Vét máng, Cổ phiếu KCN nổi sóng điên. Tin đồn nhưng hãy tin là sự thật, có lý của nó

, , , ,

Hôm qua e gặp bác sớm, e ko phải mất PAN!

1 Likes

Aaa mai vào ổn không bác chuối

1 Likes

@MrBin Đã phát hành thành công 470 tỷ trái phiếu cho 4 tổ chức nước ngoài. quá uy tín luôn.
Nén chặt roài bùng nổ nhé. vụ phát hành thành công sẽ đưa AAA hướng 3x.

4 Likes

Bsr gia tăng thêm được không bác

1 Likes

@Nhan_Van nhóm dầu khi đi lên từ đáy. Yên tâm nắm cho khởi đầu mới

con GEX nó ăn hết 21tr giá sàn, tiền đâu mà ăn lệnh sàn khiếp thế? hay là có mùi gì nhì ? theo bác có nên vào con này nữa k??

2 Likes

Phiên mai nhóm GEX VGC TCH sẽ quay đầu up.

7 Likes

nó ăn 21tr giá sàn, thấy ghê ghê, đợt này thấy nhiều bên hô con này vs con CEO lắm bác

1 Likes

BDS KCN sẽ là đại sóng IDC ngon ghê

1 Likes

tổ của a Tuấn GEX, VGC, VIX

1 Likes

Mai vét máng nhé

2 Likes

Nay tổ chức vét mạnh cổ khu công nghiệp ngọt lịm.
Lý do nay vét mạnh cổ khu công nghiệp để ăn bằng lần:

  • Lãnh đạo cấp cao không ngừng nỗ lực tham gia các cuộc viếng thăm ngoại giao, nhằm thu hút vốn đầu tư FDI, giờ thủ tướng đang triển 1 loạt.
  • Các tỉnh thành đang ráo riết cấp mới, mở rộng các dự án đầu tư KCN, thu hút hàng tỷ đô.
  • sản xuất lớn tập trung phải cần có các KCN tầm cỡ, sẵn sàng để đón đại bàng, khủng long.
  • Nhóm KCN là nhóm có cơ bản tốt, nền tảng vững chắc, giá thuê đất KCN tiếp tục tăng, tương lai sáng láng.
  • Là nhóm duy nhất chưa có con sóng nào thực sự gọi là sóng, trong khi các nhóm khác đều tạo, c9s sóng tăng bằng lần, nhiều lần cả rồi. Vừa qua lại điều chỉnh mạnh về vùng hỗ trợ mạnh, không thể chỉnh hơn.
  • D2D chỉnh từ 72 về 58; VGC 54 về 45; GVR 42 về 36; KBC 54 về 46; SZC 63 về 50; AAA từ 19 về 16.8; KSB…vậy lý do gì ta không tổ chức vét sạch trong phiên nay.
    Nhóm cổ KCN phiên nay sẽ có nhiều em quay đầu, tiếp tục up mạnh và tím lịm. TRANH CƯỚP., AI GIỮ ĐƯỢC AI CƯỚP ĐƯỢC THẮNG LỚN.
    Ngày mới chúc anh chị em cướp hàng thành công.
7 Likes

Đất công nghiệp, nguồn cung “khủng” từ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR)

23/11/2021 13:00[Bản để in](javascript:void(0):wink:

(ĐTCK) Với gần 40.000 ha đất trồng cây cao su dự kiến chuyển đổi sang đất công nghiệp trong 10 năm tới, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (mã GVR) đang được ví như là “vị vua mới” trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

Đất công nghiệp, nguồn cung “khủng” từ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR)

Nhiều doanh nghiệp cao su tự nhiên có kế hoạch chuyển đổi đất trồng cao su thành đất công nghiệp. Ảnh: Thành Nguyễn

Chạy đua làm khu công nghiệp

Theo Nghị quyết số 30/NQ-HĐQTCSVN của GVR về chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp, trong giai đoạn 2021-2030, ông lớn trong ngành cao su tự nhiên này sẽ thành lập mới và mở rộng 48 khu công nghiệp, 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến 39.177 ha (trong đó khu công nghiệp là 37.387 ha; cụm công nghiệp là 1.789 ha) từ chuyển đổi đất trồng cây cao su.

