Vnindex tạo đáy quanh 1150+- và vào sóng mới từ nửa cuối tháng 7/2022

JPMorgan: Tháng 9 sẽ là lần cuối Fed tăng mạnh lãi suất Kỳ họp tháng 9 có thể là lần cuối cùng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán bùng nổ trong nửa cuối năm nay, theo nhóm chuyên gia phân tích tới từ JPMorgan Chase & Co. “Chúng tôi dự báo một đợt tăng lãi suất mạnh khác trong tháng 9 và sau đó, Fed sẽ dừng gây bất ngờ cho các thị trường”, nhóm chuyên gia dẫn đầu bởi Mislav Matejka viết trong một báo cáo công bố ngày 22/8. Họ kỳ vọng Fed sẽ không tiếp tục đánh đổi tăng trưởng bằng cách siết chặt thêm chính sách tiền tệ sau thời điểm đó, và điều đó “giúp tiếp đà hồi phục cho thị trường”. Các chuyên gia tới từ JPMorgan tỏ ra lạc quan đối với triển vọng chứng khoán Mỹ. Họ đồng thời dự báo nhóm cổ phiếu tăng trưởng, vốn nhạy cảm với lãi suất, sẽ tăng mạnh hơn so với nhóm cổ phiếu giá trị, dù nhà đầu tư vẫn duy trì quan ngại rằng Fed sẽ tiếp tục theo đuổi quan điểm thắt chặt chính sách trong thời gian tới. Theo một khảo sát khác của Bloomberg, chuyên gia phân tích dự báo chỉ số S&P 500 có thể tăng trung bình thêm 3,5% từ ngưỡng điểm hiện tại tính tới hết năm 2022. Những tín hiệu cứng rắn từ phía các quan chức Fed trong tuần trước về lộ trình tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Mỹ đã cắt đứt chuỗi tăng điểm lên tới 4 tuần liên tiếp của chỉ số S&P 500. Ca ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần này trong bối cảnh nhà đầu tư gia tăng quan ngại Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất, với chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm mạnh nhất trong khoảng hai tháng gần đây.

17:29

18:20 Hôm nay

image

Tổng kết thị trường phiên giao dịch 24/8
Vnindex đóng cửa 1277.16đ, tăng 6.35đ. Thanh khoản giao dịch đạt hơn 15k tỷ, tăng nhẹ so với phiên hôm trước. VCB (+2.1đ) đóng góp điểm lớn nhất cho thị trường, tiếp sau đó là VNM, NVL, TCB.
TT đầu giờ sáng giao dịch ảm đạm, những mã tăng quá 2% là ít. Tuy nhiên vào phiên giao dịch chiều thì thị trường đã có bắt đầu có sự hứng khởi, điểm đến nhóm ngành bđs, dầu khí, phân bón, gạo như VGC, IDC, DCM, TAR, LTG, PAN,…
Bên cạnh đó, mốc 1280 có vẻ là một vùng khá nhạy cảm khi mà thị trường đã test đi test lại nhiều lần. Sát mốc 1280 vẫn nên hạn chế fomo để tránh bị thiệt về giá, nếu đủ hàng rồi thì tập trung nắm giữ và theo dõi danh mục

KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG 26/8 :
Dự báo trong phiên hôm nay, thị trường có thể tiếp tục quán tính tăng điểm trong phiên sáng với kháng cự của VN-Index ở vùng 1300-1310 điểm còn của VN30 ở vùng 1325-1330 điểm.
Sau đó, áp lực bán có thể sẽ được thúc đẩy bởi các kháng cự và gia tăng từ vùng giá cao, tạo nên sự giằng co với lực cầu. Sự giằng co này có thể khiến chỉ số VN-Index thu hẹp đà tăng, chốt phiên với sự cân bằng hoặc điều chỉnh giảm.
Ngưỡng hỗ trợ hiện tại của VN-Index là vùng 1275-1280 điểm, tạo bởi đường MA10, MA100 vừa được vượt qua. Ở kịch bản này, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ ở các ngành đã tăng tốt trong giai đoạn vừa qua như Tài chính, Công nghiệp, Năng lượng có thể sẽ điều chỉnh mạnh hơn phần còn lại.

