VLC cp thịt bò tiềm năng quý 3 va 4

Ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng (room tín dụng) năm 2022 thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, mức tăng 1,5-2% room tín dụng tương đương với 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế.

Ông Tú cho biết, đây là dư địa khá lớn cho các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng là một trong những chính sách để khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay.

Sau động thái nới room tín dụng của nhà điều hành, lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng đã không ngừng tăng lên tại các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có lãi suất tăng mạnh trong tháng 12 có thể kể đến như: ABBank tăng 2,7%/năm, Bac A Bank tăng 1,6%/năm, DongA Bank tăng 1,55%, Sacombank tăng 1,5%/năm… Hiện, lãi suất theo niêm yết tại Bac A Bank là 9,8%/năm, DongA Bank 9,85%/năm…

Nới room tín dụng, lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng nóng hơn 12%/năm - Ảnh 1.

Nới room tín dụng, lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng nóng hơn 12%/năm

Theo biểu lãi chính thức, mức lãi suất ngân hàng cao nhất ghi nhận được tại ABBank là 11,5%/năm. Lãi suất này được ABBank áp dụng cho 1 khoản tiền gửi nhất định kỳ hạn 13 tháng.

Saigonbank xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng lãi suất, với mức 10,5%/năm. Mặc dù niêm yết lãi suất rất cao nhưng Saigonbank không có yêu cầu đi kèm về số tiền tối thiểu. Khách hàng gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 13 tháng với mọi hạn mức tiền gửi đều sẽ được hưởng lãi suất 10,5%/năm. Các kỳ hạn 12, 18, 24, 36 tháng được trả lãi 10% năm.

SCB đang áp dụng lãi suất khá cao là 9,95%/năm, áp dụng với mọi khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng.

Tuy nhiên, đây chỉ là lãi trên biểu niêm yết chính thức, còn cách xa so với lãi thỏa thuận tại quầy của nhiều nhà băng. Ngân hàng NCB trả lãi cao nhất 12,25%/ năm, cho kỳ hạn từ 12 tháng. Kỳ hạn 10 tháng cũng được trả lãi lên tới 12,15%. Mức lãi này cao hơn nhiều lần lãi suất niêm yết, chỉ 9,2 - 9,35%/ năm. Tuy nhiên, mức lãi này áp dụng cho khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.

NCB trả lãi thỏa thuận hơn 11%/năm cho khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng.

Mức lãi thỏa thuận trên 11%/năm cũng đang được các ngân hàng như VPBank, BanVietBank, SHB, Kienlongbank, MSB, Pvcombank. Dịp cuối năm, các nhà băng còn tặng thêm quà cho người gửi tiết kiệm: Đồ gia dụng, lịch, phiếu mua hàng…

Trong tất cả các kỳ hạn, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng trở lên cạnh tranh khá mạnh giữa các nhà băng. So với mức lãi suất trần dưới 6 tháng ở mức 6%/năm, lãi suất từ 6 tháng trở lên đã cao hơn từ 3 - 4%/năm. Cuộc đua lãi suất bắt đầu từ tháng 9, đầu tháng 10, vào thời điểm này, lãi suất từ 6 tháng trở lên quanh mức 7 - 7,5%/năm. Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng lãi suất từ kỳ hạn 6 tháng đã tăng khoảng 1 - 2%/năm.

Theo các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu cho vay và nhu cầu tiền mặt chi tiêu tăng cao cuối năm, các ngân hàng sẽ phải tăng cường huy động vốn mạnh hơn nữa. Theo đó, lãi suất tiết kiệm chưa thể hạ nhiệt sớm mà còn có thể tăng tiếp thời gian tới.ghf

thanh khoản hết

ổn

thanh khoản ổn định

Trong báo cáo tháng 11 mới công bố, Dragon Capital cho rằng thị trường trải qua tháng 11 đầy biến động với áp lực bán giải chấp chéo đến từ cổ phiếu nhóm bất động sản là nguyên nhân chính. Giá nhiều cổ phiếu bất động sản như NVL, PDR, HPX giảm sàn nhiều phiên liên tiếp với thanh khoản thấp, phản ánh rủi ro đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp trên. Đặc biệt, khi các CTCK không thể giải chấp các cổ phiếu bất động sản này, họ đã thực hiện bán các cổ phiếu khác trong danh mục của khách hàng để thu hồi nợ. Đồng thời, các quỹ trái phiếu cũng chịu áp lực rút vốn mạnh, dẫn tới lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp chạm ngưỡng 30 – 40%.

Dù vậy, sau đó, lực mua mạnh đến từ khối ngoại tạo nên đà phục hồi ấn tượng. Các quỹ đầu tư chủ động đã giải ngân lượng tiền mặt dự trữ cùng sự hậu thuẫn bởi nguồn tiền mới từ các quỹ ETF. Đồng thời, các công ty BĐS gặp khó khăn bắt đầu tìm ra giải pháp để cơ cấu lại các khoản nợ và huy động được nguồn vốn mới. Chính phủ cân nhắc sửa đổi Nghị định 65 về phát hành trái phiếu mới và khả năng tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy định mới về việc một số loại giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành có thể đăng ký và sử dụng trong hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước. Nhờ đó, thị trường trái phiếu đã bắt đầu được cải thiện, lợi suất ổn định ở vùng 18-20%. Việc Chính phủ đã thảo luận và đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện thanh khoản thị trường cũng giúp nhà đầu tư trong nước cũng tích cực tham gia vào xu hướng phục hồi của thị trường.

“Hiện, có khả năng đỉnh điểm của sự bi quan đã qua khi Chính phủ sẽ đưa ra các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, áp lực bán giải chấp giảm mạnh, và Trung Quốc sắp mở cửa trở lại”, Dragon Capital lạc quan cho biết.

