Thông qua nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh trong đó cho phép BQL khu công nghệ cao được điều chỉnh quy hoạch tổng thể 1/500, rút ngắn quy trình → nhận quyết định đầu tư nhanh hơn trước.
Ngày 24/5 quyết định cho thuê đất từ UBND tỉnh Bình Dương ở KCN Nam Tân Uyên 3 sau 5 năm trì hoãn. Nhu cầu thuê đất khá chậm do sức cầu yếu, sụt giảm đơn hàng. Nhu cầu sẽ cải thiện vào năm 2024.
PHR: 2022 nhận đền bù đất từ Nam Tân Uyên, VSIP 2 là đỉnh lợi nhuận vì khoản thu nhập bất thường này. Từ 2023 trở đi LN giảm 36%, năm 2024 LN giảm 14 %.
Biên LN của các KCN xây từ 2024 trở đi sẽ giảm do khung giá đền bù tăng lên. Từ 2024 cũng không dễ chuyển từ đất nông nghiệp qua phi nông nghiệp.
Nhu cầu 4T đầu năm giảm do vốn FDI sụt giảm và cầu trong nước giảm mà KCN miền Nam chủ yếu là hàng tiêu dùng. Các KCN phía Bắc có FDI từ TQ xe điện, Samsung, Apple.
Cổ phiếu yêu thích có KQKD tốt 2024: IDC, PLC, KDC vì có quỹ đất cho thuê lớn. NTC dự án mới.
Tuy tình hình hiện tại không quá sáng sủa nhưng với chính sách nới lỏng, xu hướng hạ lãi suất, lạm phát được kiềm chế như hiện nay thì nền kinh tế có động lực, khả năng phục hồi lớn.
Trong bối cảnh FDI có xu hướng dịch chuyển qua Việt Nam thì nhóm khu công nghiệp và nhóm ngành công nghiệp phụ trợ sẽ có khối lượng công việc nhiều hơn, doanh thu và lợi nhuận sẽ được cải thiện.
Nhóm có quỹ đất lớn sẽ hưởng lợi nhiều hơn, giống như giờ ai có 4-5 căn nhà phố sẵn sàng cho thuê thì sẽ lợi thế hơn người mới mua nhà do cơ chế và giá cả càng về sau càng khó.
Chứng khoán sẽ đi trước nền kinh tế một thời gian, VNIndex đã đi quanh vùng 1000 – 1060 6 tháng nay, những cổ phiếu mình thường trading tuy có lúc trồi lúc sụt nhưng đáy sau luôn cao hơn đáy trước.
Cá nhân mình chưa thấy chân sóng vĩ đại hay uptrend dài hạn do dòng tiền chưa có, kết quả kinh doanh cũng chưa hứa hẹn điều gì vượt bậc, nhưng chắc chắn con đường phía trước đỡ chông gai hơn cuối năm 2022. Mình chúc tất cả mọi người ít thì về được bờ, nhiều thì lãi vài chục % trong năm nay, khôi phục được niềm tin chứng khoán. Và mình vẫn duy trì nhận định trong bài viếtVậy là uptrend dữ chưa?
Cập nhật IDC
Luận điểm đầu tư: IDC là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, với 727 ha đất cho thuê tại các tỉnh Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và Thái Bình.
Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thấp sẽ giúp IDC duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp khu công nghiệp ở mức trên 50% từ năm 2022 đến năm 2026.
P/E & P/B 2023 lần lượt là 10,2x và 2,5x và P/E & P/B 2024 lần lượt là 8,9x và 2,4x - thấp hơn trung bình ngành lần lượt là 14,8x và 3x.
Diện tích ký mới và ký MOUs đạt 101,76 ha, lịch thanh toán sẽ được đẩy nhanh từ một năm lên sáu tháng, dòng tiền của IDC sẽ tiếp tục được cải thiện.
IDC có thể duy trì cổ tức tiền mặt ở mức 40%/mệnh giá trong năm 2023 và 2024, theo đó, tỷ suất cổ tức là 8,3%.
KQKD của VGC từ đầu năm tới nay giảm mạnh do giá bán VLXD giảm mạnh làm biên LNG gộp giảm từ 36% chỉ còn 24%, mảng BĐS khó khăn do tình hình chung nên DT giảm mạnh hơn 92%, đồng thời chi phí lãi vay tăng mạnh hơn 46% → Thời kỳ khó khăn nhất đã qua
Về các mảng kinh doanh chính:
+ Mảng kính: VGC đang xây dựng GĐ2 nhà máy kính nổi siêu trắng Phú Mỹ nhằm nâng công suất lên 1,500 tấn/ngày (~x3 lần hiện tại) => Nâng cao năng lực sản xuất trong GĐ tt khó khăn, chuẩn bị trước cho thời kỳ bùng nổ trở lại → Đánh giá cao chiến lược của BLĐ công ty.
