VÀNG Dòng: LTG, QNS, SHI, HUB, TLH, VCG

vâng, bác có nhóm ■■■■ không cho em theo với. CEO quả thật kinh điển, tiếc là thời điểm đó em chưa biết đến bác

Bác xem lại các pic của em không chỉ có CEO. Từ Than, Xi măng, C4G, DPG, FRT, VGT …

Bác để lại số z-a-l-o để em ad vào nhóm.

1 Likes

toàn những siêu sao . quá đỉnh bác ạ

Gạo xuất khẩu của Việt Nam neo cao ở mức 528 USD/tấn

LTG Hưởng lợi giá gạo và giá thuốc bảo vệ thực vật

Báo đầu tư | 49 phút

Chia sẻĐăng lạiBình luận (3)

Việt Nam xuất khẩu 5,183 triệu tấn gạo sau chặng đường 10 tháng năm 2021, đạt kinh ngạch 2,74 tỷ USD, giá trung bình đạt 528,1 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trung bình 10 tháng 2021 đạt 528 triệu USD/tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài tiếp tục tăng tháng thứ 4 liên tiếp, tháng 10 tăng 4,1% về lượng, tăng 9,8% về kim ngạch và tăng 5,5% về giá so với tháng 9/2021.

So với tháng 10/2020 thì tăng mạnh 70,4% về lượng, tăng 67,8% kim ngạch, nhưng giá giảm nhẹ 1,5%, đạt 618.120 tấn, tương đương 321,94 triệu USD, giá trung bình 520,8 USD/tấn.

Tính chung cả 10 tháng năm 2021, xuất khẩu gạo lại sụt giảm 3,1% về khối lượng, nhưng tăng 3,7% kim ngạch, tăng 7,1% về giá so với 10 tháng năm 2020. Cụ thể, cả nước xuất khẩu 5,183 triệu tấn gạo, thu về gần 2,74 tỷ USD, giá trung bình đạt 528,1 USD/tấn.

10 tháng qua, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt kim ngạch cao nhất, với triệu 2,09 triệu tấn, tương đương gần 1,07 tỷ USD, giá trung bình 510,9 USD/tấn, tăng 12,5% về lượng, tăng 23% về kim ngạch và tăng 9,5% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc 10 tháng năm 2021 tăng mạnh 40,5% về lượng, tăng 21,2% về kim ngạch nhưng giảm 13,8% về giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 924.030 tấn, tương đương 459,85 triệu USD, giá trung bình 497,7 USD/tấn; chiếm 17% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Tiếp sau đó là xuất khẩu gạo sang thị trường Gana trong tháng 10/2021 tăng mạnh 95% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 9/2021, đạt 68.188 tấn, tương đương 41,83 triệu USD.

Tính chung cả 10 tháng năm 2021 xuất khẩu tăng 3,9% khối lượng và tăng 14,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, đạt 510.013 tấn, tương đương 302,98 triệu USD, giá 594 USD/tấn; chiếm 9,8% trong tổng lượng và chiếm 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Như vậy, sau nhiều tháng chịu tác động bởi dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn đang tiếp tục giữ vững phong độ và duy trì được giá xuất khẩu ở mức khá cao. 2 tháng còn lại sẽ là cao điểm để các doanh nghiệp thực hiện trả các đơn hàng đã ký, tiến tới hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 6,3 triệu tấn gạo trong năm 2021.

Xuất khẩu gạo sang các thị trường trong 10 tháng 2021.

Xuất khẩu gạo châu Á gặp khó do cước vận chuyển tăng cao

Xuất khẩu gạo của một số quốc gia châu Á như Thái Lan, Ấn Độ và cả Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn do khâu vận chuyển như thiếu tàu…

1 Likes

Thị trường thép từng bước được khôi phục

Kinh tế & Đô thị | 16 phút

Chia sẻĐăng lạiBình luận (11)

Sản xuất công nghiệp trong tháng 10 khởi sắc khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng và hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới.

Trong tháng 10, thị trường thép có nhiều khởi sắc. (Ảnh: Hòa Phát)

Số liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho thấy, trong tháng 10, tình hình sản xuất - bán hàng những sản phẩm thép có nhiều khởi sắc sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.
Cụ thể, trong tháng 10, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,87 triệu, tăng 19,36% so với tháng 9/2021, và tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020; bán hàng thép các loại đạt 2,67 triệu tấn, tăng lần lượt 20,55% so với tháng trước, và 36,4% so với tháng 10/2020.