Tuy nhiên, tâm lý chung vẫn tương đối thận trọng khi thị trường bất động sản vẫn gặp khó khăn và rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng. Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam cho thấy tăng trưởng bắt đầu chậm lại, phần lớn đến từ hoạt động xuất khẩu. Lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngay cả khi áp lực tăng giá của đồng USD có những dấu hiệu lắng xuống. Từ đó, Dragon Capital đã điều chỉnh dự phóng lợi nhuận cho năm 2023, song vẫn nhìn thấy cơ hội để lựa chọn cổ phiếu của doanh nghiệp vượt qua suy thoái.

Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp - Ảnh 1.

Nguồn: Dragon Capital

Về định giá, chỉ số PE dự phóng chỉ ở mức 9,4 lần, thấp hơn đáng kể so với các thị trường trong khu vực. Định giá này sẽ là cơ sở vững chắc để thị trường tăng trở lại khi sự hoảng loạn qua đi và các áp lực suy thoái đã giảm bớt.

Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp - Ảnh 2.

Nguồn: Dragon Capital

Về tình hình vĩ mô, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phục hồi một cách ấn tượng. Doanh số bán lẻ đạt 21,4 tỷ USD tương ứng với mức tăng 17,5% đồng thời lạm phát được kiểm soát tốt, chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đạt 597 nghìn, tăng 23% so với tháng trước và du khách trong nước đạt 4,5 triệu lượt, đưa số lượng khách du lịch nội địa trong 11 tháng đạt 96,3 triệu lượt và cao hơn cả năm 2019 (mức trước dịch). Tuy nhiên, Dragon Capital nhận thấy bắt đầu có những tín hiệu rõ ràng hơn về việc tác động của thị trường thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam. Sản xuất công nghiệp tăng 5,3% nhưng số lượng đơn hàng mới giảm. PMI giảm còn 47,4.

Tuy nhiên, vấn đề này phần lớn diễn ra tại các khu vực kinh tế thâm dụng lao động, và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Tổng vốn FDI giải ngân trong 11 tháng đầu năm ghi nhận mức cao kỷ lục, ước đạt 19,7 tỷ USD, đặc biệt là sự kiện Việt Nam - Hàn Quốc nâng cấp quan hệ lên thành “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.

Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp - Ảnh 3.

Nguồn: Dragon Capital

Dòng tiền bắt đầu chuyển từ USD sang các loại tài sản rủi ro hơn như thị trường hàng hóa hoặc các thị trường mới nổi/ cận biên, mà minh chứng là việc một lượng lớn vốn ngoại đã đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 11. Với các yếu tố bên ngoài tích cực cùng tình hình vĩ mô ổn định, VND đã có sự hồi phục nhanh chóng với mức tăng 4,4%, từ đó thu hẹp đà mất giá so với USD về mức 4% tính từ với đầu năm. Ngoài lượng tiền đầu tư vào cổ phiếu, các dòng vốn vào các thương vụ mua bán sáp nhập, giải ngân FDI và thặng dư xuất nhập khẩu vẫn đang hỗ trợ cho tiền Đồng trong dài hạn. Dragon Capital cho rằng điều này giúp Ngân hàng Nhà nước sẽ có rất nhiều dư địa để tập trung vào các mục tiêu khác, khi mà vấn đề về tỷ giá đã được kiểm soát.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục đưa ra những thông điệp trong suốt tháng 11 về việc khơi thông vốn cho thị trường. Hiện tại có một vài đề xuất hướng giải quyết trong ngắn hạn: nâng hạn mức tín dụng lên thêm 1,5% đến 2% và sửa đổi Nghị định 65 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Về mặt dài hạn, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ban ngành cần ban hành một Nghị định để điều chỉnh các nghị định liên quan đối với thị trường cổ phiếu, chứng khoán và bất động sản. Các biện pháp trên, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư công đang được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết vấn đề thanh khoản trong nước và tạo nền tảng ổn định để duy trì đà tăng trưởng vững chắc trong dài hạn.ff


cxc

rong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2022 được công bố mới đây, ADB đánh giá, nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,6% trong năm 2023. Trong khi đó, báo cáo hồi tháng 9 của ADB đã dự báo nền kinh tế khu vực này dự kiến tang trưởng 43% cho năm 2022 và 4,9% vào năm 2023.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu và trong khu vực, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine cũng như và các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc đang làm chậm quá trình phục hồi của châu Á đang phát triển sau đại dịch COVID-19.

Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB, ông Albert Park, nhận định: “Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng các điều kiện toàn cầu đang xấu đi có nghĩa là đà phục hồi sẽ chững lại khi chúng ta bước sang năm mới. Các chính phủ sẽ cần hợp tác chặt chẽ hơn để vượt qua những thách thức kéo dài của COVID-19, chống lại tác động của giá lương thực và năng lượng cao, đặc biệt là đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương, và bảo đảm sự phục hồi kinh tế toàn diện và bao trùm.”

ADB đã hạ dự báo lạm phát ở châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương từ 4,5% xuống còn 4,4% trong năm nay. Tuy nhiên, ngân hàng đã nâng dự báo cho năm sau từ 4,0% lên 4,2%, do áp lực lạm phát kéo dài từ giá năng lượng và thực phẩm.

Đối với khu vực Đông Nam Á, ADB dự báo tăng trưởng của khu vực này trong năm 2022 đã được nâng từ mức 5,1% lên 5,5%, trong bối cảnh tiêu dùng và du lịch phục hồi mạnh mẽ ở Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á trong năm tới giảm từ 5% xuống còn 4,7% do nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, nhưng rủi ro đối với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng. ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm nay. Dự báo lạm phát năm 2022 được điều chỉnh xuống còn 3,5%.

Tuy thương mại tiếp tục tăng trưởng, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm. Vì vậy, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 được điều chỉnh xuống còn 6,3% do các đối tác thương mại lớn suy yếu.