VN-Index kết phiên bằng cây búa ngược (Inveted Hammer) ở gần vùng đỉnh hồi phục, cho thấy áp lực bán đang có xu hướng tăng lên. Sự điều chỉnh của khối lượng giao dịch trong phiên hôm nay cũng cho thấy dòng tiền đang tỏ ra khá thận trọng trong thời điểm hiện tại . Tại vùng giá hiện tại, rủi ro vẫn đang lớn hơn so với cơ hội kiếm lợi nhuận, nên NĐT nên hạ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn và hạn chế mua mới!

Standard Chartered dự báo GDP quý III Việt Nam tăng gần 11%
Theo Standard Chartered, sự phục hồi nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra mạnh mẽ từ nay đến cuối năm nhất là khi Việt Nam đã mở cửa du lịch trở lại sau 2 năm đóng cửa. Ngân hàng này duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 10,8% trong quý III và 3,9% trong quý IV, đưa tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%. “Sự phục hồi dự kiến sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối năm, nhất là khi Việt Nam đã mở cửa du lịch trở lại sau 2 năm đóng cửa. Tuy nhiên, giá dầu thế giới gia tăng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế”, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam tại Ngân hàng Standard Chartered, đánh giá. Theo Standard Chartered, doanh số bán lẻ dự kiến tăng 60,2% so với cùng kỳ trong tháng 8, cao hơn mức tăng 42,6% trong tháng 7. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến sẽ tăng lần lượt 15,2%, 15% và 15,2% (cao hơn các con số 8,9%, 3,4% và 11,2% trong tháng 7). Việt Nam có thể sẽ ghi nhận mức thâm hụt thương mại 1,4 tỷ USD trong tháng 8. Hàng điện tử tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất. Các chuyên gia của Standard Chartered cho rằng lạm phát tháng 8 có thể ở mức 3% và hiện vẫn trong tầm kiểm soát. Áp lực giá cả sẽ gia tăng trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023. Bên cạnh các yếu tố nguồn cung, áp lực từ phía nguồn cầu cũng đang mạnh lên. Standard Chartered kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục cảnh giác với các rủi ro về bất ổn tài chính. Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ giữ nguyên hạn mức tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay mặc dù có những ý kiến cho rằng cần nới room tín dụng để giảm tắc nghẽn nguồn vốn vào thị trường bất động sản, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Ngày 30/08/2022 VnIndex có một phiên tăng điểm với khối lượng thấp ( điều này cảnh báo nguy hiểm)
Ngày mai là phiên giao dịch cuối cùng trước kì nghĩ lễ kéo dài 4 ngày, hôm nay và mai có sự dập dìu khó chịu trong giao dịch là điều dễ hiểu khi tâm lí e ngại việc cầm hàng qua lễ đang bao trùm, hơn nữa cuối tháng cũng là thời điểm các quỹ cơ cấu có nhiều biến động
Vnindex tích lũy chưa đủ để vượt qua mốc 1280, cần quan sát thêm.

KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG 31/8 :
Các chỉ số đang phân hóa mạnh, trong khi VN-Index tạm cải thiện tín hiệu lên Tích cực thì tín hiệu của VNSmallcap lại chuyển xuống Tiêu cực tương tự HNX-Index còn VN30, VNMidcap vẫn giữ trạng thái Trung tính.
Dự báo trong phiên hôm nay, Vnindex có thể xuất hiện nhịp giảm trong phiên sáng để kiểm định lại hỗ trợ MA10 tại 1275 điểm trong khi những VN30, VNMidcap kiểm định lại hỗ trợ MA20 ngày ở vùng giá thấp.
Nếu lực bán ra không mạnh và được hấp thụ tốt bởi lực cầu, VN-Index có thể hồi phục trở lại sau đó để kiểm định kháng cự MA5 tại 1280 điểm. Nếu có thể đóng cửa trên mốc này với KLGD cải thiện, chỉ số sẽ phát tín hiệu tăng lên vùng 1300-1310 điểm.
Ngược lại, nếu lực bán tiếp tục chiếm ưu thế vào cuối ngày, khiến VN-Index đóng cửa dưới 1275 điểm còn VN30, VNMidcap đóng cửa dưới đường MA20, sắc xuất đảo chiều giảm điểm của thị trường sẽ gia tăng lên mức cao hơn, nhiều khả năng chỉ số sẽ phải kiểm định vùng hỗ trợ 1.250 điểm

