Tổng kết phiên giao dịch 9.8 :
VNIDEX kết phiên xanh 2 điểm, thị trường đóng cửa sát mốc kháng cự mạnh. Trong phiên giao dịch ngày ngày hôm nay sắc xanh chiếm chủ đạo phần lớn thời gian, có thời điểm VNIDEX đã vượt qua được vùng 1.260 điểm, tuy nhiên áp lực chốt lời mạnh ở các nhóm ngành diễn ra và VNIDEX không giữ được lâu. Sang phiên chiều thì VNIDEX rung lắc liên tục, tuy nhiên đóng cửa vẫn bằng cây nến xanh nên vẫn tích cực. Hiện tại thị trường vẫn đang đi sideway trong vùng từ 1.250-1.260 điểm, tuần này cần phải phá vỡ 1.260 điểm thì VNIDEX mới lên được vùng 1.280-1.300 điểm, trong trường hợp tiêu cực thì thị trường hoàn toàn có thể quay về vùng 1.230 điểm tạo nền giá rồi lên tiếp ( Kịch bản nào thì index cũng hướng lên ) . Nhìn chung vì xu hướng 5 tháng cuối năm của thị trường là xu hướng lên nên VNIDEX nếu điều chỉnh cũng ko đáng ngại lắm. Điều chỉnh là cơ hội cơ cấu lại danh mục và gia tăng cổ phiếu tiềm năng
WB dự báo GDP Việt Nam năm nay tăng 7,5%
Tại báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế với chủ đề “Giáo dục để tăng trưởng” vừa công bố, WB dự báo GDP Việt Nam năm nay tăng 7,5%. Con số vừa nêu cao hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ đã đề ra hồi đầu năm (tăng 6,5%) và kịch bản tăng trưởng được cập nhật vào đầu tháng 7 (tăng 7%), sau khi ghi nhận kết quả GDP quý II và 6 tháng lần lượt tăng 7,72% và 6,42% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, tại báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương với chủ đề “Đương đầu bão tố” được công bố đầu tháng 4 vừa qua, WB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống 5,3% thay vì 6,5% như trước đó. Thậm chí ở kịch bản xấu hơn, WB còn cho rằng có thể năm nay kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4%. Cũng tại báo cáo cập nhật kinh tế vừa công bố, WB dự báo lạm phát trung bình cả năm nay của Việt Nam tăng 3,8%.Tuy nhiên, WB cũng khuyến nghị triển vọng kinh tế tích cực như vừa nêu vẫn phụ thuộc vào những rủi ro đang gia tăng, đe dọa đến viễn cảnh phục hồi. Rủi ro bao gồm tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát đình đốn diễn ra ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cú sốc giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục diễn ra, các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn, hay việc xuất hiện các biến chủng Covid-19 mới. Bên cạnh đó, còn là những thách thức từ trong nước như thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát gia tăng, và rủi ro trong khu vực tài chính.
Trong bối cảnh quá trình phục hồi trong nước mới bắt đầu, triển vọng về nhu cầu trên toàn cầu đang yếu đi, rủi ro lạm phát gia tăng, WB khuyến nghị cơ quan chức năng nên chủ động có biện pháp ứng phó.Trước tiên, về chính sách tài khóa, WB cho rằng nên tập trung triển khai gói chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, cũng như mở rộng mạng lưới an sinh xã hội một cách có mục tiêu, nhằm giúp người nghèo và những người dễ tổn thương chống đỡ tác động của cú sốc giá nhiên liệu và lạm phát gia tăng.Đối với chính sách tiền tệ, WB khuyến nghị theo dõi chặt chẽ, tăng cường việc báo cáo cũng như dự phòng nợ xấu, và ban hành cơ chế xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ.“Trường hợp rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện, chỉ số giá tiêu dùng vượt quá mục tiêu tăng 4% như Chính phủ đề ra, Ngân hàng Nhà nước nên thắt chặt tiền tệ, nhằm kiềm chế áp lực lạm phát, bằng cách tăng lãi suất và thắt chặt cung tiền”, WB khuyến nghị.Ngoài ra, WB còn cho rằng để duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ mong muốn, Việt Nam cần tăng năng suất ở mức 2-3% mỗi năm. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng năng suất lao động chỉ có thể đạt được bằng cách đầu tư cho hệ thống giáo dục. Lực lượng lao động có năng lực cạnh tranh sẽ đem lại hiệu suất và là yếu tố Việt Nam rất cần trong dài hạn.Đồng thời, WB cũng cho rằng đổi mới hệ thống giáo dục đại học là chìa khóa để nâng cao năng suất của Việt Nam và giúp hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào 2035 và quốc gia thu nhập cao vào 2045
Dạ, em cảm ơn bác
Thị trường đang vào vùng biến động có thể tuần này xu hướng chủ yếu là điều chỉnh tích lũy ;
Một số cổ phiếu BĐS KCN đang xây nền : IDC KBC VGC
Nhóm BĐS + CK dự án đang tích lũy tạo nền giá mới : DIG CEO DXG
Vnindex Trong ngắn hạn tiếp tục thử thách vùng cản mạnh 1260-1265, nếu tiếp tục không vượt qua được sẽ điều chỉnh về vùng 1135-1240 trước khi tiếp tục đi lên tiếp, trường hợp tích cực thì vừa rung lắc vừa lên nhưng ở kịch bản nào thì cũng vẫn chung đích đến vùng 1290-1300
Nhìn chung trong cả phiên rung lắc áp lực bán là không quá mạnh, nhiều cổ phiếu có dấu hiệu suy yếu sau quá trình tăng như HCM, còn các nhóm mới tích nền đi lên thì việc lên xuống biên độ 2-3% để tạo nền giá mới, nếu kịch bản điều chỉnh thì lại là cơ hội gia tăng cổ phiếu ở nhóm bắt đầu sóng tăng.