Bên cạnh Việt Nam, ADB cũng đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2023 của các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, dự báo tăng trưởng kinh tế của Malaysia hạ từ mức 4,7% xuống mức 4,3% do điều kiện toàn cầu bị ảnh hưởng. Tương tự, ADB cũng hạ dự báo tăng trưởng 2023 cho Singapore, Thái Lan và Indonesia ở mức lần lượt là 2,3%, 4,2% và 4,8%.sđa

Fed tăng lãi suất lần thứ bảy trong năm 2022

TTXVN - Bản tin | Khoảng 2 tiếng

Chia sẻĐăng lạiBình luận (9)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã củng cố chiến dịch chống lạm phát của họ với quyết định tăng lãi suất lần thứ bảy trong năm 2022 và báo hiệu sẽ có thêm các đợt tăng sau đó.

Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Washington, DC. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tuy nhiên, tại cuộc họp chính sách ngày 14/12, Fed đã công bố đợt tăng lãi suất quy mô nhỏ hơn so với bốn cuộc họp trước đây, giữa lúc lạm phát của Mỹ đang có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Cụ thể, tại cuộc họp mới nhất vừa diễn ra, Fed đã quyết định tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, đưa lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2007 là 4,25-4,5%, trong bối cảnh các quyết sách của ngân hàng này đang ngày càng tác động lớn đến nền kinh tế số 1 thế giới. Tuy nhiên, các quan chức của Fed vẫn báo hiệu rằng cuộc chiến của họ nhằm kiềm chế lạm phát và giảm tốc nền kinh tế vẫn chưa kết thúc.

Mặc dù mức tăng lãi suất lần này thấp hơn so với mức tăng 0,75 điểm phần trăm tại cuộc họp trước đó, nhưng động thái mới nhất sẽ làm tăng thêm chi phí của nhiều khoản vay tiêu dùng và kinh doanh cũng như gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan thiết lập chính sách của Fed cho biết, việc tăng lãi suất liên tục trong phạm vi mục tiêu là phù hợp để duy trì lập trường kiềm chế lạm phát. FOMC dự báo rằng lãi suất ngắn hạn chủ chốt của họ sẽ đạt mức từ 5-5,25% vào cuối năm 2023. Điều đó cho thấy rằng Fed đã sẵn sàng tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm và duy trì mức lãi suất đó tới cuối năm 2023.

Cùng ngày, các nhà hoạch định chính sách Fed cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm tới xuống 0,5%, một mức vừa đủ để tránh được sự suy giảm, đồng thời cho rằng lạm phát sẽ tăng cao hơn dự đoán.

Tính từ đầu năm đến nay, Fed đã tăng lãi suất bảy lần trong nỗ lực giảm bớt nhu cầu và kiềm chế lạm phát leo thang, với các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất như nhà ở đã “lao đao” vì chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng này.

Các quan chức Fed đang cố gắng cân bằng giữa những dấu hiệu tích cực về việc lạm phát đang chậm lại với những lo ngại về một nền kinh tế mạnh sẽ thúc đẩy lạm phát tăng cao hơn.

Theo số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 13/12, tỷ lệ lạm phát hàng năm được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm xuống 7,1% trong tháng 11/2022, từ mức 7,7% trong tháng 10. Mặc dù tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống dưới mức cao nhất là 9,1% vào tháng 6, nhưng vẫn đang cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Với tỷ lệ lạm phát vẫn đang ở mức cao, các quan chức Fed đã miễn cưỡng giảm bớt tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế vẫn lo ngại rằng sự kết hợp giữa lãi suất cao hơn, tăng trưởng chậm lại ở nước ngoài và những tác động chưa thể hiện của việc tăng lãi suất sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái nếu Fed không giảm bớt áp lực lên nền kinh tế./.kl

xúc

Ngày 15/12/2022, Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức Hội nghị bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước hôm nay đã có chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng đều phải giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

‘‘Đây là chỉ đạo chứ không phải kêu gọi. Tinh thần tiết giảm chi phí, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp là chỉ đạo của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước. Còn ngân hàng nào khó khăn không làm được thì báo cáo NHNN để chúng tôi có biện pháp hỗ trợ’’, ông Tú nhấn mạnh.

Theo Phó Thống đốc, ngân hàng nào khó khăn về thanh khoản thì NHNN sẽ có giải pháp hỗ trợ thông qua các công cụ như OMO, cho vay tái cấp vốn, Swap ngoại tệ.

‘‘Tất nhiên, giảm lãi suất không thể để các ngân hàng rơi vào tình trạng suy yếu về mặt năng lực tài chính, giảm lãi suất để các ngân hàng lỗ và tạo ra bất cập về cơ chế điều hành chung. Nhưng ngược lại, không thể để lãi suất tăng đến mức gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân… Giảm lãi suất quan trọng nhất là cắt giảm chi phí hoạt động và lợi nhuận, và cổ đông phải chia sẻ’’, ông Tú nói thêm.

Tại hội nghị, Hiệp hội Ngân hàng cũng cho biết đã tổ chức cuộc họp để kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất) ổn định mặt bằng lãi suất huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong những tháng cuối năm, trên cơ sở đó tiết giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.

Hiệp hội Ngân hàng cũng đã có Công văn số 454/HHNH-PLNV ngày 09/12/2022 báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả cuộc họp và kiến nghị Thống đốc một số giải pháp hỗ trợ các NHTM liên quan đến hỗ trợ thanh khoản từ nay đến hết Tết nguyên đán 2023, đồng thời thống nhất mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất).

Về lãi suất cho vay, theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đến nay, đã có 16 ngân hàng đã cam kết giảm tiền lãi với số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng, với mức lãi suất giảm từ 0,5% - 3%/năm *.*n

Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2002, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 547 USD, xếp thứ 160/195 trên thế giới. Đến năm 2021, GDP bình quân của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 3.743 USD, xếp thứ 124 trên thế giới.

Như vậy, Việt Nam đã nhảy 36 bậc trong bảng xếp hạng GDP bình quân trên thế giới giai đoạn 2002-2021. Cùng với đó, GDP bình quân của Việt Nam đã tăng 6,8 lần trong giai đoạn 2002-2021.