Áp lực điều chỉnh từ thị trường quốc tế rất lớn, tuy nhiên VN-Index tiếp tục trụ vững và không giảm mạnh.

Đoạn này chủ yếu nghiêng về phòng thủ là chủ yếu, nhóm ngành tăng là dầu khí, phân bón vốn hóa nhỏ ko tác động nhiều đến với vnindex ; 3 phiên liên tục vnindex chưa vượt 1285± nên tâm lý NĐT đoạn này rất dè dặt

VNIDEX kết phiên giảm 3.16 điểm chốt tại 1.277,35. Áp lực giảm điểm đa phần đến từ nhóm VN30. Thị trường chủ yếu đi sideway và phân hoá. Mục tiêu của VNIDEX trong tuần này vẫn là chinh phục lại vùng 1.280 điềm để tiến về 1.300-1.312 điểm. Hiện tại thị trường đang đi sideway vùng 1.275-1.285.

Về dòng tiền vào thị trường trong phiên giao dịch ngày hôm tích cực ở nhóm ngành thép, phân bón, dầu khí. Bên cạnh đó ở nhóm ngành BĐS , những DN có câu chuyện riêng cũng tích cực

Thị trường đoạn này đang giao dịch vol thấp là đang tích lũy lại, mình đợi thêm vài tuần để các cổ phiếu tích lũy lại mới có thể đi tiếp dc

Trung Quốc dự kiến bơm 29 tỷ USD ‘giải cứu’ các dự án bất động sản chưa hoàn thiện
Trung Quốc sẽ bơm 200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 29 tỷ USD) dưới hình thức các khoản vay đặc biệt nhằm đẩy nhanh quá trình hoàn thiện các dự án nhà ở còn dang dở, theo Caixin. Bộ Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, nông thôn, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ cùng nhau hỗ trợ thị trường bất động sản thông qua các khoản cho vay từ một số ngân hàng chính sách.Caixin xác nhận rằng các khoản vay trong giai đoạn đầu chủ yếu tới từ Ngân hàng Phát triển (China Development Bank) và Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp (Agricultural Development Bank of China). Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc (Export-Import Bank of China) sẽ tham gia chiến dịch giải cứu này trong giai đoạn tiếp theo. Cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc khiến cho số lượng các dự án mới sụt giảm nghiêm trọng và khoảng 5% các dự án căn hộ phải dừng thi công, châm ngòi cho phong trào từ chối trả nợ vay thế chấp. Hiện tượng này làm gia tăng quan ngại cuộc khủng hoảng ngày một trầm trọng hơn và lan sang lĩnh vực ngân hàng dù hoạt động cấp vốn cho các doanh nghiệp bất động sản bị siết chặt. Chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ lãi suất 1% đối với các khoản vay từ các ngân hàng chính sách trong không quá 2 năm. Đối tượng vay vốn sẽ bao gồm chính quyền các địa phương và các khoản vay đặc biệt sẽ được ghi nhận là nợ địa phương.Về mặt nguyên tắc, các khoản nợ địa phương có kỳ hạn không quá 3 năm. Trong đó, hai năm đầu tiên, mức lãi suất ở ngưỡng 2,8% sau hỗ trợ và trong năm thứ 3 sẽ tăng lên 3,2%. Nếu các khoản nợ không thể tất toán sau 3 năm, lãi suất sẽ tăng gấp đôi so với ngưỡng lãi suất của năm thứ 3. Các nhà lập pháp cho biết 200 tỷ nhân dân tệ lần này không nhằm mục đích hỗ trợ toàn bộ thị trường bất động sản hoặc giải cứu các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Nguồn vốn hỗ trợ bị hạn chế trong khâu xây dựng và bàn giao các dự án nhà ở đã được bán trước đó nhưng chưa thể hoàn thành do chủ đầu tư gặp khó về mặt. Chính quyền các địa phương sẽ đánh giá từng dự án, tài sản và các nghĩa vụ tài chính của mỗi chủ đầu tư trước khi giải ngân khoản vay. Thời hạn nhận hồ sơ vay vốn kết thúc vào tháng 3/2023, theo một nguồn thạo tin.

