VIB Q2-2024 – LNTT giảm 29%, thấp hơn kỳ vọng; Sẽ đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp trong 2H2024

Cập nhật KQKD Q2-2024 của VIB: LNTT Q2-2024 giảm 29% YoY, yếu hơn so với kỳ vọng (-17% YoY) do thu hồi từ các khoản nợ đã xử lý yếu hơn kỳ vọng, trong khi CP hoạt động và CP dự phòng tăng nhẹ so với dự báo.

Tổng doanh thu Q2-2024 đạt 5 nghìn tỷ đồng, giảm 6% YoY, trong đó thu nhập lãi thuần giảm 10% YoY chủ yếu do:

  • NIM (theo quý) giảm mạnh 110 bps so với cùng kỳ và giảm 20 bps so với quý trước xuống 3,8%. Diễn biến này phù hợp với kỳ vọng khi (1) VIB đang phải đưa ra nhiều gói vay lãi suất ưu đãi để kích thích nhu cầu tín dụng của nhóm KH cá nhân trong bối cảnh cạnh tranh lãi suất trên thị trường gia tăng, (2) chuyển hướng sang đẩy mạnh cho vay KH doanh nghiệp. Tỷ lệ CASA cải thiện tích cực lên 14,9% (Q1: 13,4%) một phần nhờ đẩy mạnh cho vay KH doanh nghiệp trong 1H-2024 và lãi suất huy động tiếp tục ở mức thấp trong phần lớn thời gian của Q2.

  • Tăng trưởng tín dụng (TTTD) đang trên đà hồi phục với tốc độ +4,6%YTD (so với 0,5% của Q1), tương đương +18,5% YoY, nhờ sự chuyển hướng sang đẩy mạnh cho vay các KH doanh nghiệp (tăng trưởng 23% YTD). Trong khi đó, tốc độ phục hồi của tín dụng KH cá nhân vẫn còn hạn chế, tăng trưởng 1,2% YTD (Q1: 0,7%), phần lớn là do sản phẩm cho vay mua ô tô giảm 12% YTD. TTTD của cho vay mua BĐS mới chỉ cải thiện nhẹ lên 3,4% YTD từ mức 1,7% cuối Q1 do VIB bắt đầu triển khai nhiều ưu đãi về lãi suất (từ 5,9/6,9%/7,9% cố định trong 6T/12T/24T, và cho vay tái tài trợ từ 5,5%/6,5%/7,5%) đối với các loại hình BĐS như chung cư và nhà phố từ đầu Q2. Bên cạnh ưu đãi lãi suất, LTV có thể lên tới 85%, ân hạn nợ gốc lên tới 5 năm, và thời gian phê duyệt khoản vay cho các sản phẩm này cũng được rút ngắn xuống 8 tiếng.

TN ngoài lãi đạt 1,100 tỷ đồng tăng 14% YoY, dẫn dắt bởi thu nhập từ thu hồi nợ xấu đã xử lý (+77% YoY). Trong khi đó, Thu nhập phí dịch vụ giảm 6% YoY khi thu nhập từ hoạt động bancassurance và thanh toán lần lượt giảm giảm 29% YoY và 20% YoY, bù đắp bởi tăng trưởng phí từ thẻ tích cực (Tổng chi tiêu thẻ đạt 31 nghìn tỷ đồng, tăng 145% YoY).

CP trích lập dự phòng tăng 31% YoY lên 1,1 nghìn tỷ đồng, với tỷ lệ chi phí tín dụng đi ngang so với quý trước ở mức 0,4%. Về chất lượng tài sản, trong khi tỷ lệ nợ xấu (gồm cho vay các TCTD khác) đi ngang ở mức 2,4% chủ yếu ghi nhậm tăng ở nợ nhóm 4 và 5 trong khi nhóm 3 đã giảm 10% QoQ. Một số yếu tố khác có sự cải thiện như nợ nhóm 2 đã giảm 20% so với quý trước tương đương 2,8 nghìn tỷ và nợ xấu hình thành ròng giảm nhẹ 100 tỷ trong Q2. Với diễn biến chất lượng tài sản này, chúng tôi kỳ vọng áp lực trích lập dự phòng sẽ giảm trong nửa cuối năm.

LNTT lũy kế 6T-2024 đạt hơn 4,6 nghìn tỷ, giảm 18% YoY và hoàn thành 38% KH cả năm (12 nghìn tỷ đồng). ROE giảm về mức 21,8% (Q1-2024: 23,7%).

Diễn biến KQKD Q2 của VIB nhìn chung phù hợp với kỳ vọng trước đó về sự nhu cầu tín dụng bán lẻ còn yếu cùng xu hướng NIM. Mặc dù vậy, chúng tôi ghi nhận một số tín hiệu khả quan về chất lượng tài sản bao gồm: (1) Thu hồi nợ xấu đã xử lý đang trong xu hướng tăng (bình quân 250 tỷ/quý), dù còn chậm hơn kỳ vọng, (2) nợ nhóm 2 và nhóm 3 giảm trở lại sau khi tăng nhẹ vào quý trước, (3) nợ xấu hình thành ròng giảm nhẹ QoQ. Cùng với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực hơn trong nửa cuối năm nhờ kỳ vọng giảm áp lực chi phí tín dụng, chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA đối với VIB với giá mục tiêu là 23.800 đồng/cổ phiếu . Thông tin về lộ trình thoái vốn của cổ đông chiến lược CBA và sau đó là chọn lựa NĐT chiến lược mới cũng là một chất xúc tác trong trung hạn đối với cổ phiếu VIB trong thời gian tới, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có lộ trình cụ thể, và chúng tôi tin rằng diễn biến này sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thiện các thủ tục cần thiết.

Danh mục & Điểm mua bán chi tiết trong nhóm trong tường cá nhân.

Tốt tốt, bắt đầu phản ánh rồi đó, game tiếp tục ở Q3, Q4. Ngân hàng số 1 tăng trưởng đây rồi [Bài học] Từ thất bại cay đắng với QCG đến cơ hội hồi sinh với VHM và VIB

1 Likes