VNindex T10/2023 -202x: Bí kíp không làm vẫn có ăn!

, , ,

Khổ chưa
sơ hở là bị chúng lấy mất

đất cát lại lên ngôi

1 Likes


Dựa tăng trưởng lợi nhuận 16,8% và P/E dự phóng ở mức 12,5 lần, MBS dự báo trong kịch bản cơ sở, VN-Index có thể đạt mức 1.300 – 1.350 điểm trong năm 2024.
Cần chú ý, P/E Forward thị trường 12-12,5 lần là mức khá thấp trong trung bình nhiều năm trở lại đây.
Điều này phản ánh nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, lãi suất điều hành của Fed tăng thêm 25 điểm cơ bản vào cuối năm 2023, sau đó giảm từ quý quý 3/2024, mặt bằng lãi suất VND giữ nguyên như hiện tại hoặc giảm thêm 50 điểm cơ bản.

1 Likes

VPS tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới HNX, UPCoM và phái sinh trong quý 3/2023

Thị trường ngắn hạn thì
vẫn đang gọi là nỗ lực phục hồi

1 Likes

vốn đã nhiều, còn rẻ
chỉ là không biết có thành nợ xấu hay không đây

vậy thì tỉ giá không còn là vấn đề đáng quan ngại

Tỷ giá chỉ được mang ra làm lý do giải thích khi giảm thôi.
tăng cái là quên hết.
Tỷ giá là câu chuyện 2 chiều, có nhập có xuất.
ai nhập ai xuất mới là vấn đề, lợi hại cũng tùy mỗi DN

1 Likes

Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hơn là thuận lợi ở cả trong và ngoài nước; kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm vẫn ghi nhận 7 điểm sáng sau.

Một là,nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được ban hành:

  • Với chính sách tài khóa, Chính phủ ban hành Nghị định 12/NĐ-CP ngày 14/4/2023 về giãn hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm một số thuế, phí năm 2023
  • Đối với chính sách tiền tệ , NHNN đã 4 lần giảm lãi suất điều hành (ở mức từ 0,5-1,5%) nhằm giảm lãi suất cho vay, góp phần tăng khả năng tiếp cận và cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Hai là,lĩnh vực dịch vụ duy trì đà tăng trưởng, là động lực chính của nền kinh tế :

Ba là, lạm phát cơ bản ổn định dù còn chịu áp lực gia tăng : CPI bình quân 9 tháng tăng 3,16% so cùng kỳ (tăng nhẹ so với mức 3,1% của 8T/2023 nhưng giảm mạnh từ mức tăng 4,89% hồi đầu năm).

Bốn là, thu hút vốn FDI tăng trưởng khá, giải ngân FDI tăng nhẹ : lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký ước đạt 20,21 tỷ USD , tăng 7,8% (so với mức giảm 15,3% của cùng kỳ năm trước)

Năm là, giải ngân đầu tư công tăng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ vốn ngân sách Nhà nước ước đạt 415,5 nghìn tỷ đồng ,

Sáu là, các cân đối lớn được đảm bảo, lãi suất giảm dần, tỷ giá tăng trong tầm kiểm soát.

Bảy là, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực, vị thế và uy tín của Việt Nam tiếp tục được nâng cao.

Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023

Bảy rủi ro, thách thức chính
kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với 7 rủi ro, thách thức chính.

Một là, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu như đã nêu trên. Những rủi ro, thách thức này tiếp tục tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam.

Hai là, tăng trưởng GDP thấp hơn mục tiêu đề ra: GDP quý 3/2023 ước tăng 5,33%, chỉ cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2020 và 2021 (lần lượt là 3% và -6,03%) trong 10 năm qua. Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn mức tăng 2,19% và 1,57% cùng kỳ năm 2020 và 2021

Ba là, h oạt động xuất - nhập khẩu (XNK) còn giảm : trong 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch XNK ước đạt 497,7 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 259,7 tỷ USD, giảm 8,2% ; nhập khẩu đạt 238 tỷ USD, giảm 13,8% , chủ yếu là do: (i) nhu cầu hàng hóa thế giới suy giảm, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm như Mỹ (-16,8%), EU (-8,2%), ASEAN (-5,5%)…v.v; (ii) giá hàng hóa xuất - nhập khẩu giảm.

Bốn là, q uá trình tái cơ cấu nền kinh tế , giải ngân Chương trình phục hồi 2022-2023 và chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm so với yêu cầu. Riêng tái cơ cấu DNNN, lũy kế 8T/2023, thoái vốn nhà nước chỉ đạt 62,3 tỷ đồng, thu về 225,3 tỷ đồng, bằng 7,5% dự toán cả năm (3.000 tỷ đồng) trong khi chưa có doanh nghiệp nào hoàn tất cổ phần hóa trong năm.

Năm là, t hu ngân sách giảm do kinh tế tăng trưởng thấp doanh nghiệp còn khó khăn . Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong 9 tháng đầu năm bằng 75,5% dự toán năm, giảm 8,3% so với cùng kỳ 2022.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, NSNN lần đầu tiên thâm hụt 15,6 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là do thu NSNN giảm trong khi chi đầu tư phát triển tăng mạnh.

Sáu là, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn . Trong 9 tháng đầu năm, hoạt động của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, do các vướng mắc về pháp lý, môi trường kinh doanh (định giá đất, phòng cháy chữa cháy, tâm lý sợ sai ở một bộ phận cán bộ…)

Bảy là, t hị trường TPDN và bất động sản phục hồi chậm, khả năng hấp thụ vốn còn yếu, nợ xấu tăng ( nhưng trong tầm kiểm soát ) : trong 9 tháng đầu năm, mặc dù có các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như đề cập ở trên nhưng thị trường TPDN vẫn suy giảm.

Nhu cầu thị trường với các mặt hàng thép nói chung vẫn yếu, chưa được cải thiện nhiều. Tuy vậy, thép xây dựng Hòa Phát vẫn nhỉnh hơn tháng 8 vừa qua, một phần nhờ các dự án giao thông như cao tốc Bắc – Nam, các dự án sân bay mới được triển khai, đẩy nhanh tiến độ. Mặt khác, lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao xuất khẩu ghi nhận 90.000 tấn.

1 Likes

NHNN tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay để tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp và thúc đẩy giải ngân các gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

hôm qua, chưa kịp cắt lỗ