Chúng ta đang ở giai đoạn nào của ttck. xu hướng ngắn hạn và dài hạn của các nhóm cp

  • Để hiểu và làm rõ vấn đề này cần quay lại lịch sử 1 năm trc. Chúng ta phải hiểu đc quá khứ, hiện tại thì chúng ta mới nói đc về tương lai.

  • Quá khứ ko hiểu, hiện tại ko rõ thì bàn tương lai làm cái gì.

  • Mặt bằng lãi suất năm 2022 tăng cao tác động khá lớn đến ttck. nguyên nhân chính thì có vài lý do sau:

  • Thứ nhất, lãi suất quốc tế tăng nhanh và mạnh, trong nước lạm phát năm 2022 tăng 3,5% (cao hơn 1,84% năm 2021).

Đặc biệt nửa cuối 2022 lạm phát có xu hướng tăng nhanh từng tháng, vì thế chính sách điều hành không thể chủ quan với lạm phát.

  • Thứ 2 áp lực mất giá đồng Việt Nam là rất lớn trong 2022, khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, Việt nam khó đứng ngoài cuộc chơi được.

  • Thời điểm cuối quý 3.2022 đồng Việt Nam mất giá 9 - 10%, nếu không có giải pháp linh hoạt và đồng bộ thì cuối năm đồng Việt Nam sẽ mất giá khá nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thời điểm đó dola index tăng lên trên 110. nếu ko tăng lãi suất tương ứng thì vnd sẽ bị mất giá rất nhanh. Đồng thời ngân hàng nhà nước đã bán ra hơn 20 tỷ dola trên thị trường chủ yếu qua hệ thống các ngân hàng để ổn định tỷ giá vnd. làm cho lượng tiền vnd trên thị trường bị giảm nhanh chóng các ngân hàng thiếu hụt tiền vnd để cho vay ra nên họ lại phải tăng lãi cao hơn để thu hút thêm dòng tiền.

  • Ví dụ đơn giản như doanh nghiệp có 100 tỷ tiền mặt mà tiền VND mất giá 10%. thì doanh chưa làm ăn gì đã bị mất 10 tỷ.

  • Khi VND mất giá so với đôla thì các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trả nợ. trước đó thì nợ 100 tỷ thì có 100 tỷ là trả đủ thêm ít lãi nhưng do tiền vnd mất giá nên doanh nghiệp phải cần đến 110 tỷ và phần lãi mới trả hết nợ hết. như vậy là tự nhiên doanh nghiệp lại phải bỏ ra thêm khoảng 10 tỷ nữa mà lý do lại từ việc vnd bị mất giá so với đô la. cày cuốc mãi mới kiếm dc lãi 10 tỷ mà tỷ giá nó xơi bố mất thì làm công cốc. ko thúc đẩy sản xuất phát triển đc.

  • doanh nghiệp nợ ít còn chính phủ nợ nước ngoài mới là con số khổng lồ. nên chính phủ cũng pai lo nghĩ cách mà trả nợ như doanh nghiệp. tỷ giá lệch 10% là ngân sách phải trả nợ tăng vỡ mồm rồi. chứ mấy thanh niên ko hiểu gì cứ đi chửi lãi suất tăng chết dân…chết ttck… các ông cứ tiền thật mà mua thì nay nó sập vài tháng sau chính sách đạt đc mục tiêu tỷ giá lại kéo lên lại cho. cứ full magrin lo chả chết.

  • Sản xuất trong nước phụ thuộc nhập khẩu nguyên vật liệu nước ngoài, tỷ giá tăng thì chi phí đầu vào tăng cao, giá thành tăng dẫn đến chắc chắn lạm phát sẽ tăng cao hơn nữa. Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng lên rất lớn.

