10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bất động sản và xây dựng lao dốc

, , , , , , , , ,

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bất động sản và xây dựng lao dốc

Thị trường có tuần giảm điểm thứ năm liên tiếp với thanh khoản suy giảm so với tuần trước đó do chỉ giao dịch trong 3 ngày nhưng nếu tính trung bình từng phiên thì vẫn ghi nhận mức sụt giảm về thanh khoản.

VN-Index đóng cửa phiên 6/5 ở mức 1.329,26 điểm, tương ứng giảm 37,54 điểm (-2,75%) so với phiên cuối tuần trước, HNX-Index giảm 22,37 điểm (-6,11%) xuống 343,46 điểm. UPCoM-Index giảm 2,43 điểm (-2,33%) xuống 101,88 điểm.

Tổng giá trị giao dịch bình quân trong tuần 4-6/5 đạt chỉ 17.967 tỷ đồng/phiên, giảm 14% so với tuần trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 16.457 tỷ đồng, giảm 10,5%.

Đa số các nhóm ngành cổ phiếu đều diễn biến tiêu cực trong tuần giao dịch vừa qua. Tại nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chỉ có 5 mã tăng giá, trong khi có đến 24 mã giảm. Cổ phiếu GVR của Tập đoàn CN Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) giảm mạnh nhất nhóm này với 7%. Tiếp sau đó, VPB của VPBank (HoSE: VPB) giảm gần 7% xuống 34.150 đồng/cp. Đáng chú ý, cổ phiếu “khỏe” nhất giai đoạn vừa qua là BCM của Becamex IDC (HoSE: BCM) cũng không còn giữ được sự tích cực mà giảm trở lại 6,3%.

Ở chiều ngược lại, VHM của Vinhomes (HoSE: VHM) gây bất ngờ khi đi ngược lại xu thế của thị trường chung và tăng trở lại 5,7%. Hai “ông lớn” khác là GAS của PV GAS (HoSE: GAS) và SAB của Sabeco (HoSE: SAB) cũng tăng lần lượt 3,6% và 3,3%.

Tăng giá

Tại sàn HoSE, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là SGT của Sài Gòn Telecom (Saigontel, HoSE: SGT) với 18,6%. Theo BCTC quý I, doanh thu thuần trong kỳ của Saigontel đạt 411 tỷ đồng, gấp 5 lần doanh thu cùng kỳ năm trước. Saigontel lãi sau thuế 189 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 11,8 tỷ đồng tương đương EPS đạt 2.464 đồng.

[​IMG]
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Đứng thứ 2 trong danh sách tăng giá sàn HoSE là TMT của Ô tô TMT (HoSE: TMT) với 14,9%. MIG của Bảo hiểm Quân đội (HoSE: MIG) cũng gây bất ngờ khi tăng hơn 12% chỉ sau 3 phiên giao dịch.

HAH của Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) cũng giao dịch hết sức tích cực khi tăng 9,8%. Hiện HAH đang giao dịch ở mức giá cao nhất lịch sử với 87.500 đồng/cp. Quý I, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vận tải và Xếp dỡ Hải An ghi nhận 652 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 263 tỷ đồng, gấp 3 lần so với lãi sau thuế đạt được quý I năm trước.

Ở sàn HNX, cổ phiếu SDG của Sadico Cần Thơ (HNX: SDG) tăng giá mạnh nhất với 16,6%. Tuy nhiên, SDG được diện thanh khoản rất thấp với khối lượng khớp lệnh bình quân chỉ 1.400 đơn vị/phiên.

[​IMG]
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Tiếp sau đó, cổ phiếu PBP của Bao bì Dầu khí Việt Nam (HNX: PBP) cũng tăng gần 15% lên mức 21.500 đồng/cp. Trước đó, PBP đã có chuỗi lao dốc mạnh từ mức 44.600 đồng/cp (7/4) xuống chỉ còn 17.000 đồng/cp (28/4).\

Cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường thuộc về IME của Xây lắp Công nghiệp (UPCoM: IME) với gần 40%. Trong tuần vừa qua, IME chỉ giao dịch duy nhất trong phiên cuối tuần với khối lượng khớp lệnh vỏn vẹn 100 đơn vị. Trước đó, IME đã không có giao dịch trong 72 phiên liên tiếp.

Các cổ phiếu cũng tăng giá trên 30% có VFC của Vận tải biển VINAFCO (UPCoM: VFC), PND của Xăng dầu Dầu khí Nam Định (UPCoM: PND) và CNT của Tập đoàn CNT (UPCoM: CNT).

[​IMG]
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HoSE thuộc về BFC của Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) với 19,5%. Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

[​IMG]
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu bất động sản và xây dựng đều biến động tiêu cực trong tuần vừa qua. TGG của Louis Capital (HoSE: TGG) giảm hơn 18%. FLC của Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) giảm 17,5%, DIG của DIC Corp (HoSE: DIG) giảm 16,8%.

Tại sàn HNX, trong top 10 về mức giảm giá vẫn có nhiều mã thuộc nhóm bất động sản và xây dựng như L14 của Licogi 14 (HNX: L14) giảm 24,3%, CEO của Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO) giảm 19,2%, MCO của BDC Việt Nam (HNX: MCO) giảm 16,9%, HUT của Tassco (HNX: HUT) giảm 15,6%…

[​IMG]
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Trong khi đó, đứng đầu mức giảm giá sàn này là VNC của VINACONTROL (HNX: VNC) với 6%. Tuy nhiên, thanh khoản của VNC là rất thấp với khối lượng khớp lệnh chỉ 67 đơn vị/phiên.

Đa số các cổ phiếu giảm giá mạnh sàn UPCoM đều thuộc nhóm thanh khoản thấp. Giảm giá mạnh nhất thuộc về VQC của Giám định Vinaconmin (UPCoM: VQC) với 27,4% từ mức 24.800 đồng/cp xuống chỉ 18.000 đồng/cp.

[​IMG]
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

Mở tài khoản Ưu đãi, Hỗ trợ giao dịch, tư vấn bám sát
Liên hệ: 097.522.8813
ID người tư vấn: 6626- Trần Đình Quân