Kẻ thù của chứng khoán hiện tại là Lạm Phát. Từ đó tác động lên hành động của Hoa Kỳ, châu Âu và các nước phát triển khác
Ngay chính FED cũng đã hành động muộn và rất tự tin trong 3 tháng đầu năm là mình vẫn kiểm soát ổn được lạm phát. Nhưng tình hình lạm phát như thế nào thì ai hiểu về kinh tế cũng biết áp lực rất lớn. Nhất là từ giá xăng dầu khí, lương thực và đứt gãy chuỗi cung ứng đứng đầu là Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia chỉ trích FED vì đã hành động chậm trễ, hoặc là FED biết được dù có tăng lãi suất cũng không giải quyết được vấn đề lạm phát do chi phí đẩy. Không xuất phát từ nội tại của nước Mỹ, nên đã không hành động sớm?
Hoa Kỳ đang cố gắng mở đàm phán lại với Trung Quốc để giải quyết tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuần trước Hoa Kỳ cũng đã cho Venezuela đưa dầu trở lại vào châu Âu. Trữ lượng dầu ngoài tự nhiên nước này lớn gấp 3 lần so với Nga. Trước đó Tổng thống Mỹ Biden đã đề nghị các nước vùng vịnh tăng cường cung ứng dầu ra thị trường và có được ít thành công.
Nhìn chung Ngọc đánh giá trong ngắn hạn giá dầu khó có thể neo cao quanh mức 120$. Có thể rơi về mức mặt bằng mới từ 90-100$. Cho đến khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế. Giá khí thì có thể gia tăng do nhu cầu sử dụng mùa Đông của châu Âu. Các nước này phụ thuộc 80% bởi đường ống dẫn khí từ Nga. Trung Quốc mở cửa trở lại cũng có thể khiến cho giá dầu tăng trở lại, nhưng đó là câu chuyện của trung hạn
Về hàng tiêu dùng không thiết yếu như Gỗ, Đá, Đồ Chơi …khi lạm phát tăng cao thì người tiêu dùng sẽ hạn chế mua nhà, sửa chữa nhà cửa. Giá cá tra cũng đã có dấu hiệu đạt đỉnh, và giá cổ phiếu ngành thủy sản đã phản ánh rất xa tương lai của ngành cá tôm.
Bank thì không được nới room tín dụng. Trong khi trước đó huy động tiền mặt cạnh tranh lãi suất với nhau rất gắt gao giữ các ngân hàng tư nhân. Hệ quả cho việc này là dòng vốn bị ứ động một chỗ. Trong khi người cần vay thì không được vay hoặc phải chấp nhận nhiều điều kiện khác và lãi suất cao. Rất khó cho doanh nghiệp. Nợ xấu của nhóm Bank cũng đang rất cao nếu bỏ đi phân loại các nhóm nợ nghị định 42.
Giải thích về NHNN bán 7 tỷ USD: Về bản chất khi FED tăng lãi suất thì làm đồng USD tăng sức mạnh áp lực lên các đồng tiền quốc gia khác. Gây áp lực nên việc trả nợ, đáo hạn nợ của các DN Việt Nam. Trước đó NHNN Việt Nam liên tục mua ròng ngoại tệ. Động thái bán USD ra nhằm đạt các mục tiêu như: (1) Hỗ trợ thanh khoản ngoại tệ của thị trường đến các DN kinh doanh với nước ngoài, (2) tăng sức mạnh tiền Đồng, (3) Thu lượng tiền mặt VND tồn động tại các ngân hàng
Phát hành Tín Phiếu cũng hỗ trợ lãi suất qua đêm giải quyết (3). Khi lãi suất qua đêm xuống thấp do tiền tồn động mà các nhà bank không còn nhiều dư địa cho KH vay
Nhìn chung đây là nghiệp vụ hỗ trợ thanh khoản thị trường . Ai suy nghĩ tiêu cực hơn thì cũng có thể diễn đạt theo ý NHNN hút tiền về nhưng ở trạng thái nhẹ. Nặng là tăng lãi suất và làm chậm đi cung tiền M2 vào nền kinh tế
Việt Nam vẫn tiếp tục biến ổn với câu chuyện chính trị. Theo thông tin của Ngọc nắm được thì hết tháng 7 cơ bản mới hoàn thành công cuộc thanh trừng lần này.
Hành Động: Theo dõi sát sao giá các loại hàng hóa, đặc biệt là lương thực, xăng dầu khí đạm do ảnh hưởng đến quyết định của FED. Quan sát Trung Quốc và hành động của NHTW Trung Quốc
Ngọc Chúc mọi người giao dịch thành công trong phiên chối tuần nhé