Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB: HOSE)
Cập nhật ĐHCĐ
Tại ĐHCĐ, VIB đặt kế hoạch LNTT năm 2022 đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, +31,1% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ +30% so với cùng kỳ và thu nhập phí tăng mạnh. Ngân hàng cũng đề xuất tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành thêm 35% cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ công nhân viên (ESOP). VIB có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất tại Việt Nam và triển vọng tăng trưởng hấp dẫn nhờ triển vọng dài hạn khả quan trong lĩnh vực cho vay mua nhà và ô tô, thẻ tín dụng và bancassurance. Tuy nhiên, mức tăng trưởng hấp dẫn này chủ yếu đã phản ánh vào giá cổ phiếu, VIB đang giao dịch với hệ số P/B và P/E 2022 lần lượt là 2,1x và 8,7x, so với mức trung bình của các ngân hang cùng hệ thống là 1,6x và 10,0x. Bên cạnh đó, chúng tôi có một số quan ngại về khả năng dự phòng tương đối thấp của VIB đối với các khoản dư nợ cho vay có vấn đề.
Các điểm chính
Lợi nhuận năm 2022 tăng trưởng mạnh. ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch LNTT năm 2022 là 10,5 nghìn tỷ đồng (+31,1% so với cùng kỳ) nhờ tăng trưởng tín dụng +30% và tăng trưởng tiền gửi +30%. Mặc dù hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp ban đầu thấp hơn nhiều so với mục tiêu, ngân hàng kỳ vọng hạn mức này sẽ dần được nâng lên trong năm khi điều kiện kinh tế cải thiện.
Các triển vọng tăng trưởng lợi nhuận chính trong năm 2022:
• Các sản phẩm chiến lược tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng chung. MyVIB 2.0, một ứng dụng ngân hàng di động không ngừng được cải tiến nhằm mục tiêu trở thành dịch vụ ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tại, ngân hàng có hơn 90% giao dịch được thực hiện thông qua MyVIB. Bên cạnh đó, VIB dự kiến thu nhập từ bancassurance sẽ tăng 40% so với cùng kỳ trong năm 2022 so với mức thấp trong năm 2021 (-3% so với cùng kỳ) do tác động của dịch Covid-19. Năm 2021, thu nhập phí từ dịch vụ thẻ và bancassurance lần lượt chiếm 7% và 8% tổng thu nhập hoạt động
• Tập trung vào AI, machine learning và big data để tối ưu hóa OPEX và nhanh chóng mở rộng tệp khách hàng. Hàng năm, VIB chi khoảng 6% -8% tổng thu nhập hoạt động (TOI) (so với các ngân hàng khác là khoảng 2-3% TOI) để phát triển và cải thiện nền tảng ngân hàng số (AI, machine learning và bid data). VIB đã đạt được một số thành công ban đầu với tổng 3,8 triệu khách hàng, tăng 200% kể từ năm 2016. So với các ngân hàng cùng hệ thống trong nước, VIB có nhiều khách hàng cá nhân hơn MSB và OCB nhưng ít hơn TPB. Ngân hàng kỳ vọng sẽ thu hút được 10 triệu khách hàng (gấp 2,6 lần) trong vòng 5 năm tới.
Phát hành thêm 35% cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ công nhân viên (ESOP). Sau đợt chia thưởng cổ phiếu 40%, VIB dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 21 nghìn tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm 35% cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cổ phiếu ESOP.
Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2022-2026. VIB đặt mục tiêu CASA đạt 30% (từ 16% trong năm 2021) trong năm 2026, nhờ sự phát triển của ứng dụng MyVIB 2.0, cũng như chương trình chi trả lương bằng tiền gửi của ngân hàng. Chúng tôi cho rằng đây là kế hoạch khá tham vọng vì mức cạnh tranh CASA rất gay gắt trong những năm gần đây. CAGR LNTT ước đạt 30%/năm trong giai đoạn 2022-2026. Để thúc đẩy mức tăng trưởng đầy tham vọng này, chúng tôi cho rằng nhu cầu vốn của VIB (cụ thể là vốn Cấp 1) sẽ duy trì ở mức cao trong dài hạn. Trong năm 2021, VIB đã cải thiện hệ số CAR lên 11,7% (từ 10,1% năm 2020) với việc phát hành trái phiếu Cấp 2 (2,5 nghìn tỷ đồng). Chúng tôi cho rằng ngân hàng có thể tận dụng môi trường lãi suất thấp để phát hành thêm vốn Cấp 2 trong năm 2022 nhằm duy trì hệ số CAR như năm 2021. Tuy nhiên, từ năm 2023 trở đi, ngân hàng có thể phải xem xét việc phát hành cổ phiếu mới để hỗ trợ bảng cân đối kế toán.
Cập nhật KQKD Q1/2022. Tăng trưởng tín dụng ước tính đạt 5% so với đầu năm và ngân hàng dự kiến sẽ đạt LNTT tối thiểu là 2 nghìn tỷ đồng, +11% so với cùng kỳ và hoàn thành 19% kế hoạch năm 2022
Tổng hợp
Mở tài khoản Ưu đãi, Hỗ trợ giao dịch, tư vấn bám sát
Liên hệ: 097.522.8813
ID người tư vấn: 6626- Trần Đình Quân