  • Vụ ngân hàng SCB, TPDN… xảy ra cùng lúc là sự kiện chưa từng có trong lịch sử tạo tâm lý hoang mang cho người dân, nhiều người đã xếp hàng rút tiền. nên việc tăng lãi suất góp phần hút lại dòng tiền bị người dân rút ra. Nếu người dân đồng loạt ra ngân hàng rút tiền thì ngân hàng có nguy cơ không đủ tiền để trả do tiền gửi của người dân trước đó đã được cho vay theo các kỳ hạn không thể đòi lại ngay được. Ngược lại nếu thời điểm đó mà không tăng lãi suất lại đi hạ lãi suất thì xu hướng người dân rút tiền về sẽ càng lan rộng hơn thì rất nhiều ngân hàng sẽ có nguy cơ đóng cửa gây mất ổn định thị trường tài chính trong nước.

  • giá dầu tăng cao có lúc lên 120$ làm giá cả nh hàng hóa cả tăng theo. làm lạm phát gia tăng nhanh hơn.

  • Khi ổn định tỷ giá trở lại, giá dầu giảm, giá dola index cũng giảm từ trên 110 xg gần 100 mức phù hợp để ngân hàng nhà nước thực hiện đảo chiều chính sách lãi suất và room tín dụng.

  • Những tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã quyết liệt điều hành lãi suất mặt bằng với 3 lần lãi suất giảm từ 10-12% xg còn 7-8%.

  • Đẩy mạnh việc cho các doanh nghiệp sản xuất vay vốn, hạ lãi cho vay ra. các doanh nghiệp bds đc chính phủ thúc đẩy hỗ trợ pháp lý, dãn nợ, cấp vốn… đảm bảo doanh nghiệp tăng khả năng trả nợ và tiếp tục triển khai các dự án. Nếu các doanh nghiệp ko có khả năng trả nợ sẽ làm nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng mạnh gây mất ổn định toàn hệ thống tài chính.

  • Sau khi thanh khoản ổn định, Ngân hàng Nhà nước mới điều chỉnh lại tín dụng. Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp người dân liên tục được tung ra mục đích để các doanh nghiệp ổn định phát triển, tăng khả năng trả nợ cho doanh nghiệp và người dân.

  • Các chính sách điều hành gần đây cho thấy chính phủ hiện tại rất quan tâm đến sự ổn định thị trường tài chính, sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, người dân nói riêng và nền kinh tế nói chung.

  • Qua đó cho thấy sự linh hoạt trong điều hành các chính sách của chính phủ là kịp thời, phù hợp, đúng nơi đúng chỗ…thậm trí để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp chính phủ sẵn sàng sửa đổi luật để phù hợp hơn với thực tế. Hiểu đơn giản luật đc xây dựng và thực hiện mục tiêu cuối cùng là để phát triển chứ ko phải là để kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp và người dân.

  • Nên nếu lấy giai đoạn nền kinh tế hiện nay mà mang so với giai đoạn những năm 2008 thì khác xa nhau khá lớn.

  • Về tình hình thế giới sau khủng hoảng 2008 ttck các nước đều rơi khá sâu, đi ngang kéo dài vài năm còn hiện tại sau khi giảm ttck nhiều nước đã vượt đỉnh, gần áp sát, hoặc hồi phục khá nhanh sau 1 thời gian ngắn. chính sách tăng lãi suất của Fed đã có xu hướng muốn dừng để hỗ trợ nền kte. sau khi đã phần nào đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát. đặc biệt là giữ giá đồng dola cái này là quan trọng nhất vì nó chính là sức mạnh của nước mỹ. nhưng đa số nđt ở việt nam lại it người để ý đến mục tiêu này mà phần lớn để ý đến lạm phát.

  • Về tình hình trong nước. Đặc biệt là sự điều hành của chính phủ giai đoạn này khác xa với trước rất nhiều. nếu coi nền kinh tế như người bệnh thì chính phủ hiện tại giống như 1 người thầy thuốc giỏi. bắt đúng bệnh, kê đúng thuốc, ngoài ra còn cho tiền mua thịt, cá bồi bổ, động viên tâm lý người bệnh… giúp người bệnh nhanh chóng khỏe lại.

