Bên NVL có 1 team tôi hay làm chung
Nay gọi hỏi thăm bảo giải thể cả team còn giữ lại leader
Bên NVL có 1 team tôi hay làm chung
Nay gọi hỏi thăm bảo giải thể cả team còn giữ lại leader
Chịu khó qua được đoạn giảm nợ thì khỏe
Ok Bác, có gì hay Bác chia sẻ A/E học hỏi .
Bài viết đặc biệt: Bạn muốn chốt lời? “MÓN QUÀ THƯỢNG ĐẾ”
Gần đây chúng ta thấy, VN-Index đã đánh gục tất cả nhà đầu tư. Bạn có nghĩ đến cảnh ”Call thằng cha bán phở?”. Câu trả lời là không. Nhiều nhà đầu tư lớn cũng bất ngờ , Nhưng với mình là không. Vì sao vậy? (1) Mình chứng kiến mấy cú ”call” này rất nhiều, cực nhiều. Mình hiểu được bên trong dòng tiền và TTCK. Nhìn cách vận hành margin trên TTCK là hiểu được. Bở lý do đó, mới có dày đặc các bài viết xuyên suốt. Nhất là bài giải chấp diện rộng những ông chủ, cổ đông lớn.
(1) Một CP bình thường, giảm “một giai đoạn”, rồi mới khơi mào cho giải chấp, khi vào giải chấp thì giải chấp không được. Kết quả là giảm 15-20 cây FL. Đó là món quà thượng đế. Vì sao bình thường mình không hề đã động đến? Đó là vì nguyên tắc rất tự nhiên. Giải vì giải chấp thì hết giải chấp giá sẽ hồi. Giải chấp xong ai bán cho bạn nữa?
(2) Bạn sẽ sai lầm ở chỗ “Bán lúa non”, thành ra mình mới có bài viết: Giá CP 100 khi giảm về 10, hồi phục về 20 thì người lãi 100%, người mới hồi lỗ được 10%. Đó là sự khác biệt. Ví dụ như PDR giá bắt đầu giảm là 50, giảm 7% là 3.500 đồng, tổng giá giảm là 77.6%. Vậy khi giá hồi phục là 3.500 đồng là 30%. Nhưng thật chất giá chỉ hồi phục được 7%. 11 cái 30% trên mới hồi phục hoàn toàn. Từ đây bạn đã hiểu được là chốt hàng quá non nớt, vậy thôi.
(3) Thật ra giá CP bình thường nó sẽ không giảm đến thế. Giờ giải chấp xong rồi nó sẽ hồi phục thôi. Ngày hàng về là ngày mất hàng, vì ngày đó hàng có lời chốt lời mạnh, nhưng thật chất đó là ngày cơ hội.
(4) Chốt lời thế nào đọc ở cuối bài. Ở đây nhà đầu tư “mình nghĩ rất ngộ”, lời mà sợ? Ngay cả anh chị em trong “Hội nhà đầu tư chuyên nghiệp của mình” cũng vậy lời mà sợ thì đúng hài vãi. Đó là lý do giá CP hồi phục bạn chỉ ăn tiền lẻ. Rồi có người gửi tui mấy cái biên bản vớ vẩn, Ví dụ @ cơ quan điều tra với PDR?…?. Đó là một vụ án khác, họ mua đất công giá rẻ rồi bán cho PDR giá thị trường. PDR không có trách nhiệm gì trong vụ án đó, NK…mới là gây ra thiệt hại thì bồi thường cho nhà nước thôi. PDR cung cấp hồ sơ để xác minh chứ PDR có mua đất công giá rẻ đâu?
Nguyên lý đầu tư giá CP tăng thì mừng chứ sao phải sợ, rồi giá tăng sợ mất lời. Còn lâu mới “Lớn được”.
Vừa rồi, nhà đầu tư cực kỳ kinh nghiệm cũng không thể xác định được đáy VN-Index ở đâu. Vào ngày định mệnh 31/3/2020 mình lên Facebook nói tin xấu nhất đã ra là tin tốt. Câu thần chú “dòng tiền, dòng tiền và dòng tiền” được ra mắt từ đó. Đến ngày 15/11 vừa rồi mình có bài viết “TTCK sẽ tăng cực mạnh” đó là xác định dãy sự kiện ra mắt 👀 ra tay của chính phủ ai cũng biết. Nguyên lý là TTCK luôn đi trước một bước. “NGUYÊN TẮC Ở ĐÂY LÀ MUA TÀI SẢN GIÁ RẺ MẠT”. Không phải ai cũng nhìn ra vấn đề. Lúc đó đáy điếc gì nữa? Tiền tươi mà múc thôi, lá 🍁 nó nát hết rồi, nát thêm tí nữa có sao đâu?.