Còn tại dự thảo Báo cáo quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự báo cả nước cần bố trí từ 200.000-220.000 ha đất khu công nghiệp. Chưa rõ trong dự thảo quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã tính đến quỹ đất của GVR hay chưa, nhưng chỉ nhìn vào con số 39.177 ha đất dành cho các khu, cụm công nghiệp cũng đã thấy “vị thế” của doanh nghiệp từng được cho là “tay ngang” trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp ở Việt Nam trong tương lai.

GVR hiện đầu tư vào 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp với 16 khu công nghiệp, tổng diện tích lên đến 6.566 ha, nằm tập trung tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Hải Dương. Trong đó, có 8 công ty con gồm Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Công ty cổ phần Phát triển đầu tư và Khu công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, Công ty cổ phần Công nghiệp An Điền, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Long Khánh, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Dầu Giây, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Bình, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Cao su Bình Long và 2 công ty liên kết là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển VRG Long Thành và Công ty cổ phần Thống Nhất.

Trước đó, GVR đã thoái vốn tại 2 công ty liên kết khác là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai (496,65 ha) và Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (2.476,76 ha).

Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định rằng, với việc sở hữu quỹ đất trồng cây cao su lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích hơn 491.000 ha, bao gồm 342.000 ha diện tích trong nước và hơn 149.000 ha ở Lào và Campuchia, trong đó phần lớn quỹ đất trong nước tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp trong tương lai nhờ được đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, GVR sẽ chuyển đổi hết quỹ đất trong nước trong khoảng 40 năm tới để trở thành doanh nghiệp phát triển bất động sản công nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Hiện tại, bất động sản công nghiệp là mảng có biên lợi nhuận gộp cao nhất trong các hoạt động của GVR. Với lợi thế quỹ đất lớn sẵn có, GVR không chỉ giảm được chi phí giá vốn (chi phí đất) khi phát triển dự án, mà còn gia tăng được năng lực cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt trong bối cảnh các nhà phát triển khu công nghiệp khác đang chật vật vì giá đất trong xu hướng tăng như hiện nay.

Tiềm năng và thách thức

Đánh giá tiềm năng cổ phiếu GVR, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng, thay vì nhìn vào kết quả kinh doanh trong năm, có thể nhìn nhận GVR như một cổ phiếu có “tài sản tiềm năng”.

Theo PHS, trong kế hoạch kinh doanh 5 năm tới, GVR sẽ đẩy mạnh phát triển mảng bất động sản công nghiệp nhằm khai phá tiềm năng quỹ đất công nghiệp hiện hữu và trước mắt, yếu tố này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho GVR có thể phát triển các dự án khu công nghiệp với chi phí thấp, cũng như hoàn thiện chuỗi giá trị của mảng kinh doanh cao su tự nhiên. Hơn nữa, việc có được một lượng tiền mặt lớn (chiếm 69% tổng tài sản ngắn hạn tính đến cuối năm 2020) còn giúp GVR chủ động hơn trong những giao dịch M&A bất động sản công nghiệp khi xác định được mục tiêu.

Cũng theo PHS, hiện nay, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - Công ty cổ phần (mã BCM) là đơn vị phát triển khu công nghiệp lớn nhất, nhưng bằng việc chuyển đổi 15.000 ha đất cao su thành đất khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2025, GVR sẽ “vượt mặt” BCM trở thành đơn vị phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam với diện tích đất khu công nghiệp vượt hơn 1,5 lần.

Sở hữu quỹ đất “khủng” có khả năng chuyển đổi để đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng là một lợi thế, nhưng cũng là thách thức với GVR. Theo đánh giá của MBS, quá trình chuyển đổi hoạt động kinh doanh chính là chế biến, kinh doanh cao su tự nhiên sang bất động sản công nghiệp sẽ không dễ dàng, bởi với quỹ đất lớn và phân bổ tại nhiều khu vực, việc đền bù cũng như phân bổ tái định cư cho dân cư thuộc khu vực tái định cư sẽ tốn nhiều thời gian, công sức. Cùng với đó, việc giá đất đang có xu hướng tăng nhanh tại những khu vực có quy hoạch dự án và thời gian hoàn thiện thủ tục pháp lý kéo dài có thể dẫn đến chi phí đền bù tăng cao, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của dự án.

