Việt Nam vào vai ngư ông trong Chiến tranh Thương mại Mỹ- Trung?

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG

ĐĂNG TRƯỚC 1 PHẦN ĐỂ SOẠN TOPIC KHÁC, SẼ CHỈNH SỬA VÀ VIẾT TIẾP TOPIC NÀY SAU

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ lâu nay luôn là một mối quan hệ phức tạp, tương hỗ và đầy tính lợi ích. Bên cạnh những quan hệ đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghệ và cả chính trị, hai cường quốc này luôn tồn tại những mâu thuẫn nghiêm trọng, khó có thể dung hòa.

Do đó, dù từng có nhiều giai đoạn có quan hệ kinh tế ‘nồng ấm’ với nhau, hai quốc gia này luôn có những nghi kỵ lẫn nhau, luôn cảnh giác về đối phương như một kẻ thù tiềm năng và cạnh tranh với nhau nhằm giành quyền bá chủ ở Thái Bình Dương, rộng hơn là cả thế giới.

Những sự kiện như chiến tranh thương mại, ‘dằn mặt’ nhau ở Biển Đông gần đây hay cuộc khủng hoảng ‘lãnh sự quán’ ra giữa hai nước là một tiến trình cạnh tranh tất yếu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể dẫn tới một trật tự kinh tế mới.

Lưu ý: Bài viết không phải mì ăn liền, cũng không nhắc đến những cổ phiếu có liên quan do không nhằm mục đích khuyến nghị!

Một chút lịch sử

Nối lại mối quan hệ

Dựa trên lợi ích chung và các toan tínhchiến lược, Mỹ và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ vào tháng 2 năm 1972 và tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979.

Lo sợ trước sự “bành trướng” của chủ nghĩa cộng sản, Mỹ có ý đồ chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa nhằm phân tán lực lượng, nên bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là một lựa chọn cấp thiết. Trong khi đó, chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1949 - 1972 đã có những điều chỉnh được coi là phù hợp với lợi ích mà Trung Quốc theo đuổi trong giai đoạn này.

Đặng Tiểu Bình được coi là một trong những người có công rất lớn trong việc bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ. Sau khi ổn định nội bộ và đấu tranh quyết liệt cho con đường cải cách. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình bắt tay vào thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa nhằm phát triển đất nước Trung Quốc.

image
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và Lãnh đạo tối cao của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình

Đặc điểm của chính sách đối ngoại Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình là “thực tế và thực dụng,” không xác định kẻ thù cụ thể, chống Liên Xô nhưng không từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội, gác lại những bất đồng để thúc đẩy hợp tác nhằm lợi dụng Mỹ phục vụ chiến lược hiện đại hóa Trung Quốc.

Giai đoạn này, Mỹ đang lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới 1973 - 1975, sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam, lại phải đối mặt với thế tấn công chiến lược trên toàn cầu của Liên Xô => Dù là một siêu cường, Mỹ cũng có nhu cầu
gác lại các mâu thuẫn về ý thức hệ với Trung Quốc để đối phó với Liên Xô, đồng thời chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa. => Đến năm 1971, Mỹ từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, công nhận vị trí của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

image
Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc và Tổng Thống Mỹ Richard Nixon

Quan hệ Mỹ-Trung đã từng nồng ấm thế nào?

Quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phát triển rất nhanh chóng kể từ khi hai nước chính thức bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao và ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào năm 1979. Kể từ đó đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Mỹ - Trung từ mức chỉ ở mức 5 tỷ USD vào năm 1980 đã tăng vọt lên mức 636 tỷ USD vào năm 2017.

Mỹ và Trung Quốc đã dần trở thành những đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Trong năm 2017, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc với giá trị lên tới 506 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2016.

Thị phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc tại Mỹ đã gia tăng liên tục, từ mức chỉ 8,2% vào năm 2000 đã tăng lên mức 21,6% vào năm 2017, duy trì là đối tác xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ kể từ năm 2007 đến nay.

Vào năm 1990, Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng 7,6% trong tổng lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ khu vực châu Á Thái Bình Dương nhưng tỷ lệ này đã tăng lên mức 55% vào năm 2017.


Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Trung Quốc và Mỹ

Trung Quốc hiện với vai trò “công xưởng thế giới” đã và đang là một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia Mỹ. Việc xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ tăng mạnh có nguyên nhân rất lớn từ sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất của các công ty đa quốc gia từ các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc trước kia sang Trung Quốc.

Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung

Nguyên nhân sâu xa- cuộc cạnh tranh quyền lực

Năm 1991, Bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô tan rã kéo theo sự kết thúc của trật tự thế giới hai cực tồn tại trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Lúc này Mỹ mặc nhiên trở thành siêu cường duy nhất, trật tự thế giới chuyển từ “hai cực” sang “nhất siêu, đa cường” với ưu thế vượt trội của Mỹ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học - công nghệ… => Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ là duy trì vị thế “lãnh đạo thế giới,” ngăn chặn bất cứ quốc gia nào có ý đồ vươn lên thách thức vai trò của Mỹ.

Tại Trung Quốc, thế hệ lãnh đạo thứ ba dần lui vào hậu trường nhường chỗ cho thế hệ
thứ tư của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Lúc này, Trung Quốc duy trì chiến lược tăng cường hợp tác, tranh thủ và tránh đối đầu với Mỹ vì thời kỳ này được đánh giá là có lợi cho Trung Quốc.

Hồ Cẩm Đào chủ trương tận dụng cơ hội Mỹ đang vướng vào cuộc chiến chống khủng bố và sa lầy tại Iraq và Afghanistan để Trung Quốc vươn lên, trở thành một cường quốc toàn cầu dưới tên gọi “trỗi dậy hòa bình”. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và trong nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức cao, bình quân 13 - 14%/năm giai đoạn 2003 - 2007. Dựa trên tiềm lực kinh tế, Trung Quốc không ngừng tăng cường hiện đại hóa quân đội với ngân sách cho quốc phòng chỉ xếp sau Mỹ.

=> Trước sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ nhận thấy không thể thi hành một chính sách kiềm chế Trung Quốc như trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh mà phải tăng cường can dự với Trung Quốc nhiều hơn nữa, gắn Trung Quốc chặt hơn vào trật tự thế giới do Mỹ chi phối. => Quan hệ Mỹ - Trung “tồn tại cả mặt hợp tác lẫn cạnh tranh”

Trong những năm đầu tiên của thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI, tình hình thế giới một mặt vừa hàm chứa các yếu tố phản ánh những xu thế vận động lớn của cục diện thế giới, mặt khác cũng nổi lên nhiều vấn đề lớn, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường, thậm chí mang tính đột biến. Thế giới tiếp tục vận động hướng tới cục diện “đa cực”. Trong khi sức mạnh của Mỹ và các nước Liên minh Châu Âu (EU) suy giảm tương đối thì các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ lại trỗi dậy mạnh mẽ, kéo theo quá trình chuyển dịch mạnh, trước tiên là sức mạnh kinh tế, từ Tây sang Đông, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ là trung tâm quyền lực mới của thế giới trong thế kỷ XXI.

Nguyên nhân trực tiếp- Mỹ tố Trung Quốc chơi không đẹp

Năm 2001, khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Mỹ tin rằng, Bắc Kinh sẽ hướng đến nền kinh tế thị trường, phi tập trung và tôn trọng các quy định của WTO.

Tuy nhiên, từ khi chính thức được kết nạp, những lời hứa đó trở thành vô nghĩa vì Trung Quốc đi theo hướng hoàn toàn khác của định chế WTO là tạo điều kiện cho thương mại giữa các nền kinh tế thị trường.

Nhờ đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng thời gian dài hàng chục năm được bảo hộ để tạo lập vị thế thống lĩnh tại thị trường nội địa, đồng thời có nhiều lợi thế hơn để tiến ra đầu tư ở nước ngoài.

Chính quyền ông Trump nhiều năm nay luôn chỉ trích WTO thất bại trong việc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các hoạt động thương mại không công bằng. Phía Mỹ cũng cho rằng không nên đối xử Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - như một quốc gia đang phát triển.

Đại diện Thương mại Mỹ cáo buộc WTO và Cơ quan phúc thẩm của mình phán xét Mỹ có lỗi trong 90% các tranh chấp trình lên tổ chức này trước đó. Theo ông Lighthizer, bằng cách này, Mỹ bị đối xử như “kẻ lạm dụng thương mại lớn nhất thế giới” trong khi thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc rất lớn.

Điều này cũng được xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi chỉ xuất khẩu 131 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 375 tỷ USD.