Sản xuất thép trong năm 2021. (Ảnh: VSA)

Lũy kế tính từ đầu năm 2021, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép các loại tính chung 10 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021.
Với thép thô sản xuất đạt 19,68 triệu tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ đạt 19,145 triệu tấn, tăng 20% so với cùng kỳ 2020. Trong đó xuất khẩu đạt 1,856 triệu tấn tấn, giảm 30% so với cùng kỳ 2020.

Bán hàng thép trong năm 2021. (Ảnh: VSA)

Sản xuất và bán hàng thép thành phẩm các loại tăng trưởng lần lượt đạt 22,9% và 21,8%. Sản xuất thép thành phẩm đạt hơn 27,7 triệu tấn, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2020; Bán hàng thép các loại đạt gần 24,6 triệu tấn, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 6,4 triệu tấn, tăng 77,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép, trong tháng 9/2021, nhập khẩu thép về Việt Nam đạt khoảng 814 nghìn tấn với kim ngạch khoảng 934 triệu USD, giảm 3,23% về lượng nhưng tương đương trị giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm 19,55% về lượng nhưng tăng 48,2% về giá trị.

Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép. (Ảnh: VSA)

Cũng trong tháng 9/2021, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,356 triệu tấn, giảm 11,74% so với tháng trước nhưng tăng 30,71% so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu đạt hơn 1,404 tỷ USD giảm % so với tháng 8/2021 và tăng hơn 1,58 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Tính từ đầu năm, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 9,68 triệu tấn với trị giá hơn 8,67 tỷ USD, giảm 5,93% về lượng nhưng tăng 43,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, Việt Nam đã nhập siêu khoảng 236 triệu USD trong 9 tháng.
Còn về xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu thép đạt khoảng 9,687 triệu tấn, với trị giá đạt hơn 8,67 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới.

tlh lãnh đạo có ok không Bác chủ nhà ơi

LTG ban lãnh đạo tuyệt

  1. Vê TA, LTG có các chỉ số tài chính khá ổn nếu không nói là khá tốt. EPS 5.900 đồng , PE mới có 6.9 trong khi TB Vnindex là 18. Kế hoạch chia cổ tức đều hàng năm bằng tiền từ 20% đến 30% cho tới năm 2023 ( vừa mới chia xong tiền mặt 15% cho cổ đông.)
  2. Về đội ngũ lãnh đạo LTG, ngoài Chủ tịch Huỳnh Văn Thòn là người nổi tiếng tâm huyết với LTG ra, còn có đội ngủ chuyên gia quản trị siêu khủng như đã nêu:
  • Mr. Phillip Rosler cựu Phó TT Đức, nguyên là bác sĩ y khoa và chuyên gia kinh tế ngoại giao. Giúp mở rộng mối quan hệ đối tác và khách hàng các thị trường quế tế lớn như Mỹ, EU.
  • Mr. Trần Thanh Hải, Chủ tịch Nutifood chuyên ngành về chăm sóc sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu VN.
  • Mr. Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế giới di dộng, chuyên gia về quản trị hệ thống và chuỗi cung ứng bán lẻ hàng tiêu dung đầu ngành VN ai cũng biết như Điện máy xanh, Bách hóa xanh…
  1. Lương thực, thực phẩm lúa gạo… là nhu cầu không thể thiếu được của hàng tỷ người trên thế giới và VN, đặc biệt sau giai đoạn giản cách và đinh trệ sản xuất vì dịch bệnh covid, lúa gạo trở nên quan trọng hơn trong chính sách và mục tiêu bảo vệ An ninh lương thực của VN.
  2. LTG thật sự hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài cho ngành sản xuất lúa gạo nói chung và hệ sinh thái bền vững của LTG thông qua việc trích lập 360 tỷ lợi nhuận sau thuế vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho Quỹ hộ trợ nông dân trồng lúa gặp khó khăn và 360 tỷ cho Quỹ hỗ trợ nhân viên khi gặp khó khăn vì thiên tai dịch bệnh, mất mùa….