Còn PHS nhận định, việc chuyển đổi đất để phát triển khu công nghiệp có thể sẽ chuyển biến tích cực hơn các năm trước nhờ Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 8/2/2021. Theo đó, doanh nghiệp không có quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai, nhưng có tài sản gắn liền với đất thì có thể thỏa thuận với chủ đầu tư phát triển dự án để mua tài sản. Song, đất mà GVR được Nhà nước giao cho quản lý là đất trồng cây cao su nên mức đền bù cao hơn, từ đó gây trở ngại trong quá trình chuyển đổi đất.

Tại đợt review đầu tiên của năm 2021, MSCI quyết định thêm 3 cổ phiếu vào rổ MSCI Frontier Markets Index, trong đó có một cổ phiếu Việt Nam là GVR, hai cổ phiếu còn lại đến từ Jordan và Kazakhstan. Theo các chuyên gia, trong năm 2021, nếu duy trì được kết quả kinh doanh tích cực như năm 2020 (lãi ròng hợp nhất 3.770 tỷ đồng) và tiếp tục thoái vốn ở các công ty thành viên thì khả năng bứt phá của cổ phiếu GVR sẽ còn rộng mở, từ đó gia tăng vị thế của một cổ phiếu bluechip đầu ngành.

Được biết, kết thúc 9 tháng đầu năm 2021, GVR ghi nhận lãi ròng hợp nhất 3.816 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành 84% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GVR đã tăng 30% từ đầu năm tới phiên giao dịch ngày 11/9/2021.

Thành Nguyễn

1 Likes

Niềm tin rất lớn để tiếp tục thu hút mạnh mẽ đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam

Niềm tin rất lớn để tiếp tục thu hút mạnh mẽ đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 22 đến 25/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản. Chuyến thăm không những thắt chặt hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước mà còn là cam kết của Thủ tướng trong quan hệ với Nhật Bản. Đây là sự động viên rất lớn đối với các doanh nghiệp Nhật đã và đang đầu tư vào Việt Nam cũng như sẽ tạo niềm tin rất lớn để tiếp tục thu hút mạnh mẽ dòng đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới.

[​IMG]
Ông Đặng Thành Tâm, đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Nhật, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn
Đó là kỳ vọng của ông Đặng Thành Tâm, đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) khi trao đổi về ý nghĩa của chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 22-25/11/2021.

Nước Nhật và Chính phủ Nhật luôn đón chào Thủ tướng Phạm Minh Chính

Theo ông Đặng Thành Tâm, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã, đang và sẽ chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ cả về chất và lượng. Việt Nam đã lọt vào tốp 20 nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới. Trong số các quốc gia hàng đầu đầu tư vào Việt Nam, phải kể đến Nhật Bản.
“Có người bạn Nhật Bản lâu năm nói với tôi rằng nước Nhật và Chính phủ Nhật luôn mong muốn và đón chào Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhật Bản ngay trong đầu nhiệm kỳ. Quả đúng như vậy! Do phải chiến đấu để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 mất hết gần nửa năm, nhưng khi trong nước kiểm soát được tình hình là ngay lập tức Thủ tướng chọn Nhật Bản để thăm chính thức. Điều này có lẽ bởi quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản rất tốt đẹp và chuyến thăm mang ý nghĩa rất to lớn với cả hai nước!”, ông Đặng Thành Tâm chia sẻ.

Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản cũng cho rằng, chuyến thăm không những thắt chặt hơn nữa quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước mà còn là cam kết của Thủ tướng trong quan hệ với Nhật Bản. Đây là sự động viên rất lớn đối với các doanh nghiệp Nhật đã và đang đầu tư vào Việt Nam cũng như sẽ tạo niềm tin lớn lao để tiếp tục thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới.

Vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ được khôi phục mạnh mẽ

Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh cả ở cả hai nước đã có tác động đến dòng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, nhất là trong năm 2021. Dịch bệnh khiến cho hầu hết các nhà đầu tư Nhật Bản phải trì hoãn việc qua Việt Nam thực địa. Mặc dù vậy, trong suốt năm 2020 và 2021, ông Đặng Thành Tâm cho hay số lượng liên hệ từ các khách hàng Nhật Bản tìm đất, nhà xưởng… vẫn không hề giảm sút so với các năm trước đó. Tuy nhiên, với tính cách thận trọng cố hữu, các nhà đầu tư Nhật Bản không thể dựa vào khảo sát online để đưa ra quyết định, mà họ cần tới tận nơi, xem cụ thể. “Chúng tôi kỳ vọng rằng, khi chúng ta chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, nguồn vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ được khôi phục mạnh mẽ trong thời gian tới”, Chủ tịch SGI, đơn vị có hàng loạt khu công nghiệp ở nhiều địa phương trong nước bày tỏ tin tưởng.

Tác động bởi chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, theo ông Đặng Thành Tâm, là đặc biệt quan trọng, khi 5 lĩnh vực sẽ được Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy trong giai đoạn tới, trong đó có việc khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển giao công nghệ… Điều này sẽ giúp tăng cường mạnh mẽ niềm tin của doanh nghiệp Nhật, qua đó thu hút thêm nhiều doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Thành Tâm, điều quan trọng lại là sự chuẩn bị về hạ tầng đón nhận làn sóng đầu tư, những dự án FDI quy mô lớn của Việt Nam như thế nào?

Để có thể thu hút được những “đại bàng” FDI Nhật Bản, cần có sự dẫn dắt của các cơ quan Chính phủ hai nước và sự tham gia của các chủ đầu tư khu công nghiệp lớn để có thể hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư từ những giai đoạn đầu tiên khi họ khảo sát, tìm hiểu môi trường đầu tư cũng như xuyên suốt quá trình đầu tư của dự án.

Bênh cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, một xu hướng cần chú ý về FDI Nhật Bản là xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (SME) vào Việt Nam. Các doanh nghiệp SME từ Nhật Bản chính là các doanh nghiệp công nghệ cao, cơ khí chính xác, là những mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Sự có mặt của các doanh nghiệp SME từ Nhật Bản ở Việt Nam sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam khi họ chính là những đối tác tin cậy, giúp chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam, hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam nâng cấp, tiếp cận dần chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện các doanh nghiệp SME từ Nhật Bản lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận mặt bằng địa điểm đầu tư, tiếp cận thị trường… Vì vậy, Việt Nam cũng cần có những chính sách ưu đãi đầu tư thật cụ thể để có thể hỗ trợ SME Nhật Bản tiếp cận mặt bằng sản xuất, các chính sách ưu đãi, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa để đón SME Nhật Bản sang đầu tư tại Việt Nam. Bỏ lỡ dòng vốn đầu tư từ các SME Nhật Bản cũng đồng nghĩa Việt Nam bỏ qua một nguồn lực hỗ trợ quan trọng khi chúng ta hướng tới xây dựng nền kinh tế tự cường, phát triển bền vững.

Công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về chính sách rất quan trọng

Để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ và khối EU, ông Đặng Thành Tâm nhìn nhận, ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, các nhà đầu tư còn chú trọng đến một số khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về chính sách; thủ tục hành chính đơn giản, dễ tiếp cận, áp dụng, bảo đảm thời gian đã quy định… là rất quan trọng, nhất là đối với các công ty Nhật Bản.

Thực tiễn tại KBC, thành viên của SGI, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại nhiều địa phương trong nước ghi nhận rất nhiều ý kiến từ phía các nhà đầu tư tiềm năng về việc hệ thống pháp luật của Việt Nam còn cần phải tiếp tục hoàn thiện và đặc biệt là các chủ trương và chính sách quyết liệt của Chính phủ, cần được xuyên suốt tới các bộ, ngành và tỉnh, thành phố để thực hiện.

Ngoài ra, những vấn đề như sự “dễ dãi” ở một số tỉnh, thành phố trong việc chấp nhận dự án FDI quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, ngành nghề không khuyến khích, thâm dụng lao động…, trong một thời gian dài đã không mang lại hiệu quả cho các địa phương về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách.

