Những lần thị trường điều chỉnh để kiểm tra cung cầu có thể tạo ra các đáy sau cao hơn đáy trước, với ngưỡng hỗ trợ vững chắc quanh mốc 1.250 điểm. Việc bị chốt lời ngược không phải là tín hiệu quá xấu, bởi nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý phòng thủ, chờ đợi thông tin từ Fed và ĐHCĐ.
- Một số cổ phiếu mạnh như HCM và CTG đã thu hút dòng tiền đáng kể, tuy nhiên, sau đó bị chốt lời, tạo ra đuôi nến dài phía trên. Nếu giá cổ phiếu có thể duy trì và tích lũy, khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Ngược lại, nếu cổ phiếu bị bán mạnh, phủ nhận xu hướng tăng trong ngày, thị trường có thể quay trở lại vùng hỗ trợ hoặc có nhịp điều chỉnh ngắn để loại bỏ các nhà đầu tư FOMO.
- Các cổ phiếu mạnh vượt trội trong giai đoạn vừa qua cần được theo dõi sát sao, đặc biệt trong những phiên T+2. Thị trường hiện tại đang trong giai đoạn nhạy cảm, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng trung bình (khoảng 50%) để theo dõi diễn biến. Khi xuất hiện tín hiệu rõ ràng, có thể cân nhắc gia tăng tỷ trọng. Nếu thị trường tiếp tục dao động trong biên độ, chiến lược giao dịch ngắn hạn sẽ được ưu tiên.
- Trong bối cảnh sự phân hóa giữa các cổ phiếu đang lớn dần, nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu lại danh mục. Cụ thể, loại bỏ những cổ phiếu có xung lực yếu hoặc chịu áp lực bán mạnh, trong khi duy trì những cổ phiếu có khả năng giữ giá tốt, hoặc chỉ điều chỉnh nhẹ với khối lượng giao dịch thấp.
Nhận định thị trường ngày 20/9/2024
- VN-Index đã ghi nhận phiên hồi phục thứ 3 liên tiếp, tăng hơn 6 điểm. Phiên này trùng với ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh, khiến nhóm cổ phiếu trụ bị tác động để hỗ trợ chỉ số. Dù thanh khoản thấp, thị trường vẫn có sự kéo giá, cho thấy sự can thiệp của tổ chức trong giai đoạn này, độ lan tỏa trong thị trường vẫn chưa thật sự rõ rệt.
- Hiện tại, VN-Index đang tiến gần đến vùng kháng cự 127x. Nếu thanh khoản tiếp tục yếu và không có sự dẫn dắt từ các nhóm ngành, thị trường có thể sẽ gặp rung lắc quanh vùng này. Tuy nhiên, nếu chỉ số duy trì được trên 126x và các nhóm cổ phiếu có sự vận động tích cực, khả năng vượt đỉnh sẽ sớm xảy ra. Ngược lại, nếu không giữ được mức giá hiện tại, VN-Index có thể quay lại kiểm tra đáy và rơi vào xu hướng đi ngang.
- Để thị trường bước vào một nhịp tăng bền vững, cần có một số yếu tố chính:
- Nhóm dẫn dắt: Cần sự đồng thuận từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là ngân hàng CTG LPB BID đang có dấu hiệu tích cực. Ngoài ra, nhóm chứng khoán cũng có một vài mã riêng lẻ tạo dấu ấn như VCI HCM SSI.
- Nếu thị trường giữ giá tốt, có khả năng sẽ tích lũy và chờ phiên xác nhận để tiếp tục tăng.
- Trong trường hợp bị bán mạnh, đặc biệt nếu xu hướng ngày 18/9 bị phủ nhận, thị trường có thể quay lại nền tảng cũ hoặc có những nhịp giảm để xử lý lượng cung ngắn hạn.
- Những cổ phiếu mạnh trong giai đoạn này sẽ rất quan trọng. Nếu xuất hiện “bulltrap”, tâm lý nhà đầu tư ngắn hạn có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến việc thị trường tiếp tục dao động trong biên độ hẹp thay vì có một sóng tăng rõ ràng.
- Giữ vững các nhóm lớn: Theo dõi nhóm thép, đảm bảo không có cổ phiếu lớn nào thủng đáy sẽ là yếu tố quan trọng để duy trì ổn định thị trường.
- Thanh khoản và hấp thụ cung: Ở những nhịp đi ngang hoặc điều chỉnh, thanh khoản cần duy trì ở mức thấp và giảm dần sẽ là tín hiệu tốt.
Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức khoảng 50% 70% để tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường. Nếu có tín hiệu xác nhận xu hướng tăng, có thể cân nhắc tăng thêm tỷ trọng. Trong trường hợp thị trường vẫn dao động trong biên độ hẹp, có thể thực hiện các chiến lược giao dịch ngắn hạn.