LTG: Vụ Đông Xuân bắt đầu, vì đây là mùa vụ lớn nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước, nên tiềm năng xuất khẩu gạo và nhu cầu thuốc bảo vệ thực vất lớn.

Nhu cầu thế giới tăng, cơ hội rộng mở với doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước xuất khẩu 4,57 triệu tấn gạo, thu về gần 2,42 tỷ USD, giá trung bình đạt 529 USD/tấn, giảm 8,3% về khối lượng, giảm 1,2% về kim ngạch, nhưng giá tăng tới 7,8%.

Văn Giáp (TTXVN/Vietnam+) 20/10/2021 12:07 GMT+7

TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL khôi phục sản xuất: Doanh nghiệp thích ứng tình hình mới

19/10/2021 13:00

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo ở ĐBSCL ổn định

17/10/2021 18:36

Gạo Việt Nam có xu hướng tăng cả trong nước và thế giới

03/10/2021 12:21

Giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao trong hai tháng rưỡi qua

03/10/2021 06:00

Xuất khẩu nông nghiệp kỳ vọng đạt mục tiêu 44 tỷ USD trong năm 2021

02/10/2021 10:40

Các địa phương tháo gỡ khó khăn trong thu hoạch, vận chuyển lúa

21/09/2021 06:00

Ngân hàng ‘xắn tay’ tháo gỡ khó khăn cho lúa gạo khu vực ĐBSCL

26/08/2021 16:08

Nhu cau the gioi tang, co hoi rong mo voi doanh nghiep xuat khau gao hinh anh 1Bốc xếp gạo xuất khẩu tại tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Việc nới lỏng các quy định giãn cách, cùng với nhu cầu mặt hàng gạo trên thế giới tăng cao được nhận định sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài tăng 3 tháng liên tiếp, tháng 9 tăng 19% về lượng, tăng 20,5% về kim ngạch và tăng 1,3% về giá so với tháng 8/2021.

So với tháng 9/2020 cũng tăng mạnh 54,5% về lượng, tăng 50% kim ngạch nhưng giá giảm 2,8%, đạt 593.624 tấn, tương đương 293,15 triệu USD, giá trung bình 493,8 USD/tấn.

Tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước xuất khẩu 4,57 triệu tấn gạo, thu về gần 2,42 tỷ USD, giá trung bình đạt 529 USD/tấn, giảm 8,3% về khối lượng, giảm 1,2% về kim ngạch, nhưng giá tăng tới 7,8%.

Xuất khẩu sụt giảm trong 9 tháng được cho là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, gây ra những khó khăn trong việc thu hoạch và lưu thông lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất và xuất khẩu sẽ sớm được khôi phục trở lại.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo, khi nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan được dự báo sẽ giảm. Trong khi đó, nhu cầu gạo trên thế giới đang gia tăng.

Bên cạnh đó, theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 8/2020 đang hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu.

Ngoài ra, nhu cầu lương thực thực phẩm thế giới kỳ vọng sẽ phục hồi. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo tiêu thụ gạo toàn thế giới mùa vụ 2021-2022 đạt 512,3 triệu đơn vị, tăng 1,8% so với cùng kỳ.

[Nhãn hiệu Gạo Việt Nam được bảo hộ tại 22 quốc gia trên thế giới]

Đây là tín hiệu tích cực cho tiêu thụ gạo thị trường thế giới. Giá gạo trên thế giới đã có sự phục hồi giai đoạn tháng 9-10/2021 do nhu cầu thế giới tăng trở lại trong khi nguồn cung có phần hạn chế.

Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương (VITIC) cho biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu gạo trong nước từ vụ Thu Đông tăng nhẹ, nhưng điều này không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu.

Thực tế, việc tăng xuất khẩu gạo đang tạo đà cho tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhờ giá bán cao hơn.

Đơn cử quý 3/2021, Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã chứng khoán: TAR) có lợi nhuận theo quý cao nhất kể từ khi doanh nghiệp này lên sàn giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội(HNX) vào năm 2019.

Cụ thể, lợi nhuận quý 3của doanh nghiệp đạt 40 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ và tăng gấp đôi so với quý 2/2021. Lợi nhuận tăng mạnh, trong bối cảnh doanh thu ước đạt 500 tỷ, giảm 8% so với cùng kỳ.