(1) Vậy khi VN-Index đi xuống kiểu sụp đổ, bạn sẽ không thấy đáy. Làm sao viết được đáy? Đó là lý do mình đưa ra định giá VN-Index 880 là mốc bắt đầu mua mạnh bất chấp ngày mai xảy ra cái gì. Bình thường bạn nghĩ là đáy? Thì cái đáy đó được xác nhận vào thứ 6 tuần rồi. Vâng đáy cách rốn một gang đó. Lúc đó người ta mới bắt đầu nhảy vào TT.
(2) Bây giờ VN-Index đi lên mạnh mẽ, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 16.000 tỷ đồng, bơm máu 🩸 vào TTCK cực mạnh. Tiền đổ vào mua tài sản rẻ mạt không ít, tiền sức mua margin tăng lên. Tiền người đứng ngoài sao chịu được?
(3) VẬY ĐÂU LÀ đỉnh? Những người hô chốt lời? Đó là dùng ý chí của mình để áp đặt lên VN-Index, tức là “đoán mò”. Đoán khi dòng tiền liên tục tăng lên? Kết quả là mất hàng mua lại giá cao hơn. VN-Index đang đi lên và bạn đoán đỉnh? Hội chứng sợ mất lời.
(4) Bạn thấy dòng tiền hiện cực mạnh. Sao nghĩ nó là đỉnh?. Đỉnh là một vùng phân phối, tạo mô hình đỉnh. Hoặc có sự kiện cực xấu. ĐỈNH LÀ QUA ĐỈNH MỚI BIẾT ĐỈNH. Vậy thôi.
Mình viết có gốc, ngọn cho nhà mình dễ hiểu. Những người đọc “cả quá trình” sẽ hiểu rất rõ ràng.
Khi bạn mở cái chuồng gà cho nó vào, vào con thứ nhất bạn đóng chuồng đem đi nhúng nước sôi? Tham quá….
Khi bạn mở cái chuồng gà cho nó vào, cứ để nó vào con thứ 1-2-3-4-7-9-10…Khi nào nó không vào nữa, mà bắt đầu đi ra. Thì sụp chuồng lại. 10 con gà bạn chỉ mất một con thôi.
Đó là do qua đỉnh, đã nhìn thấy đỉnh. Có gì đâu phải sợ? Cứ muốn ăn tươi nuốt sống người ta không àh.
Cộng đồng nhà đầu bây giờ máu và hung hãn “cực mạnh”. Đi kèm với đó cũng là phơi xác sau mỗi chặn đường. Mới đó chửi rủa khắp nơi. Giờ lại ngược lại hô khắp nơi. Để sống được trên TTCK này. Bạn phải có phương pháp đầu tư, không có phương pháp không đầu tư. Hãy mua sách tầm soát cổ phiếu về thực hành.
~~~~~~~~~~~~~~~
Đối với CP đầu cơ, hết chu kỳ thì chốt và mất 🐓. Đối với CP chiến lược thì hạ tỷ trọng để mua lại giá thấp hơn. Vậy thôi, con sóng hồi phục này, VN-Index cho bạn lời bao nhiêu thì vui vẻ mà nhận lấy. Đòi hỏi thì cũng không có đâu. Càng đòi hỏi thì càng mắc sai lầm.
Trong 23 năm đầu tư của mình. Chưa bao giờ chốt lời được đúng đỉnh một con sóng lớn. Mặc dù kinh nghiệm trận mạc khá dày. Bạn ở đó phơi xác ra nói đỉnh điếc. Thật ra những người ưa thích đoán mò vậy toàn thất bại.
Đợt call mạnh thằng cha bán phở này là chưa từng có tiền lệ. Đó là những CP giá hời mà bạn có được. Sẽ không có quay lại nữa đâu. 23 năm rồi mới thấy.
(1) Dòng tiền có thể là di chuyển giữa các CP, các nhóm với nhau. Trước khi tạo đỉnh, đừng quan tâm đỉnh khi nó chưa hình thành.