  • ttck thời điểm hiện tại có số lượng người tham gia rất đông tăng gấp hàng chục lần so với trước, giao dịch thuận tiện đơn gian chỉ với 1 chiếc điện thoại. nên cho dù là năm 2022 rất nhiều người bị mất tiền nhưng khi thấy ông bạn làm cùng khoe ttck phục hồi kiếm 30-50% trong 3-4 tháng cao hơn nhiều so với gửi bank thì lượng nđt cũ này sẽ nhanh chóng quay trở lại thị trường để hy vọng gỡ gạc lại chỗ đã mất.

  • quý 3-2022 khi lãi suất tăng cao 10-12%. lãi xuất đầu cho vay ra cao nên ttck, bds giảm khó sinh lời. nên người dân có xu hướng rút tiền từ ttck, bđs… lấy tiền gửi lãi cao. sắp tới sẽ theo số liệu thống kê có tới hàng trăm ngàn tỷ đồng sẽ hết kỳ hạn gửi lãi cao. khi đó sẽ có 1 số người ko giỏi về đầu tư bds, ck… họ sẽ gửi lại tiếp tục lấy lãi thấp hơn.

  • sau khi hết mấy cục gửi lãi kỳ hạn cao thì đến cục gửi lãi suất thấp hơn. khi đó bank nhận gửi thấp thì họ cũng mới giảm lãi đầu ra đc. chứ đầu vào là 10% mà bảo cho vay ra thấp thì ai bù lỗ cho. cho nên là pai từ từ. chậm hơn vài tháng có thể quý 3 thì lãi đầu ra sẽ giảm dần. ttck cug sẽ bò theo chiều ngc lại với lãi suất.

  • còn đối với người gửi số lượng tiền lớn thì đều là cao thủ về món bds, ck… nhìn thấy được vĩ mô tích cực. lợi nhuận thời gian gần đây từ việc đầu tư ck khá cao 30-50%. thậm trí x2. cao hơn rất nhiều gửi lãi. câu hỏi đơn giản đặt ra là các cao thủ này có chịu ngồi im đứng xem người khác kiếm tiền ko.

  • chúng ta phải khẳng định chắc chắn 1 câu là tiền trên ttck ko tự mất đi mà nó chỉ chuyển từ túi người dại qua túi người biết. nên khi ttck có dấu hiệu tích cực dòng tiền thông minh sẽ quay trở lại dần dần nên sắp tới thanh khoản sẽ tăng dần đều chứ ko tăng đột ngột cái này do tiền gửi lãi đến kỳ hạn người dân sẽ rút ra dần. sắp đến kỳ hạn mà rút ra trc thi cug phí.

  • khi ttck bắt đầu có những khoản lãi vài chục %. nó sẽ thu hút thêm những người mới chưa từng tham gia ttck hay F0, cộng với số nđt cũ thanh khoản ttck sẽ đi lên.

  • Khi người dân kiếm đc những khoản lãi từ ttck thì họ sẽ có xu hướng chi tiêu thoải mái hơn. và 1 đạo lý đơn giản là chi tiêu của người này là thu nhập của người khác. kích thích sản xuất, tạo ra việc làm nhiều hơn, thu nhập cao hơn từ đó sẽ kích thích sự phát triển của nền kte.

-đây chính là lý do mà tại sao người ta vẫn bảo ttck luôn đi trước nền kte 6 tháng đến 1 năm.

  • tất cả sẽ tạo ra 1 chu kỳ mới của nền kte, ttck kéo dài 3-5 năm.

  • vài nhóm cp gần đây m hay nói sẽ tiếp tục đi lên như.
    -…
    nguồn copy. LTG
    nửa sau thì mọi ng tự tìm đọc. trên Fire.ant.

đây là bài gốc của tác giả

1 Likes

Tào lao

tào cái đầu ■■■

kệ mịa nó