Theo dòng sự kiện

Ngày Sự kiện
06/07/2018 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu khi Mỹ áp thuế 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
07/07/2018 Trung Quốc trả đũa bằng cách áp thuế 25% đối với 545 mặt hàng (trị giá 34 tỷ USD) có nguồn gốc từ Mỹ
23/08/2018 Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
23/08/2018 Trung Quốc đáp trả bằng cách tiếp tục áp thêm thuế 25% đối với 16 tỷ USD hàng hóa của Mỹ
24/09/2018 Mỹ áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc
24/09/2018 Trung Quốc đáp trả bằng cách áp thuế lên hàng hóa đối với 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ
01/12/2018 Hoa Kỳ - Trung Quốc kêu gọi đình chiến tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina
10/05/2019 Sau khi đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc thất bại, Mỹ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc
15/05/2019 Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo đưa Huawei vào danh sách thực thể
31/05/2019 Trung Quốc công bố kế hoạch thành lập danh sách thực thể không đáng tin cậy của riêng mình
01/06/2019 Trung Quốc tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ
29/06/2019 Hoa Kỳ - Trung Quốc một lần nữa đình chiến thương mại, lần này là tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản
05/08/2019 Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách thao túng tiền tệ
13/08/2019 Hoa Kỳ thông báo rằng các khoản thuế đối với 45 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc đã bị trì hoãn hoặc bãi bỏ
23/08/2019 Trung Quốc công bố mức thuế dự kiến 5% và 10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa của Mỹ
01/09/2019 Thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá hơn 125 tỷ USD bắt đầu đi vào thi hành
11/09/2019 Mỹ đồng ý trì hoãn tăng thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc
15/12/2019 Mỹ tuyên bố sẽ trì hoãn kế hoạch tăng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc
15/01/2020 Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một
14/02/2020 Trung Quốc giảm một nửa thuế đối với 75 tỷ USD hàng hóa của Mỹ (thuế bắt đầu được áp từ năm 2019)
17/02/2020 Trung Quốc công bố đợt miễn thuế thương mại cho 79 sản phẩm của Mỹ
14/05/2020 Trung Quốc cho phép nhập khẩu lúa mạch và việt quất từ Mỹ
09/09/2020 Hàng chục mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ từ Trung Quốc được gia hạn thời gian miễn thuế
22/09/2020 Cơ quan hải quan Hoa Kỳ ban hành lệnh giữ lại cấm bông, quần áo, tóc giả và linh kiện máy tính từ bốn công ty Tân Cương
15/09/2020 Trung Quốc quyết định miễn thuế cho 16 sản phẩm của Mỹ thêm một năm
12/10/2020 Chính phủ Hoa Kỳ biết sẽ không bỏ lỡ thuế đối với các sản phẩm bông của Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) sản xuất
02/12/2020 Chính phủ Joe Biden đã cứu vãn các vấn đề Trung Quốc sẽ giữ nguyên
25/01/2021 Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã kêu gọi Trung Quốc giữ cam kết
15/07/2021 Hoa Kỳ tuyên bố không có ý định giảm thuế quan đối với hàng hóa cấp cao thường xuyên với Trung Quốc
17/04/2024 Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã xem xét lại chính sách về vấn đề nhân quyền
20/04/2024 USTR khởi xướng một cuộc điều tra về các hành vi cưỡng bức lao động của Trung Quốc
24/04/2024 Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với propionic nhập khẩu từ Hoa Kỳ
15/05/2024 Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden công bố mức thuế 100% đối với ô tô điện do Trung Quốc sản xuất.

Việt Nam vào vai ngư ông

Tham khảo

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(90) - 2015

2 Likes

Công ty hưởng lợi lớn khi Trump thắng cử

1 Likes
1 Likes

SZE thanh khoản kém quá bác

Giai đoạn tích lũy, đang bị đè giá gom hàng nên thanh khoản thấp, vì giá rẻ quá nên ít người chịu bán

1 Likes

tới lúc nhà đầu tư quan tâm thì giá đã khác nhỉ

1 Likes

Ngoài ra, SZE quản lý khai thác nghĩa trang nhân dân Tp. Biên Hòa là 1 nghĩa trang rất lớn ở Đồng Nai.
SZE có dịch vụ vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, hỏa táng, mai táng, xây mộ; Đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác nghĩa trang

1 Likes

siêu cổ nhà Sonadezi nhỉ