(2) Nhà đầu tư nước ngoài đang mua vào rất mạnh. Trong 3 phiên ròng hơn 6.500 tỷ, tiền bổ sung cho TTCK thì khó mà giảm. Nguyên lý vẫn là tăng, tích lũy tăng. NẾU NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỨ TIẾP TỤC MUA thì không biết chuyện gì xảy ra. Giá CP rẻ thế này họ gom cũng phải thôi.
(3) Ngay cả DC bán đưa tiền mặt lên 15%, giờ lại liên tục chuộc lại hàng. Gần đây thấy họ giao dịch như F0, hài vãi.
Nhiều quỹ đầu tư, liên tục hút ròng mạnh. Thì dòng tiền vẫn dồi dào. Nhà đầu tư cá nhân bán cho nước ngoài, tiền đó cũng mua lại thôi.
VN-Index có tạo đỉnh, thì sau khi chỉnh. Nó leo lên thử cái đỉnh lại trước khi giảm. Đó là lẽ thường tình, đó là hành động của đám đông luôn vậy 100 năm nay rồi. Có gì phải lo lắng đâu.
Chúc thành công - Cảm ơn bạn đã đọc
HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẦU TƯ CHO NGƯỜI CẦN. Xin cảm ơn
Note: Mình đã rất nhiệt huyết đóng góp cho cộng đồng nhà đầu tư. Nhưng giờ không mặn mà nữa. Facebook mình không hoan nghênh những người đã kích. Nếu nó không có chức năng chặn mình cũng không viết nữa đâu. ĐÃ ĐẦU TƯ LÀM ĂN THÌ PHẢI NGHIÊM TÚC. Tiền của các bạn mà, các bạn phải kiểm soát nó, không ai làm thay cho các bạn được. OK? Bộ môn cảm giác mạnh này có thể đưa gia đình bạn ly tán chỉ trong một nốt nhạc , Khi mình viết cuốn sách tầm soát cổ phiếu, ban đầu là mình nhất quyết không viết vì không thích, do có quá nhiều người nhắn đi nhắn lại hàng năm trời, hàng triệu nhà đầu tư gia nhập TTCK với vô vàng điều tào lao đang truyền tải đến nhà đầu tư lệch lạc đến kinh tởm, cũng vì dịch bị nhốt mới viết, còn không sách này không có ra đời đâu nhà mình. HÃY CỐ GẮNG THỰC HÀNH THẬT TỐT QUA HAI CHU KỲ TTCK. Bạn sẽ thành công. Chỉ biết nói vậy thôi. 1.500 về 900 là một bài học nhớ đời cho triệu nhà đầu tư. Cảm ơn
Nguồn : Trường mony
dạo này nghiên cứu sâu đó a
Phiên đi vào lịch sử Vn-Index tăng 4,22% , VN30 tăng 4,83% , chỉ đơn giản thị trường sập sâu quá thì bật mạnh , nhiều cổ phiếu chất lượng rẻ , lòng tham thắng sợ hãi , Uptrend thì chắc chưa.
Phái Sinh cũng trần cứng .
THỊ TRƯỜNG TẠO ĐÁY TRƯỚC NỀN KINH TẾ VĨ MÔ:
Cổ phiếu thường có xu hướng tạo đáy 3-6 tháng trước khi nền kinh tế tạo đáy.
Giai đoạn 1957 thị trường Mỹ tạo đáy sau 12 tháng từ đỉnh. So với các chỉ tiêu vĩ mô như GDP, Lương, Thu nhập các DN thì GDP tạo đáy sớm hơn .
Giai đoạn 1973, thị trường Mỹ tạo đáy 24 tháng từ đỉnh. So với các chỉ tiêu vĩ mô như GDP, Lương, Thu nhập các DN thì GDP tạo đáy sớm hơn .
Giai đoạn 1980, thị trường Mỹ tạo đáy sau 20 tháng từ đỉnh. Giai đoạn này GDP tạo đáy hình W và sớm hơn cả chứng khoán các chỉ tiêu vĩ mô như GDP, Lương, Thu nhập các DN thì GDP tạo đáy sớm hơn .
Giai đoạn khủng hoảng 2008 thị trường chứng khoán tạo đáy sau 23 tháng từ đỉnh 2007. Chứng khoán tạo đáy trước GDP & So với các chỉ tiêu vĩ mô như GDP, Lương, Thu nhập các DN thì GDP tạo đáy sớm hơn .
