VCG LCG KSB HHV PLC - Đầu tư công kết nối núi sông


Anh Chị NĐT đang nắm giữ cổ phiếu xây dựng-đầu tư công kê cao gối ngủ. Ưu mua mới hoặc gia tăng tỷ trọng ở nhóm này.

Dòng tiền vẫn đang lựa chọn rất kỹ càng, tập trung vào nhóm cổ phiếu nội địa, nhóm ít bị ảnh hưởng bởi tác động thuế quan. Tiêu biểu như nhóm cổ phiếu Chứng khoán; BĐS dân cư; Năng Lượng; Đầu tư công; HPG; và nhiều mã có câu chuyện riêng như nhóm Hóa chất-phân bón,… trong 2 phiên hôm nay.

1 Likes

Năm nay đầu tư công cũng đủ ấm no rồi chú Ngọt. A theo chú đtc 3 năm nay

https://diendandoanhnghiep.vn/goi-tin-dung-500-000-ty-dong-don-bay-lon-cho-nen-kinh-te-10152931.html
Sẽ có bao nhiêu trong số 500k tỷ này được phân bổ vào xây dựng đầu tư công đây.

Tuyến đường sắt 200.000 tỷ đồng sắp khởi công: Việt Nam - Trung Quốc ký thỏa thuận nào trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình?
https://nguoiquansat.vn/tuyen-duong-sat-200-000-ty-dong-sap-khoi-cong-viet-nam-trung-quoc-ky-thoa-thuan-nao-trong-chuyen-tham-cua-chu-tich-tap-can-binh-211661.html

Tóm tắt Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Việt Nam

Các nội dung chính:
1. Ký kết 45 văn kiện hợp tác quan trọng:

  • Tập trung vào các lĩnh vực then chốt như kết nối hạ tầng, thương mại, chuỗi cung ứng, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, hàng không, và đường sắt.
  • Đẩy mạnh hợp tác kinh tế thực chất và lâu dài với Việt Nam.
  • Thành lập Ủy ban Phát triển Đường sắt song phương.

2. Ưu tiên phát triển đường sắt:

  • Việt Nam cam kết đẩy nhanh các dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, bao gồm tuyến đường sắt xuyên biên giới trị giá 8,4 tỷ USD.

3. Hợp tác hàng không:

  • Vietjet và COMAC ký biên bản ghi nhớ về thuê máy bay và khả năng phát triển trung tâm bảo dưỡng tại Việt Nam.

4. Mở rộng thị trường nông sản:

  • Trung Quốc cam kết mở rộng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn.
  • Cơ hội lớn cho các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như trái cây, hạt điều, cà phê, thủy sản.

5. Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác:

  • Kiểm nghiệm - kiểm dịch, hải quan, logistics được nâng cấp để rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí xuất khẩu.
  • Hợp tác về trí tuệ nhân tạo (AI), kinh tế số, công nghệ xanh, giáo dục - đào tạo và phát triển bền vững.

6. Phản hồi đến xu hướng toàn cầu:

  • Việt Nam khẳng định mong muốn hợp tác kinh tế theo hướng bình đẳng, cùng có lợi và minh bạch trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu chịu nhiều sức ép.

7. Số liệu kinh tế thương mại:

  • Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam năm 2024 với kim ngạch hai chiều hơn 205 tỷ USD.
  • Việt Nam nhập khẩu gần 30 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc trong quý I/2025.

Kết luận:
Các thỏa thuận trong chuyến thăm này tạo cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế - kỹ thuật, giúp doanh nghiệp hai nước khai thác tiềm năng thị trường, đẩy mạnh xuất nhập khẩu bền vững, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh và kinh tế số toàn cầu.

Hai phiên vừa qua nhóm cổ phiếu nào ít bị ảnh hưởng bởi tin thuế quan đều xuất hiện cổ phiếu dẫn dắt dòng.
Nhóm thép có HPG; Đầu tư công có VCG; Bán lẻ có MWG; Điện-năng lượng có GEE GEX; BĐS dân cư có VHM VIC; Bank hôm qua xuất hiện VCB STB. VIX thì không đủ “sức nặng” để gây hiệu ứng cho cả dòng.

Thanh khoản sáng nay kém quá, VCG không vượt đỉnh liền trước đc rồi.

DPG hen cả nhà. Nếu Anh Chị có mua mới với nhóm ĐTC hãy dành cho DPG.

DPG hen cả nhà. Anh em nào có ý mua mới hãy ưu tiên DPG lúc này.

A ôm chặt đầu tư công theo chú Ngọt. VCG của a nay quá khỏe, cứ vào ngày sinh nhật con gái a mua thêm.

1 Likes

Dạ. Nếu có mua mới A mua giúp em 1 con bank. Em thấy danh mục của A chỉ có mỗi đầu tư công 2 năm nay.

Pic giá trị mà ít ngươic xem, năm nay đầu tư công bùng nổ vcg là cánh chim đầu đàn

1 Likes

Ngoài các mã trong topic, Anh Em nhà mình chú ý con DPG và TV2 nhé.

Vcg đáng đầu tư thôi

1 Likes

Thị trường chung yếu quá và NĐT lúc này quan tâm đến vấn đề thuế quan hơn là báo cáo KQKD quý 1/2205.

Tiêu thụ ngành Thép tăng trưởng mạnh quý 1/2025 chủ yếu dựa vào nhu cầu nội địa

Nhấn mạnh:

  • Tăng trưởng mạnh: Tiêu thụ thép quý I tăng trưởng mạnh, với tháng 3 đạt mức tăng 26% lên 3 triệu tấn, trong đó thép cán nóng tăng 48%. Tăng trưởng quý I đạt 12% lên 7,5 triệu tấn.
  • Nội địa là lực đỡ chính: Sự tăng trưởng mạnh mẽ này chủ yếu đến từ thị trường nội địa, mặc dù xuất khẩu giảm mạnh 37% trong quý I.
  • Đầu tư công thúc đẩy: Các dự án đầu tư công, như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ thép.
  • Bảo hộ thương mại: Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép Trung Quốc tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội địa cạnh tranh và tiêu thụ tốt hơn.
  • Doanh nghiệp thép tập trung vào nội địa: Nhiều doanh nghiệp thép, như Hòa Phát và Hoa Sen, đang tập trung nguồn lực vào thị trường nội địa bởi khó khăn của xuất khẩu và việc bảo vệ thị phần nội địa.
  • Lợi nhuận tăng mạnh: Nhiều doanh nghiệp thép báo cáo lợi nhuận quý I tăng trưởng đáng kể, như Hòa Phát.

Chi tiết:

  • Hòa Phát (HPG): Doanh thu và lợi nhuận quý I tăng lần lượt 22% và 15%. Thị phần trong nước tăng, tập trung giữ thị trường nội địa.
  • Hoa Sen (HSG): Chuyển trọng tâm sang thị trường nội địa do khó khăn xuất khẩu.
  • VNSteel (HMC): Kết quả kinh doanh tích cực trong quý I, do chính phủ có nhiều dự án kích thích sản xuất.
  • Xu hướng chung: Ngành thép Việt Nam đang tập trung vào thị trường nội địa do khó khăn ở xuất khẩu, với sự hỗ trợ từ chính sách đầu tư công và bảo hộ thương mại.
  • Cảnh báo: Xuất khẩu thép tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến động thương mại toàn cầu.