Theo lý giải của doanh nghiệp thì việc doanh thu giảm nhưng lợi nhuận tăng mạnh vì doanh nghiệp đã chuyển chiến lược tập trung xuất khẩu dòng gạo sạch cao cấp có giá xuất khẩu cao hơn.

Phía công ty cũng rất kỳ vọng vào sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới. Ban lãnh đạo công ty tự tin khi dịch bệnh được kiểm soát cơ bản, doanh nghiệp sẽ có cơ hội hoàn thành, thậm chí vượt mức kế hoạch kinh doanh đã được thông qua tại Đại hội cổ đông.

Cùng với chiến lược tập trung xuất khẩu, trong thời gian tới, doanh nghiệp cho biết sẽ tham gia đấu thầu nhiều gói thầu xuất khẩu có giá trị lớn sang thị trường châu Á như: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc…

Đối với thị trường châu Âu, từ tháng 6/2021, doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện tại Hamburg (Đức) để các khách hàng thuộc Liên minh châu Âu tiếp cận sản phẩm được thuận tiện hơn. Công ty cho biết, nhờ mở văn phòng đại diện tại Đức, lượng khách hàng ở châu Âu đến mua sản phẩm đã tăng khá nhiều.

Nhu cau the gioi tang, co hoi rong mo voi doanh nghiep xuat khau gao hinh anh 2Công nhân lao động bốc xếp gạo tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên xuất nhập khẩu-kinh doanh tổng hợp Mỹ Linh. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG), doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2021 đạt 14.155 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng; lần lượt tăng 87% và 8% so với năm trước.

Thực tế nửa đầu năm 2021, doanh nghiệp có doanh thu 5.122 tỷ đồng, gấp 2,3 lần; lãi sau thuế 231 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Doanh thu lương thực - gạo đạt 2.345 tỷ đồng, gấp 5,3 lần cùng kỳ năm 2020 và trở thành mảng đóng góp doanh thu lớn nhất

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời chưa có báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2021, nhưng giới phân tích dự báo doanh thu của công ty sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý 3/2021 và tăng mạnh trong quý 4, khi vụ Đông Xuân bắt đầu, vì đây là mùa vụ lớn nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

Nhờ những kỳ vọng đối với các doanh nghiệp ngành gạo, trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu cũng được đà tăng mạnh. Theo đó chốt phiên giao dịch 19/10, LTG có giá 42.700 đồng/cổ phiếu, tăng gần 53,6% so với phiên giao dịch cuối năm trước 31/12/2020.

AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang có giá 36.000 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 19/10), tăng hơn 182,3% so với giá cuối năm 2020. Đặc biệt, TAR của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An tăng tới gần 83% chỉ trong thời gian từ cuối tháng 7 đến nay./.

HUB

(1) KCN Phú Bài 1,2: KCN Phú Bài là KCN tập trung đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập theo Quyết định 1144/QĐ-TTg ngày 22/12/1998 của Thủ tướng chính phủ, có tổng diện tích 196,75 ha, chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I: 53,04 ha; giai đoạn II: 143,71 ha. Hiện tại Phú Bài 1,2 đã gần full.

(2) KCN Phú Bài 4 đợt 1: HUB đang làm thủ tục nhận chuyển nhượng lại CTCP Đầu tư Trung Quý - Huế. Khu này có tổng diện tích là 86ha.

(3) KCN Phong Điền giai đoạn 1 khu A: Khu công nghiệp Phong Điền giai đoạn I- khu A có quy mô 210,5ha nằm trong tổng thể phát triển khu công nghiệp Phong Điền theo quyết định của thủ tướng chính phủ vào tháng 7/2009 với quy mô 400ha, mở rộng phát triển 700ha vào năm 2020 nằm trong cụm đô thị động lực phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.

(4) Mảng bán gạch Tuynel, gỗ, bê tông,…: DT và lợi nhuận chính đến từ mảng gạch Tuynel của các công ty con. Mảng này có biên LNG rất cao khoảng 26%, cực hiếm DN đạt dc mức biên LN cao như vậy trong ngành vật liệu xây dựng. Mảng này mỗi năm DT khoảng 180-200 tỷ, LN ròng khoảng 20 tỷ đồng, tăng trưởng 10-15%/năm.