20 năm trước, GDP bình quân Việt Nam đứng thứ 160/195 trên thế giới, nay nhảy bao nhiêu bậc? - Ảnh 1.

GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2021 và dự báo năm 2022 theo IMF. Nguồn: IMF.

Năm 2022, IMF đã đưa ra dự báo GDP bình quân cho các nước trên thế giới. Trong đó, GDP bình quân Việt Nam năm 2022 được dự báo đạt khoảng 4.163 USD, xếp thứ 117 trên thế giới. Với dự báo của IMF, GDP bình quân Việt Nam năm 2022 sẽ nhảy 7 bậc so với năm 2021 và 43 bậc so với năm 2002 trên quy mô thế giới.

Xét riêng các nước trong khối ASEAN, năm 2022, Singapore là nước có dự báo GDP bình quân cao nhất trong khối ASEAN, đạt khoảng 79.426 USD, xếp thứ 6 trên thế giới. Brunei được dự báo GDP bình quân đạt khoảng 42.939 USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN và thứ 23 trên thế giới.

20 năm trước, GDP bình quân Việt Nam đứng thứ 160/195 trên thế giới, nay nhảy bao nhiêu bậc? - Ảnh 2.

GDP bình quân các nước trong khối ASEAN năm 2022 theo dự báo của IMF. Nguồn: IMF.

Cùng với đó, Malaysia được dự báo GDP bình quân đạt khoảng 13.708 USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và thứ 66 trên thế giới. Thái Lan được dự báo GDP bình quân xếp thứ 4 trong khối ASEAN và thứ 87 trên thế giới, đạt khoảng 7.630 USD vào năm 2022.

GDP bình quân của Indonesia được dự báo đạt khoảng 4.691 USD, xếp thứ 5 trong khối ASEAN và thứ 112 trên thế giới. Với Việt Nam, GDP bình quân được IMF dự báo xếp thứ 6 trong khối ASEAN, xếp trên Phlippines, Lào, Campuchia và Myanmar.

Phlippines, Lào, Campuchia và Myanmar được dự báo GDP bình quân đạt lần lượt là 3.597 USD; 2.172 USD; 1.771 USD và 1.104 USD trong năm 2022.đ

vlc vẫn đi ngang

CÓ SỮA DỪA THƠM NGON, TIẾP SỨC CON HỌC HỎI

⚡ Giờ tự học năng lượng và hào hứng sao có thể thể thiếu người bạn đồng hành Sữa tươi tiệt trùng hương dừa Mộc Châu Milk!

😋 Hương vị thơm ngon độc đáo kết hợp nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ Thiên Đường Sữa Mộc Châu, Sữa tươi tiệt trùng hương dừa tiếp sức cùng bé trên hành trình học hỏi đầy say mê.

💕 Bố mẹ đừng quên thưởng cho bé hộp Sữa tiệt trùng hương dừa thơm ngon béo ngậy sau mỗi giờ chăm tự học nhé!

🛒 Mua ngay tại: https://shopee.vn/mocchau_milk

#ThienDuongSuaMocChau #MocChauMilk #SuaTuoiTietTrungHuongDua #NgonViSuaMocChau #ThomHuongDuaDocDao

Xem bản d

phải chờ

Nhấn mạnh thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn, song Ủy ban Chứng khoán cũng đề cập tới nhiều khó khăn, thách thức sẽ đối mặt trong thời gian tới.

Biến động chủ yếu xuất phát từ tâm lý thận trọng

Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế lần thứ 5 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì sáng nay (17/12), lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 đã trải qua nhiều biến động. Xu hướng giảm điểm của thị trường bắt đầu từ tháng 4, trong đó đan xen những nhịp phục hồi vào tháng 5 và tháng 8 và cuối tháng 11 đến nay.

Tính đến ngày 30/11, chỉ số VN-Index đạt 1048,42 điểm, giảm 30% so với cuối năm 2021. Thanh khoản thị trường cũng có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn này, với giá trị giao dịch bình quân giảm từ 26.299 tỷ đồng/phiên trong tháng 4 xuống còn 13.017 tỷ đồng/phiên trong tháng 11.

Tính chung 11 tháng năm nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 20.556 tỷ đồng/phiên, giảm 22,7% so với bình quân năm 2021.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ ra một số tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán thời gian tới (Ảnh: IT).

“Những biến động trên thị trường chứng khoán nêu trên chủ yếu xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế - chính trị thế giới”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định.

Mặc dù năm 2022 còn nhiều khó khăn với xu hướng giảm điểm, song lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán cũng chỉ ra một loạt những yếu tố tích cực có thể ảnh hưởng đến thị trường năm 2023.

Trước hết, theo cơ quan này, tình hình lạm phát Mỹ đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong một vài tháng vừa qua, Fed được kỳ vọng sẽ điều chỉnh giảm cường độ tăng lãi suất. Áp lực tỷ giá trong nước theo đó cũng sẽ giảm dần. “Đây sẽ là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhận định.

Ngoài ra, dịch bệnh được kiểm soát tốt, các yếu tố nền tảng vĩ mô và cân đối lớn cơ bản được giữ vững, trong tầm kiểm soát, các hoạt động kinh tế, tiêu dùng nội địa và du lịch quốc tế dần được khôi phục. Hoạt động doanh nghiệp dù khó khăn hơn trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới nhưng vẫn khả quan.

Nhiều tổ chức quốc tế vẫn đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á của IMF (tháng 10/2022) dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam cao nhất trong ASEAN, đạt 7% trong năm 2022 và 6,2% trong năm 2023.

Cũng theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán, chỉ số P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện ở mức 11,3 và được đánh giá là hấp dẫn, thấp hơn so với hầu hết thị trường khác trên thế giới.

“Tất cả yếu tố trên cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhận định.