Do thị trường đã hồi phục được gần 120 điểm từ đáy nên việc tìm mua cổ phiếu tại điểm này rất khó.
- Nhóm thu hút dòng tiền hiện tại : BĐS , Chứng khoán, Ngân hàng, BĐS KCN
nhưng condotel ko cấp sổ đỏ là hết hy vọng rồi
CII NBB là cảm hứng để BĐS chạy phiên nay
Tin đấu giá lại đất thủ thiêm NBB CII tăng mạnh sẽ kéo nhóm BĐS tăng theo
Nhóm BĐS nay mạnh quá
Vâng, vnindex tích điều chỉnh tích lũy mà nhóm BĐS như này là khỏe ạ
BĐS chạy là TT íu lắm rồi…dép guốc cầm tay thôi
Lạm phát Trung Quốc cao nhất
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng trong tháng 7 lên ngưỡng cao nhất hai năm, phần lớn là do giá thịt lợn leo thang. Tuy nhiên, đà tăng này phần nào bị hạn chế trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp thấp. Theo đó, CPI tháng 7 của Trung Quốc tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2021, giá thịt lợn trong tháng tăng 20,2%, theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia. Số liệu thực tế thấp hơn dự báo trung bình tăng 2,9% của Bloomberg nhưng cao hơn so với mức tăng 2,5% trong tháng trước đó. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất tăng chậm lại từ 6,1% trong tháng 6 còn 4,2% trong tháng 7 do giá cả hàng hóa đang trong xu hướng giảm. Lạm phát cao hơn trong tháng 7 là do giá thịt lợn, rau quả tươi và nhiều loại thực phẩm khác đi lên, bên cạnh đó là một loạt các yếu tố mùa vụ khác, cơ quan thống kê Trung Quốc chia sẻ. Tháng vừa qua, giá thực phẩm nói chung tăng 6,3%, trong khi đó, giá thịt lợn, mặt hàng quan trọng trong giỏ hàng hóa tính lạm phát của Trung Quốc, ghi nhận mức tăng vắt năm lần đầu tiên kể từ tháng 9/2020. Giá hoa quả và rau tươi tăng lần lượt 16,9% và 12,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng, CPI trong tháng vừa qua chỉ tăng 0,8%, phản ánh áp lực lạm phát từ nhu cầu thị trường không lớn, một trong những lực cản đối với kinh tế Trung Quốc thời gian gần đây.
Tối nay CPI của Mỹ ra. Nó liên quan đến việc FED nâng lãi suất vào tháng 9 tới đây, liệu rằng nâng 0.5% hay 0.75%, điều đó cũng gây áp lực lên các ngân hàng TW các nước và tỷ giá. Tạo lập trong phiên giao dịch ngày mai nhiều khả năng sẽ đánh vượt tích lũy nếu như đêm nay CPI tốt hơn tháng 6.
***Tổng kết thị trường phiên giao dịch 10/8:
- Vnindex đóng cửa 1256.5 giảm hơn 2đ. Thanh khoản thị trường sụt giảm nhẹ. Dòng tiền phiên nay tập trung vào nhóm ngành BĐS, dầu khí, BĐS KCN… Còn lại các nhóm như thủy sản, phân bón, ngân hàng, chứng khoán, thép giao dịch đang có phần chững lại sau những phiên tăng giá tốt.
-Vnindex đã hồi phục hơn 100đ từ đáy và gần như thị trường chưa có sự điều chỉnh đáng kể nào cả. Nhưng với dòng tiền tỏ ra khá tốt ở thời điểm hiện tại thì nhịp điều chỉnh chủ yếu là rung lắc trong phiên và đi Saiway là chủ đạo
Mỹ vừa công bố CPI:
- CPI giảm: Trước đó 9.1% Dự báo 8.7%, Thực tế 8.5%
- CPI lõi giảm: Trước đó 5.9% Dự báo 6.1%, Thực tế 5.9%
CPI giảm, Lạm phát giảm => Chứng tỏ một điều lạm phát đã đạt đỉnh trong tháng 7, giá hàng hóa liên tục giảm. Lạm phát sẽ tiếp tục giảm theo.
Thắt chặt tiền tệ được nới lỏng. Tiền sẽ chảy vào các kênh tài chính: Tiền điện tử, chứng khoán,…
Đỉnh lạm phát, đáy chứng khoán.
Hiện tại coin và Chứng khoán mỹ xanh tốt
Việt nam thì lạm phát ở mực ko quá cao, khi thế giới ổn định tiền lại chảy mạnh vào chứng ạ ;
Mai Index chắc tăng mạnh rồi ạ
CPI giảm: Dự báo 8.7%, Thực tế 8.5% , Trước đó là 9.1%
TTCK luôn rất thông minh phản ứng trước tin tức
Đây gọi là PTKT đi trước PTCB nhé
Lạm phát đạt đỉnh => Chứng khoán tạo đáy nhé
múc