Tổng kết: Thị trường chứng khoán phản ánh trước nền kinh tế. Lợi nhuận tăng thì bảng lương tăng , chi tiêu nhiều GDP tăng …… Chứng khoán phản ánh kỳ vọng vì là chiết khấu tương lai về hiện tại.
nguồn : duydat
P/E VNI
a đánh giá thế nào về nhà đầu tư Trường Money
Kiến thức Bác Trường sâu , thực chiến đầy mình , xứng đáng 1 cao thủ .
Thị trường cứ phi A/E chốt nhiều chưa?
LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG KHỐI NGOẠI MUA RÒNG MẠNH 2 THÁNG QUA:
P-notes –mới nhưng không lạ:
Chứng chỉ tham gia đầu tư P-notes, là một dạng công cụ tài chính phái sinh được phát hành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài bởi các tổ chức đầu tư hoạt động ở các thị trường chứng khoán mới nổi.
Lý giải rằng việc nước ngoài mua ròng trong tháng 2 được cho là do dòng tiền P-notes được quản lý bởi các ngân hàng đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong bối cảnh dòng vốn ngoại từ ETF và các quỹ hiện hữu khá im ắng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Khối ngoại tập trung mua vào các cổ phiếu Bluechip nên tạo hiệu ứng tăng điểm cho các chỉ số.
Dựa trên một danh mục cổ phiếu (thường là những cổ phiếu lớn, có thanh khoản tốt, mang tính đại diện thị trường) đang nắm giữ, tổ chức tài chính hoạt động tại thị trường đó sẽ phát hành P-notes cho nhà đầu tư nước ngoài không muốn hoạt động hoặc không có điều kiện đầu tư trực tiếp vào thị trường đó. Phí quản lý P-notes thường dưới 1%, tùy theo mức độ rủi ro của các thị trường. Các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thường tính phí từ 1,5-2,5%.
Về ưu điểm của P-notes, đây là một dạng công cụ phái sinh nhưng lại hầu như không có những tính chất của các loại công cụ phái sinh khác như Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn hay Hợp đồng tương lai phổ thông nên nguy cơ tạo ra những biến động bất lợi khó dự báo từ công cụ này không lớn lắm. Ngoài ra, do P-notes dễ mua dễ bán, nên việc huy động vốn qua P-Notes trở nên dễ dàng hơn. Dòng vốn từ P-notes thường chỉ mang tính chất ngắn hạn, khó nắm bắt, nhưng có thể góp phần tạo thanh khoản cho thị trường, vì P-notes chỉ mua bán các cổ phiếu blue-chip.
Về nhược điểm, giao dịch của khối ngoại qua P-notes có quy mô quá lớn quá sẽ là nguy cơ tiềm ẩn cho thị trường, có thể tạo ra những cú sốc lớn.
P-notes đã xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian dài, nhưng thu hút sự chú ý của thị trường vào nửa cuối 2009 và 2010, đóng góp cho mức mua ròng kỷ lục hơn 15.250 tỷ đồng của khối ngoại trong năm 2010.
NHÌN LẠI THỊ TRƯỜNG TRONG QUÁ KHỨ:
Nhìn về bài học quá khứ để thấy hiện tại và dự đoán tương lai
Giai đoạn cuối 2009 đến 2010, khối ngoại mua ròng liên tục 15 tháng. Chỉ tính riêng trong năm 2010, khối ngoại đã mua ròng 15,250 tỷ đồng. Thời điểm đó các quỹ ETF chỉ đóng góp khoảng hơn 3,000 tỷ đồng trong tổng số 15,250 tỷ đồng mua ròng của khối ngoại trong năm 2010.
Trước đó sau giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến Vnindex rơi không phanh từ gần 1,180 điểm về 235 điểm và đến năm 2009 là giai đoạn bơm tiền mạnh đẩy chỉ số từ 235 điểm lên 632 điểm và rơi lại về 427 điểm cuối năm 2009. Đó là thời điểm dòng tiền từ P - Notes đổ bộ lần đầu vào TTCK Việt Nam.
Tổng kết: khoảng thời gian mua mạnh nhất của P - Notes thường kéo dài khoảng 1,5-2 tháng. Từ bức tranh vĩ mô Việt Nam kỳ vọng NHNN sẽ giảm lãi suất hỗ trợ sản xuất kinh doanh, những động thái hỗ trợ mới cho doanh nghiệp năm 2023. Và năm 2023 sẽ là vòng quay mới cho room tín dụng
nguồn : Không chỉ ETF, dòng vốn P-Notes mới cũng đang vào Việt Nam?