Tuy nhiên, đại diện cơ quan này cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường nói riêng trong thời gian tới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

“Nếu lãi suất huy động tiếp tục gia tăng như trong giai đoạn vừa qua thì dòng tiền sẽ tiếp tục quay trở lại hệ thống ngân hàng, đồng thời gây áp lực đến lãi suất cho vay, ảnh hưởng tới chi phí vốn vay của doanh nghiệp trong nước; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới có thể khó khăn hơn”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhận diện khó khăn.

Ngoài ra, việc lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, lãi suất gia tăng trong thời gian qua và triển vọng kinh tế tăng trưởng chậm lại của một số nền kinh tế lớn sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu của người dân các nước này sụt giảm, nhất là tại các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Mỹ, EU.

Điều này, theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, do vậy cũng có thể chậm lại trong thời gian tới. Bên cạnh đó, xung đột địa chính trị trên thế giới tiếp tục kéo dài, tiềm ẩn tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.

Loạt giải pháp để thị trường phát triển lành mạnh, bền vững hơn

Tại Diễn đàn Kinh tế, đại diện Ủy ban Chứng khoán Việt Nam cũng đưa ra một loạt các giải pháp để thị trường phát triển lành mạnh, bền vững hơn.

Thứ nhất, về hoàn thiện khung pháp lý và thể chế, Ủy ban cho biết đang rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn nhằm khắc phục ngay những bất cập, vướng mắc, từ đó khôi phục niềm tin của thị trường.

Thứ hai, về công tác giám sát, thanh tra trên thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, sẽ nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tuyến giám sát, trong đó coi trọng tuyến giám sát thứ nhất là các công ty chứng khoán là cần thiết nhằm bảo đảm một thị trường vận hành minh bạch, hiệu quả.

Theo đó, UBCKNN sẽ tăng cường giám sát các công ty chứng khoán thực hiện đúng và đầy đủ vai trò là chủ thể giám sát tuyến đầu theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn để kịp thời ngăn ngừa và phát hiện sớm các vi phạm trên thị trường.

Ủy ban cũng cho biết sẽ có những cảnh báo sớm đối với nhà đầu tư về các rủi ro (nếu có) của thị trường, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Thứ ba, về hoạt động tổ chức thị trường, cơ quan này khẳng định, sẽ đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX nhằm tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới và bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn, hiệu quả.

Đồng thời, UBCKNN cho biết đang chỉ đạo các bên liên quan chuẩn bị nền tảng giao dịch TPDN chào bán riêng lẻ nhằm phát triển một thị trường giao dịch TPDN thứ cấp minh bạch, an toàn; tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 sẽ diễn ra vào hôm nay (17/12) với chủ đề: “Kinh tế Việt Nam năm 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”.

Quy mô diễn đàn gồm một phiên toàn thể do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đại diện lãnh đạo Quốc hội đồng chủ trì tổ chức vào buổi chiều cùng ngày.

*Còn 4 chuyên đề với các trọng tâm khác nhau sẽ diễn ra trong buổi sáng với các chủ đề gồm: Kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng kinh tế mới; Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; Đẩy nhanh tháo gỡ những điểm nghẽn về đầu tư công và nút thắt về vốn cho doanh nghiệp; Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi và việc làm gắn với phát triển kinh tế năm 2023.*z

Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, thế giới đang đứng trước những thách thức lớn bởi tác động nhiều chiều từ hậu quả của đại dịch Covid-19; căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự tiếp tục diễn biến phức tạp; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia; các vấn đề an ninh phi truyền thống và biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp và gay gắt…

Trong bối cảnh đó, năm 2022, kinh tế Việt Nam mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có

“Việc kinh tế Việt Nam năm 2022 không bị suy thoái trong đại dịch và phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ đã khẳng định được nội lực và khả năng chống chịu khá tốt của nền kinh tế”, ông Tuấn Anh cho biết.

Theo đó, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4% , cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 11 tháng tăng 8,6%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,9%; tiêu dùng trong nước tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 11 tháng đầu năm 2022 tăng tới 17,5% … Bên cạnh đó, tổng thu ngân sách đến hết tháng 11/2022 đã vượt 16,1% dự toán và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

“Những chỉ số này cho thấy tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, khu vực doanh nghiệp đã phản ứng hiệu quả trước các cơ hội mở ra sau đại dịch và nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh cho thấy niềm tin vững chắc của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng kinh tế Việt Nam trong những năm tới”, Trưởng ban Kinh tế Trug ương nhận định

Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức với nền kinh tế. Cụ thể, sự suy yếu nhanh chóng của tổng cầu thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp lên các đơn hàng sản xuất trong nước; chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) lần đầu tiên chỉ đạt 47,4 điểm , giảm dưới ngưỡng trung bình 50 điểm sau 13 tháng liên tiếp ở mức cao. Hệ lụy là ở một số lĩnh vực người lao động đã bị mất việc làm.

So với cùng kỳ 2021, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp khai khoáng tháng 11/2022 giảm 10%, ngành sản xuất giường tủ bàn ghế giảm 6,2% …Cán cân thương mại dịch vụ vẫn đang bị mất cân đối ngày càng lớn.

Tỷ giá và lãi suất trong mấy tháng gần đây có những bước tăng đột biến phản ánh mức độ căng thẳng thanh khoản trên thị trường tài chính ngân hàng. Giải ngân đầu tư công thấp, 11 tháng ước chỉ đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Điều này tạo nên nghịch lý nền kinh tế thì thiếu vốn trong khi nguồn lực khá lớn của nhà nước lại không thể đưa vào lưu thông trong nền kinh tế.

Cùng với đó, bối cảnh tình hình thế giới và khu vực năm 2023 cũng được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột ở Ukraine; nguy cơ suy thoái kinh tế tại các nước đối tác lớn của Việt Nam được dự báo là đáng kể; thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước thu hẹp; thị trường tài chính tiền tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn…

Có thể thấy kinh tế thế giới đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn khi phải cùng lúc đối mặt với 2 vấn đề rất khó giải quyết đó là suy giảm kinh tế đi liền với lạm phát tăng cao.

Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm tập trung thảo luận, làm rõ một số nội dung trọng tâm sau:

Một là, tập trung vào phân tích, đánh giá làm rõ bối cảnh và các xu hướng lớn của thế giới và khu vực; làm rõ thêm xu hướng mất cân đối toàn cầu hiện nay đang đặt ra những cơ hội và thách thức gì cho kinh tế Việt Nam năm 2023 và những năm tới.

Hai là, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách thức vượt qua những thách thức lớn mà các nền kinh tế hiện nay đang cùng phải đối mặt, đặc biệt là từ xu hướng kép vừa suy thoái vừa lạm phát cao đang diễn ra ở nhiều nền kinh tế …

Ba là, tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ thực chất những yếu tố căn bản nào đang đe dọa các nền tảng vĩ mô của kinh tế Việt Nam, những nguy cơ nào đối với các cân đối lớn của nền kinh tế; những nền tảng và sức mạnh nội tại cần phải phát huy, những dư địa chính sách và nguồn lực cần được khai thác, phát huy để phục vụ cho phát triển của 2023 và những năm tiếp theo; đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận, phân tích những hạn chế, yếu kém, những điểm nghẽn chủ yếu trong phát triển.

Bốn là, dự báo các kịch bản phát triển, đưa ra những khuyến nghị, đề xuất về chủ trương, chính sách hoặc các biện pháp cụ thể để chủ động ứng phó, xử lý hiệu quả các vấn đề đang đặt ra đối với Việt Nam cả trong trước mắt 2023 và trong những năm tiếp theo.bc

Ngày 17-12, Chính phủ cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì phiên toàn thể.

Cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng

Diễn đàn thảo luận, làm rõ về bảo đảm các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức, lựa chọn chính sách phù hợp trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Trong phần phát biểu đề dẫn tại diễn đàn, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã điểm lại bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2022 với nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, dự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỉ USD; vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, Trưởng Ban kinh tế Trung ương lưu ý nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. “Với loạt bất cập, hạn chế từ nội tại của nền kinh tế cùng với bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi, có nhiều vấn đề mới phát sinh chưa có tiền lệ… đang đặt ra thách thức gay gắt đối với ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng và các vấn đề an sinh xã hội trong nước” - ông Trần Tuấn Anh nhận định.

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đưa ra dự báo những thách thức với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, đồng thời nêu rõ định hướng điều hành của Chính phủ năm tới. Theo Bộ trưởng, với độ mở của nền kinh tế lớn, khi những tác động từ bên ngoài và tồn tại tích tụ lâu nay của nền kinh tế tác động mạnh đến dư địa điều hành chính sách, thị trường vốn, thị trường bất động sản (BĐS), từ nửa đầu quý IV/2022, hoạt động sản xuất - kinh doanh, lao động - việc làm của người dân, doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng.

Gỡ nút thắt của dòng vốn trong nền kinh tế - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng trưởng tín dụng hợp lý, tháo gỡ những nút thắt của dòng vốn trong nền kinh tế Ảnh: NHẬT BẮC

Trong năm 2023 và giai đoạn tới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng hệ thống pháp luật phải thật sự tháo gỡ được những điểm nghẽn trong huy động nguồn lực, sản xuất - kinh doanh, sự tham gia của các khu vực kinh tế, thúc đẩy giải ngân đầu tư công. “Hệ thống pháp luật phải tạo dựng và củng cố niềm tin, tâm lý, cảm hứng kinh doanh; minh bạch, công khai hóa thông tin, cũng như trách nhiệm bảo vệ an toàn tài sản của nhà đầu tư, DN và người dân” - ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, cho biết Việt Nam đã 2 lần tăng lãi suất kịp thời và dứt khoát trong cuối năm 2022. Năm 2023, Việt Nam cần cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng. “Với nền tảng kinh tế lành mạnh và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, Việt Nam có thể đối đầu những cơn gió ngược trong năm 2023, triển vọng của kinh tế Việt Nam vẫn rất tích cực trong trung, dài hạn và sự tìm đến của dòng vốn FDI là một lá phiếu tín nhiệm với Việt Nam” - ông Andrew Jeffries nhận định.

Phát triển lành mạnh thị trường vốn

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại tinh thần càng khó khăn, phức tạp càng phải đoàn kết, thống nhất, cùng thực hiện các nhiệm vụ giải pháp; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân, DN. Thủ tướng yêu cầu thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bảo đảm hiệu quả tổng thể, phù hợp yêu cầu thực tiễn. “Điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ; bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên, phát huy vai trò nòng cốt của các ngân hàng thương mại nhà nước” - Thủ tướng chỉ đạo.

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý bảo đảm cân bằng, hợp lý giữa tỉ giá và lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó, phải bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, tháo gỡ những nút thắt của dòng vốn trong nền kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến nhiệm vụ phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững các loại thị trường, nhất là thị trường trái phiếu DN, chứng khoán, BĐS. Thủ tướng cho rằng việc phát triển thị trường cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư. Cùng với ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, Thủ tướng Chính phủ đề nghị thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội.