(5) BĐS để bán:

- Dự án Tam Thai: Đây là catalyst chính của HUB có tổng diện tích cả khu 10,9 ha, trong đó đất ở và chỉnh trang là 3,8 ha.

- Chung cư Đào Tấn: Xây dựng khu nhà liền kề và 3 khối nhà chung cư thương mại trên tổng diện tích 8.370 m2. Tổng vốn đầu tư 159 tỷ đồng.

- Nhà ở xã hội tại Bàu Vá: Cuối 2018 HUB đã trúng dự án này.

- Còn 1 dự án đất nền lớn hơn Tam Thai : T sẽ nói sau

(6): BĐS cho thuê: HUB đang sở hữu 5 lô đất đắc địa tại trung tâm Thừa Thiên Huế (28 Lý Thường Kiệt, số 9 Phạm Văn Đồng, 23 Hà Nội, 30 Hùng Vương, 52 Phan Chu Trinh). Việc cho thuê các lô đất này đem về cho HUB khoảng 5 tỷ đồng lợi nhuận/năm. Giá gốc các lô đất này là 82 tỷ đồng, tuy nhiên giá thực tế sẽ gấp rất nhiều lần.

HUB đang có kế hoạch sẽ chuyển đổi các lô đất này thành khách sạn, hostel để kinh doanh thông qua việc thành lập công ty con mới.

(6) Mảng xây lắp và khác: Mảng này k đem lại nhiều LN.

** Dự án Tam Thai có tổng diện tích 10,9 ha trong đó 2,8ha biệt thự và đất nền dự kiến đem về 700-800 tỷ DT và 300 -400 tỷ LNST.**

HUB trả cổ tức 15%/năm

HUB bé hạt tiêu tiếp sau L14, CEO mai vào được chưa thím. Vừa có phiên trần nổ vol xác nhận vào sóng dài có vẻ ổn đấy thím.

Tuỳ khẩu vị nhé bác. Bác nào thích mã nào thì mua mã đó, thích tất thì chia đều mua mỗi mã 1 ít.

Giá đỏ thì cứ tranh thủ mà gom đừng đợi giá xanh lại đua nhé các bác. Bài học CEO vẫn còn đó. Lúc người ta chê thì mình mua vào.

1 Likes

e đã xúc VCG, cảm ơn bác 168

Không có gì bác, bác thấy ổn thì mua và nắm giữ. Sau VCG lại như HDC bây giờ thì ngon đấy bác.

1 Likes

VCG kết quả kinh doanh tốt, quỹ đất 2000 ha tại các khu vực đắc địa. Sẽ là HDC sớm thôi.

1 Likes

Bác nào không có CEO thì nên chọn cổ sau vào danh mục của mình. Tất cả đều cổ tốt, tiềm năng tăng trưởng lớn. Không đu được CEO thì cân nhắc các mã trên. Ai còn CEO thì cứ để đó thôi.

DGC, DIG, NLG, HDC, VCG có thể lọt rổ ETF trong kỳ cơ cấu tháng 12?

17-11-2021 - 17:49 PM | Thị trường chứng khoán

[Chia sẻ1](javascript::wink:

BÁO NÓI - 2:31

DGC, DIG, NLG, HDC, VCG có thể lọt rổ ETF trong kỳ cơ cấu tháng 12?

Với MVIS Vietnam Index, MBKE dự báo rổ chỉ số này sẽ không loại cổ phiếu Việt Nam nào và có thể thêm mới HDC và VCG.

[TIN MỚI](javascript:void(0))

Nhóm quỹ Dragon Capital “lướt sóng” cổ phiếu KBC

  • Những chuyển biến mới tại SDA sau khi cổ phiếu tăng 14 lần

Những chuyển biến mới tại SDA sau khi cổ phiếu tăng 14 lần

  • Quý 3 báo lãi kỷ lục, EVN International (EIC) điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2021 tăng thêm 76%

Quý 3 báo lãi kỷ lục, EVN International (EIC) điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2021 tăng thêm 76%

Vào ngày 3/12 tới đây, FTSE Vietnam Index - chỉ số cơ sở của FTSE Vietnam ETF sẽ công bố danh mục định kỳ lần thứ 4 trong năm 2021. Sau đó 1 tuần, rạng sáng 10/12, MVIS Vietnam Index, chỉ số cơ sở của Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) cũng sẽ công bố danh mục.