PMI tháng 8 đạt 51,7 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng rõ rệt
Theo báo cáo vừa công bố của IHS Markit, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 8 tại Việt Nam đạt 51,7 điểm, tăng so với 51,2 điểm trong tháng 7. Điều này cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt ngành sản xuất của nước ta thời điểm giữa quý III. Sự phục hồi hoạt động sản xuất sau đại dịch Covid-19, số lượng đơn hàng trong nước và nước ngoài lớn hơn giúp các nhà sản xuất gia tăng sản lượng trong tháng 8 với đà tăng tháng thứ 5 liên tiếp.Tổng số đơn hàng mới tăng, nhu cầu tiêu thụ cải thiện, giá cả cạnh tranh là những yếu tố góp phần tăng chỉ số PMI trong tháng 8.Ngoài ra, tốc độ tăng chi phí đầu vào đã chậm đáng kể. Đây cũng là mức tăng yếu nhất trong 27 tháng.Theo khảo sát của IHS Markit, tháng 8, giá xăng dầu giảm, giá một số mặt hàng nguyên liệu hạ nhưng giá chi phí vận tải vẫn tăng. Để đáp ứng được tiến độ các đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường tuyển dụng lao động.Lần đầu tiên kể từ tháng 11/2019, thời gian 8 giao hàng được rút ngắn nhờ nguồn cung cải thiện, lượng hàng tồn kho giảm. Hoạt động mua hàng cũng tăng lần thứ 11 liên tiếp và hiệu suất bán hàng được cải thiện lần đầu trong 33 tháng.Nhìn chung, phần lớn các nhà sản xuất cho rằng sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới nhờ sức cầu tăng, chi phí đầu vào giảm, giá bán và lượng đơn hàng khả quan.

/ Giá phân bón trong nước tăng, photpho tại Trung Quốc đi lên
Theo dữ liệu từ 2Nông, giá nhiều loại phân bón tăng. Cụ thể, giá kali Cà Mau tại Bình Thuận là 980.000 đồng/bao 50 kg, tăng 25.000 đồng/bao so với cuối tuần trước. Giá kali Phú Mỹ cũng tại Bình Thuận là 975.000 đồng/bao, tăng 20.000 đồng/bao so với cuối tuần trước. NPK 16-16-8 Cà Mau tại Bình Thuận tăng 15.000 đồng/bao lên 850.000 đồng/bao. NPK 20-20-15 Sông Gianh tại Quảng Bình là 1,045 triệu đồng/bao, nhích lên 10.000 đồng/bao. Ure Cà Mau cũng nhích lên 10.000 đồng/bao và giao dịch ở 805.000 đồng/bao. Theo 2Nông, giữa làn sóng chính trị đầy bất ổn trên thế giới thời gian gần đây, thị trường phân bón cũng bị biến động. Những bất ổn diễn ra liên tục và bất ngờ, thị trường phân bón cần có thời gian thích ứng. Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, cùng với đó là lệnh trừng phạt của EU với Beralus, thế giới đã chứng kiến cuộc tăng nóng giá phân bón từ đầu tháng 3, vì nguồn cung từ hai quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới bị gián đoạn.2Nông cho rằng các lệnh trừng phạt này ảnh hưởng đỉnh điểm nhất vào những ngày cuối tháng 8, khi khủng hoảng khí đốt đã khiến không ít tập đoàn sản xuất phân bón ở châu Âu dừng hoạt động. Nhà xuất khẩu phân bón EU giờ đã thành nhà nhập khẩu. Lo ngại các vấn đề nguồn cung, các quốc gia nông nghiệp châu Á cũng đang tập trung bảo tồn hàng tồn kho và nhập khẩu nguồn hàng lớn. Điển hình như Trung Quốc, hiện lệnh cấm xuất khẩu của Trung Quốc đối với ure từ tháng 6 vẫn chưa được gỡ bỏ. Ấn Độ, nước này đang mở thầu quy mô lớn nhập khẩu ure giai đoạn cuối tháng 8, đầu tháng 9.Về thị trường Trung Quốc, giá ure ngày 5/9 là 2.468 nhân dân tệ/tấn (355 USD/tấn), tăng 3% so với cuối tuần trước, mức cao nhất kể từ cuối tháng 7. Giá photpho vàng là 33.250 nhân dân tệ/tấn (4.794 USD/tấn), tăng 2% so với cuối tuần trước. Trong khi đó, giá lưu huỳnh là 1.106 nhân dân tệ/tấn (159 USD/tấn), giảm 5% so với cuối tuần trước. Về thị trường Trung Đông, giá ure ngày 2/9 là 755 USD/tấn, giảm 2% so với ngày trước đó sau khi tăng vọt vào cuối tháng trước. Tuy giảm nhưng giá mặt hàng này vẫn cao hơn đáy cuối tháng 8 khoảng 20%.