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia:

Sớm giải quyết rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cụ thể, tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, cân bằng giữa kiểm soát và thúc đẩy tăng trưởng, giữa lãi suất và tỉ giá. Chính phủ cần có đề án, kế hoạch cụ thể về giải quyết bài toán vốn cho DN, hộ gia đình vừa bảo đảm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống tài chính - BĐS. Trong đó, cần sớm giải quyết rủi ro của trái phiếu DN.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM:

"Bơm" vốn cho lĩnh vực BĐS

Trong thời gian chờ Luật Đất đai sửa đổi và một số luật liên quan được ban hành, cần rà soát, sửa đổi một số quy định dưới luật theo hình thức một nghị định sửa đổi, bổ sung nhiều nghị định. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước “bơm” nguồn vốn tín dụng bổ sung vào nền kinh tế đúng đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các DN, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án BĐS đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi; các dự án đang xây dựng dở dang; các dự án nhà ở giá vừa túi tiền của các DN có uy tín…zc

Trong diễn đàn được tổ chức ở Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định: 10 năm trước, thị trường bất động sản phải đối mặt với những khó khăn tương tự như thời điểm hiện nay. Đó là nợ xấu gia tăng, thanh khoản kém, thị trường gần như không có giao dịch do tồn kho nhiều, cơ cấu không phù hợp với thị trường. Hiện nguồn cung hạn chế, nhất là chưa có nhà ở phân khúc trung cấp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Ông Hà thẳng thắn chỉ rõ, những khó khăn của thị trường đã được nhận diện. Đó là các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về đất đai, tiền vốn, quy hoạch và thủ tục đầu tư xây dựng. Trong đó, “điểm nghẽn” về đất đai liên quan đến giải phóng mặt bằng, quy định định giá đất gây khó cho địa phương trong việc thực hiện trình tự, thủ tục định giá đất. Về nguồn vốn, dù ngân hàng đã được nới room tín dụng nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân như thế nào lại là câu hỏi.

Đi qua một năm bất ổn, thị trường địa ốc đón loạt tin vui - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Trên góc độ doanh nghiệp bất động sản, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa đánh giá, năm 2022 là năm kỳ lạ của thị trường bất động sản khi biến động thăng trầm đột ngột. Cụ thể, thị trường đạt đỉnh vào quý II, nhưng cuối năm rơi vào khủng hoảng. Nguyên nhân là do sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thực, trên 80% là mua đầu cơ. Thị trường dư thừa nguồn cung bất động sản cao cấp, hạng sang, nhưng thiếu sản phẩm bình dân. Cùng với đó, nguồn cung bất động sản khu vực trung tâm rất ít, do pháp lý ách tắc, tiền thuế sử dụng đất cao, vướng đất công… Lãi suất tăng quá cao, room tín dụng cạn kiệt là hệ quả tất yếu dẫn đến sự trầm lắng của thị trường.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Công ty Cổ phần GP Invest chỉ rõ sự khác biệt của giai đoạn hiện nay và 10 năm trước. Theo ông Hiệp, 2012 - 2013 thị trường xảy ra khủng hoảng nhưng là khủng khoảng thừa. Khi đó, nhà nhà làm bất động sản, công ty nào cũng làm bất động sản nên phải giảm giá. Nhưng lần này lại khác. Thị trường không có hàng, sức mua giảm. Vì không có hàng nên giá cũng không giảm.

Tín hiệu tích cực với thị trường

Trước khó khăn của thị trường địa ốc, giữa tháng 11, Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã được thành lập. Tổ công tác Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm tổ trưởng, làm việc trực tiếp với các địa phương để tìm hiểu các nguyên nhân gây ra “điểm nghẽn”, chủ yếu nằm ở thủ phục pháp lý".

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, thời gian qua, Tổ công tác đã làm việc một số địa phương, doanh nghiệp và ghi nhận một số nhóm vấn đề vướng mắc có thể tác động đến thị trường bất động sản. Đó là những vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật chồng chéo mâu thuẫn và việc thực thi pháp luật chưa nghiêm ở một số địa phương, dự án. Về vấn đề giải quyết điểm nghẽn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, tổ công tác đã làm việc với các địa phương, các doanh nghiệp để đôn đốc tháo gỡ khó khăn, nhất là rà soát lại các dự án đang triển khai, đủ pháp lý nhưng có khó khăn. Đối với dự án còn vướng pháp lý, phải rà soát lại báo cáo, làm rõ nội dung vướng mắc, trên cơ sở đó có tháo gỡ nhất là dự án nhà ở thương mai.

Đặc biệt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng ký công điện về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, với các chỉ đạo cụ thể tới các bộ ngành liên quan, các địa phương. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, ngân hàng thương mại cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội.

Tín hiệu tích cực đáng chú ý khác đó là việc giãn thời gian đáo hạn trái phiếu cũng như cho phép chuyển đổi trái phiếu sang tài sản. Đây là điểm nghẽn rất lớn đối với doanh nghiệp bất động sản. Một thông tin khác từ phía Hiệp hội ngân hàng cho biết, có 19 ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất cho vay. Để thực hiện được điều này, các ngân hàng đồng thuận áp dụng mức lãi suất huy động tối đa là 9,5%/năm, ở tất cả các kỳ hạn.xz

Thị trường chứng khoán trải qua năm 2022 với nhiều biến động lớn. Hàng loạt đợt giảm sâu đã khiến VN-Index trở thành chỉ số có hiệu suất đầu tư kém tích cực nhất kể từ đầu năm. Rất nhiều nhà đầu tư cũng thua lỗ nặng nề, đặc biệt là những F0 thiếu kinh nghiệm.

Chia sẻ tại Talkshow mới đây do Chứng khoán ACBS tổ chức, ông Võ Văn Minh – Giám đốc chi nhánh ACBS CMT8 cho rằng có 3 chiến thuật quan trọng nhà đầu tư cần nhớ trong năm 2023 .

Thứ nhất , dùng phương pháp phân tích cơ bản từ trên xuống. Bắt đầu từ vĩ mô đến vi mô sau đó mới chọn nhóm ngành, từ đó chọn lọc những cổ phiếu có nền tảng tăng trưởng tốt.

Để thực hiện được chiến thuật này, vị chuyên gia đưa ra 4 bước thực hiện (1) Nghiên cứu lập trường của Fed vì mỗi động thái của cơ quan này đều tác động rất lớn đến TTCK; (2) Nghiên cứu thông tin vĩ mô thế giới (Mỹ, TQ) vì đây là thị trường xuất khẩu lớn tại Việt Nam. Những chính sách thay đổi sẽ tác động đến nền kinh tế của Việt Nam; (3) Nghiên cứu và chọn nhóm ngành hưởng lợi; (4) Chọn cổ phiếu tốt nhất có thể về mặt tài chính và quản trị.

