TTCK Mỹ có phiên hồi phục tích cực theo diễn biến hạ nhiệt của lợi suất trái phiếu và được thúc đẩy bởi mùa báo cáo thu nhập khả quan cùng các số liệu vĩ mô cho thấy nền kinh tế dần hồi phục.
Đóng cửa, Nasdaq +0,93%, S&P 500 +0,73% và DJIA +0,62%.
Theo FactSet, trong số 23% công ty thuộc S&P 500 đã công bố BCTC Q3, có đến 77% công ty ghi nhận KQKD vượt kỳ vọng. Về dữ liệu kinh tế, chỉ số khu vực dịch vụ của S&P trong tháng 10 đã tăng lên 50,9 từ mức 50,1 vào tháng 9. Còn lại, chỉ số đại diện cho hoạt động sản xuất đạt mốc 50, cải thiện so với mức 49,8 ở tháng trước và là mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua.
S&P 500 kết phiên tại 4.247,7 điểm. Dù duy trì nhịp hồi phục và chỉ báo kỹ thuật RSI có tín hiệu tích cực nhẹ, nhưng chỉ số S&P 500 vẫn cần vượt qua vùng 4.270 để xác nhận xu hướng tăng sẽ tiếp diễn.
Giá dầu ghi nhận phiên giảm mạnh do lo ngại về khả năng diễn ra suy thoái tại Châu Âu trong khi căng thẳng ở khu vực Trung Đông được kỳ vọng tiếp tục dịu đi.
Dầu Brent mất thêm 3,7%, lùi về ngưỡng 87,1$/thùng khi kết phiên. Chỉ báo kỹ thuật RSI thể hiện tín hiệu tiêu cực. Do đó, dầu Brent sẽ khó lấy lại mốc 89 và có thể tiếp tục đà giảm hướng về quanh ngưỡng 86 trong phiên tới.
Ban lãnh đạo của KBC gần đây đã thông qua kế hoạch tăng vốn vào công ty con phát triển dự án KĐT Tràng Cát (585 ha, Hải Phòng) đạt 12,7 nghìn tỷ đồng từ mức 6,1 nghìn tỷ đồng.
Chúng tôi tin rằng KBC gần đến bước cuối trong thủ tục phê duyệt quy hoạch dự án mới, sau đó, công ty có thể bắt đầu phát triển dự án. Đây rõ ràng là thông tin tốt cho KBC.
Ngành thép – Biến động giá nguyên liệu làm ảnh hưởng tới biên lợi nhuận trong quý 4/23
Trong quý 3/2023, giá HRC Việt Nam được giữ tương đối ổn định ở mức USD 570/tấn, qua đó các công ty sản xuất tôn mạ (NKG, HSG, GDA) có thể duy trì GPM tương đương so với quý 2.Sang quý 4, do nhu cầu tiêu thụ yếu, giá HRC Trung Quốc có xu hướng giảm về mức thấp trong năm 2023. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá rằng sự điều chỉnh này mang tính ngắn hạn, do tại mức giá này các nhà sản xuất thép đang lỗ ~USD 50/tấn và sẽ có xu hướng cắt giảm sản lượng và giảm nguồn cung trên thị trường, theo Mysteel. Qua đó, giá HRC Việt Nam sẽ chỉ chịu áp lực giảm giá ngắn hạn và kì vọng có thể duy trì mức giá trung bình đạt USD 570/tấn, tránh ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh của các công ty tôn mạ trong quý 4.
Giá nguyên liệu lò cao (quặng sắt, than cốc) có sự biến động trong tháng 9, do /Nhu cầu nguyên liệu từ thị trường châu Á có sự cải thiện (đặc biệt là Ấn Độ đã nối lại sản xuất quặng sắt viên tại Mangalore để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng), 2/ Hoạt động tích trữ hàng hóa trước kỳ nghỉ lễ trung thu của Trung Quốc, và 3/ Lo ngại thiếu hụt nguồn cung than Úc. Nếu xu hướng này tiếp tục duy trì trong những tháng đầu quý 4, biên lợi nhuận gộp (GPM) của các doanh nghiệp thép sử dụng lò BOF có thể sẽ bị tác động tiêu cực.
Giá thép xây dựng chưa có sự điều chỉnh tương ứng với biến động giá nguyên vật liệu, do nhu cầu tiêu thụ nội địa còn thấp và áp lực cạnh tranh từ thép Trung Quốc nhập khẩu. Giá cổ phiếu của các công ty sản xuất tôn thép (HPG, HSG, NKG) đã ghi nhận sự điều chỉnh 15-25% so với mức đỉnh và đang giao dịch ở mức PBR trung bình là 1.3 (mức thấp trong giai đoạn 2021-2023), cho thấy thị trường đang bắt đầu phản ánh rủi ro suy giảm biên lợi nhuận trong quý 4.