4 phiên đi ngang liên tục với áp lực bán cuối phiên thì vùng 1.280–1.285 điểm trở thành ngưỡng kháng cự trong ngắn hạn của VN-index.

Về xu hướng của thị trường:

  • Thị trường đang có 4 phiên đi ngang liên tiếp với biên nến gần như không đổi khi là dạng nến cụt đầu râu trên lớn biểu thị cho việc thị trường luôn gặp áp lực bán đè nặng ở phiên chiều. Đây là hệ quả của T+2 khi mà về chiều ai cũng lo lượng hàng đè nén thì sáng mới là lúc TT có sự khởi sắc hơn nhưng về chiều càng đuối lực dần thì việc TT bị giảm lại là điều dễ nhận thấy

  • Phiên nay khác hơn các phiên trước khi lực bán về cuối rất mạnh và gần như không có cầu đỡ dưới, lực cầu vẫn đang chưa thực sự thấy hấp dẫn nên gần như cầu yếu. Do đó mà lực bán ATC mạnh và vol hôm nay cũng lớn hơn hẳn các phiên trước đó
    => Với áp lực bán phiên ATC thì lực bán tiếp diễn ở đầu phiên mai và kì vọng nhịp chỉnh này về lại lấp GAP 1270 thì sẽ hút thêm được cầu vào

VNIDEX kết phiên quanh mốc tham chiếu. Khi phần lớn thời gian thị trường chiếm sắc xanh. Nhìn chung VNIDEX vẫn đang giao dịch sideway. Dòng tiền trong phiên giao dịch ngày hôm có dấu hiệu dịch chuyển, ở những nhóm ngành tăng mạnh trước đó bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt. Thị trường vẫn sẽ tiếp tục đi sideway trong vùng từ 1.270-1.285 điểm và phân hoá . Mục tiêu vẫn là hướng tới vùng 1.300-1.312 điểm.
Trong phiên giao dịch ngày hôm ở nhóm ngành ngân hàng và BĐS có dấu hiệu quả trở lại. Bên cạnh đó là ở nhóm chứng khoán.
Kỳ vọng vào phiên mai những nhóm ngành này sẽ quay trở lại thị trường để giúp VNIDEX khởi sắc hơn.

VCI dẫn sóng chứng khoán !

Áp lực bán của thị trường đã giảm . Mốc 1.268 điểm đang là hỗ trợ . MMS đạp khá mạnh khi dùng nhóm VN30 để gây áp lực lên tt chung. Dòng chứng khoán bắt đầu có tín hiệu. Dẫn dắt hiện tại đang là VCI. Việc các ngân hàng được nới thêm zoom tín dụng, sẽ giúp BĐS, chứng tích cực hơn . Ngoài ra nhiều nhóm nghành khác ăn theo. Thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế

10:42Đã xem