Hai quỹ FTSE Vietnam ETF và VNM ETF sau đó sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục trong ngày 17/12. Với tổng quy mô danh mục hiện lên tới 1 tỷ USD, hoạt động cơ cấu của 2 quỹ ETF kể trên ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới biến động thị trường.

Trong báo cáo mới đây, Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) dự báo FTSE Vietnam Index sẽ thêm mới DGC, DIG và NLG trong kỳ cơ cấu này với tỷ trọng lần lượt là 1,4%, 1,1% và 1,5%. Theo đó, FTSE Vietnam ETF sẽ mua vào tương ứng 858 nghìn cổ phiếu DGC, 1,5 triệu cổ phiếu DIG và 2,1 triệu cổ phiếu NLG trong kỳ cơ cấu này.

Ở chiều ngược lại, MBKE cho rằng FTSE Vietnam Index sẽ không loại cổ phiếu nào ra khỏi danh mục. Tuy nhiên, các cổ phiếu có thay đổi tỷ trọng đáng kể trong kỳ cơ cấu này có thể bao gồm VIC, STB (tăng tỷ trọng) và VHM, MSN (giảm tỷ trọng).

ADVERTISING

iTVC from Admicro

Với MVIS Vietnam Index, MBKE dự báo rổ chỉ số này sẽ không loại cổ phiếu Việt Nam nào và có thể thêm mới HDC và VCG. Nếu được thêm vào danh mục, HDC sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% và VCG chiếm 1% tỷ trọng.

Khi đó, ước tính VNM ETF sẽ mua vào 803 nghìn cổ phiếu HDC và mua 1,9 triệu cổ phiếu VCG.

Hiện tại, cổ phiếu Việt Nam đang chiếm tỷ trọng gần 77% danh mục VNM ETF. Nếu không có cổ phiếu nước ngoài nào được thêm mới, MBKE dự báo tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ được tăng lên khoảng 75-76% tỷ trọng danh mục quỹ.

DGC, DIG, NLG, HDC, VCG có thể lọt rổ ETF trong kỳ cơ cấu tháng 12? - Ảnh 1.

CEO, VCG, HUB cổ đất múc hết.

Bác nào không vào được CEO thì cứ nhóm này mà gom dần.

TLH: Thép Tiến Lên - Doanh thu tháng 10 gấp 2,2 lần tháng trước, lãi gần 41 tỷ đồng

Nguồn tin: VietNam Finance | 17/11/2021 8:02:19 CH

In tin RSS Chia sẻ Facebook

Trong tháng 10/2021, doanh thu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (HoSE: TLH) đạt hơn 650 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 41 tỷ đồng.

Thép Tiến Lên vừa công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn trong tháng 10/2021. Cụ thể, doanh thu hợp nhất của tập đoàn đạt 650 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với tháng trước. Lợi nhuận sau thuế tăng 20%, lên mức 40,8 tỷ đồng.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2021, doanh thu của thép Tiến Lên đạt 3.934 tỷ đồng, lãi sau thuế 462,7 tỷ đồng.

Với kết quả này, doanh thu của Thép Tiến Lên đã đạt 78,7% kế hoạch của năm 2021 (5.000 tỷ đồng). Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế đã vượt xa so với kế hoạch (250 tỷ đồng), cụ thể là vượt 85%.

Trên sàn chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 17/11, giá cổ phiếu TLH ở mức 21.650 đồng/cổ phiếu, giảm 1,4% so với phiên trước đó.

Được biết, 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu Thép Tiến Lên đạt 3.284 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, đạt 408 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản của Thép Tiến Lên đạt hơn 3.425 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn khi tăng khá mạnh, từ mức hơn 1.645 tỷ đồng lên mức hơn 2.239 tỷ đồng.

Đối ứng bên nguồn vốn, nợ phải trả của Thép Tiến Lên tăng thêm 21%, lên mức hơn 1.574 tỷ đồng so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu tăng thêm 25%, đạt mức hơn 1.851 tỷ đồng.

Ngành thép tốt như thế mà bị gãy 2 hôm nay luôn các bác? không biết nên cắt lỗ sớm không