Do đó, để “giữ chân” và đẩy mạnh thu hút FDI chất lượng, nhất là đối với các doanh nghiệp từ Nhật Bản thì các địa phương, nhất là những địa bàn đã phát triển cần giữ nguyên tắc chọn lọc, chỉ thu hút dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại và cần chú trọng đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện.

Cùng với đó, cần rà soát, điều chỉnh lại cơ cấu FDI hợp lý; ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược có thể tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu, ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đủ năng lực về công nghệ.

Để làm được điều này, trước mắt Việt Nam cần có các biện pháp để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; bảo đảm sở hữu trí tuệ, bản quyền, thương quyền; cải cách hành chính…, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp FDI.

Một điều cũng rất cần quan tâm, đó là, sau đại dịch, cần nhanh chóng có những điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và theo kịp với những biến động, bất trắc của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong chiến lược thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới; đồng thời, xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng trong thu hút đầu tư của Việt Nam.

Chính phủ cần sớm xác định cụ thể danh mục ngành, lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước ngoài và ngành, lĩnh vực chỉ các nhà đầu tư trong nước thực hiện. Có quy định nhằm lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến; xác định ngưỡng cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp cổ phần hoá trọng điểm; đánh giá các mặt được, những điều chưa được của 8 nhóm lợi thế thu hút FDI của Việt Nam, từ đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục các hạn chế để 8 nhóm lợi thế này mang lại hiệu quả hơn trong thu hút FDI trong thời gian tới.

Và điều quan trọng là các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực về tất cả các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của người lao động, quản lý. Chỉ khi đó, các doanh nghiệp FDI mới tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất, qua đó phát triển được ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước.

Ông Đặng Thành Tâm cho biết, tới đây, SGI sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất công nghiệp thuận lợi để đón dòng đầu tư, đón các dự án FDI có quy mô lớn từ Nhật Bản, nỗ lực góp phần hiện thực hóa những cam kết, mong muốn của lãnh đạo Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới.

1 Likes

ROOM CHIẾN
1/cuchuoi_ngonthiet - HÀNG NÓNG https://zaloapp.com/g/cspxoq044
2/ CHIA SẺ CƠ HỘI ĐẦU TƯ: https://zaloapp.com/g/ctidon130​

Facebook: https://www.facebook.com/groups/3815717075204040

ROOM VIP MỞ TÀI KHOẢN:
kết bạn zzalo, alo: 0913395755
MỞ TÀI KHOẢN TRỰC TUYẾN: https://account.vdsc.com.vn/broker/FA2653FDD0541C629BEC126ED63611E4​

1 Likes

Thiếu DTD của mình rồi bác. He he

AAA DTD nay trần

3 Likes

BCM

Hàng loạt khu công nghiệp tỷ USD đổ bộ về Nam Bình Thuận

Hàng loạt khu công nghiệp tỷ USD đổ bộ về Nam Bình Thuận

3 “siêu dự án” công nghiệp với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD đang được triển khai tại khu vực phía Nam Bình Thuận (La Gi và Hàm Tân), biến nơi đây trở thành trung tâm công nghiệp của tỉnh.

Thu hút sự quan tâm nhất phải kể đến Khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân. Đây là dự án đầu tư liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty thuộc tập đoàn Sembcorp Development (Singapore) có quy mô 4.984 ha, tổng vốn đầu tư lên đến 18.840 tỷ đồng. Trong đó khu công nghiệp (KCN) có quy mô hơn 3.000 ha, khu đô thị có quy mô gần 2.000 ha. Mục đích của dự án là hình thành và phát triển một vùng đô thị gắn kết hài hòa giữa công nghiệp và dịch vụ, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của huyện Hàm Tân và thị xã La Gi.

Becamex VSIP Bình Thuận được kỳ vọng sẽ thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp tỉnh đón thêm dòng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Hai địa phương La Gi và Hàm Tân cũng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ dự án này. Đặc biệt là thị xã La Gi, với lộ trình trở thành “thành phố thứ 2” của Bình Thuận, cùng việc đón nhận nhiều dự án tỷ đô đầu tư trên địa bàn, đang trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở khu vực phía Nam Bình Thuận – đúng theo định hướng của tỉnh đề ra.