Thứ hai , xác lập tầm quan trọng của việc kiểm soát tốt rủi ro sẽ giúp nhà đầu tư có hiệu suất tốt hơn về dài hạn. Đầu tiên cần xác định các kênh đầu tư đều có rủi ro, song mỗi lần thua lỗ sẽ cần hiệu suất gấp đôi để khắc phục rủi ro đó. Cần nhớ việc kiểm soát rủi ro tốt hiệu quả như việc chọn cổ phiếu tốt. Chuyên gia cho rằng nghiên cứu chủ đích đầu tư cổ phiếu là giải pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả nhất.

Thứ ba , áp dụng phương pháp mô phỏng dựa trên bối cảnh tương đồng. Với chiến thuật này, nhà đầu tư có thể so sánh TTCK với các bối cảnh tương đồng như trong quá khứ hay so với các thị trường khác có nét tương đồng.

Ví dụ, nhìn lại quá khứ, đà giảm mạnh của thị trường năm 2022 rất giống với thời điểm khủng hoảng hệ thống ngân hàng 2012 khi định giá đều rơi về mức rất thấp. Tuy vậy, khi khủng hoảng qua đi cũng là thời điểm VN-Index bứt phá mạnh đến 200% trong 6 năm tiếp theo. Do đó, nhà đầu tư cần định hình thị trường trong dài hạn chứ không chỉ nhìn biến động ngắn hạn.

3 chiến thuật đầu tư chứng khoán quan trọng nhà đầu tư cần nhớ trong năm 2023 - Ảnh 1.

Một ví dụ khác khi so sánh với thị trường ngang hàng. Với TTCK Indonesia, năm 2012 được xếp hạng Baa3, khi chính thức được nâng hạng đã bứt phá mạnh mẽ đến 300%. Tương tự với Philippines, TTCK cũng được xếp hạng Baa3 vào năm 2013, vài năm sau khi chính thức được nâng hạng cũng tăng xấp xỉ 300%.

Nhìn nhận bối cảnh hiện tại, ông Võ Văn Minh cho rằng xuất hiện nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ cho TTCK. Đơn cử như việc giá xăng dầu thế giới đã giảm hơn 30%, Trung Quốc đang nới lỏng chính sách kiểm soát Covid để mở cửa nền kinh tế hay nhiều dự báo đánh giá chính sách lãi suất của Fed đã gần chạm đỉnh,…

Mặt khác, vĩ mô cũng khá ổn định khi kiểm soát tăng trưởng tín dụng, Chính phủ quyết liệt cải cách hành chính, tăng mạnh đầu tư công 10-12 tỷ USD/năm và mở rộng quỹ đất KCN lên đến 210 nghìn ha vào 2030. Điều này sẽ thu hút tối đa ngoại lực, FDI chất lượng cao.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán ACBS cho rằng triển vọng toàn cầu sẽ tích cực hơn trong năm 2023, mặc dù có lẽ phải đến nửa cuối năm do những khó khăn vĩ mô dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong đầu năm 2023.

ACBS đưa ra ba kịch bản cho VN-Index vào cuối năm 2023 .

Trong kịch bản cơ sở , đội ngũ phân tích giả định rằng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng và lợi nhuận doanh nghiệp tăng trong khoảng 8-10%. Tâm lý thị trường sẽ cải thiện hơn so với hiện tại với bội số thị trường tăng lên, các nỗ lực chống tham nhũng sẽ giảm bớt và thị trường tín dụng sẽ bình thường hóa.

Do tâm lý trầm lắng kéo dài trong thời gian gần đây khiến trong ngắn hạn thị trường khó có thể quay trở lại mức định giá lịch sử. Chỉ số VN-Index có thể sẽ giao dịch quanh mức 1.300 điểm vào cuối năm 2023, tương ứng với P/E kỳ vọng 2023 khoảng 9,3 lần.

Kịch bản lạc quan dựa vào hoạt động đầu tư công mạnh mẽ trong năm 2023, thị trường bất động sản trong nước phục hồi nhanh hơn dự kiến và dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào mạnh mẽ cũng như các vấn đề tín dụng mà thị trường gặp phải sẽ được giải quyết. VN-Index tăng lên khoảng 1.550 điểm vào cuối năm.

Trong kịch bản bi quan, ACBS nhận thấy những lo ngại về lạm phát có thể tiếp tục ở mức cao, các ngân hàng trung ương tiếp tục chính sách tiền tệ diều hâu và kéo tăng trưởng toàn cầu đi xuống, trong khi cuộc chiến kéo dài ở Ukraine và chiến lược zero COVID ở Trung Quốc tiếp tục làm căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong kịch bản này, thu nhập chỉ đạt mức tăng trưởng từ trung bình đến khiêm tốn và tâm lý thị trường duy trì ở mức thấp trong suốt cả năm với bội số thị trường trong khoảng 9-10x trong khi các kênh đầu tư khác được nhà đầu tư ưa chuộng hơn khiến chỉ số gần như đi ngang khi kết thúc năm 2023.czz

CÓ SỮA DỪA THƠM NGON, TIẾP SỨC CON HỌC HỎI

⚡ Giờ tự học năng lượng và hào hứng sao có thể thể thiếu người bạn đồng hành Sữa tươi tiệt trùng hương dừa Mộc Châu Milk!

😋 Hương vị thơm ngon độc đáo kết hợp nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ Thiên Đường Sữa Mộc Châu, Sữa tươi tiệt trùng hương dừa tiếp sức cùng bé trên hành trình học hỏi đầy say mê.

💕 Bố mẹ đừng quên thưởng cho bé hộp Sữa tiệt trùng hương dừa thơm ngon béo ngậy sau mỗi giờ chăm tự học nhé!

🛒 Mua ngay tại: https://shopee.vn/mocchau_milk

#ThienDuongSuaMocChau #MocChauMilk #SuaTuoiTietTrungHuongDua #NgonViSuaMocChau #ThomHuongDuaDocDao

Xem bản dịch

xvx