Chúng tôi cho rằng lợi nhuận của CTD sẽ có xu hướng phục hồi và tăng trưởng ở những năm kế tiếp bởi những yếu tố sau đây:
Tính tới thời điểm cuối Q2/2023, backlog của CTD ước tính vào khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Công ty thay đổi cách tính backlog dựa trên từng hợp đồng ký kết để phản ánh đúng lượng công việc thực tế. Lượng backlog hiện tại đủ để CTD duy trì hoạt động trong vòng 2 năm, bên cạnh đó chiến lược repeat sales hiệu quả, tập trung vào các chủ đầu tư uy tín giúp cho CTD có được lượng công việc khá ổn định.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong giá vốn hàng bán. Tính từ đầu năm, giá thép đã hạ nhiệt trong khi các loại VLXD khác như xi măng, bê tông, gạch dù vẫn giữ ở mức cao nhưng đã ổn định hơn so với năm 2022. Chi phí NVL ổn định sẽ giảm bớt tác động tới biên LNG.
Tỷ suất LNG kỳ vọng cải thiện nhờ (1) Các dự án có biên LNG thấp (chủ yếu từ thời BLĐ cũ) đã được ghi nhận doanh thu phần lớn (2) Các dự án xây dựng công nghiệp cho các chủ đầu tư FDI chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu.
Chi phí trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi sẽ có xu hướng giảm dần kể từ năm 2023 sau khi Công ty đã quyết liệt trích lập dự phòng cho 16 dự án cũ hình thành nợ xấu kể từ năm 2020. CTD ước tính chi phí trích lập dự phòng cho 2024 là 90 tỷ đồng.
Áp lực cạnh tranh trong ngành xây dựng kỳ vọng sẽ giảm bớt khi nhiều doanh nghiệp đã rời bỏ ngành do ảnh hưởng bởi thị trường BĐS đi xuống và tín dụng bị thắt chặt khiến nhiều chủ đầu tư không thể thanh toán công nợ cho nhà thầu, dẫn tới việc nhiều nhà thầu rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Trong bối cảnh đó, CTD vẫn duy trì được hoat động ổn định nhờ lượng tiền mặt dồi dào tích lũy ở chu kỳ trước
Giá bán urê trung bình quý 3 thấp mặc dù giá urê quốc tế tăng 18% so với quý trước – Báo cáo KQKD
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) công bố KQKD quý 3/2023 kém khả quản với doanh thu đạt 3.011 tỷ đồng (-9% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS chỉ đạt 74 tỷ đồng (-90% YoY).
LNST sau lợi ích CĐTS quý 3/2023 giảm 76% so với quý trước (QoQ), chủ yếu là do 1) giá bán urê trung bình ước tính giảm 2% QoQ và 2) chi phí bán hàng và marketing tăng gần gấp đôi QoQ. Đối với nguyên nhân thứ nhất, chúng tôi cho rằng giá urê yếu trong quý 3 chủ yếu là do giá xuất khẩu thấp. Chúng tôi ước tính giá bán urê quý 3 của DCM là 372 USD/tấn và giá xuất khẩu thấp hơn khoảng 20% so với giá trong nước. Trong quý 3/2023, tổng sản lượng bán urê tăng 5% QoQ & 20% YoY với sản lượng bán trong nước giảm 21% QoQ và sản lượng xuất khẩu tăng gần gấp đôi QoQ. Chúng tôi lưu ý rằng quý 3 thường là mùa thấp điểm tiêu thụ urê tại thị trường trong nước. Những yếu tố này khiến biên lợi nhuận gộp của mảng urê giảm xuống còn 10,0% trong quý 3 so với 16,2% trong quý 2. Ngoài ra, chi phí bán hàng và marketing của DCM tăng gần gấp đôi QoQ do 1) công ty thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng và 2) chi phí bán hàng cao hơn do sản lượng xuất khẩu tăng.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, DCM ghi nhận doanh thu đạt 9.036 tỷ đồng (-21% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 614 tỷ đồng (-81% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS giảm mạnh là do giá bán urê ước tính giảm 36% YoY và chi phí khí đầu vào ước tính tăng 5% YoY, lấn áp mức tăng 8% YoY của sản lượng bán urê.
Giá urê Trung Đông trung bình trong 9 tháng đầu năm 2023 là 349 USD/tấn (-53% YoY) và những đợt tăng giá urê quốc tế trong thời gian gần đây là tiềm năng điều chỉnh tăng dự báo giá urê quốc tế cả năm của chúng tôi là 350 USD/tấn. Tuy nhiên, giá urê trung bình ước tính của DCM trong 9 tháng đầu năm 2023 là 393 USD/tấn, thấp hơn 4% so với dự báo cả năm của chúng tôi là 410 USD/tấn. Do đó, chúng tôi nhận thấy không có thay đổi đáng kể đối với giả định của chúng tôi cho giá urê trung bình của DCM trong năm 2023.
kỳ vọng LNST sau lợi ích CĐTS của DCM sẽ tăng mạnh trong quý 4/2023, một phần là do 1) nhà máy urê của công ty đã hết khấu hao vào cuối tháng 9/2023 và 2) chi phí khí đầu vào có thể sẽ giảm xuống trong quý 4