Với mô hình KCN kiểu mẫu trên cả nước, sự xuất hiện của dự án Becamex VSIP Bình Thuận sẽ gia tăng thêm lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư của tỉnh

Bên cạnh Becamex VSIP Bình Thuận, năm 2022 Sonadezi cũng sẽ triển khai dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Tân Đức nằm tại thị xã La Gi và Hàm Tân. Theo quyết định, dự án có quy mô 300 ha, tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, do Công ty CP Sonadezi Bình Thuận làm nhà đầu tư.

Một “siêu dự án” khác cũng không thể không nhắc đến là chuỗi dự án điện khí LNG của Tập đoàn AES (Mỹ). Tổng kinh phí đầu tư cho các dự án này khoảng 1,31 tỷ USD, được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển nền kinh tế tại địa phương tại tỉnh Bình Thuận. Đây được xem như dự án FDI có quy mô lớn nhất lịch sử Bình Thuận, không chỉ góp phần phát triển kinh tế của tỉnh và còn có ý nghĩa quan trọng trong ngành năng lượng Việt Nam.

La Gi đón hàng loạt cơ hội để chuyển mình

Hàng loạt khu công nghiệp tỷ USD đổ bộ về Nam Bình Thuận - Ảnh 2.

Thị trường địa ốc La Gi sẽ bùng nổ mạnh mẽ nhờ những lợi thế kinh tế của khu vực và mặt bằng giá còn rất tiềm năng

TS Trần Nguyễn Minh Hải – Đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết: Nhắc đến La Gi, giới đầu tư thường nói đến câu chuyện thị xã lên thành phố. Tuy nhiên, trên thực tế, làn sóng đầu tư của các ông lớn bất động sản công nghiệp mới là đòn bẩy mạnh nhất cho cả La Gi. Khi các dự án này hoàn thành, sẽ thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo ra hàng chục ngàn việc làm.

Đặc biệt, bất động sản công nghiệp phát triển ở khu vực phía Nam Bình Thuận càng khiến thị trường địa ốc La Gi phát triển mạnh chưa từng có. Trong đó, các phức hợp, khu dân cư, bất động sản ven biển phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm logistic, kho bãi phục vụ cho công nghiệp,… sẽ nở rộ để đáp ứng cho sự tăng trưởng kinh tế của La Gi.

Ngoài lực đẩy khổng lồ được tạo ra bởi các ông lớn bất động sản công nghiệp, La Gi còn được hưởng lợi khi hàng loạt các công trình hạ tầng trọng điểm được triển khai. Hiện tại, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là công trình trọng điểm quan trọng nhất. Trong các khu vực của Bình Thuận có cao tốc đi qua, La Gi là địa phương hưởng lợi nhiều nhất nhờ sở hữu vị trí cửa ngõ, nơi đầu tiên cao tốc phải chạy qua trước khi tới Kê Gà, Mũi Né, Phan Thiết.

Hàng loạt khu công nghiệp tỷ USD đổ bộ về Nam Bình Thuận - Ảnh 3.

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết tạo lực đẩy khổng lồ cho La Gi

Để kết nối đồng bộ và thông suốt hơn, Bình Thuận đã cho triển khai hai trục đường kết nối từ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đến Hàm Tân rồi thẳng đến La Gi. Nhờ những công trình này, thời gian di chuyển TP.HCM – La Gi chỉ còn khoảng 1,5 giờ; từ sân bay Phan Thiết hoặc sân bay Long Thành đến La Gi còn 1 giờ.

Nằm trong định hướng chung của tỉnh, Tỉnh ủy Bình Thuận đã đồng ý đề xuất nâng cấp thị xã La Gi trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến đường quan trọng. Lãnh đạo địa phương cũng khẳng định, La Gi là địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế phía Nam của tỉnh và kết nối với Bà Rịa – Vũng Tàu.

1 Likes

C47 sẽ hưởng lợi làn sóng đầu tư công.

1 Likes

Dot roi tiec kk theo co co con IDC

1 Likes