+ Mảng gạch ốp lát: Sau khi mua lại nhà máy gạch men Bạch Mã vào cuối năm 2021, VGC đã cải tạo, đầu tư bổ sung dây chuyền sản xuất và đổi tên thành NM Gạch Viglacera - Eurotile dự kiến sẽ đi vào vận hành trong năm 2023 → Giúp VGC có thể tiếp tục giữ vị thế đầu ngành gạch như hiện nay.
+ Mảng Khu công nghiệp (KCN) (~60% DT): VGC hiện đang phát triển 11 khu công nghiệp tập trung ở miền Bắc và miền Trung, thu hút được nhiều khách hàng lớn (Samsung, Accor, BYD và nhiều DN khác). Quỹ đất sẵn sàng cho thuê của VGC tính tới cuối năm 2022 đạt hơn 823 ha, trong đó ~32% diện tích là khu vực có giá thuê cao hơn 25-36% so với mức giá cho thuê tb năm 2022. → Đây là mảng mũi nhọn nhằm của VGC và còn tiềm năng khai thác lớn nhờ nguồn vốn FDI.
Rủi ro:
Tỷ lệ hấp thụ ở các khu công nghiệp ko đạt kỳ vọng.
Nhu cầu VLXD ko phục hồi nhanh như kỳ vọng.
BÊN LỀ
Về việc VND tăng giá, trước mắt và trong ngắn hạn thì các DN làm XNK sẽ hưởng lợi do doanh thu cao hơn (đồng VN tăng → doanh thu tăng)
Tuy nhiên trong dài hạn, đồng VND tăng thì có nghĩa là các đồng tiền khác sẽ yếu đi. Ví dụ với 100 đô trước khi tỷ giá tăng thì mua được 2 cái áo nhưng sau khi tỷ giá tăng chỉ mua nổi 1 cái thôi → nhu cầu tiêu thụ ít đi → doanh thu và đơn hàng trong trung hạn sẽ bị sụt giảm
Nên nhà nước mình trước giờ vẫn hướng tới ỔN ĐỊNH TÝ GIÁ chứ tăng hay giảm gì cũng có mặt tiêu cực.
LƯU Ý CHO TRADER
Hiện tại BCM và KBC đang ở vùng giá mua hấp dẫn và cũng sideway ở nền giá này khoảng 1 - 2 tuần → an toàn cho vị thế mua mới
Tuy nhiên VGC và IDC đang ở biên trên nền giá và chưa cho điểm mua hấp dẫn.
Cũng cần phải cảnh báo là cách đi giá của BCM và IDC không dễ chịu, rất không phù hợp cho ai theo dõi bảng điện thường xuyên vì những biến động trong ngắn hạn rất mạnh. Mua và nắm giữ thì ổn và toàn vì cơ bản DN rất chắc chắn.
MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM CỦA SZC
(1) Điều chỉnh tổng vốn đầu tư KCN tăng từ 4.900 tỷ lên 8.001 tỷ đồng
(2) Điều chỉnh tăng vốn gấp đôi KDT Châu Đức.
→ SZC là 1 trong những DN có diện tích sẵn sàng cho thuê lớn hơn 400 ha tại Bà Rịa- Vũng Tàu, cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu, Cảng Cái Mép, Gemalink… sẽ giúp SZC đạt mức lợi nhuận tích cực từ KCN Châu Đức.
Do hiện tại tỷ giá USD/VND đang tăng mạnh nên vấn đề FDI cũng trở nên quan trọng vì đó là một nhân tố quan trọng giúp cân bằng tỷ giá.
Giả định với 1 lượng VND không đổi.
Khi người VN đầu tư ra nước ngoài, đi nước ngoài du lịch, nhập khẩu hàng hoá nước ngoài khiến CẦU USD TĂNG → GIÁ USD TĂNG → VND YẾU ĐI
Thì khi người nước ngoài đầu tư vào VN (FDI), kiều bào gửi kiều hối về, khách nước ngoài đến VN du lịch, người nước ngoài nhập khẩu hàng hoá VN sẽ khiến cho CUNG USD TĂNG → GIÁ USD GIẢM → VND MẠNH LÊN
Vì vậy khi tỷ giá có biến động thì 1 trong những yếu tố trên lại được quan tâm, và ngân hàng nhà nước sẽ có những động thái điều tiết VND để giữ ổn định tỷ giá, cân bằng cán cân thanh toán. Sự thật mất lòng là những thứ này hoàn toàn không liên quan đến biến động giá trong một vài phiên của cổ phiếu trên thị trường.
Nhưng trong con sóng mới này, giữa tình hình tỷ giá biến động phức tạp, cước vận tải tăng do giá dầu tăng, thị trường ấm lên do sắp vào mùa lễ hội thì nhất thiết KCN sẽ là ngành hưởng lợi.
CP KCN là 1 phần ko thể thiếu của danh mục (tuy nhiên hãy cẩn thận cân đối khối lượng và giá mua)